You are on page 1of 2

Họ và tên SV: CÔNG TUỆ MẪN MSSV: 2173201080452

CÂU HỎI ÔN TẬP E-LEARNING

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Câu 1. Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng mô tả cách thức người tiêu dùng ra quyết định
về việc phân phối thu nhập để chi mua các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau
nhằm mục đích tối đa hóa thỏa mãn của họ.
Câu 2. Hữu dụng (thỏa dụng/lợi ích) là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu
dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hữu dụng mang tính chất chủ quan.
Câu 3. Tổng hữu dụng (TU) của một sản phẩm thể hiện tổng mức thỏa mãn mà người tiêu dùng
đạt được khi tiêu thụ một số lượng nhất định sản phẩm đó trong mỗi đơn vị thời gian.
Câu 4. Hữu dụng biên (MU) của một hàng hóa thể hiện phần hữu dụng thay đổi trong tổng hữu
dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng, trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các
yếu tố khác không đổi)

Câu 5. Trên đồ thị, hữu dụng biên MU là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU.

Câu 6. Khi sử dụng ngày càng nhiều số lượng của một sản phẩm, thì hữu dụng biên của sản
phẩm sẽ giảm dần.

Câu 7. Theo quy luật hữu dụng biên giảm dần, khi tăng tiêu dùng một sản phẩm có hữu dụng
biên dương, thì tổng hữu dụng sẽ tăng lên với tốc độ giảm dần.
Câu 8. Ba giả thiết khi phân tích sở thích trong lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng gồm:
-Sở thích của người tiêu dùng có tính hoàn chỉnh.
-Người tiêu dùng sẽ thích có nhiều hàng hóa hơn là có ít hàng hóa.
-Sở thích có tính bắc cầu.

Câu 9. Đường đẳng ích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 sản phẩm có mức thỏa mãn
bằng nhau (không đổi).

Câu 10. Độ dốc của đường đẳng ích (được gọi là tỷ lệ thay thế biên), phản ánh tỷ lệ thay thế
1
giữa 2 hàng hoá.

Câu 11. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng – MUx/MUy, là tỷ lệ hữu dụng biên giữa 2 sản phẩm.

Câu 12. Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 sản phẩm mà người tiêu
dùng có thể mua được với giá sản phẩm cho trước và thu nhập bằng nhau (không đổi).

Câu 13. Độ dốc của ngân sách bằng – Px/Py, là tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm hay là giá tương
đối của 2 loại hàng hoá.

Câu 14. Một người tiêu dùng có đường ngân sách tương ứng với mức thu nhập hàng tháng là
10 triệu đồng. Người này không thể nào tiêu dùng tại một điểm nằm bên phải của đường ngân
sách vì lý do điểm đó nằm ngoài khả năng chi trả của người đó.

Câu 15. Khi thu nhập của một người tiêu dùng tăng lên, thì đường ngân sách của người này sẽ
dịch chuyển song song sang phải.

Câu 16. Theo nguyên tắc lựa chọn tiêu dùng để tối đa hóa hữu dụng, để đạt được tổng hữu
dụng tối đa, người tiêu dùng sẽ phân bổ số tiền dùng để mua hai hàng hoá nào đó sao cho hữu
dụng biên tính trên 1 đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm phải bằng nhau.

Câu 17. Phối hợp tối ưu là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích. Tại đó, thì độ
dốc đường đẳng ích bằng độ dốc đường ngân sách.

Câu 18. Một người tiêu dùng đã chi hết khoản thu nhập của mình để mua hai loại sản phẩm X
và Y; với phương án tiêu dùng hiện tại, thì MUx/Px < MUy/Py. Để đạt tổng hữu dụng tối đa,
người này nên mua sản phẩm X ít hơn và mua sản phẩm Y nhiều hơn.

______ Hết ______

You might also like