You are on page 1of 35

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP MÔN KTVM

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế vi mô
1.Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Cho ví dụ minh họa

Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu hành vi của từng cá nhân , Nghiên cứu hiện tượng , hoạt động của
DN nền kinh tế xã hội

Mục tiêu kinh tế của từng cá nhân , Mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế xã
DN hội
Lý giải cách thức các DN và cá nhân Tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt
đưa ra các quyết định về kinh tế động của toàn bộ nền kinh tế xã hội

Ví dụ:doanh nghiệp X quyết định Ví dụ: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm
tăng 20% lương cho người lao động 2015 là 0.63%

2. Hãy kể tên những chủ thể trong nền kinh tế cơ bản? Nêu mục tiêu
và hạn chế của từng chủ thể.
- 3 chủ thể trong nền kinh tế cơ bản:
 hộ gia đình
 chính phủ
 doanh nghiệp
- Mục tiêu và hạn chế
Hộ gia đình Tối đa hóa lợi ích thu nhập
Doanh nghiệp Tối đa hóa nguồn nhân lực sản xuất
Chính phủ Tối đa phúc lợi xã hội ngân sách

3. Trình bày khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất. Từ đường
giới hạn khả năng sản xuất hãy cho biết các trường hợp có thể xảy ra ở
nền kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực.
- Khái niệm: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô
tả tất cả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất
với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện đại.
- Các trường hợp:
+ Những điểm nằm trên đường PDF thì nền kinh tế tối ưu.
+ Những điểm nằm trong đường PDF thì nền kinh tế chưa tối ưu.
+ Những điểm nằm ngoài đường PDF thì nền kinh tế không thể sản xuất
được .
4. Trình bày những vấn đề cơ bản của thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu,
bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu.
- Những vấn đề cơ bản của thuyết lựa chọn KT tối ưu:
 Lí thuyết lựa chọn
 Mục tiêu và sự hạn chế của sự lựa chọn
- Bản chất: Là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị
trường để ra quyết định tối ưu về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản
xuất cho ai trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có.
- Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu:
+ Quy luật khan hiếm
+ Chi phí cơ hội
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất
5.Trình bày nô ̣i dung ba vấn đề cơ bản của mô ̣t nền kinh tế.
3 vấn đề cơ bản của một nền kinh tế là:
- Sản xuất cái gì
- Sản xuất cho ai
- Sản xuất như thế nào
6.Trình bày quy luật chi phí cơ hô ̣i tăng dần. Cho ví dụ minh họa
- Nội dung quy luật: để thu thêm được 1 lượng bằng nhau về 1 sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ này thì xã hội phỉa hi sinh(bỏ đi) ngày càng nhiều hàng hóa,
dịch vụ khác.
- Ảnh hưởng của quy luật chỉ ra rằng:
 Quy luật nói lên mối quan hệ giữa các hàng hóa
 Quy luật này được biểu thị thông qua đường PDF
 Giúp DN tính toán và lựa chọn sx cái gì , sx bao nhiêu cho lợi nhuận.

Chương 2: Cung – cầu hàng hóa


1.Phân biệt cầu, lượng cầu và nhu cầu.
ở các mức
Cầu giá khác
Số lượng hàng hóa, dịch vụ nhau trong khoảng
mà NTD muốn mua và có thời gian nhất
khả năng mua ở mức giá đã định
Lượng cầu
cho

Nhu cầu Là mong nuốn và nguyện vọng của con người

2.Phân biệt cầu cá nhân và cầu thị trường.


- Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà một cá nhân mong muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
với giả định các nhân tố khác không đổi.
- Cầu thị trường : là tổng cầu cá nhân ở mỗi mức giá. Khi cộng lượng cầu cá
nhân ở mỗi mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá
- Trên đồ thị đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều
ngang (trục hoành) các lượng cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá.
- Độ dốc đường cầu thị trường thường thoải hơn đường cầu cá nhân.
3.Những nhân tố nào ảnh hưởng đến cầu? Trong các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu nhân tố nào gây ra sự vận động dọc theo đường cầu,
nhân tố nào gây ra sự dịch chuyển của đường cầu?
Sự vận động dọc theo đường cầu Sự dịch chuyển của đường cầu
Thu nhập (HH: xa xỉ,cao cấp, thông thường và
thứ cấp)
Giá của các hàng hóa liên quan( HH thay thế,
HH bổ sung)
Giá của chính hàng hóa Thị hiếu( ý thích của ng mua)
Dân số(số lượng NTD)
Kỳ vọng( vào thu nhập, giá cả)
Các chính sách của chính phủ(thuế , trợ cấp,
…)

4.Phân biệt cung và lượng cung.


Số lượng HH, ở các mức giá
Cung trong khoảng
DV mà NSx khác nhau
thời gian nhất
muốn bán và có
Lượng cung ở mức giá đã cho định
khả năng bán

5. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung. Nhân tố nào gây ra sự
vận động dọc theo đường cung, nhân tố nào gây ra sự dịch chuyển
của đường cung?
Sự vận động dọc theo đường cung Sự dịch chuyển của đường cung
Công nghệ
Giá của các yếu tố đầu vào
Chính sách thuế
Giá của hàng hóa đang xét
Số lượng NTD
Kỳ vọng
Số lượng, chất lượng NLĐ

6.Cân bằng thị trường là gì? Kể tên các phương pháp xác định trạng
thái cân bằng thị trường? Kể tên những nguyên nhân làm thay đổi
trạng thái cân bằng thị trường.
- Cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó cung vừa đủ thoả mãn cầu, do đó
mà không có sức ép làm thay đổi giá. Tại mức giá này, chúng ta có lượng cung và
lượng cầu bằng nhau. Khi đó, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu là
điểm cân bằng và lượng cung và lượng cầu tại mức giá này là lượng cân bằng.
- Các phương pháp xác định TTCBTT:
 Cách 1: Dựa vào biểu cung và biểu cầu
 Cách 2: Dựa vào đồ thị đường cung cầu
 Cách 3: Dựa vào phương trình đường cung và phương trình đường
cầu (đây là phương pháp thường được sử dụng nhất)
- Những nguyên nhân làm thay đổi TTCB:
 Trường hợp 1: Cầu cố định, cung dịch chuyển ⇒ điểm cân bằng di
chuyển trên đường cầu.
 Trường hợp 1: Cầu cố định, cung dịch chuyển ⇒ điểm cân bằng di
chuyển trên đường cầu.
 Trường hợp 3: Cả cung và cầu đều dịch chuyển (có 12 tình huống)
Kết luận: Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển, sự thay đổi giá và lượng
cân bằng phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của cung và cầu.
7.Phân biệt giá trần và giá sàn. Khi áp dụng giá trần và giá sàn, thị
trường hàng hóa có hiện tượng gì?
Giá trần Giá sàn
Là mức giá cao nhất được phép lưu hành Là mức giá thấp nhất được phép lưu
trên thị trường hành trên thị trường
Do chính phủ quy định
Thấp hơn mức gía cân bằng Cao hơn mức giá cân bằng
Thường thiếu hụt hàng hóa trên thị
Thường dư thừa hàng hóa trên TT
trường
Mục đích: bảo vệ người tiêu dùng Mục đích: bảo vệ người sản xuất

Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng


1.Trình bày nô ̣i dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Nêu ý nghĩa
của quy luật này trong việc phân tích hành vi người tiêu dùng.
- Nội dung: nếu tiếp tục tăng dần lượng tiêu dùng 1 loại hàng hóa nào đó trong
1 khoảng time nhất dịnh thì tổng lợi ích sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm dần còn lợi
ích cận biên luôn có xu hướng giảm đi.(=> lợi ích cận biên có thể có giá trị âm)
- Ý nghĩa của quy luật: không nên tiêu dùng quá nhiều 1 hàng hóa nào đó tron
ngắn hạn.
2.Nêu khái niệm lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên.
- Lợi ích (U): là sựu thỏa mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hóa mang lại.
- Tổng lợi ích (TU) : là toàn bộ lượng lợi ích từ việc tiêu dùng 1 lượng nhất
định hàng hóa.
- Lợi ích cận biên (MU): là mức thay đổi của tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm 1
đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
3.Trình bày những đặc điểm cơ bản của đường bàng quan và đường
ngân sách.
Đường ngân sách Đường bàng quan
Tập hợp những điểm nằm trên đường Tất cả những kết hợp X,Y trên cùng
ngân sách, NTD chi tiêu hết ngân sách một đường bàng quan mang lại cùng 1
của mình lợi ích cho NTD
Tại những điểm nằm phía tron đường Các đường bàng quan cang xa gốc tọa
ngân sách ,NTD chưa chi tiêu hết ngân độ lợi ích càng lớnsố lượng X, Y
sách hiện có càng nhiều
Ở những điểm nằm bên ngoài đường
Các đường bàng quan không thể cắt
ngân sách thì vượt quá ngân sách hiện
nhau(sông song với nhau)

Đường bàng quan thường dốc về phía
bên phải và lồi về phá gốc tọa độ, thể
hiện tỉ lệ thay thế cận biên(MRS) giữa
2 hàng hóa X,Y

4.Đường ngân sách là gì? Nêu đặc điểm của đường ngân sách
- Đường ngân sách : là tập hợp tất cả các kết hợp khác nhau của các hàng hóa,
dịch vụ mà NTD có thể mua với cùng 1 ngân sách.
5.Đường bàng quan là gì? Nêu đặc điểm của đường bàng quan
- Đường bàng quan: là tập hợp những giỏ hàng hóa có cơ cấu số lượng hàng
hóa khác nhau nhưng cùng đem lại 1 mức thỏa mãn như nhau cho NTD

Chương 4: Lý thuyết về doanh nghiệp


1. Nêu nội dung và ý nghĩa quy luật năng suất cận biên giảm dần.
- Nội dung: năng suất cận biên của bất cứ 1 yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu
giảm xuống tại 1 điểm nào đó khi sử dụng ngày càng nhiều yếu tố rong quá trình
sản xuất đã có (đầu vào kia cố định).
- Ý nghĩa : nó tiết chế hàn vi và quyết định của người sản xuất trong việc lựa
chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hóa
lợi nhuận.

2.Trình bày khái niệm đường đồng lượng và đường đồng phí. Để lựa
chọn đầu vào tối ưu, đường đồng lượng và đường đồng phí phải thỏa
mãn điều kiện gì?
- Đường đồng lượng : là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các yếu tố dầu vào
khác nhau để có cùng 1 đầu ra nhất định.
- Đường đồng phí: là đường biểu thị tất cả những kết hợp khác nhau của 2 yếu tố
sản xuất với cùng 1 mức chi phí sản xuất.
- Nguyên tắc:

3.Nêu những đặc điểm cơ bản của đường đồng lượng và đường đồng
phí.
- Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp
- Hàm sản xuất là hàm mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) có thể có, được
sản xuất bởi một số lượng yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tươn đương với
trình độ kĩ thuật nhất định.

4.Trình bày khái niệm sản xuất, hàm sản xuất.

5.Chi phí sản xuất là gì? Phân biệt chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.

Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền


1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Nêu đặc điểm của thị trường
cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

2. Nêu khái niệm thị trường độc quyền bán, các nguyên nhân dẫn đến
độc quyền bán và các đặc trưng của thị trường độc quyền.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chương 2: Cung - Cầu hàng hóa
1. Do mất mùa cà phê nên cung về cà phê trên thị trường giảm mạnh và người tiêu
dùng chuyển sang dùng chè thay thế cho cà phê. Khi đó, trên thị trường có:
a. Mô ̣t sự dịch chuyển sang phải của đường cung về cà phê.
b. Mô ̣t sự dịch chuyển sang trái của đường cung về chè.
c. Mô ̣t sự dịch chuyển sang phải của đường cầu về cà phê.
d. Mô ̣t sự dịch chuyển sang phải của đường cầu về chè.
2. Giả sử co dãn của cầu theo giá là 1/4. Nếu giá tăng 40% thì lượng cầu sẽ:

a. Tăng 10% b. Giảm 10% c. Tăng 90% d. Giảm 90%

3. Nếu giá của một hàng hóa tăng 5% dẫn đến giảm 2% lượng cầu của một hàng hóa
khác thì hai hàng hóa đó là:
a. Hàng hóa thay thế b. Hàng hóa bổ sung
c. Hàng hóa thứ cấp d. Hàng hóa thông thường
4. Hàng hóa thông thường là hàng hóa:
a. Người tiêu dùng mua nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng.
b. Người tiêu dùng mua ít hơn khi thu nhập của họ tăng.
c. Người tiêu dùng không thay đổi lượng mua khi thu nhập tăng.
d. Tất cả đều sai.
5. Lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá được xác định bằng cách:
a. Trung bình cô ̣ng lượng cầu ở mỗi mức giá.
b. Cô ̣ng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân.
c. Tính ở mức giá trung bình.
d. Không thể xác định được

2
6. Tăng cung ở mỗi mức giá của một hàng hóa là do:
a. Tăng giá của các hàng hóa liên quan.
b. Tăng giá của yếu tố sản xuất.
c. Giảm giá của yếu tố sản xuất.
d. Thị hiếu tăng.
7. Đường cung thị trường được xác định bằng:
a. Tổng đường cung của các nhà sản xuất lớn trên thị trường.
b. Trung bình cô ̣ng của các nhà sản xuất trên thị trường.
c. Cô ̣ng theo phương dọc của các đường cung cá nhân.
d. Cô ̣ng theo phương ngang của các đường cung cá nhân.
8. Tiến bộ kỹ thuật gây ra:
a. Sự vận đô ̣ng dọc theo đường cung, hướng xuống dưới.
b. Sự vận đô ̣ng dọc theo đường cung, hướng lên trên.
c. Sự dịch chuyển của đường cung, hướng xuống dưới.
d. Sự dịch chuyển của đường cung, hướng lên trên.
9. Khi giá của hàng hóa X tăng, làm dịch chuyển của đường cầu hàng hóa Y về bên
phải. Khi đó X, Y là hai hàng hóa:

a. Hàng hóa thay thế b. Hàng hóa bổ sung c. Hàng hóa


thông thường d. Hàng hóa thứ cấp
10. Chi phí đầu vào để sản xuất hàng hóa X tăng sẽ gây ra:
a. Đường cầu dịch chuyển lên trên.
b. Đường cầu dịch chuyển xuống dưới.
c. Đường cung dịch chuyển lên trên.
d. Đường cung dịch chuyển xuống dưới.
11. Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là:
a. Lớn hơn 1
b. Nằm từ 0 đến 1
c. Nhỏ hơn 0
d. Không xác định được
12. Yếu tố nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển của đường cầu:
a. Giá của hàng hóa bổ sung thay đổi.
b. Giá của hàng hóa đang xét thay đổi.
c. Giá của hàng hóa thay thế thay đổi.
d. Số lượng người tiêu dùng.
13. Hàng hóa thứ cấp là hàng hóa có mức:
a. Tiêu dùng tăng khi thu nhập tăng.
b. Tiêu dùng giảm khi thu nhập tăng.
3
c. Tiêu dùng tăng khi giá tăng.
d. Tiêu dùng tăng khi giá giảm.
14. Co giãn của cầu hàng hóa X đối với thu nhập là âm, thì X là hàng hóa:
a. Hàng hóa cao cấp. b. Hàng hóa thứ cấp.
c. Hàng hóa thông thường. d. Hàng hóa xa xỉ.
15. Đường cầu của sách giáo khoa sẽ dịch chuyển sang phải khi:
a. Giá sách giáo khoa giảm.
b. Giá sách giáo khoa cùng loại giảm.
c. Số lượng sinh viên tăng.
d. Giá giấy dùng để in sách giảm.
16. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu của một hàng
hóa? a. Thu nhập người tiêu dùng tăng.
b. Giá hàng hóa thay thế tăng.
c. Giá hàng hóa đang xét giảm.
d. Thị hiếu đối với hàng hóa đang xét thay đổi.
17. Giá hàng hóa A tăng 10% làm lượng cầu hàng hóa B giảm 15%, A và B là hai
hàng hóa:
a. Hàng hóa thay thế b. Hàng hóa bổ sung
c. Hàng hóa thứ cấp d. Hàng hóa thông thường
18. Khi giá của hàng hóa X tăng làm cầu của hàng hóa Y tăng theo thì X và Y là hai
hàng hóa:

a. Hàng hóa bổ sung b. Hàng hóa thay thế c.


Hàng hóa thứ cấp d. Hàng hóa xa xỉ
19. Thu nhập tăng 5% làm lượng cầu của hàng hóa X tăng 10%, X là hàng hóa:

a. Hàng hóa bổ sung b. Hàng hóa thay thế c.


Hàng hóa thứ cấp d. Hàng hóa xa xỉ
20. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang phải.
b. Lượng cầu giảm.
c. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
d. Chi ít tiền hơn cho hàng hóa đó.
21. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cung hàng hóa?
a. Thay đổi về công nghệ.
b. Thu nhập người tiêu dùng.
c. Thuế và trợ cấp.
d. Chi phí của các yếu tố đầu vào.
4
22. Thu nhập tăng 10% làm lượng cầu của hàng hóa X tăng 5%, X là hàng hóa:
a. Hàng hóa bổ sung. b. Hàng hóa thay thế.
c. Hàng hóa thiết yếu. d. Hàng hóa xa xỉ.
23. Sự vận động dọc theo đường cung xảy ra khi có sự thay đổi của:
a. Công nghệ sản xuất.
b. Giá hàng hóa đang xét.
c. Số lượng nhà sản xuất.
d. Tất cả các câu trên.
24. Trường hợp nào dưới đây làm cho giá của một hàng hóa tăng?
a. Đường cầu hàng hóa đang xét dịch chuyển sang phải.
b. Đường cung hàng hóa đang xét dịch chuyển sang trái.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Không có trường hợp nào.
25. Khi hệ số co giãn chéo của đường cầu là dương, hai hàng hóa đang xét là:
a. Hàng hóa thay thế. b. Hàng hóa bổ sung.
c. Hàng hóa thông thường. d. Hàng hóa thứ cấp.

Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng


1. Các điểm nằm trên cùng một đường bàng quan thể hiện:
a. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có đô ̣ thỏa dụng khác nhau.
b. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có đô ̣ thỏa dụng giống nhau.
c. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có đô ̣ thỏa dụng giống nhau.
d. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có đô ̣ thỏa dụng khác nhau.
2. Chọn câu trả lời đúng nhất:
a. MU > 0 thì TU tăng
b. MU < 0 thì TU giảm
c. MU = 0 thì TU đạt cực đại
d. Tất cả các câu đều đúng
3. Điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai hàng hóa X, Y trong tiêu dùng là:
a. MUX/PX = MUY/PY
b. MUX/MUY = PX/PY
c. MUX = MUY
d. PX=PY
4. Để tối đa hóa lợi ích trong tiêu dùng thì:
a. Đường bàng quan cắt đường ngân sách.
b. Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách.
c. Đường đồng lượng cắt đường đồng phí.
5
d. Đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí.
5. Nhận định nào dưới đây không đúng:
a. Các đường bàng quan song song với nhau
b. Đường bàng quan lồi về gốc tọa đô ̣
c. Tập hợp những kết hợp nằm trên cùng mô ̣t đường bàng quan thì lợi ích là
như nhau.
d. Tập hợp những kết hợp nằm trên cùng mô ̣t đường bàng quan thì số lượng
hàng hóa là như nhau.
6. Theo nguyên lý lợi ích cận biên giảm dần, tăng tiêu dùng một hàng hóa thì tổng lợi
ích sẽ:
a. Giảm và sau đó tăng. b. Giảm với tốc đô ̣ tăng dần.
c. Tăng với tốc đô ̣ giảm dần. d. Tăng liên tục.
7. Độ dốc của đường bàng quan được gọi là:
a. Tỷ lệ về giá của hai hàng hóa.
b. Tỷ lệ trao đổi của hai hàng hóa.
c. Tỷ lệ thay thế cận biên.
d. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên.
8. Lợi ích cận biên giảm dần có nghĩa là:
a. Lợi ích của hàng hóa không thỏa mãn người tiêu dùng.
b. Lợi ích cận biên giảm dần khi tiêu dùng ngày càng nhiều số lượng mô ̣t hàng
hóa trong khoảng thời gian nhất định.
c. Lợi ích cận biên giảm dần khi tiêu dùng mô ̣t số lượng hàng hóa rất nhỏ.
d. Sự sẵn sàng thanh toán cho mô ̣t đơn vị hàng hóa bổ sung giảm khi tiêu dùng
ngày càng nhiều hàng hóa đó.
9. Quy tắc tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là:
a. Lợi ích cận biên từ mỗi hàng hóa nhân với giá của nó phải bằng nhau.
b. Lợi ích cận biên từ mỗi hàng hóa chia cho giá của nó phải bằng nhau.
c. Lợi ích cận biên từ mỗi hàng hóa phải bằng nhau.
d. Lợi ích cận biên từ mỗi hàng hóa phải bằng 0.
10. Phát biểu nào dưới đây đúng?
a. MU > 0 thì TU tăng b. MU < 0 thì TU tăng
c. MU < 0 thì TUmin d. MU > 0 thì TUmax
11. Điểm tiêu dùng tối ưu là:
a. Điểm nằm trên đường ngân sách.
b. Điểm nằm trên đường bàng quan cao nhất.
c. Tại đó tỷ lệ thay thế cận biên bằng tỷ số giá tương đối giữa hai hàng hóa.
d. Tất cả các câu trên.
6
12. Tổng lợi ích luôn luôn:
a. Nhỏ hơn chi phí cận biên. b. Giảm khi lợi ích cận biên giảm.
c. Giảm khi lợi ích cận biên tăng. d. Tăng khi lợi ích cận biên dương.
13. Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là:
a. Tổng lợi ích. b. Lợi ích cận biên.
c. Lợi ích bình quân. d. Mô ̣t đơn vị lợi ích.
14. Khi số lượng hàng hóa tiêu dùng tăng lên thì:
a. Lợi ích cận biên tăng. b. Lợi ích cận biên giảm.
c. Lợi ích cận biên không đổi. d. Tổng lợi ích giảm dần.
15. Đường bàng quan là:
a. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng.
b. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua cùng mô ̣t mức
ngân sách.
c. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng mô ̣t mức thỏa mãn cho người tiêu
dùng.
d. Tất cả các câu trên.
16. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
a. Đường bàng quan có đô ̣ dốc âm.
b. Các đường bàng quan không cắt nhau.
c. Các đường bàng quan khác nhau biểu diễn mức lợi ích giống nhau.
d. Cả a, b và c.
17. Các kết hợp hàng hóa trên một đường bàng quan có điểm chung:
a. Số lượng hàng hóa bằng nhau.
b. Chi tiêu cho hai hàng hóa đó bằng nhau.
c. Mức lợi ích của các kết hợp hàng hóa đó bằng nhau.
d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các kết hợp hàng hoá bằng nhau.
18. Phương trình đường ngân sách có dạng:
a. I = PX/X + PY/Y b. I = QX + PY.QY/PX
c. QX = I + (PX/PY).QY d. I = PX.X + PY.Y
19. Mục tiêu của người tiêu dùng là:
a. Tối đa hóa chi tiêu. b. Tối thiểu hóa chi phí.
c. Tối đa hóa lợi ích. d. Tất cả đều đúng.
20. Công thức nào dưới đây minh họa điểm cân bằng tiêu dùng của 2 hàng hóa A, B?

a. MUA = MUB b. MUA = MUB; PA = PB c. MUA/MUB= PA/PB d.


MUA/MUB = PB/PA
7
Chương 4: Lý thuyết về doanh nghiệp
1. ATC đạt giá trị cực tiểu tại:
a. AVC = FC b. MC = AVC
c. MC = ATC d. P = AVC
2. Nếu đường chi phí cận biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi bình quân, khi
sản lượng tăng lên thì:
a. Tổng chi phí bình quân giảm. b. Chi phí cố định bình quân tăng.
c. Chi phí biến đổi bình quân giảm. d. Chi phí biến đổi bình quân tăng.
3. Chi phí nào trong các chi phí dưới đây không có dạng chữ "U":
a. Chi phí bình quân. b. Chi phí biến đổi bình quân.
c. Chi phí cố định bình quân. d. Chi phí cận biên.
4. Sản phẩm cận biên của một đầu vào là:
a. Chi phí của việc sản xuất thêm mô ̣t đơn vị sản phẩm.
b. Sản phẩm tăng thêm được tạo ra từ việc thuê thêm mô ̣t đơn vị đầu vào.
c. Chi phí cần thiết để thuê thêm mô ̣t đơn vị đầu vào.
d. Sản lượng chia cho số đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
5. Chi phí cố định bình quân là:
a. Căn cứ để xác định điểm hòa vốn.
b. Căn cứ để xác định điểm đóng cửa.
c. Luôn giảm dần khi sản lượng tăng.
d. Không câu nào đúng.
6. Chi phí biến đổi trung bình đạt giá trị nhỏ nhất khi:
a. AVC = FC b. MC = AVC
c. MC = ATC d. P = AVC
7. Chi phí cố định trung bình đạt giá trị nhỏ nhất khi:
a. AFC = MC b. MC = AVC
c. MC = ATC d. Không thể xác định được.
8. Năng suất bình quân của lao động là:
a. Sự thay đổi của sản phẩm khi thay đổi số lao đô ̣ng.
b. Số lao đô ̣ng chia số sản phẩm.
c. Số sản phẩm chia số lao đô ̣ng.
d. Không có phương án nào đúng.
9. Đường đồng phí là đường:
a. Kết hợp giữa hai yếu tố sản xuất để tạo ra cùng mô ̣t mức sản lượng.
b. Kết hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất.
c.Kết hợp giữa các yếu tố sản xuất để đảm bảo mức chi phí sản xuất không đổi.
d. Tất cả đều sai.
8
10. Đường nào dưới đây có hình dạng chữ “U”?
a. Đường chi phí cận biên. b. Đường chi phí biến đổi.
c. Đường chi phí cố định. d. Đường tổng chi phí.
11. Nếu ATC đang giảm thì MC đang:
a. Tăng b. Giảm
c. Lớn hơn ATC d. Nhỏ hơn ATC
2
12. Khi TC = Q + 3Q + 100 thì mức sản lượng mà tại đó MC = ATC là:
a. 10/3 b. 3/10 c. 10 d. 100
13. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất cận biên sẽ:
a. Nhỏ hơn năng suất trung bình.
b. Bằng năng suất trung bình.
c. Lớn hơn năng suất trung bình.
d. Song song với năng suất trung bình.
2
14. Tổng chi phí sản xuất sản phẩm A là TC = 100 + 2Q + Q . Phương trình đường
chi phí biến đổi bình quân là:
a. 2Q + Q2 b. 2 + 2Q
c. 2 + Q d. (100/Q) + 2 + Q
2
15. Tổng chi phí sản xuất sản phẩm A là TC = 150 + 3Q + Q . Phương trình đường
chi phí cận biên là:
2
a. 3Q + Q b. 3 + 2Q
c. 3 + Q d. (150/Q) + 3 + Q
16. Chi phí bình quân của doanh nghiệp đạt giá trị cực tiểu tại mức sản lượng:
a. P = ATC b. P = AVC
c. MC = AVC d. MC = ATC
17. Đường chi phí cận biên luôn cắt các đường sau ở điểm tối thiểu:
a. AVC và AFC b. AVC và ATC
c. ATC và AFC d. ATC và MC
18. Đường chi phí nào trong các đường chi phí dưới đây có dạng đường thẳng:
a. Đường tổng chi phí. b. Đường chi phí cố định.
c. Đường chi phí cận biên. d. Đường chi phí biến đổi.
19. Ngắn hạn trong kinh tế vi mô được hiểu là:
a. Là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có ít nhất mô ̣t yếu tố sản xuất cố định.
b. Khoảng thời gian dưới 1 năm.
c. Có thể thay đổi được quy mô sản xuất.
d. Không có câu nào nêu trên.
20. Dài hạn trong kinh tế vi mô được hiểu là:
a. Là khoảng thời gian đủ để doanh nghiệp thay đổi tất cả các đầu vào.
9
b. Khoảng thời gian trên 1 năm.
c. Quy mô sản xuất không thể thay đổi.
d. Không có câu nào nêu trên.
21. Nếu chi phí sản xuất bình quân tăng dần theo mức sản lượng đầu ra thì:
a. Chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí bình quân.
b. Chi phí cận biên bằng chi phí bình quân.
c. Chi phí cận biên lớn hơn chi phí bình quân.
d. Không có câu nào nêu trên.
22. Nếu chi phí biến đổi bình quân giảm dần theo mức sản lượng đầu ra thì:
a. Chi phí cận biên lớn hơn chi phí biến đổi bình quân.
b. Chi phí cận biên nhỏ chi phí biến đổi bình quân.
c. Chi phí cận biên bằng chi phí biến đổi bình quân.
d. Không có câu nào nêu trên.
23. Phát biểu nào dưới đây đúng?
a. Khi đường sản phẩm bình quân đang tăng thì đường sản phẩm cận biên thấp
hơn sản phẩm bình quân.
b. Khi đường sản phẩm bình quân đang giảm thì đường sản phẩm cận biên lớn
hơn sản phẩm bình quân.
c. Đường tổng sản phẩm đạt giá trị tối đa tại sản phẩm cận biên đạt giá trị tối
thiểu.
d. Đường sản phẩm bình quân đạt giá trị cao nhất khi đường sản phẩm cận biên
cắt đường sản phẩm bình quân.
24. Chi phí cận biên là:
a. Tổng chi phí chia cho sản lượng.
b. Sự tăng lên của tổng chi phí chia cho sự tăng lên của sản lượng.
c. Chi phí biến đổi trừ chi phí cố định.
d. Không câu nào đúng.
25. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
a. ATC thấp hơn MC tức là ATC đang tăng.
b. MC tăng tức là ATC tăng.
c. ATC giảm tức là MC nằm dưới ATC
d. MC = ATC thì ATC đạt giá trị nhỏ nhất.
26. Phương trình đường đồng phí là:

a. TC = TC/PK - (PL/PK).L b. K = TC/PK - (PL/PK).L c. PL.L +


PK.K = L d. MRS = MPL/MPK
27. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên được đo lường bởi độ dốc của đường:
a. Đường đồng lượng. b. Đường đồng phí.
10
c. Đường bàng quan. d. Đường ngân sách.
28. Một đường đồng lượng cho biết biết:
a. Các kết hợp vốn và lao đô ̣ng khác nhau để sản xuất mô ̣t lượng sản phẩm đầu
ra cố định.
b. Các kết hợp vốn và lao đô ̣ng khác nhau để sản xuất mô ̣t lượng sản phẩm đầu
ra ngày càng tăng.
c. Sản phẩm cận biên của lao đô ̣ng so với giá lao đô ̣ng.
d. Sản phẩm cận biên của vốn sao với giá của vốn.
Chương 5: Cạnh tranh và độc
quyền 1. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu:
a. Là đường nằm ngang. b. Là đường doanh thu cận biên. c. Là đường
doanh thu bình quân. d. Cả a, b, c
2. Điều nào dưới đây không phải đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a. Nhiều người bán.
b. Người mua, người bán không có sức mạnh thị trường.
c. Sản phẩm hoàn toàn giống nhau.
d. Sản phẩm tương tự nhau.
3. Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a. Sản phẩm là đồng nhất.
b. Các doanh nghiệp là người quy định giá bán sản phẩm.
c. Thông tin hoàn hảo.
d. Không có rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
4. Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại:
a. P = MC b. MR = MC c. MR = 0 d. MC = 0
5. Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Mô ̣t phần của đường chi phí cận biên, bắt đầu từ chi phí biến đổi bình quân
tối thiểu trở lên.
b. Chính là đường chi phí cận biên.
c. Chính là đường tổng chi phí.
d.Tổng theo chiều dọc các đường cung của các doanh nghiệp.
6. Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường:

a. Trùng với đường cầu thị trường. b. Là đường nằm ngang. c. Là đường
dốc xuống. d. Là đường dốc lên. 7. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa
hóa lơi nhuận tại: a. MR = 0 b. MR = MC c. MR < MC d. MR > MC
11
8. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lơi nhuận tại:
a. MR = 0 b. AVCmin
c. ATCmin d. Không câu nào đúng
9. Phát biểu nào dưới đây đúng với doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền?
a. Sản phẩm là đồng nhất
b. Sản phẩm không có hàng hóa thay thế
c. Sản phẩm đô ̣c quyền
d. Sản phẩm khác biệt
10. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sản xuất sản lượng tại:

a. MR = 0 b. MR = MC c. MR < MC d. MR >
MC

11. Phát biểu nào dưới đây không đúng với cạnh tranh độc quyền
a. Sản phẩm của các doanh nghiệp giống hệt nhau.
b. Sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thay thế cho nhau.
c. Doanh nghiệp sản xuất sản lượng tại chi phí cận biên bằng doanh thu cận
biên.
d. Các doanh nghiệp luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận.
12. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa doanh thu tại:
a. MR = 0 b. MR < MC
c. MR > MC d. Không câu nào đúng
13. Khi đường cầu của doanh nghiệp trùng với đường cầu thị trường thì cấu trúc thị
trường đó là:
a. Cạnh tranh hoàn hảo b. Đô ̣c quyền
c. Đô ̣c quyền tập đoàn d. Cạnh tranh đô ̣c quyền
14. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đóng cửa sản xuất khi:
a. P > ATCmin b. P < ATCmin
c. AVCmin< P < ATCmin d. Không câu nào đúng
15. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hòa vốn tại:
a. P > ATCmin b. P = ATCmin
c. P < ATCmin d. AVCmin< P < ATCmin
16. Đối với doanh nghiệp độc quyền:
a. Đường cung của doanh nghiệp là đường chi phí cận biên
b. Đường cung của doanh nghiệp là đường chi phí biến đổi bình quân
c. Không có đường cung
d. Không câu nào đúng
17. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có doanh thu bình quân bằng:
a. Tổng doanh thu chia tổng chi phí
12
b. Giá
c. Doanh thu nhận được khi thuê thêm mô ̣t đơn vị đầu vào
d. Doanh thu cận biên chia cho giá
18. Một doanh nghiệp chấp không có sức mạnh thị trường tức là:
a. Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hơn
b. Không thể tác đô ̣ng đến giá bán sản phẩm của doanh nghiệp
c. Quy mô thị trường nhỏ
d. Phải chấp nhận giá được đưa ra bởi doanh nghiệp đô ̣c quyền
19. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có doanh thu cận biên bằng:

a. Giá b. Tổng doanh thu c. Doanh thu bình quân d. Cả a và


c
20. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đóng cửa sản xuất khi giá:
a. Lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
b. Nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
c. Lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu.
d. Nhỏ hơn doanh thu bình quân tối thiểu.
21. Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng tại mức giá bằng chi
phí bình quân, thì doanh nghiệp:
a. Nên đóng cửa b. Đang hòa vốn
c. Có lợi nhuận d. Bị lỗ
22. Điểm đóng cửa của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Chi phí cận biên tối thiểu.
b. Chi phí cố định bình quân tối thiểu.
c. Chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
d. Chi phí bình quân tối thiểu.
23. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là:
a. Đường chi phí cố định trung bình b. Đường giá
c. Đường chi phí biến đổi trung bình d.Không câu nào đúng
24. Đặc điểm của thị trường độc quyền bán là:
a. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh
b. Chỉ có mô ̣t doanh nghiệp duy nhất c. Có nhiều sản phẩm thay
thế
d. Có duy nhất mô ̣t người mua
25. "Chi phí cận biên bằng giá" là quy tắc tối đa hóa lợi nhuận cho cấu trúc thị
trường:
a. Cạnh tranh hoàn hảo b. Đô ̣c quyền tập đoàn
c. Cạnh tranh đô ̣c quyền d. Đô ̣c quyền
13
26. So với cạnh tranh, độc quyền bán:
a. Đặt giá cao hơn, bán ít sản lượng hơn
b. Đặt giá thấp hơn, bán ít sản lượng hơn
c. Đặt giá cao hơn, bán nhiều sản lượng hơn
d. Đặt giá thấp hơn, bán nhiều sản lượng hơn
27. Nếu đường cầu của doanh nghiệp là đường nằm ngang thì doanh thu cận biên của
doanh nghiệp:
a. Nhỏ hơn giá của sản phẩm. b. Bằng giá của sản phẩm.
c. Lớn hơn giá của sản phẩm. d. Không thể xác định được

14
Bài tập
Chương 2: Cung - Cầu hàng hóa
Bài 1
Tình hình cung cầu của hàng hóa A trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 65 70 75 80 85

Lượng cầu (tấn) 140 130 120 110 100

Lượng cung (tấn) 110 115 120 125 130


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, áp dụng khoa học kỹ thuật làm cung hàng hóa A tăng 2 tấn ở mỗi mức
giá. Xác định trạng thái cân bằng mới của thị trường.
Bài 2
Tình hình cung cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 55 60 65 70 75

Lượng cầu (tấn) 350 330 310 290 270

Lượng cung (tấn) 250 280 310 340 370


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa.
c. Giả sử, áp dụng khoa học kỹ thuật làm cung hàng hóa X tăng 10% ở mỗi mức giá.
Xác định trạng thái cân bằng mới của thị trường.
Bài 3
Tình hình cung cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 50 52 54 56 58

Lượng cầu (tấn) 100 90 80 70 60

Lượng cung (tấn) 64 72 80 88 96


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa X tăng 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới của thị
trường.

15
Bài 4
Tình hình cung cầu của hàng hóa Y trên thị trường như sau:
P (USD/kg) 50 52 54 56 58

Lượng cầu (tấn) 40 38 36 34 32

Lượng cung (tấn) 30 33 36 39 42


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, do biến đô ̣ng thị trường làm cầu hàng hóa Ygiảm 5% ở mỗi mức giá. Xác
định trạng thái cân bằng mới của thị trường.
Bài 5
Tình hình cung cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 40 50 60 70 80

Lượng cầu (tấn) 140 135 130 125 120

Lượng cung (tấn) 126 128 130 132 134


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa X giảm 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường.
Bài 6
Tình hình cung cầu của hàng hóa A trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 40 44 48 52 56

Lượng cầu (tấn) 80 72 64 56 48

Lượng cung (tấn) 60 72 84 96 108


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa A giảm 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường
Bài 7
Tình hình cung cầu của hàng hóa A trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 20 22 24 26 28

Lượng cầu (tấn) 56 53,2 50,4 47,6 44,8

Lượng cung (tấn) 42 46.2 50.4 54.6 58.8

16
a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa A giảm10% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường
Bài 8
Tình hình cung cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (USD/kg) 20 30 40 50 60

Lượng cầu (tấn) 42 35 28 21 14

Lượng cung (tấn) 19,6 23,8 28 32,2 36,4

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa X giảm 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường.
Bài 9
Tình hình cung cầu của hàng hóa Y trên thị trường như sau:

P (USD/kg) 22 24 26 28 30

Lượng cầu (tấn) 42 39,2 36,4 33,6 30,8

Lượng cung (tấn) 28 32,2 36,4 40,6 44,8

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, do biến đô ̣ng thị trường làm cầu hàng hóa Y tăng 5% ở mỗi mức giá. Xác
định trạng thái cân bằng mới của thị trường.
Bài 10
Tình hình cung cầu của hàng hóa Z trên thị trường như sau:
P (USD/kg) 20 22 24 26 28

Lượng cầu (tấn) 36 33,6 31,2 28,8 26,4

Lượng cung (tấn) 24 27,6 31,2 34,8 38,4

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, do biến đô ̣ng thị trường làm cầu hàng hóa Z tăng 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác
định trạng thái cân bằng mới của thị trường.
17
Bài 11
Tình hình cung cầu của hàng hóa A trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 25 30 35 40 45

Lượng cầu (tấn) 180 165 150 135 120

Lượng cung (tấn) 130 140 150 160 170


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa A giảm 5% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường
Bài 12
Giả sử cung cầu hàng hóa X trên thị trường được cho như sau:
P (USD/chiếc) 100 120 140 160 180

Lượng cầu (triệu chiếc) 350 330 310 290 270

Lượng cung (triệu chiếc) 250 280 310 340 370


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa X giảm 10 triệu chiếc ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân
bằng mới của thị trường
Bài 13
Giả sử cung cầu hàng hóa X trên thị trường được cho như sau:
P (USD/chiếc) 50 60 70 80 90
Lượng cầu (triệu chiếc) 175 165 155 145 135

Lượng cung (triệu chiếc) 125 140 155 170 185


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa X giảm 5 triệu chiếc ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân
bằng mới của thị trường
Bài 14
Giả sử cung cầu hàng hóa Y trên thị trường được cho như sau:
P (USD/kg) 25 30 35 40 45

Lượng cầu (tấn) 35 33 31 29 27

Lượng cung (tấn) 25 28 31 34 37

18
a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa Y tăng 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường.
Bài 15
Giả sử cung cầu hàng hóa Z trên thị trường được cho như sau:
P (USD/kg) 25 30 35 40 45

Lượng cầu (tấn) 36 33 30 27 24

Lượng cung (tấn) 26 28 30 32 34


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa Z tăng 5% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường.
Bài 16
Giả sử cung cầu của mô ̣t mặt hàng trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 18 20 22 24 26

Lượng cầu (tấn) 145 140 135 130 125

Lượng cung (tấn) 121 128 135 142 149


a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.
b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa này tăng 2 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường.
Bài 17
Giả sử cung cầu hàng hóa A trên thị trường được cho như sau:

P (USD/kg) 16 18 20 22 24

Lượng cầu (triệu tấn) 33 30 27 24 21

Lượng cung (triệu tấn) 23 25 27 29 31

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa A giảm 3% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường.
Bài 18
19
Giả sử cung cầu hàng hóa Y trên thị trường được cho như sau:

P (nghìn đồng/kg) 25 30 35 40 45

Lượng cầu (nghìn tấn) 60 55 50 45 40

Lượng cung (nghìn tấn) 46 48 50 52 54

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa Y tăng 0,5 tấn ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng
mới của thị trường.
Bài 19
Giả sử cung cầu hàng hóa Z trên thị trường như sau:
P (nghìn đồng/kg) 10 12 14 16 18

Lượng cầu (tấn) 112 108 104 100 96

Lượng cung (tấn) 94 96 98 100 102

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cầu hàng hóa Z giảm 2% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường.
Bài 20
Giả sử cung cầu hàng hóa Y trên thị trường như sau:

P (nghìn đồng/kg) 20 22 24 26 28

Lượng cầu (nghìn tấn) 56 54 52 50 48

Lượng cung (nghìn tấn) 42 47 52 57 62

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu.


b. Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Vẽ hình minh họa
c. Giả sử, cung hàng hóa Y tăng 3% ở mỗi mức giá. Xác định trạng thái cân bằng mới
của thị trường.

20
Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Bài 1

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí:
2
TC = Q + 4Q + 324
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,ác chi phí bình quân
tính bằng USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC.
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 70 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng hòa vốn của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 2Q + 169
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm, giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 60 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng hòa vốn của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 4Q + 121
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 80 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng hòa vốn của doanh nghiệp.
Bài 4
Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC=Q +3Q+81
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm, giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC

21
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 50 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng đóng cửa của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 4Q + 144
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm, giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 80 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng hòa vốn của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 3Q + 121
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 120 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng sinh lời của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 3Q + 100
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 80 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng đóng cửa của doanh nghiệp.
Bài 8
Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 5Q + 225
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC

22
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 105 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 3Q + 400
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 110 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định giá và mức sản lượng đóng cửa của doanh nghiệp.

Mô ̣t doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
2
TC = Q + 2Q + 256
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường chi phí: AFC, ATC, AVC, MC
b. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp cần sản xuất để đạt lợi nhuận lớn nhất khi
giá bán trên thị trường là 70 (USD/sản phẩm). Tính lợi nhuận đạt được.
c. Xác định ngưỡng sinh lời của doanh nghiệp.
Thị trường độc quyền
Bài 1
2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí: TC = 0,5Q + 4Q + 60
Đường cầu về sản phẩm là: P = 50 – 0,5Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MR, MC
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.
Bài 2
2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 2Q +
100. Và hàm cầu của doanh nghiệp là: P = 60 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
23
a. Viết phương trình các đường chi phí MR, MC.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 4Q + 289.
Và hàm cầu có dạng: P = 100 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 2Q + 100.
Và hàm cầu có dạng: P = 50 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 3Q + 120.
Và hàm cầu có dạng: P = 45 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.
Bài 6
2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 2Q + 120.
24
Và hàm cầu có dạng: P = 100 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 3Q + 220.
Và hàm cầu có dạng: P = 55 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 4Q + 300.
Và hàm cầu có dạng: P = 120 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.
Bài 9
2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 6Q + 150.
Và hàm cầu có dạng: P = 60 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

25
Bài 10
2
Mô ̣t doanh nghiệp đô ̣c quyền có hàm tổng chi phí:TC = Q + 3Q + 320.
Và hàm cầu có dạng: P = 75 - Q
(trong đó: sản lượng tính bằng nghìn sản phẩm,các chi phí bình quân tính bằng
USD/sản phẩm,giá tính bằng USD/sản phẩm)
a. Viết phương trình các đường MC, MR.
b. Xác định mức giá và sản lượng tối ưu để doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất. Tính
lợi nhuận lớn nhất đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp đạt doanh thu lớn nhất. Tính doanh
thu lớn nhất đó.

26

You might also like