You are on page 1of 5

2.

Hiện trạng
Nhờ toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa ngày càng được thúc đẩy, đã làm gia tăng
cơ hội giao tiếp giữa người Việt Nam và người Mỹ trong nhiều lĩnh vực như học
tập, công việc, du lịch, v.v. Và giới trẻ Việt Nam ngày nay cũng đã có nhiều cơ
hội giao tiếp hơn so với thế hệ trước nhờ sự phát triển của Internet và mạng xã
hội. Bây giờ họ có thể kết bạn, trò chuyện với người khác từ khắp nơi trên thế
giới thông qua các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Facebook, Messenger,
Instagram và điều này đã giúp cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng và nhanh
chóng hơn, giúp hai bên hiểu biết hơn về văn hóa và phong tục tập quán của
nhau.
Hiện nay, giới trẻ Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa phương Tây,
đặc biệt là văn hóa Mỹ. Điều này thể hiện qua cách ăn mặc, ngôn ngữ, phong
cách sống, v.v. Trong giao tiếp, họ cũng có xu hướng sử dụng nhiều tiếng lóng,
tiếng Anh và các từ ngữ mới. Ví dụ như trong một vài trường hợp sau đây:
Về cách chào hỏi, giới trẻ hiện nay thường có cách chào hỏi phóng khoáng, cởi
mở hơn so với trước đây bằng việc mượn một số từ nước ngoài như “ Hello”,
“Hi”,… để chào hỏi những người bạn bè đồng trang lứa hay những người nhỏ
tuổi hơn. Điều này khiến cho việc giao tiếp giữa hai bên trở nên thân thiết, gần
gũi và thoải mái hơn.
Song đó là cách xưng hô, giới trẻ hiện nay thường gọi nhau bằng tên, hay biệt
danh đặc biệt, ít sử dụng kính ngữ để thể hiện mức độ thân thiết giữa hai bên và
việc trò chuyện cũng thoải mái hơn. Bên cạnh đó là việc thể hiện cảm xúc trong
cuộc trò chuyện, họ thường thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, cởi mởi hơn so
với thế hệ trước.
Hay trong cách giao tiếp trong kinh doanh, giới trẻ Việt Nam ngày nay đã năng
động và tự tin hơn trong giao tiếp kinh doanh. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng và
tham gia vào các cuộc thảo luận. Họ sôi nổi, mạnh mẽ , sẵn sàng nêu lên ý kiến
cá nhân để đóng góp công sức xây dựng công việc hay cả trong học tập.
Sự gia tăng giao tiếp: Toàn cầu hóa thúc đẩy giao lưu văn hóa, gia tăng cơ hội giao tiếp giữa người
Việt Nam và người Mỹ trong nhiều lĩnh vực như học tập, công việc, du lịch, v.v.
Sự khác biệt văn hóa dẫn đến hiểu lầm: Phong cách giao tiếp, quan niệm, giá trị văn hóa khác biệt giữa
hai nền văn hóa có thể dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn trong giao tiếp.

 Cách chào hỏi: Giới trẻ Việt Nam thường chào hỏi bằng những câu như "Chào", "Hello",
"Yo", v.v.
 Cách xưng hô: Họ thường gọi nhau bằng tên hoặc biệt danh, ít sử dụng kính ngữ.
 Cách thể hiện cảm xúc: Họ thường thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp và cởi mở hơn so với
thế hệ trước.
 Cách giao tiếp trong kinh doanh: Giới trẻ Việt Nam ngày nay năng động và tự tin hơn trong
giao tiếp kinh doanh. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng và tham gia vào các cuộc thảo luận.
Tuy nhiên, do phong cách giao tiếp, quan niệm và giá trị văn hóa khác biệt,
những hiểu lầm và mâu thuẫn trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa cũng có thể
xảy ra, ví dụ như :
Do giới trẻ Việt Nam ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều từ ngữ tiếng Anh
trong giao tiếp, đặc biệt là trên mạng xã hội. Điều này có thể khiến những người
không hiểu tiếng Anh gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung giao tiếp. Hay cả
những người nước ngoài cũng rất khó để tiếp nhận được câu chuyện mà giới trẻ
đề cập đến do phát âm không chuẩn cùng với cách kết hợp cả hai ngôn ngữ
trong một cuộc giao tiếp.
Hay việc giới trẻ hiện nay quá phụ thuộc vào các trang mạng xã hội, họ thường
giao tiếp thông qua các trang mạng xã hội thay vì giao tiếp trực tiếp. Điều này sẽ
làm ảnh hướng đến khả năng giao tiếp, làm cho một vài bạn trẻ trở nên rụt rè,
nhút nhát hơn khi giao tiếp trực tiếp, dẫn đến cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng
và làm bầu không khí của cả hai trở nên mất tự nhiên hơn.
Bởi sự khác biệt trong ngôn ngữ và văn hóa trong giao tiếp, đôi khi sẽ dẫn đến
những tình huồng gây hiểu lầm khi giao tiếp giữa người Việt Nam và người Mỹ.
Người Việt Nam vô cùng hiếu khách và thân thiện, nên đôi khi điều đó lại làm
cho người Mỹ hiểu lầm rằng đó là giả dối, thảo mai. Ngược lại, khi phong cách
giao tiếp của người Mỹ thường giao tiếp một cách trực tiếp, gọi tên thay vì sử
dụng một số đại từ nhân xưng như người Việt, sẽ làm cho người Việt cảm thấy
bị xúc phạm, không được tôn trọng khi giao tiếp. Và khi không hiểu rõ văn hóa
của nhau, cả hai bên có thể hiểu sai ý nghĩa của lời nói và hành động của đối
phương, dẫn đến mâu thuẫn và xích mích không đáng có
Ví dụ:
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều từ ngữ tiếng Anh trong giao
tiếp, đặc biệt là trên mạng xã hội. Điều này có thể khiến những người không hiểu tiếng
Anh gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung giao tiếp.
- Giới trẻ Việt Nam thường giao tiếp với nhau qua tin nhắn và mạng xã hội hơn là gặp
mặt trực tiếp. Điều này có thể ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp của họ.
- Người Việt Nam sử dụng nhiều lời khen ngợi khách sáo, người Mỹ hiểu sai là giả dối.
- Người Mỹ giao tiếp trực tiếp, người Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm

3. Nguyên nhân
3.1 Quan điểm:
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể là một trong những điểm khác biệt
chính trong văn hóa giao tiếp giữa người Mỹ và người Việt Nam. Người Mỹ đề
cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng quyền tự do cá nhân, độc lập và tự chủ. Họ
thường tập trung vào mục tiêu cá nhân và họ tin rằng mỗi người tự chịu trách
nhiệm cho thành công hay thất bại của bản thân. Ngược lại, người Phương Đông
nói chung hay người Việt Nam nói riêng thì đề cao chủ nghĩa tập thể, coi trọng
lợi ích chung của cộng đồng, gia đình và tập thể. Họ thường đặt lợi ích chung
lên trên lợi ích cá nhân và có xu hướng tương trợ lẫn nhau.
- Người Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng sự độc lập và tự do cá nhân. Họ tin
rằng mỗi người tự chịu trách nhiệm cho thành công hay thất bại của bản thân.
- Người phương Đông đề cao chủ nghĩa tập thể, coi trọng sự hòa hợp và lợi ích của
cộng đồng. Họ cho rằng thành công hay thất bại của cá nhân chịu ảnh hưởng bởi gia
đình và cộng đồng.

Về cách nhìn nhận vai trò của cá nhân trong xã hội, đối với người Mỹ họ cho
rằng cá nhân là một thực thể độc lập, có quyền tự do và tự chủ. Thành công của
cá nhân phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực cá nhân đó và mỗi người phải chịu
trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Trái lại, người Việt Nam, thì cho rằng cá
nhân là một phần của cộng đồng, gia đình và tập thể nhóm. Thành công của cá
nhân chịu ảnh hưởng lớn của tập thể và bản thân họ phải có trách nhiệm với tập
thể đó.
- Người Mỹ tin rằng mỗi người là một cá thể độc lập và có quyền tự quyết định cuộc
sống của mình.
- Người phương Đông cho rằng mỗi người là một phần của cộng đồng và có trách
nhiệm đối với cộng đồng.

3.2 Phong cách sống:


Phong cách sống đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa giao tiếp
của mỗi vùng miền. Nhìn chung, người Phương Đông và người Phương Tây có
những cách tiếp cận khác biệt về tốc độ cuộc sống và sử dụng thời gian, dẫn đến
những điểm khác biệt trong văn hóa giao tiếp của họ.
Sự khác biệt về tốc độ cuộc sống ảnh hưởng đến cách thức giao tiếp của mỗi cá
nhân hay tập thể. Người Việt thường giao tiếp chậm rãi, cẩn trọng và chú trọng
xây dựng mối quan hệ. Họ thường dành thời gian cho gia đình và bạn bè để lắng
nghe và thấu hiểu đối phương, thay vì quá chú tâm đến công việc. Trong khi đó
người Mỹ thường giao tiếp nhanh chóng, trực tiếp và tập trung vào mục đích
chính của cuộc trò chuyện. Họ đề cao hiệu quả và sự rõ ràng trong lời nói. Họ
dành nhiều giờ vào công việc và phần ít thời gian cho gia đình và bạn bè.
Cách sử dụng thời gian cũng ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp. Người Việt có
xu hướng linh hoạt hơn trong việc sử dụng thời gian. Họ thường không lên kế
hoạch chi tiết và có thể thay đổi kế hoạch tùy theo tình huống. Còn người Mỹ
thường coi trọng việc lập kế hoạch và đúng giờ. Họ có xu hướng tuân theo lịch
trình một cách nghiêm ngặt và có thể cảm thấy khó chịu khi người khác đến trễ.
Tốc độ cuộc sống
- Người Mỹ có xu hướng sống vội vã, năng động và đề cao hiệu quả. Họ thường làm
việc nhiều giờ và ít dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
- Người Việt Nam có xu hướng sống chậm rãi, thong thả và coi trọng sự cân bằng trong
cuộc sống. Họ thường dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè.
Cách sử dụng thời gian:
- Người Mỹ coi trọng việc lập kế hoạch và sử dụng thời gian hiệu quả. Họ thường lên
kế hoạch chi tiết cho mọi việc và tuân theo lịch trình một cách nghiêm ngặt.
- Người Việt Nam có xu hướng linh hoạt hơn trong việc sử dụng thời gian. Họ thường
không lên kế hoạch chi tiết và có thể thay đổi kế hoạch tùy theo tình huống.

3.3 Ứng xử:


Sự giao thoa văn hóa giữa Phương Đông và Phương Tây, đặc biệt là giữa người
Việt Nam và người Mỹ, đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến cách ứng xử,
chào hỏi và xưng hô của hai nền văn hóa.
Người Việt Nam quan tâm đến sự lễ phép và cách xưng hô, chào hỏi bằng cách
cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên, người Mỹ lại có tính cách thoáng
đạt và thích hoạt động xã giao khi tiếp xúc với người khác, chú trọng lễ nghi
nhưng không quá khách sáo, họ thường bắt tay hoặc chào bằng lời nói đơn giản
như "Hello" hay "Hi".
Ở Việt Nam rất chú trọng đến cách xưng hô, khi giao tiếp những người nhỏ tuổi
hơn thường phải sử dụng kính ngữ và luôn phải chào người lớn hơn trước. Còn
người Mỹ thường sử dụng tên riêng và không sử dụng kính ngữ khi giao tiếp.
Cách chào hỏi:
- Người Mỹ thường bắt tay khi chào hỏi.
- Người Việt Nam thường cúi chào hoặc chắp tay chào hỏi.
Cách xưng hô:
- Người Mỹ thường sử dụng tên riêng khi giao tiếp.
- Người Việt Nam thường sử dụng kính ngữ khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc người
có địa vị cao hơn.

3.4 Thể hiện cảm xúc


Phương Đông và Phương Tây có những cách thể hiện cảm xúc và giải quyết
mâu thuẫn khác biệt, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến văn hóa giao tiếp của
mỗi khu vực.
Tại Phương Đông, người ta thường thể hiện cảm xúc một cách tế nhị và gián
tiếp. Họ ít bộc lộ trực tiếp cảm xúc của bản thân mà sử dụng nhiều ẩn dụ, ví dụ
và ngụ ý để truyền tải thông điệp. Khi gặp mâu thuẫn, người Phương Đông
thường ưu tiên hướng đến hòa giải, tránh đối đầu trực tiếp. Họ đề cao sự hài hòa,
giữ gìn mối quan hệ và tìm kiếm giải pháp chung để mọi người đều hài lòng. Tại
Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông, người Việt Nam thường
chú trọng đến sự hài hòa và tế nhị trong giao tiếp. Họ sử dụng ngôn ngữ một
cách uyển chuyển, tránh nói những lời làm tổn thương người khác. Khi gặp mâu
thuẫn, người Việt Nam thường tìm cách hòa giải, tránh làm căng thẳng thêm mối
quan hệ.
Ngược lại, người Phương Tây thường thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp và
cởi mở. Họ không ngại bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân một cách rõ
ràng. Khi gặp mâu thuẫn, họ thường thích tranh luận để đưa ra quan điểm và giải
pháp của mình. Mục tiêu của họ là tìm ra giải pháp rõ ràng, cụ thể và giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả nhất. Tại Mỹ, do ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây,
người Mỹ đề cao tính cá nhân và sự rõ ràng trong giao tiếp. Họ thường nói
chuyện một cách trực tiếp và cụ thể. Khi gặp mâu thuẫn, họ thường thích tranh
luận để đưa ra quan điểm và giải pháp của mình.

Cách thể hiện cảm xúc:


- Người Mỹ thường thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp và cởi mở. Họ không ngại nói
ra suy nghĩ và cảm xúc của mình.
- Người Việt Nam thường thể hiện cảm xúc một cách tế nhị và gián tiếp. Họ thường
không nói trực tiếp về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Cách giải quyết mâu thuẫn:
- Người Mỹ thường thích giải quyết mâu thuẫn một cách trực tiếp và rõ ràng. Họ
thường nói thẳng về vấn đề và tìm cách giải quyết nhanh chóng.
- Người Việt Nam thường thích giải quyết mâu thuẫn một cách gián tiếp và tế nhị. Họ
thường tránh nói trực tiếp về vấn đề và tìm cách giải quyết một cách hòa bình.

( phần chữ chỏ màu đỏ là tóm tắt để làm ppt )

You might also like