You are on page 1of 5

Những Rào cản của văn hóa giao tiếp trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt

Nam
Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến sự hội nhập bùng nổ hoàn toàn chưa từng có trong
lịch sử. Bằng việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, các nền kinh tế dần mở cửa sau
đại dịch Covid, đó là các cơ hội để các doanh nghiệp năm bắt mở rộng thị trường. Tuy
nhiên đối với các doanh nghiệp nước ngoài- Hàn Quốc thì văn hóa giao tiếp đang và sẽ
luôn là thách thức lớn mà nếu doanh nghiệp không tìm khắc phục vượt qua, thì doanh
nghiệp Hàn khó có thể cạnh tranh ở Việt Nam.
Trong giao tiếp thì ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên cần đề cập tới. Trên thế giới có tới hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì tổng số ngôn ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó.
Do đó Rào cản ngôn ngữ được coi là một trong những rào cản cản trở giao tiếp, đặc biệt
nó được xem là vấn đề nan giải nhất trong việc quản lý các công ty con nước ngoài của
một tập đoàn đa quốc gia nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Một thực tế ai
cũng biết là việc quản lý hiệu quả ở cấp độ toàn bộ công ty rất khó khăn khi tồn tại rào
cản ngôn ngữ giữa các tổ chức trong một công ty đa quốc gia. Ngay cả với quá trình toàn
cầu hóa ngày càng tiến bộ của thế giới hiện đại, ngôn ngữ vẫn tiếp tục là rào cản lớn nhất
luôn được mọi người đề cập.
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay
giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một
hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc
quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói 1. Rào cản
ngôn ngữ nói đến ở đây không chỉ nói đến sự khó khăn trong việc giao tiếp của những
người sử dụng cùng một thứ tiếng mà nó còn thể hiện rõ hơn ở những người sử dụng
những ngôn ngữ khác nhau.
+Sự khác biệt về phương ngữ: Phương ngữ là một bộ phận ngôn ngữ dùng riêng ở một
địa phương nhất định, khác với ngôn ngữ chung. Với một đất nước rộng lớn trải dài từ
Bắc xuống Nam thì Việt Nam cũng hình thành cho mình rất nhiều loại phương ngữ phản
ánh cuộc sống của từng địa phương, kinh tế, văn hóa, trong đó tiêu biểu kể đến ba vùng
phương ngữ chính phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ),
phương ngữ Nam (Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Trong đó sự khác biệt về ngữ âm là nhiều
nhất nhưng có thể đoán được nhưng sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm
nhiều nhất. Trong tiếng Hàn có đến 6 loại phương ngữ bao gồm: 경기도사투리- Tiếng
địa phương tỉnh Gyeonggi, 전라도사투리- tiếng địa phương tỉnh Jeolla, 경상도사투리-
tiếng địa phương ở tỉnh Gyeongsang, 강원도사투리- tiếng địa phương tỉnh Gangwon
충천도사투리- Giọng địa phương ở tỉnh Chungcheong, 제주도사투리- tiếng địa phương
tỉnh Jeju. Như vậy cả hai quốc gia đều có phương ngữ rất đa dạng phong phú- mỗi
phương ngữ lại mang trong mình hương vị và nét riêng trong văn hóa giao tiếp của chỉ
địa phương đó. Tuy nhiên cũng vì tính đặc trưng riêng biệt ấy đã trở thành một rào cản
khi một doanh nghiệp Hàn Quốc mở công ty ở Việt Nam. Dù là người Việt Nam đã học

1
tiếng Hàn hay người Hàn đã học tiếng Việt Nam thì phương ngữ luôn là một vấn đề nan
giải trong việc nghe hiểu và giao tiếp
서북 방언 , 동북 방언, 중부 방언, 서남 방언, 동남 방언, 제주어,.
+ Không thể hiểu nhau trọn vẹn do thiếu kỹ năng giao tiếp. Vấn đề này được nói đến
trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù
hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác hoặc không biết
cách để bắt đầu một câu chuyện, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi
gặp xã giao, hội họp hay buổi bàn ký kết hợp đồng. Mặc khác có những bạn nói quá
nhiều, chỉ tập trung bày tỏ quan điểm của mình mà không quan sát biểu cảm của đối
phương xem họ có muốn nghe hay không. Những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp
nói chung và cả người Hàn Quốc, người Việt Nam nói riêng thường rơi vào tình trạng gọi
chung là thiếu chiều sâu trong kỹ năng giao tiếp. Bất cứ một ngành nghề nào giao tiếp
ứng xử luôn là một kim chỉ nam dẫn đến thành công. Xét trong mối quan hệ cấp trên cấp
dưới, mối quan hệ giữa người Việt với người Việt, người Hàn với người Hàn thì việc làm
việc trong công ty Hàn Quốc tại Việt Nam kỹ năng giao tiếp-thấu hiểu lại càng trở nên
quan trọng- là nó cũng khiến không ít nhân viên công sở băn khoăn. Việc giao tiếp bằng
tiếng mẹ làm sao có hiệu quả không hề dễ, thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai lại
càng khó hơn, kéo theo đó là nhiều rắc rối như nhân viên nói ngoại ngữ khó diễn đạt đủ ý
của bản thân, hoặc khó hiểu hết ý mà người khác truyền đạt
+ Lối giao tiếp trực tiếp- gián tiếp cũng là một trong những khó khăn trong việc truyền và
tiếp nhận thông tin. Đối với mỗi quốc gia, phong cách giao tiếp thể hiện được nét đẹp đặc
trưng về văn hóa của quốc gia đó. Hàn Quốc cũng không nằm ngoại lệ khi họ rất coi
trọng kỹ năng giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội. Theo quan niệm của họ, các mối
quan hệ trong kinh doanh được xây dựng giữa cá nhân với các nhân chứ không phải giữa
các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt người Hàn Quốc rất coi trọng thể diện, vì vậy trong
giao tiếp họ rất điềm tĩnh, luôn giữ hòa khí và kiềm chế cảm xúc của mình. Chính vì rất
coi trọng thể diện nên họ hình thành thói quen giao tiếp gián tiếp, tránh làm đối phương
mất thể diện. Trong doanh nghiệp, nếu việc truyền nhận thông tin không được hiểu đầy
đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến các mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới,
mà còn ảnh hưởng tới công việc của doanh nghiệp
Thứ hai rào cản văn hóa trong doanh nghiệp: Khi làm việc với các đối tác nước ngoài,
sự khác biệt về văn hóa chính là hàng rào cản bước lớn đối với sự thành công của doanh
nghiệp. Bởi vì mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền đều có nền văn hóa riêng của mình. Khác
với văn minh, văn hóa có tính đặc thù và khép kín, không chấp nhận cái ngoại lai từ bên
ngoài nhập vào bởi vì văn hóa đó đã được kết tinh qua chuỗi dài thời gian và lối sống của
một dân tộc nào đó. Nói cách khác văn hóa dân tộc nào cũng có những cái linh thiêng,
những điều cấm kỵ và cả những điều cho phép. Vì vậy nếu một doanh nghiệp Hàn Quốc
muốn mở công ở Việt Nam mà không hiểu phong tục tập quán ở đây, chắc chắn rất dễ
gặp phải những tình huống hiểu lầm không đáng có, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng
nếu phạm phải những cấm kỵ của Việt Nam. Và để tránh những kỵ húy này cha ông ta
cũng đã dạy rằng “Nhập gia vấn húy, nhập quốc vấn tục”- Ngày trước, khi người đời còn
nặng lòng tin ở thần quyền, tên thật được kiêng cữ gọi vì sợ bị ma quỷ hãm hại. Vì vậy,
mỗi người được đặt một tên khác để gọi ở nhà. Khi qua đời, tên thật mới được con cháu
nhắc đến mỗi khi cúng bái. Chính vì có sự kiêng cữ đó nên mỗi khi gặp ai hoặc đến thăm
nhà người khác, ta không nên dại dột gọi tên thật của họ ra. Footnote Từ điển Thành ngữ
– Tục ngữ – Ca dao Việt Nam - Việt Chương
. Vì vậy, “Nhập gia vấn húy, nhập quốc vấn tục” có ý khuyên ta trước khi đến một địa
phương khác hay đến một quốc gia khác, nên cố gắng tìm hiểu phong tục tập quán đặc
trưng của nơi ấy để tiện việc giao tiếp, tránh phạm phải kỵ húy của mỗi vùng. Ngoài ra
còn có các câu khác như “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc” hay “Lễ nghi tùy xứ”-
Cả hai thành ngữ đều răn dạy chúng ta khi đến một nơi nào đó, có thể là một gia đình,
một khu vực hay một quốc gia nào đó, chúng ta cần thuận theo phong tục tập quán văn
hóa của con người nơi đó mà cư xử, sinh sống.
+ Cụ thể là các thành viên tương tác với nhau theo các tiêu chuẩn văn hóa của họ:
Hàn Quốc là một đất nước được mệnh danh là “Con rồng châu Á”, người Hàn đều có
tinh thần làm việc tốt. Phong cách làm việc đã thể hiện được những nét văn hóa riêng biệt
đặc trưng công sở ở Hàn Quốc. Hàn Quốc ảnh hưởng rất nhiều từ đạo Nho giáo nên việc
tôn trọng thứ bậc- 위아래, phục tùng cấp trên vẫn duy trì đến hôm nay. Những quyết định
được sếp đưa ra phải được tuân thủ, bạn có thể không đồng tình nhưng nếu phản bác sẽ
gây bất lợi cho sự hòa nhập của bạn tại nơi làm việc. Đây có thể xem là khá bảo thủ khi
so sánh với nhiều môi trường công sở khác, người có năng lực và quan điểm tốt được bày
tỏ ý kiến. Nhưng đối với người Hàn, lễ nghĩa và sự kính trọng được đặt lên hàng đầu.
Bạn có thể giỏi ở lĩnh vực đó, nhưng phải tôn trọng cấp trên có thâm niên trong nghề. Do
bởi người Hàn tôn trọng kinh nghiệm và tuổi tác cấp bậc rất nhiều. Một người thiếu lễ
phép, không tôn trọng tiền bối thì dù có giỏi đến cỡ nào cũng không được chấp nhận tại
công sở. Việt Nam cũng là quốc gia ảnh hưởng bởi Nho giáo, tuy nhiên lại không quá đề
cao như Hàn Quốc. Điển hình như tại các công ty trẻ Việt nam hiện nay, chúng ta dễ thấy
những buổi tiệc, team-building, thậm chí là ăn nhẹ buổi chiều( trà sữa, bánh ngọt),…
nhằm để nuôi dưỡng bầu không khí gia đình, giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn.
Xét về mặt tích cực thì đây có thể xem là một cách để kéo gần quan hệ giữa các thành
viên trong nhóm, phòng, công ty nhưng xét trong bối cảnh công ty Hàn Quốc-rất coi
trọng thứ tự trên dưới thì có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập không mong muốn.
+Ngoài ra, kính ngữ là một trong những hình thức ngôn ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ của
người phương Đông nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Kính ngữ được được sử dụng như
một cách để thể hiện sự tôn trọng, kính trọng với người có địa vị cao hơn mình (giám
đốc, trưởng phòng, giáo sư...), người lớn tuổi hơn mình (ông bà, bố mẹ…) hoặc dùng
trong những trường hợp trang trọng( cuộc họp, ngày lễ...). Kính ngữ được xem là một yếu
tố văn hóa truyền thống của Hàn Quốc nên hệ thống kính ngữ rất phát triển phong phú và
phức tạp. Tuy nhiên trong cuộc sống hối hả, gấp gáp dẫn đến tình trạng chúng ta bỏ quên
những kỹ năng giao tiếp cơ bản để tạo nên những ấn tượng tốt trong công ty
Cách để cải thiện văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp Hàn Quốc tại
Việt Nam
Tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp ngày càng được con người nhận định từ đó mà
củng cố rèn luyện và nâng tầm hơn. Nó không chỉ đem lại những mối quan hệ tốt trong
công việc, đời sống mà còn thể hiện và khẳng định một phần bản thân có lối văn hóa giao
tiếp như thế nào.
Cải thiện về giao tiếp được nói đến ở đây là cần cải thiện cả về ngôn ngữ lẫn các kỹ
năng giao tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hay nói rõ hơn trong mỗi
trường làm việc doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam, mỗi chúng ta cần có một vốn hiểu
biết nhất định về ngôn ngữ của đối phương. Điều này không chỉ cho thấy thiện chí tiếp
nhận văn hóa của nước bạn, bên cạnh đó còn giúp ích rất nhiều đến việc giao tiếp với các
đồng nghiệp, cấp trên là người Hàn Quốc.
Sự phát triển của xã hội và các phương tiện truyền thông internet tạo nên rất nhiều
phương thức giao tiếp khác nhau. Trong đó có kỹ năng giao tiếp trong công việc luôn
được mọi người chú ý tới. Bởi vì người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng tìm kiếm và
nắm bắt những cơ hội việc làm tốt. Ngoài ra họ cũng có khả năng xây dựng, bồi đắp
mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn rất nhiều so với người không giỏi giao tiếp. Xét về cách
thức thì có 2 hình thức giao tiếp: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Nếu ngôn
ngữ là đặc trưng của mỗi quốc gia không trùng lặp với quốc gia khác thì giao tiếp phi
ngôn ngữ không như vậy. Giao tiếp phi ngôn ngữ truyền tải thông điệp ra bên ngoài mà
không cần dùng đến lời nói mà bằng các nét mặt, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng nói,
tư thế, khoảng cách,… Vì vậy giao tiếp phi ngôn ngữ rất dễ dàng nhưng cũng rất dễ sai,
khiến người khác hiểu lầm bởi trước khi nói lời cần nói chúng ta có thể suy nghĩ, chọn
lọc, còn giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính tự phát. Nếu lời nói chúng ta đang nói không
thống nhất với những gì chúng ta thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể, thì chắc chắn đối phương
sẽ nhận ra điều ấy. Điều đó sẽ dẫn tới sự mâu thuẫn, hiểu nhầm trong việc giao tiếp. Do
đó chúng ta giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm một phần rất quan trọng mà mỗi cá nhân phải
trau dồi thêm
Mỗi thành viên cần nâng cao hiểu biết về văn hóa hai quốc gia. Bởi vì khi làm việc
trong môi trường đa quốc gia, quốc tế, việc thiếu kiến thức văn hóa quốc gia của cấp trên,
các đồng nghiệp làm việc chung sẽ dẫn đến nhiều vấn đề trong giao tiếp như giảm hiệu
quả truyền đạt thông tin, gây hiểu lầm không đáng có và thậm chí sẽ gây ra tranh cãi nếu
như một trong hai bên phạm vào kỵ húy của văn hóa quốc gia bạn. Hiểu được văn hóa
quốc gia bạn, chúng ta mới có thể tránh phạm vào kỵ húy của nước bạn, tránh mâu thuẫn
với đối tác. Lấy ví dụ như người Việt Nam coi màu đỏ là một trong những màu may mắn.
Khi còn đi học trên ghế nhà trường, các thầy cô cũng luôn luôn dùng bút màu đỏ để ghi
những số điểm làm bài của học sinh. Bên cạnh đó cũng không ít người lấy màu đỏ làm
màu yêu thích của mình. Nhưng ở Hàn Quốc họ lại không nghĩ như vậy, màu đỏ được coi
là màu của cái chết. Đặc biệt họ quan niệm chỉ những người chết mới viết tên bằng màu
mực đỏ. Nếu người Việt Nam khi làm việc ở công ty Hàn Quốc do không biết điều này
mà lỡ viết tên họ bằng mực đỏ thì chắc chắn sẽ gây hiểu nhầm

You might also like