You are on page 1of 3

Mở bài: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng là những tấm

gương mẫu mực trong sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong bài
viết về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh
"Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao bảo đảm cho sự phát triển này diễn ra một
cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn
giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó”. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như
vậy. Trước bao thăng trầm và đổi thay của đất nước và đời sống xã hội, tiếng Việt luôn
khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình, khẳng định được sự giàu đẹp vốn có của nó.
Đó là một điều đáng tự hào và mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Đặc biệt, với thế hệ học sinh – mầm non tương lai của đất nước có trách nhiệm
vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ điều đó.
Thân bài: Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc
nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như
vậy. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ,
cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều
đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có
sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở
miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng
máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình. Để có thể hìn
giữ sự trong sáng của tiếng việt thì mỗi chúng ta phải hiểu được như thế nào là "trong sáng"?
Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục, trong sáng có nghĩa là ở
trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành
mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên
quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như
thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt.
Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người
với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo
được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.
Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy
định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho
đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có một
hệ thống những chuẩn mực và các quy tắc chung để hình thành nên nền tảng vững chắc
trong giao tiếp (nói và viết) về một số mặt như: phát âm, chữ viết, cách dùng từ, đặt câu, cấu
tạo nên lời nói, bài viết; có khả năng diễn đạt một cách khái quát và đầy đủ, tinh tế trong đời
sống tư tưởng, tình cảm đầy phong p”hú và đẹp đẽ của dân tộc nước ta từ hàng ngàn năm
xưa. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt thì chúng ta phải: diễn đạt được đầy
đủ, chính xác và phù hợp với chuẩn mực và quy tắc trong tiếng việt. Chuẩn mực sẽ không
phủ nhận đi những sự chuyển đổi một cách linh hoạt và sáng tạo và không phủ nhận cái mới.
Thứ hai, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn
từ của nước ngoài phải có chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ
nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để
làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời là không có sự
pha tạp với những yếu tố lai căng tuy nhiên cũng vẫn phải dung nạp thêm được những yếu tố
tích cực hơn từ ngôn ngữ khác nhưng vẫn không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Sự
trong sáng mà chúng ta nên giữ gìn là những phẩm chất tốt đẹp nhất của tiếng Việt nhưng
chúng ta cũng cần vay mượn thêm để làm tăng lên vốn từ vựng và làm phong phú thêm phần
trong ngữ pháp của tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng việt cũng được biểu hiện ở tinh thần
văn hóa, lịch sự trong lời nói: Thời đại nay dường như mọi vấn đề phát ngôn cần phải được

1
chú trọng, quan tâm hơn bởi lẽ là do lứa trẻ hiện nay hay có thói quen tục chửi bậy, ăn nói
thiếu văn hóa...
Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình
sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo
đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và
hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo
phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng
vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo
những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh
chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này.
Ngày nay, khi xu hướng hội nhập, quốc tế hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ, mỗi người nên
biết thêm một (vài) ngoại ngữ là cần thiết. Nếu trước kia học ngoại ngữ chỉ bắt đầu với học
sinh phổ thông trung học thì nay phổ cập ngoại ngữ đã trở thành một chiến lược quan trọng
của giáo dục quốc gia. Và việc dạy - học ngoại ngữ được áp dụng ngay từ bậc tiểu học.
Thậm chí ở một số thành phố lớn, ngay từ bậc học mầm non, trẻ em đã được làm quen với
ngoại ngữ. Biết một tiếng nước ngoài được ví như mở thêm một cánh cửa của văn hóa,
nhưng sử dụng ngoại ngữ trong thực tế cũng cần tuân thủ những quy tắc nhất định, không
thể tùy tiện. Thế nhưng hiện nay, một số người đặc biệt là giới trẻ, thanh niên học sinh đã
lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài như một thói quen, một lối sống thời thượng. Những ngôn
ngữ theo kiểu viết tắt, viết ký hiệu, ngôn ngữ nửa tiếng anh vửa tiếng việt, tiếng lóng và
thậm chí cả những lời văng tục thường xuyên xuất hiện trong các đoạn của giới trẻ hiện này.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương thức giao tiếp bằng kiểu ký hiệu hay viết tắt đáp ứng cho nhu
cầu truyền thông điệp nhanh, nó cũng phần nào thể hiện được cá tính của giới trẻ. Hiện nay
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã kéo theo một phương thức giao tiếp
mới của giới trẻ. Dù không theo bất cứ quy ước nào, song với kiểu ngôn ngữ tự chế này đa
số các bạn trẻ đều dễ dàng nhận biết. Thậm chí, không ít bạn trẻ xem loại ngôn ngữ tự chế là
sành điệu, theo kịp thời đại vì nhanh, đỡ tốn thời gian. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ cũng cho
rằng, nếu tiếp tục kéo dài sự hỗn loạn trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, tiếng lóng thì sẽ
làm vẩn đục, méo mó sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt được ví như dòng máu trong
cơ thể người Việt. Dòng máu ấy khô cạn thì cơ thể kia lập tức không còn sức sống. Tiếng
Việt là sức sống, là niềm tin yêu, tự hào trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tiếng Việt là linh
hồn, là quê hương xứ sở, là đất nước con người Việt Nam. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: "Mất
lời quê tiếng mẹ, không những là mất nước mà còn mất cả giống nòi dân tộc". Do đó, giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt, đẩy lùi tình trạng lệch chuẩn tiếng Việt ở giới trẻ chính là bảo
tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam thực sự tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.

Đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất
nước. Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng
Việt? Chúng ta cần phải có ý thức cao về sự tôn trọng và dành tình cảm yêu quý đặc biệt
cho tiếng Việt. Mỗi người trong chúng ta nên phải thấy được: "Tiếng nói là thứ của cải quý
giá vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của cả dân tộc ta. Chúng ta cần phải có trách nhiệm
giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp" - Hồ Chí Minh. Cần phải
gây dựng được thói quen cần trọng, cân nhắc trong lời nói, “lựa lời" khi sử dụng ngôn ngữ
trong giao tiếp, sao cho câu từ của mình phải phù hợp với các nhân tố giao tiếp, hoàn cảnh
và cũng phải đạt được hiệu quả một cách tốt nhất. Cần phải tránh tối đa việc sử dụng những

2
câu từ thô tục, kệch cỡm, tránh đi những yếu tố pha tạp, lại căng, dù rằng chúng ta đang ở
thời đại mới và ngày nay nên cần phải tiếp nhận thêm một số những từ ngữ hoặc các cách
diễn đạt có mang giá trị tích cực từ những ngôn ngữ khác nhưng cũng cần phải biết sử dụng
hợp lý, sử dụng đúng nơi đúng chỗ và đúng trường hợp. Mỗi người trong chúng ta nên phải
rèn luyện thêm nhiều về năng lực nói và viết tuân theo những chuẩn mực về ngữ âm, về chữ
viết, về từ ngữ, ngữ pháp và kể cả về các đặc điểm phong cách văn học. Muốn được như thế,
mỗi cá nhân chúng ta cần phải luôn luôn tích cực trau dồi thêm về lời ăn tiếng nói của mình
trên tinh thần của một câu châm ngôn từ lâu đời "học ăn, học nói, học gói, học mở để chúng
ta có thể nói đúng, viết đúng đồng thời cũng nói hay và viết hay, có thể đạt ý kiến đạt được
tới mức độ "lời hay, ý đẹp” và cũng mang tính lịch sự, có văn hóa.

Kết bài: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “ Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng
vong hồn những thế hệ đã qua”. Đúng thế để có được ngôn ngữ đã có biết bao nhiêu các anh
hùng đã phải ngã xuống vì độc lập tự do hay nói đúng hơn là vì tiếng nói, vì ngôn ngữ dân
tộc trên trái đất này. Bảo vệ tiếng Việt - ngôn ngữ dân tộc, đó không chỉ là trách nhiệm,
nghĩa vụ với chính bản thân chúng ta mà còn vì tương lai của dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt cũng chính là thể hiện lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, là việc làm thiết thực
trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chúng ta -
những thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần ý thức được vai trò của ngôn ngữ tiếng Việt
trong cuộc sống để tiếng Việt mãi mãi trường tồn, trong sáng và phát triển.

You might also like