You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH
DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ - NIN
Giảng viên giảng dạy : Nguyễn Văn Sáng
Mã lớp học phần : 24D1POL51002413 (Phòng B2 – 207)
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Lê Yến Nhi
Khóa - Lớp - Nhóm : K49 – Chiều Thứ 3 – Nhóm 2
Mã số sinh viên : 31231027029
Email : nhinguyen.31231027029@st.ueh.edu.vn

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 năm 2024


KIỂM TRA TỰ LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu hỏi: Hãy nêu quan điểm cá


nhân về vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất trong cung cấp các hàng hóa, dịch
vụ thiết yếu (điện, nước, giáo dục, y tế…) trong nền kinh tế thị trường định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Quy luật giá trị có ảnh hưởng như thế nào
đối với các hàng hóa, dịch vụ này?
 Lưu ý:
- Bài nộp trên LMS (nộp file)
- Ghi thông tin cá nhân đầy đủ (BUỔI HỌC, PHÒNG HỌC, NHÓM TT)
tránh nhầm lẫn
BÀI LÀM:
* Theo em, vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất trong cung cấp các hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu (điện, nước, giáo dục, y tế…) trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay là có vai trò vô cùng quan trọng và trách nhiệm
cao cả, cụ thể như sau:

- Người sản xuất bao gồm tất cả nhà sản xuất, doanh nghiệp, nhà kinh doanh, đầu tư
các hàng hóa, dịch vụ,... là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, vật dụng thiết yếu
cho xã hội để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường đồng thời hướng đến
một xã hội công bằng, bền vững và phát triển cho toàn xã hội, hướng đến mục tiêu
thực hiện “dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, nhà sản xuất, họ không chỉ là
người tạo ra sản phẩm mà còn là người chịu trách nhiệm về chất lượng, độ an
toàn và tính hữu ích của hàng hóa đó. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN như nước ta hiện nay, vai trò của nhà sản xuất không chỉ nằm ở
việc tạo ra lợi nhuận, đảm bảo nguồn cung cho cả thị trường trong và ngoài nước mà
còn phải giữ sự uy tín, trách nhiệm trong việc tạo ra những hàng hóa tốt, chất lượng,
đảm bảo tối đa nhất lợi ích và sức khỏe cho người tiêu dùng. “Theo luật về trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng từ
điều 12 đến điều 26 có ghi rõ trách nhiệm của những người sản xuất hàng hoá. Phải
ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật, niêm yết công khai giá hàng hoá, dịch
vụ tại địa điểm kinh doanh đồng thời phải cung cấp thông tin về sản phẩm cũng như
chất lượng của nó… Trong việc sử dụng các dịch vụ thiết yếu như điện nước, y tế,
giáo dục… các nhà sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hoá
đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến dịch vụ. Họ có trách nhiệm cung cấp thông
tin về tất cả loại hàng hoá, dịch vụ một cách minh bạch về thông tin, thành phần, chất
lượng…”, điều này giúp đảm bảo quyền lợi thiết thực của người tiêu dùng.
-Nhà sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn cần góp phần tạo
ra sự công bằng xã hội và bền vững môi trường. Các nhà sản xuất không thể hành
động chỉ vì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp của họ mà còn cần vì lợi ích của toàn
bộ xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo rằng mọi người dân đều
2
KIỂM TRA TỰ LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
có cơ hội tiếp cận với dịch vụ và có cơ hội phát triển – đó chính là mục tiêu quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, phát triển
kinh tế nhưng cũng cần thực hiện một cách bền vững, bảo vệ và tôn trọng môi trường
tự nhiên. Ví dụ cụ thể về vai trò, trách nhiệm của nhà sản xuất trong một số lĩnh vực:
+Lĩnh vực điện và nước: nhà sản xuất cần đảm bảo dịch vụ của họ phải ổn định, hợp
lý và đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là trong các khu vực nông
thôn, vùng cao, địa phương khó khăn,...
+Lĩnh vực giáo dục: nhà sản xuất không chỉ giới hạn là trường học, cơ sở giáo dục mà
còn bao gồm các tổ chức, nhóm ngành và các cá nhân liên quan. Trách nhiệm của họ
là cần đảm bảo cung cấp một môi trường học tốt, phát triển và công bằng cho tất cả
mọi người. Thông qua các hoạt động thiện nguyện, nhà sản xuất còn có thể góp phần
cải thiện chất lượng giáo dục cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em ở khu
vực dân tộc thiểu số, các hoàn cảnh khó khăn,...
+Lĩnh vực y tế: nhà sản xuất đảm bảo rằng các dịch vụ y tế cơ bản và cần thiết có sẵn
cho mọi người, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ để cung cấp
cho cộng đồng những phương tiện y tế tốt nhất có thể.

-Các nhà sản xuất còn cần có trách nhiệm đảm bảo thực hiện sản xuất theo tiêu chí
thượng tôn pháp luật, cạnh tranh lành mạnh. Cần không ngừng học hỏi và tiếp thu
để nâng cao chất lượng sản xuất, nhất là cần thích nghi trong thời đại công nghệ số
hiện nay. Nhà sản xuất cần không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các nước
có nền kinh tế thị trường tiến bộ trên thế giới và tiến hành sản xuất, kinh doanh theo
định hướng của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, nhà sản xuất
không chỉ là những người tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà còn là những người chịu
trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xã hội. Đảm bảo tính bền vững và phát
triển xã hội là một phần không thể thiếu của trách nhiệm của họ.

* Sự ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với các hàng hóa và dịch vụ trên là:

Sự ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN (xã hội chủ nghĩa) là phức tạp và đa chiều:
-Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+Trong sản xuất: các yếu tố sản xuất được sắp xếp sao cho tạo ra lợi nhuận cao nhất
có thể, dựa trên việc khai thác lao động và vốn một cách hiệu quả. Nhà sản xuất cần
biết cách nắm bắt nhu cầu và sự vận động của thị trường, cần có sự nghiên cứu và
phân tích kĩ càng về nhu cầu của người tiêu dung để sản xuất sản phẩm một cách phù
hợp.
+Trong lưu thông: Giá trị của một hàng hoá không chỉ được xác định bởi lượng lao
động trừu tượng cần thiết để sản xuất nó, mà còn bởi các yếu tố khác như sự cạnh
tranh, cung cầu, và chi phí lưu thông. Quá trình lưu thông hàng hoá có thể làm thay
đổi giá trị của chúng thông qua các cơ chế như giảm giá, tăng giá, hoặc thậm chí làm
3
KIỂM TRA TỰ LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
mất giá trị. Vì vậy, để đạt hiệu quả sản xuất, nhà sản xuất cần sắp xếp và điều chỉnh
quá trình lưu thông của hang hóa để tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát thị trường.
- Kích thích kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động: Để có
giá trị cá biệt hàng hoá nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội, người sản xuất phải cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm.
Đổi mới công nghệ và sản xuất linh hoạt chính là phương pháp được ưu tiên trong
thời đại ngày nay.
-Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách
tự nhiên: Quy luật giá trị giải thích cách mà giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ
được xác định bằng mức độ lao động và tài nguyên cần thiết để sản xuất nó. Quy luật
này giúp phân hoá giữa những người sản xuất thành những người giàu và người
nghèo dựa vào kỹ năng và năng lực, thị trường lao động, sự cạnh tranh, đầu tư và khả
năng quản lý rủi ro,… Theo đó, những người có kỹ năng và năng lực cao thường có
khả năng sản xuất ra giá trị cao hơn. Họ có thể tận dụng tài nguyên và công nghệ hiệu
quả hơn, từ đó tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn và thu về lợi nhuận lớn
hơn. Hay trong một thị trường lao động tự do, giá trị của lao động thường được xác
định bởi cung và cầu. Những người có kỹ năng đặc biệt hoặc làm việc trong các lĩnh
vực có nhu cầu cao thường có khả năng kiếm được mức lương cao hơn.
Cụ thể hơn về sự ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với các hàng hóa và dịch vụ
như điện, nước, giáo dục, y tế,…trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam:
-Điện và nước: Quy luật giá trị có thể áp dụng trong việc xác định giá trị của nguồn
điện và nước. Điều này bao gồm cả chi phí lao động để sản xuất và phân phối các
dịch vụ này. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc giá trị lao động
được coi trọng có thể dẫn đến những chính sách giá cả hợp lý và công bằng hơn đối
với người tiêu dùng.

-Giáo dục: Quy luật giá trị có thể áp dụng trong việc xác định giá trị của các dịch vụ
giáo dục như giáo viên, trường học, vật liệu học tập, và các hoạt động giáo dục khác.
Trong nền kinh tế XHCN, quy luật giá trị có thể góp phần vào việc đảm bảo mọi cá
nhân đều có quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và công bằng.

-Y tế: Trong lĩnh vực y tế, quy luật giá trị có thể áp dụng trong việc đánh giá chi phí
sản xuất và cung cấp các dịch vụ y tế như chăm sóc sức khỏe cơ bản, thuốc, và các
dịch vụ y tế chuyên sâu. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có thể sử dụng
quy luật giá trị để đảm bảo rằng các dịch vụ y tế cung cấp đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của cộng đồng và không tạo ra áp lực tài chính quá lớn đối với người tiêu dùng.

Tóm lại, quy luật giá trị có ảnh hưởng sâu rộng đối với các hàng hóa và dịch vụ
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giúp xác định giá trị và đảm bảo
rằng các dịch vụ cơ bản được cung cấp một cách công bằng và hiệu quả. Ở Việt
Nam, những ảnh hưởng của quy luật giá trị qua việc cải cách các lĩnh vực như
giáo dục, y tế bằng việc không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ
4
KIỂM TRA TỰ LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
cũng như duy trì một mức giá hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng đã giúp cho
người dân có thể có những điều kiện thuận lợi học tập, sinh sống và phát triển .
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự chấp
nhận và tuân thủ quy luật giá trị sẽ giúp các nhà sản xuất không chỉ giúp họ định
hình được mục tiêu kinh doanh mà còn góp phần vào sự phát triển của toàn xã
hội.

You might also like