You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Lý do nghiên cứu khu vực công là gì?


- Để hiểu được chính phủ vận hành như thế nào, hiểu được nguyên tắc kinh tế khi vực
công để xây dựng một chính phủ hiệu quả hơn.
Câu 2: Hiểu được khu vực công chúng ta có thể hiểu được gì?
- Hiểu được khu vực công chúng ta có thể hiểu được hoạt động gì được thực hiện bởi
chính phủ và hoạt động gì nên để cho thị trường.
Câu 3: Tiêu thức cơ bản để phân biệt cụ thể nhất giữa khu vực công và khu vực tư
là gì?
- Là hoàn toàn dựa vào tính chất sở hữu và quyền lực chính trị.
Câu 4: Quy luật khan hiếm là gì?
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn với nguồn lực hữu hạn của mỗi cá nhân, hộ gia đình,
công ty, quốc gia.
Câu 5: Hệ quả của quy luật khan hiếm là gì?
- Phải lựa chọn giữa nhu cầu và phân bổ nguồn lực.
Câu 6: Phân biệt giữa khu vực công và khu vực tư
- Khu vực công phản ánh hoạt động kinh tế, chính trị được tiến hành bởi nhà nước. Khu
vực tư phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định.
Câu 7: Chính quyền được tổ chức thành 3 bộ phận riêng biệt nào? Chức năng các
bộ phận đó như thế nào?
- Chính quyền được tổ chức thành 3 bộ phận riêng biệt được phân công 1 nhiệm vụ nhất
định: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Câu 8: Các đơn vị nào được nhà nước cấp vốn hoạt động?
- Các đơn vị thuộc hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước.
Câu 9: Trình bày hệ thống các cơ quan công quyền
- Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công
Câu 10: Có những hoạt động không thể lấy sự tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu phân
bổ là gì?
- Có những hoạt động không thể lấy sự tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu phân bổ như công
bằng và ổn định kinh tế.
Câu 11: Cơ sở hình thành nền kinh tế hỗn hợp là gì?
- Cơ sở hình thành nền kinh tế hỗn hợp là áp dụng cơ chế phi thị trường của chính phủ để
điều tiết cách thức phân bổ của thị trường, khắc phụ thất bại của thị trường, công bằng và
ổn định kinh tế.
Câu 12: Tài chính công tiếp cận theo nghĩa hẹp là gì?
- Là lĩnh vực kinh tế học liên quan đến những hoạt động thu, chi của chính phủ.
Câu 13: Phân biệt: phương pháp thực chứng - chuẩn tắc
- Phương pháp thực chứng: phân tích hậu quả của chính sách. Phương pháp chuẩn tắc:
đánh giá, xem xét chính sách đó.
Câu 14: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là gì?
-Là chi tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng
thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Câu 15: Hiệu ứng chèn lấn kinh tế là gì?
- Hiệu ứng chèn lấn kinh tế khi chính phủ mở rộng vay nợ do nguồn tiết kiệm không đủ
tài trợ cho nhu cầu đầu tư.
-Hiệu ứng chèn lấn kinh tế dẫn đến hiệu ứng chèn lấn hoạt động xuất khẩu do chính phủ
mở rộng vay nợ dẫn đến làm gia tăng lãi suất đồng nội tệ.
Câu 16: Tại sao chính phủ phải tham gia vào điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội?
- Phân bổ các nguồn lực tài chính, huy động các nguồn lực xã hội tài trợ nhu cầu chi tiêu
và công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế- xã hội.
- Sự quan tâm của chính phủ đến quy mô chiếc bánh kinh tế: tái phân phối thu nhập, …
- Hoạt động thu chi của chính phủ phải nhắm đến tối đa hoá hiệu quả của nền kinh tế:
nguồn lực giới hạn, lợi ích và chi phí, hài hoà lợi ích khu vực công và khu vực tư, chức
năng giám sát.
Câu 17: Tại sao sự tái phân bổ dẫn đến mất hiệu quả? Tại sao khi tái phân bổ từ
người này cho người khác dẫn đến quy mô tổng thể của chiếc bánh kinh tế giảm
xuống?
- Chưa đảm bảo tính công bằng (bất bình đẳng giữa các thế hệ, giới tính và tình trạng
kinh tế).
- Nhiều chính sách để tái phân phối.
- Chi phí hành chính.
Câu 18: Nguyên nhân vì sao theo quy luật khan hiếm yêu cầu nền kinh tế phải chấp
nhận thị trường cạnh tranh?
- Do nguốc lực quốc gia là hữu hạn.
Câu 19: Hàm thoả dụng là gì?
- Một hàm số toán học phản ánh tập hợp các sở thích của các cá nhân, tuỳ thuộc vào
nguồn lực sẵn có của họ.
Câu 20: Giới hạn ngân sách phản ánh gì?
- Số lượng nguồn lực mà các cá nhân có thể mua sắm một khối lượng hàng hoá nhất định.
Câu 21: Sự không thoả mãn là gì?
- Có nhiều hàng hoá tốt hơn so với không có hàng hoá nào.
Câu 22: Đường bàng quan (IC) là gì?
- Tập hợp tất cả các nhóm tiêu dùng hàng hoá tỏng đó các cá nhân có cùng mức thoả
dụng.
- Là điểm A và điểm B không khác biệt do thích nhất lựa chọn C.
- Cùng nằm trên đường bàng quan thì mức độ thoả dụng như nhau.
- Lý do thờ ơ đối với các nhóm hàng họ tiêu dùng là do nhóm hàng hoá có mức thoả dụng
như nhau.
Câu 23: Nếu đường bàng quan luôn dốc lên thì vì phạm giả thiết gì?
- Càng có nhiều càng tốt.
Câu 24: Độ thoả dụng là gì?
- Chỉ sự hài lòng, thoả mãn khi tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ.
Câu 25: Thoả dụng biên (lợi ích cận biên) phản ánh gì?
- Phản ánh mức thoả dụng tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá.
Câu 26: Độ dốc đường bàng quan phản ánh gì?
- Tỷ lệ đánh đổi giữa hai loại hàng hoá để đảm bảo lợi ích không đổi (vì cả 2 lựa chọn
đều nằm trên đường bàng quan).
Câu 27: Tỉ lệ thay thế biên là gì?
- Là tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi một hàng hoá này để lấy hàng hoá khác.
- MRS là độ dốc của đường bàng quan (giảm dần).
−P¿
- Tỉ lệ thay thế biên: độ dốc của đường ngân sách: P
q

Câu 28: Hiệu ứng thu nhập là gì?


- Khi có sự thay đổi thu nhập thực tế của người tiêu dùng do có sự biến động của giá
hàng hoá. Sự giảm giá hàng hoá thường dẫn tới lượng cầu về nó cao hơn. Một phần mức
tăng này có nguyên nhân ở hiệu ứng thu nhập, tức tác động của sự gia tăng sức mua, khi
giá cả giảm.
Câu 29: Điều kiện người tiêu dùng đạt mục tiêu tối đa hoá thoả dụng?
- Điều kiện ràng buộc: xPx= yPy
MU X MU Y
- Điều kiện tối đa hoá thoả dụng: =
PX PY
Câu 30: Công bằng là khái niệm mang tính gì?
- Chuẩn tắc
Câu 31: Công bằng theo chiều ngang là gì?
- Các chính sách trợ cấp của chính phủ và điều tiết của chính phủ không được phân biệt
đối xử giữa các đối tượng có điều kiện kinh tế hay xã hội như nhau.
Câu 32: Tác động thay thế là gì?
- Giữ nguyên mức thoả dụng, sự gia tăng giá cả của một hàng hoá luôn luôn dẫn đến làm
cho người tiêu dùng lựa chọn ít hàng hoá đó hơn.
Câu 33: Tác động thu nhập là gì?
- Một sự gia tăng giá cả sẽ làm cho người tiêu dùng nghèo đi, dẫn đến chọn lựa ít hơn các
loại hàng hoá.
Câu 34: Kinh tế học phúc lợi có đặc điểm gì?
- Lấy phúc lợi xã hội làm tâm điểm nghiên cứu thông qua đánh giá về độ thoả dụng và
thuộc về tiêu chí chuẩn tắc, đối tượng nghiên cứu là hiệu quả và công bằng, mọi chính
sách công của nhà nước phải phản ánh được sự lựa chọn chung của toàn thể dân chúng.
Câu 35: Hiệu quả là tiêu chí chuẩn tắc dùng để làm gì?
- Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lực của các cá nhân, tạo ra kết quả mong đợi với chi
phí thấp nhất.
Câu 36: Hiệu quả Pareto để xác lập tính hiệu quả trong phân bổ đạt được khi nào?
- Khi không có cách nào tổ chức lại quá trình sản xuất hay tiêu dùng để có thể tăng thêm
đọ thoả dụng của người này mà không làm giảm mức độ thoả dụng của người khác.
Câu 37: Khi giá cả thay đổi, có thể gây ra 2 tác động gì?
- Khi giá cả thay đổi có thể gây ra 2 tác động về thu nhập và thay thế.
Câu 38: Hàng hoá công là gì?
- Là loại hàng hoá mà bất kỳ chủ thể nào đầu tư đều mang lại lợi ích cho mọi người trong
1 nhóm lớn hơn.
Câu 39: Phân loại hàng hoá công
- Hàng hoá công thuần tuý và hàng hoá công không thuần tuý.
Câu 40: Hàng hoá công thuần tuý có đặc tính gì?
- Hàng hoá công thuần tuý có đặc tính tiêu dùng chung và không có cạnh tranh trong tiêu
tiêu dùng, khi tăng thêm một người tiêu dùng hàng hoá công sẽ không làm giảm đi lợi ích
của những người tiêu dùng hiện có và chi phí đáp ứng đòi hỏi của các đối tượng tiêu
dùng tăng thêm là 0
Câu 41: Đối với mỗi loại hàng hoá công nhất định, mỗi người có thể nhận đinh như
thế nào?
- Đối với mỗi loại hàng hoá công nhất định, mỗi người có thể nhận định khác nhau về giá
trị của nó.
Câu 42: Hàng hoá công thuần tuý có đặc tính không loại trừ trong tiêu dùng thể
hiện ra sao?
- Hàng hoá công thuần tuý có đặc tính không loại trừ trong tiêu dùng thể hiện không thể
loại trừ hoặc rất tốn kém để loại trừ 1 người nào đó tiêu dùng hàng hoá mà không chịu trả
tiền cho hành động tiêu dùng của mình.
Câu 43: Đường tổng cầu phản ánh gì?
- Đường tổng cầu phản ánh lợi ích xã hội biên (MSB) về tiêu dùng 1 mặt hàng hay còn
gọi là giá trị đối với xã hội về việc tiêu dùng mặt hàng đó.
Câu 44: Đường cung thị trường về 1 mặt hàng phản ánh gì?
- Phản ánh chi phí biên sản xuất kem. Trong thị trường hoàn hảo, đường cung này phản
ánh chi phí xã hội biên SMC sản xuất mặt hàng đó – chi phí đối với xã hội cho việc sản
xuất mặt hàng đó.
Câu 45: Điều kiện tối ưu cho việc tiêu dùng hàng hoá tư?
- Điều kiện tối ưu cho việc tiêu dùng hàng hoá: SMB=SMC
Câu 46: Đặc điểm cân bằng thị trường tư thể hiện như thế nào?
- Tại điểm cân bằng thị trường tư: SMB=SMC, đó cũng là điểm tối đa hoá hiệu quả xã
hội , giá trị biên của việc tiêu dùng thêm 1 đơn vị sản xuất (người tiêu dùng) bằng với giá
trị biên để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hoá đó.
Câu 47: Đối với hàng hóa công, tối ưu xã hội của người sản xuất khi nào?
- Đối với hàng hoá công, tối ưu xã hội của người sản xuất khi chi phí biên bằng với lợi
ích biên của tất cả tiêu dùng cộng lại.
Câu 48: Hàng hóa tư và Hàng hóa công khác nhau trong cạnh tranh ra sao?
- Hàng hoá tư có tính cạnh tranh, một khi có người nào đó tiêu dùng thì nó sẽ không còn
nữa. Hàng hoá công không có sự cạnh tranh, nó có thể tiêu dùng bởi tất cả mọi người.
Câu 50: Chi tiêu công là gì?
- Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý hành
chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ.
Câu 51: Thông qua các khoản chi tiêu công, nhà nước tái phân phối lại cho xã hội
những khoản gì?
- Thông qua các khoản chi tiêu công, nhà nước tái phân phối lại cho xã hội những khoản
thu nhập đã lấy đi của xã hội từ các khoản nộp thuế bằng việc cung cấp những hàng hoá
công cần thiết mà khu vực tư không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả.
Câu 52: Căn cứ vào tính chất kinh tế phân loại chi tiêu công?
- Căn cứ vào tính chất kinh tế: chi thường xuyên và chi đầu tư.
Câu 53: Chi thường xuyên là gì?
- Chi thường xuyên là các khoản chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động cua
các đơn vị khu vực công. Nó bao gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ, chi quản lý
cho các hoạt động.
Câu 54: Chi đầu tư phát triển là gì?
- Chi đầu tư phát triển là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của nhà nước.
Câu 55: Căn cứ quy trình lập ngân sách phân loại chi tiêu công?
- Căn cứ quy trình lập ngân sách: chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào và chi tiêu công
theo các yếu tố đầu ra.
Câu 56: Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào là gì?
- Dựa vào sự liệt kê các khoản mục mua sắm các phương tiện cần thiệt cho hoạt động của
các cơ quan đơn vị để qua đó nhà nước xác lập mức kinh phí tài trợ.
Câu 57: Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra là gì?
- Dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của
đơn vị.
Câu 58: Sự gia tăng chi tiêu công được đặt trên 2 nền tảng nào?
- Sự phát triển vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và sự thay đổi quan niệm tổng quát
về tài chính công.
Câu 59: Tại sao nhà nước cần có sự can thiệp và tham gia vào việc sản xuất những
loại hàng hoá công?
- Không có lời, nguồn lực thực hiện sản xuất quá lớn, người hưởng tự do không phải trả
tiền.
Câu 60: Nhà nước đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng
cho toàn xã hội để làm gì?
- Để đảm bảo mức sống tối thiểu của mỗi công dân.
Câu 61: Sự gia tăng chi tiêu công có thể là một giải pháp hữu hiệu để làm gì?
- Để vực dậy một nền kinh tế đang suy thoái.
Câu 62: Nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh thì giải pháp chi tiêu công hữu hiệu
là gì?
- Nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh thì cần cắt giảm quy mô chi tiêu công.
Câu 63: Trong chi tiêu công nên có giới hạn nhất định ra sao?
- Tiết kiệm, hạn chế như chi phí hành chính thuần tuý, những hoạt động của khu vực
công không hiệu ủa chuyển sang cho khu vực tư.
Câu 64: Chi tiêu công ngày càng có vai trò quan trọng ra sao?
- Chi tiêu công ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư khu vực tư
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự đầu tư của nhà nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển
hay công nghiệp hoá cho phần còn lại nền kinh tế.
Câu 65: Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế như thế nào?
- Với một khối lượng hàng hoá to lớn do nhà nước tiêu thụ trên thị trường làm tổng cầu
của xã hội được mở rộng.
Câu 66: Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
bằng cả 2 công cụ nào?
- Thuế và chi tiêu.
Câu 67: Đánh giá chi tiêu công là gì?
- Là việc đánh giá công tác hoạch định chính sách ngân sách và xây dựng thể chế.
Câu 68: Mục đích của đánh giá chi tiêu công là gì?
- Là giúp cho chính phủ sử dụng hiểu quả hơn các nguồn lực tài chính cũng thông qua ưu
tiên hoá các khoản chi tiêu nhằm đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát triển kinh tế
xã hội.
Câu 69: Nội dung đánh giá chi tiêu công là gì?
- Là một quá trình phân tích trên hai khía cạnh: mặt định tính và mặt định lượng.
Câu 70: Phân tích chương trình chi tiêu công làm sáng tỏ các vấn đề gì?
- Tạo ra loại hàng hoá gì, cần thiết hay không, lợi ích mang lại.
Câu 71: Phân tích thất bại của thị trường cần tập trung vào nội dung gì?
- Cần tập trung vào gắn kết nhu cầu chi tiêu để thực hiện chương trình với thất bại của thị
trường như: thất bại của cạnh tranh, sự thiếu hụt hàng hoá công, ngoại tác, thị trường
không hoàn hảo.
Câu 72: Các yếu tố can thiệp của chính phủ là gì để khắc phục các khuyết điểm của
thị trường?
- Trực tiếp tổ chức cung cấp toàn bộ hàng hoá công, trao quyền cho khu vực tư cung cấp
hàng hoá công, thực hiện đánh thuế, trợ cấp.

You might also like