You are on page 1of 9

BÀI 5&6 Sự can thiệp của chính phủ và thặng dư

I. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Can thiệp bằng công cụ giá
- Giá sàn:
 Mức giá thấp nhất không được phép thấp hơn do Chính phủ quy định
 Nhằm bảo vệ lợi ích người sản xuất
 Psàn > Pcân bằng
 Gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường.

- Thuế đánh vào nhà sản xuất t/sảnphẩm

- Cầu hoàn toàn co giãn theo giá, thì


người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ
khoản thuế
- Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá,
thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn
bộ khoản thuế
2. Can thiệp bằng công cụ trợ cấp

II. THẶNG DƯ
1. Thặng dư tiêu dùng (CS)
- Là giá trị mà người tiêu dùng thu lợi từ việc tham gia trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
- Được đo bằng sự chênh lệch giữa mức giá cao nhất mà người mua sẵn lòng trả với giá thực tế mà họ
phải trả (giá bán trên thị trường).
- Ví dụ: Tổng thặng dư tiêu dùng: Diện tích dưới đường cầu và trên đường giá

2. Thặng dư sản xuất (PS)


- Là giá trị mà người sản xuất thu lợi từ việc tham gia trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
- Được đo bằng sự chênh lệch giữa mức giá thấp nhất mà người bán sẵn lòng bán với giá bán thực tế
trên thị trường.
- Ví dụ: Tổng thặng dư sản xuất: Diện tích dưới đường giá và trên đường cung

3. Hiệu quả thị trường


- Tổng thặng dư = (Thặng dư tiêu dùng - Thặng dư sản xuất)
- Thặng dư tiêu dùng = (Giá trị người tiêu dùng nhận được – Khoản phí người tiêu dùng phải trả).
- Thặng dư sản xuất = (Giá trị người sản xuất nhận được – Chi phí người sản xuất phải chịu).
- Mà: Khoản phí người tiêu dùng phải trả = Giá trị người sản xuất nhận được.
 Tổng thặng dư = (Giá trị người tiêu dùng nhận được - Chi phí người sản xuất phải chịu)
 Tổng thặng dư trên thị trường là tổng giá trị người mua hàng nhận được (được đo bằng mức sẵn lòng
chi trả) trừ đi chi phí người bán phải chịu để cumng cấp hàng hoá đó.
4. Đánh giá cân bằng thị trường
- Thị trường tự do phân phối cung HH đến những người mua đánh giá HH cao nhất (có mức sẵn lòng
chi trả cao nhất)
- Thị trường tự do phân phối cầu HH đến những người bán có thể sản xuất mặt hàng đó ở mức chi phí
thấp nhất.
- Thị trường tự do tạo ra mức sản lượng HH tối đa hoá tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng.

BÀI 7. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng


I. Sở thích của người tiêu dùng và đường bàng quan
1. Một số giả thiết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng (Người TD)
- Sở thích hoàn chỉnh
Người TD luôn sắp xếp được các lô hàng theo thứ tự ưa thích
- Sở thích có tính chất bắc cầu
Nếu A được ưa thích hơn B và B được ưa thích hơn C => A được ưa thích hơn C
- Người TD luôn thích nhiều hơn là thích ít
2. Lợi ích (độ thỏa dụng) và lợi ích cận biên (độ thỏa dụng cận biên)
- Khái niệm Lợi ích:
o Lợi ích (U) chỉ sự hài lòng, thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ
o Tổng lợi ích (TU): Tổng sự hài lòng, thỏa mãn khi tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ
nhất định
o Hàm tổng lợi ích TU = f(X,Y)
o Ví dụ: TU = X.Y hoặc TU = 3X + 2Y

- Lợi ích cận biên (MU): Lợi ích cận biên là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm một
đơn vị hàng hóa hay dịch vụ.
-Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
o Nội dung: ”Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa
đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một giai đoạn nhất định (với đk giữ nguyên mức tiêu
dùng các hàng hoá khác).”
o Do quy luật tác động nên khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một loại hàng hóa, tổng lợi
ích sẽ tăng lên nhưng tốc độ tăng ngày càng chậm và sau đó giảm.
o Ý nghĩa: Không nên tiêu dùng quá nhiều một mặt hàng nào đó trong ngắn hạn.
- Mối quan hệ giữa MU và giá cả hàng hoá:
o MU của hàng hóa dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao
hơn;
o MU giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi (người tiêu dùng trả giá càng thấp);
o Khi MU = 0, người tiêu dùng không mua thêm một đơn vị hàng hóa nào nữa, đường cầu
(D) phản ánh quy luật MU giảm dần: MU ≡ D.
o Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu (D) dốc xuống.
- Thặng dư của người tiêu dung (CS):
o Thặng dư tiêu dùng (CS) là phần chênh lệch giữa lợi ích cận biên (MU) nhận được từ
việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa dịch vụ với giá thực tế (P) mà người tiêu dùng
phải trả khi mua đơn vị hàng hóa, dịch vụ đó. CS/đvsp = MU – P
o CS/toàn bộ sp : phản ánh sự chênh lệch giữa tổng lợi ích (TU) thu được với tổng chi tiêu
(TC) để đạt tổng lợi ích đó.
CS/toàn bộ sp = TU – TC = SABE
3. Đường bàng quang
- Các rổ hàng
o Một rổ hàng là tập hợp của một hay nhiều loại hàng với số lượng cụ thể
o Một rổ hàng này có thể được ưa thích hơn rổ hàng khác do có sự kết hợp các loại hàng
hoá khác nhau với số lượng khác nhau

- Khái niệm về Đường bàng quan : Đường bàng quan (U) là tập hợp các kết hợp khác nhau của
các hàng hoá – dịch vụ (rổ hàng hóa) cùng tạo nên mức thoả mãn như nhau cho người tiêu dùng
(hay mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng)
Đường bàng quan có dạng lồi về phía gốc tọa độ do tác động của quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng:
Khái niệm :
o Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y (MRSX/Y) cho biết lượng hàng
hóa Y mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có thể có thêm một đơn vị hàng hóa X mà
lợi ích trong tiêu dùng không thay đổi.
o Ví dụ: MRSX/Y = 2
o MRSX/Y được xác định bằng độ dốc của đường bàng quan
II. Khả năng của người tiêu dùng (đường ngân sách):
1. Đường ngân sách
Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các điểm mô tả các phương án kết hợp tối đa về hàng
hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có thể mua được với mức ngân sách nhất định và giá cả của
hàng hóa hay dịch vụ là biết trước
2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách (khi giá không đổi)

3. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách (khi thu nhập không đổi)

III. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng
1. s
- Kết hợp hàng hoá tối ưu cho NTD phải thoả 2 điều kiện:
o Muốn có lợi ích lớn nhất: lựa chọn nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất có thể;
o Do giới hạn ngân sách: phải là tập hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua được

- Nguyên tắc lựa chọn trong trường hợp tiêu dùng nhiều loại hàng hóa:
o Một người tiêu dùng có số tiền là I sử dụng để mua các loại hàng hóa là X,Y,Z,... với giá
tương ứng là PX, PY, PZ,...
o Điều kiện cần và đủ để một người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng khi có một mức
ngân sách nhất định I0:

- Nguyên tắc lựa chọn - nguyên tắc cân bằng biên:


o Để đạt được lợi ích tối đa, người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách có hạn của mình để
mua các loại hàng hoá và dịch vụ với số lượng mỗi thứ sao cho lợi ích biên mỗi đồng chi
tiêu cho các hàng hoá, dịch vụ khác nhau phải bằng nhau.
o Điều này gọi là “nguyên tắc cân bằng biên”.
2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi ngân sách thay đổi : Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập
thay đổi, giá cả không đổi

3. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi giá cả


Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi, thu nhập không đổi

You might also like