You are on page 1of 2

Họ và tên : Hoàng Hiếu Thùy

Mã sv : 2173401010907
Lớp : 71K21QTKD19

NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT TRÊN LỚP 22/10


Câu 1: Hữu dụng là ( U)
 Hữu dụng (còn gọi là thỏa dụng hay lợi ích): Là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận
được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
 Hữu dụng mang tính chủ quan.
 Đơn vị đo lường là đơn vị hữu dụng ( đvhd)
Câu 2: Tổng hữu dụng, TU:
 Là tổng mức thỏa mãn mà người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng một số lượng sản
phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.
 TU phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng:
- Ban đầu Q↑→TU↑
- Sau đó Q↑→TUmax
- Tiếp tục Q↑→ TU↓
Câu 3: Trong kinh tế, hữu dụng biên (marginal utility – MU) là một thước đo giá trị hay sự
thỏa mãn người tiêu dùng đạt được từ việc tiêu dùng một sản phẩm nào đó. Theo nguyên tắc
chung, MU bằng sự thay đổi trong tổng hữu dụng chia cho lượng hàng hóa được tiêu dùng.[1]
MU thường được hiểu là mức hữu dụng một người sẽ nhận được từ mỗi đơn vị hàng hóa được
tiêu dùng thêm.
• là phần hữu dụng tăng thêm trong tổng hữu dụng
• khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm
• trong mỗi đơn vị thời gian
∆ TU
• với điều kiện các yếu tố khác không đổi MUx =
∆X
dTU
MUx =
dX

• Nếu hàm TU là liên tục, thì MU là đạo hàm bậc nhất của TU
• Trên đồ thị, MU là độ dốc của đường TU
Câu 4: Qui luật hữu dụng biên giảm dần ( Diminishing Marginal Ultility)
✓ Khi sử dụng ngày càng nhiều số lượng sản phẩm X
✓ trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian
✓ thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần.
Câu 5: mối quan hệ giũa MU và TU
- Khi sử dụng thêm sản phẩm thứ i mà người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy hữu dụng (MU >
0), vẫn tiếp tục góp phần làm tổng hữu dụng tiếp tục tăng
- Khi sử dụng đến sản phẩm thứ n, thì người tiêu dùng cảm thấy bão hòa, chẳng còn hữu
dụng (MU = 0), thì tổng hữu dụng đạt tối đa (TU max – cân bằng tiêu dùng).
- Khi sử dụng thêm sản phẩm thứ m, người tiêu dùng lại trở nên khó chịu, chán ngán (MU
< 0), thì tổng hữu dụng sẽ giảm (TU giảm).
Câu 6:
- Đường đẳng ích/bàng quan – U là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm cùng
mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng.
- Đường đẳng ích có 3 đặc điểm:
● Dốc xuống về bên phải, điều này phản ánh thực tế của người tiêu dùng là khi
giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này, thì phải tang lượng tiêu thụ sản phẩm kia
để tổng hữu dụng không đổi.
● Các đường đẳng ích không cắt nhau.
● Lối về phía gốc O: Độ dốc của đường đẳng ích thể hiện tỷ lệ mà người tiêu
dùng muốn đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ
lệ thay thế biên (MRS).
● Trên đồ thị MRS là độ dốc của đường đẳng ích
Câu 7:
- Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người
tiêu dùng có thể mua được, với cùng một mức chi tiêu và giá các sản phẩm đã cho.
- Phương trình đường ngân sách:
X.Px + Y.Py = I
I Px
Hay: Y = − .X
Py Py
Với: X: lượng sản phẩm X được mua
Y: lượng sản phẩm Y được mua
Px: giá sản phẩm X
Py: giá sản phẩm Y
I: thu nhập của người tiêu dùng
- Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa 2 sản phẩm (Px/Py), thể hiện tỷ lệ phải
đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường, mua tang mua 1 sản phẩm này phải giảm
tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi.

You might also like