You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người: là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người cả về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển  Để thoả mãn nhu cầu
con người cần tiêu dùng các loại hàng hoá dịch vụ

- Sản xuất là các hoạt động chuyển hóa các nguồn lực tài nguyên thành các sản phẩm
(hàng hóa dịch vụ) để phục vụ tiêu dùng

- Nguồn lực là những yếu tố được sử dụng để sản xuất ra những hàng hoá dịch vụ mà con
người mong muốn

- Các nguồn lực chủ yếu: đất đai, lao động, vốn

- Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả mọi
nhu cầu của con người.

- Sự đánh đổi: Khi một nguồn lực được sử dụng cho một hoạt động nào đó thì người sử
dụng phải từ bỏ cơ hội sử dụng nguồn lực đó vào các hoạt động khác

- Ba vấn đề kinh tế cơ bản


 Sản xuất cái gì ?
 Sản xuất thế nào ?
 Sản xuất cho ai ?

- Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh
tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
Kinh tế học nghiên cứu cách thức con người phân bổ các nguồn lực khan hiếm để thỏa
mãn các nhu cầu của họ.

- Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh
- Cơ chế phối hợp

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC


 Giả thuyết kinh tế
 Mô hình hóa
 Ceteris Paribus
 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

1. Giả thuyết kinh tế


Các giả thuyết kinh tế phỏng đoán về bản chất của các mối quan hệ nhân quả giữa các biến số
kinh tế được biểu diễn dưới dạng một mệnh đề có thể kiểm chứng

2. Mô hình hoá
- Biểu diễn đơn giản hóa và trừu tượng hóa thực tế thông qua các giả định

- Việc lựa chọn các giả định phụ thuộc vào câu hỏi mà mô hình muốn trả lời

- Giả định thường gặp nhất trong các mô hình kinh tế: Ceteris paribus có nghĩa là các yếu
tố khác không thay đổi

3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
III. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ

1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production–possibility frontier)
- Là đường thể hiện các kết hợp hàng hóa mà một nền kinh tế có khả năng sản xuất dựa
trên các nguồn lực và công nghệ sẵn có.

2. Chi phí cơ hội


- Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn

- Chi phí cơ hội là mức giá mà nền kinh tế phải trả cho việc sản xuất thêm một loại hàng
hoá, được đo bằng số lượng hàng hoá khác phải từ bỏ.

- Trong kinh tế học, chi phí luôn được hiểu là chi phí cơ hội, mọi lựa chọn đều bao hàm chi
phí cơ hội

- Để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hi sinh một
lượng nhiều hơn hàng hoá khác

Đường PPF có độ dốc ngày càng lớn – Đường PPF có dạng lõm so với gốc tọa độ.
Đường PPF tuyến tính có độ dốc bằng nhau thể hiện chi phí cơ hội không thay đổi

3. Phân tích cận biên


CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT CUNG – CẦU

I. CẦU

Thị trường: bất cứ cơ chế nào cho phép người mua và người bán có được thông tin và thực hiện
trao đổi với nhau
 Cầu: Là số lượng hàng hoá (dịch vụ) mà người mua muốn và có khả năng mua tại các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, các yếu tố khác không thay đổi
 Lượng cầu: Là số lượng hàng hoá (dịch vụ) mà người mua muốn và có khả năng mua tại
mức giá xác định trong một thời gian nhất định
 Các kí hiệu:

Mức giá P Lượng cầu QD


Cầu D
II. CUNG

 Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở
các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus
 Lượng cung là số lượng hàng hoá (dịch vụ) mà người bán muốn và có khả năng bán tại
mức giá xác định trong một thời gian nhất định

Mức giá P Cầu S Lượng cung QS


III. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
 Cân bằng thị trường là trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng
thay đổi.
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng.
 Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu.
 Sản lượng cân bằng là lượng hàng hóa trao đổi tại mức giá cân bằng.

 Dư thừa
Khi mức giá trên thị
trường cao hơn mức giá cân bằng, dẫn đến lượng cung lớn hơn lượng cầu -> làm giảm mức giá
trên thị trường
 Thiếu hụt
Khi mức giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, dẫn đến lượng cầu lớn hơn lượng cung
-> làm tăng mức giá trên thị trường

IV. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG


V. TÁC ĐỘNG SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
 Chính sách kiểm soát giá

Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định (bảo hộ người
tiêu dùng)
Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định (bảo hộ người
sản xuất)
CHƯƠNG 3 CO GIÃN CẦU VÀ CUNG

I. CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

Đặc điểm
 Chỉ là số tương đối
 Luôn mang giá trị âm
 Cho biết khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %

Cách tính co giãn khoảng


Phương pháp trung điểm

Cách tính co giãn điểm

Phân loại

You might also like