You are on page 1of 28

Thương mại dịch vụ (TMA412)

TS. Nguyễn Quang Minh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ


1.1. Mô tả môn học thương mại dịch vụ
1.1.1. Khái quát về ngành DV, thương mại DV quốc tế
 Trong nền kinh tế, cơ cấu kinh tế (phân chia theo ngành) gồm 3 ngành:
- Nông nghiệp: là ngành SX vật chất; các yếu tố đầu vào chủ yếu là lao động và các điều kiện
tự nhiên; sản phẩm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và nguyên liệu cho SXCN
- Công nghiệp: là ngành SX vật chất, bao gồm việc chế tạo, chế biến, khai thác tài nguyên
thiên nhiên; sản phẩm là tư liệu SX, hàng hóa phục vụ SX và tiêu dùng của xã hội
- Ngành dịch vụ: sản phẩm DV là vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ SX, KD và đời
sống con người; đầu vào chủ yếu là lao động, sáng tạo, kỹ năng, chuyên môn của con người
 Trong lịch sử phát triển, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch qua 4 giai đoạn:
- Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ
- Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ
- Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp
- Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp
 Hiện nay, DV là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thế giới: trung
bình 65-67%

 Tỷ trọng DV trong cơ cấu GDP ở các nhóm nước không giống nhau: ở các nước phát
triển DV chiếm 70%-80%; ở các nước đang phát triển từ 40-60%
 DV là ngành sử dụng lao động lớn nhất trong nền kinh tế thế giới với tỷ lệ trung bình
hơn 51%; ở các nước phát triển tỷ lệ này lớn hơn 70%
 Trong thương mại quốc tế, kim ngạch XK và tỷ trọng XKDV trong cơ cấu thương mại
quốc tế có xu hướng tăng lên:
- Năm 1995 đạt gần 1.300 tỷ USD, chiếm 20%
- Năm 2019 đạt 6.000 tỷ USD, chiếm 25%
- Năm 2020 suy giảm 20%, đạt 5.000 tỷ USD, chiếm hơn 22%

 Trong bối cảnh phát triển của CMCN 4.0 và dịch bệnh Covid-19, ngành DV và
TMDV có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế và TMQT
 Việc nghiên cứu về dịch vụ có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với Việt
Nam hiện nay
1.1.2. Nội dung của môn học
Nội dung gồm có 5 chương:
 Chương 1: Khái quát về dịch vụ
- Khái niệm và vai trò của DV
- Phân loại dịch vụ
- Đặc điểm của dịch vụ
-...
 Chương 2: Thương mại DV và Thương mại DV quốc tế
- Thương mại DV: Khái niệm; Đặc điểm của TMDV; Vai trò của TMDV,...
- Thương mại DV quốc tế: Khái niệm; Đặc điểm; Các yếu tố ảnh hưởng đến TMDVQT; Các
biện pháp quản lý TMDVQT;...
 Chương 3: Thương mại DV quốc tế theo quy định của WTO
- Khái niệm TMDV quốc tế
- Các nguyên tắc của Hiệp định GATS
-...
 Chương 4: Thị trường TMDV quốc tế và sự phát triển của TMDV quốc tế
- Thị trường dịch vụ quốc tế
- Tình hình và xu hướng phát triển của TMDV
-...
 Chương 5: Thương mại dịch vụ quốc tế của Việt Nam
- Khái quát về lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
- Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực DV
- Thương mại dịch vụ quốc tế của Việt Nam

1.2. Mục tiêu của môn học


- Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về DV; Thương mại DV quốc tế, Hiệp định GATS
của WTO; thương mại DVQT của Việt Nam,...
- Giúp SV hình thành kỹ năng tiến hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực DV; tư vấn
chính sách về DV, thương mại DV quốc tế; kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ,...
- Giúp SV hình thành thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp giữa bài giảng trên lớp với thảo luận, thuyết trình, viết tiểu luận, và tự đọc tài liệu
- Kết hợp với kiến thức của các môn học về kinh tế
- Cập nhật thông tin, diễn biến tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới
- Liên hệ với thực tiễn, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam
1.4. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá
- Đánh giá thường xuyên (điểm chuyên cần): chiếm tỷ lệ 10% của điểm tổng kết môn học
- Đánh giá định kỳ:
 Kiểm tra giữa kỳ: chiếm 30% (thuyết trình/viết tiểu luận)
 Thi hết học phần: chiếm 60% (hình thức thi: viết luận, thời gian làm bài là 60 phút)
- Điều kiện dự thi:
 Tham dự đủ từ 75% số giờ học trên lớp
 Điểm chuyên cần và điểm KTGK giữa kỳ đạt 4 điểm trở lên
1.5. Tài liệu tham khảo
1.5.1. Giáo trình
- Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Bùi Thị Lý, NXB Giáo dục, năm 2009
- Giáo trình Thương mại dịch vụ và Thị trường dịch vụ quốc tế, Nguyễn Quang Minh, NXB
Bách Khoa, Hà Nội, 2017
1.5.2. Websites
1. Tổ chức Thương mại thế giới: www.wto.org
2. Trung tâm TMQT: www.trademap.org
3. Ngân hàng thế giới: www.data.worldbank.org
4. Quỹ tiền tệ quốc tế: https://www.imf.org
5. Website của Bộ, Ngành của Việt Nam
...
1.5.3. Thuyết trình và viết tiểu luận môn học
 Thuyết trình
- Mục đích: phát triển 4 kỹ năng (nghiên cứu, thuyết trình, kỹ năng máy tính, làm việc nhóm)
- Thuyết trình theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 SV
- Có 3 buổi thuyết trình, mỗi buổi có 5 nhóm, mỗi nhóm thuyết trình 20 phút
- Chủ đề thuyết trình, ngày thuyết trình có quy định cụ thể gửi từng nhóm
- Sinh viên tự lập nhóm, cử nhóm trưởng, nhóm trưởng gửi danh sách nhóm để giáo viên gửi
đề tài, đề cương
- Danh sách nhóm cần ghi rõ tên lớp tín chỉ
 Viết tiểu luận
- Ngoài các SV tham gia thuyết trình, số SV còn lại sẽ viết tiểu luận môn học
- Tiểu luận viết theo nhóm, mỗi nhóm có 3-4 SV
- Chủ đề và quy định viết sẽ gửi đến từng nhóm
- Quy trình viết tiểu luận
- Sinh viên tự lập nhóm, cử nhóm trưởng, nhóm trưởng gửi danh sách nhóm để giáo viên gửi
đề tài, đề cương
- Danh sách nhóm cần ghi rõ tên lớp tín chỉ
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ QUỐC TẾ
2.1. Một số nội dung khát quát về dịch vụ
2.1.1. Khái niệm dịch vụ
 DV là những hoạt động mang tính xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về SX, kinh
doanh và cuộc sống của con người
 Lưu ý:
- Về bản chất, DV là những sản phẩm do con người tạo ra để đáp ứng nhu cầu về SX, kinh
doanh và cuộc sống
- Quá trình SX (cung ứng) DV là những hoạt động của con người tác động đến đối tượng bị
tác động
- Sản phẩm DV là sự thay đổi về điều kiện, trạng thái của con người hoặc đối tượng bị tác
động, hoặc tạo ra sản phẩm mới
- Quá trình SX DV có sự tương tác của 3 yếu tố: người cung ứng DV – cở sở vật chất – người
tiêu dùng DV
2.1.2. Phân loại dịch vụ
a. Căn cứ theo tính chất của DV
- DV mang tính thương mại: là DV được cung ứng nhằm mục đích thu lợi nhuận, chủ thể thực
hiện chủ thể là các tổ chức kinh doanh
- DV phi thương mại: là những DV được cung ứng không nhằm mục đích thu lợi nhuận; chủ
thể thực hiện chủ yếu là nhà nước
Ví dụ: DV của chính phủ cung ứng để thực hiện các chức năng quản lý nền kinh tế, quản lý xã
hội; DV do các đoàn thể, tổ chức XH phi lợi nhuận cung ứng
b. Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ
- Dịch vụ tiêu dùng: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, giải trí,...), là
những DV phục vụ nhu cầu cuộc sống của các cá nhân
- Dịch vụ sản xuất: vận tải, viễn thông, tài chính, tư vấn,...
- Dịch vụ công: DV phòng bệnh, DV bảo vệ môi trường, các DV quản lý nhà nước, DV an
ninh, DV phòng cháy chữa cháy,...
c. Phân loại theo chủ thể thực hiện
- DV của chính phủ: là các DV do chính phủ thực hiện nhằm thực hiện chức năng phát triển
KT, quản lý XH và cung ứng các DV thiết yếu của công dân
Ví dụ: DV phòng chống dịch bệnh, DV an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước,
vệ sinh môi trường,...
- DV của các tổ chức XH: chủ yếu mang tính cộng đồng, vì mục đích nhân đạo, không vì mục
đích lợi nhuận
Ví dụ: DV chăm sóc sức khỏe, DV môi trường,...
- DV của các tổ chức kinh tế: do các DN kinh doanh cung ứng phục vụ SX, kinh doanh vì
mục đích thương mại
Ví dụ: DV tài chính, DV thông tin, DV vận tải,...
d. Phân loại DV theo quy định của các hiệp định thương mại quốc tế
- Phân loại DV theo Hiệp định GATS của WTO
- Phân loại theo quy định của các tổ chức quốc tế
- Phân loại theo các hiệp định thương mại quốc tế
2.1.3. Đặc điểm của dịch vụ (6 đặc điểm)
a. Đặc điểm cơ bản của DV là vô hình, phi vật chất, không thể nhìn thấy DV trước khi tiêu
dùng
- Hàng hóa được tạo ra chủ yếu từ các yếu tố vật chất nên sản phẩm hàng hóa luôn tồn tại
dưới hình thái vật chất, hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được
- Sản phẩm DV được tạo ra chủ yếu từ hoạt động sử dụng chuyên môn, kỹ năng, chất xám của
con người nên không tồn tại dưới vật phẩm cụ thể mà vô hình, phi vật chất
- Người tiêu dùng không thể nhìn thấy, cầm nắm được DV trước khi tiêu dùng, họ chỉ cảm
nhận được chất lượng, giá trị sử dụng khi sử dụng SV (bán lời hứa thực hiện; mua lòng tin đối
với DV)
 Ý nghĩa của đặc điểm?
- Đối với người cung ứng: phải coi trọng hoạt động Marketing, tư vấn cho khách hàng, xây
dựng thương hiệu,...
- Đối với người tiêu dùng: cần tìm hiểu kỹ DV trước khi tiêu dùng để tránh rủi ro, hoặc tiêu
dùng DV không đúng kỳ vọng
b. Quá trình cung ứng và tiêu dùng DV diễn ra đồng thời, không qua các khâu trung gian (SX
không tách rời tiêu dùng)
- Trong SX hàng hóa: quá trình SX – Tiêu dùng tách rời nhau, diễn ra qua nhiều khâu trung
gian, trong thời gian và không gian khác nhau
- Trong cung ứng dịch vụ:
 Việc cung ứng và tiêu dùng DV diễn ra đồng thời về thời gian và không gian (VD: đi
xem chương trình biểu diễn tại nhà hát)
 Nhiều DV, quá trình cung ứng – Tiêu dùng đòi hỏi người sản xuất và tiêu dùng phải
cùng có mặt ở cùng một thời gian và địa điểm
 Nhiều DV quá trình cung ứng – Tiêu dùng cần có sự tương tác trực tiếp giữa người
cung ứng và người tiêu dùng (người tiêu dùng DV cùng tham gia quá trình SX DV)
 Sự phát triển của KHCN làm cho một số DV không còn tính truyền thống này (VD:
khám chữa bệnh từ xa, Internet Banking, Online courses,...)
- Ý nghĩa: Người cung ứng cần nghiên cứu ký cung – cầu thị trường, tăng cường áp dụng
công nghệ mới nhằm tăng khả năng thương mại hóa DV.
Ví dụ: gia sư online trong bối cảnh dịch bệnh, thương mại hóa khả năng học tập
c. Sản phẩm DV không thể lưu kho, dự trữ, vận chuyển
- Trong SX hàng hóa: sản phẩm SX ra có thể lưu kho, vận chuyển đẻe tiêu thụ vào thời gian,
không gian khác nhau
- Trong cung ứng DV: do quá trình SX – tiêu dùng diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất
DV hàng loạt để dự trữ, không thể lưu kho, không thể đầu cơ DV
- Phần lớn DV được tạo ra nhưng không tiêu dùng sẽ tự mất đi mà không thể cất trữ (VD: xe
ô tô 30 ghế, chỉ có 10 hành khách, doanh thu mất đi, tương tự với khách sạn bị trống phòng ở)
- Làm thế nào để đáp ứng khi nhu cầu DV tăng cao?
Người cung ứng không thể cất trữ dịch vụ, mà chỉ có thể chuẩn bị năng lực cung ứng và khai
thác hiệu quả cơ sở vật chất
- Ý nghĩa đối với người cung ứng DV?
 Cần nghiên cứu kỹ cung – cầu thị trường, có kế hoạch kinh doanh phù hợp, linh hoạt
trong kinh doanh để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư
 Cần tăng cường năng lực cung ứng để đáp ứng khi nhu cầu thị trường tăng cao
 Tăng cường áp dụng công nghiệp mới nhằm tăng khả năng thương mại hóa dịch vụ
d. Chất lượng DV thường không đồng nhất, khó khăn trong việc duy trì sự ổn định của chất
lượng DV
- Nghĩa là thế nào? Sản phẩm DV do cùng DN, hoặc cá nhân cung ứng nhưng chất lượng
thường không hoàn toàn giống nhau
- Đối với SX hàng hóa: sản phẩm được sx theo tiêu chuẩn, thông số quy định nên chất lượng
đồng đều, việc duy trì sự ổn định về chất lượng luôn dễ dàng
- Đối với cung ứng DV: sản phẩm DV do cùng DN, hoặc cá nhân cung ứng nhưng chất lượng
có thể không hoàn toàn giống nhau (VD: dạy gia sư có thể tùy tâm trạng người dạy từng hôm,
quyết định đến chất lượng không đồng đều)
- Nguyên nhân:
 Do tính chất vô hình của DV, nên khó có thể xây dựng các tiêu chuẩn, thông số cụ thể
làm cơ sở để chuẩn hóa chất lượng DV
 Quá trình SX – Tiêu dùng diễn ra đồng thời nên không thể kiểm tra chất lượng để loại
bỏ những DV không đạt yêu cầu trước khi cung ứng cho khách hàng
 Việc duy trì chất lượng DV phụ thuộc vào cá nhân cung ứng (trình độ chuyên môn, kỹ
năng, các yếu tố chủ quan,...)
 Việc đánh giá chất lượng DV phụ thuộc nhiều vào cảm nhận, trải nghiệm chủ quan
của người tiêu dùng
 Chất lượng DV còn phụ thuộc vào địa điểm, thời gian cung ứng DV
- Ý nghĩa:
 Người cung ứng cần coi trọng việc cá thể hóa DV khi cung ứng cho khách hàng
 Để ổn định và nâng cao chất lượng DV cần coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo,
nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên
 Luôn lắng nghe, coi trọng đánh giá, phản hồi của khách hàng, không ngừng nâng cao
chất lượng DV
e. Trong cơ cấu giá trị của DV, hàm lượng tri thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của người
lao động chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí rất lớn
- Trong sản phẩm hàng hóa: đầu vào của quá trình SX chủ yếu là yếu tố vật chất, hàm lượng
chất xám thường chiếm phần không lớn
- Trong sản phẩm DV: yếu tố đầu vào chủ yếu là kỹ năng, sự sáng tạo, trình độ chuyên môn,...
của người lao động
- Ý nghĩa:
 Con người là yếu tố rất quan trọng trong cung ứng DV, cần coi trọng chất lượng
nguồn nhân lực
 Coi trọng công tác tuyển dụng đào tạo chuyên môn và nâng cao tính chuyên nghiệp
của người lao động
- Yếu tố con người trong Marketing dịch vụ (5P): Product, Price, Place, Promotion, People
f. Sự phát triển của KHCN làm cho sản phẩm DV có xu hướng ngày càng có tính chất của
hàng hóa
- Ngày càng có nhiều DV trong đó quá trình SX – Tiêu dùng tách rời nhau, sản phẩm DV có
thể lưu trữ, vận chuyển
- DV không chỉ tồn tại và sử dụng đồng thời với quá trình SX mà có thể sử dụng trong thời
gian dài (các website; phần mềm máy tính, phim ảnh, ca nhạc,...)

2.1.4. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế (5 vai trò)
a. Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thế
giới, nhất là ở các nước phát triển
- Cơ cấu kinh tế ngành bao gồm 3 ngành:
 Nông nghiệp: là ngành SX vật chất, các yếu tố đầu vào chủ yếu là lao động và các
điều kiện tự nhiên, sản phẩm dáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và nguyên
liệu cho SXCN
 Công nghiệp: là ngành SX vật chất, bao gồm việc chế tạo, chế biến, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, sản phẩm là tư liệu SX và hàng hóa phục vụ SX và tiêu dùng của
xã hội
 Ngành DV: sản phẩm là vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ SX, đời sống của con
người, đầu vào chủ yếu là trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự sáng tạo của con người
- Bốn giai đoạn dịch chuyển cơ cấu kinh tế
 Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ
 Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ
 Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp
 Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp
- Hiện nay, DV là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của thế giới với gần 57%,
ở các nước phát triển DV chiếm 70-80%, ở các nước đang phát triển từ 40-60% (biểu đồ ở
chương 1)
b. Dịch vụ đóng vai trò quan trọng đáp ứng các yếu tố phục vụ toàn bộ quá trình hoạt động
của nền kinh tế; đồng thời là khu vực tiêu thụ sản phẩm của nhiều ngành SX quan trọng
- Toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đều có vai trò của DV
- Ví dụ:
 DV giáo dục, y tế,... góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia
 Các DV cơ sở hạ tầng, DV kinh doanh giúp vận hành và nâng cao hiệu quả của DN
 Các DV của chính phủ đảm bảo xây dựng môi trường KD thuận lợi cho DN
- Ngành DV là thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhiều ngành SX công nghiệp quan trọng của
nền kinh tế, nhất là SX phương tiện GTVT và SX thiết bị công nghệ cao
c. DV là lĩnh vực sử dụng lao động lớn nhất của nền kinh tế, mang lại thu nhập cao cho
người lao động
- DV là lĩnh vực cung ứng các yếu tố chủ yếu phục vụ phát triển KT-XH, quản lý nhà nước và
đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày của con người nên nhu cầu LĐ rất lớn.
- DV là lĩnh vực sử dụng lao động có trình độ đa dạng: từ lao động có chuyên môn, kỹ năng
rất cao đến lao động phổ thông, nên có thể tạo cơ hội việc làm cho nhiều người
- Trên thế giới, DV là lĩnh vực sử dụng lao động lớn nhất, năm 2019 chiếm tỷ trọng hơn 50%,
ở các nước phát triển từ 70-80%, ở Việt Nam là 35%
- Lượng vốn đầu tư để tạo ra việc làm trong nhiều loại hình DV không lớn, nên có thể tạo cơ
hội cho nhiều lao động (VD: tự đi gia sư, chạy grab, đi cắt tóc)
- Thu nhập của lao động trong lĩnh vực DV thường cao hơn các lĩnh vực khác trong nền kinh
tế
d. DV góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả
và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa
- Nhiều DV là đầu vaod quan trọng của toàn bộ quá trình SX, do vậy DV phát triển sẽ góp
phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế
Ví dụ: Dịch vụ đào tạo, dịch vụ R&D, DV tài chính, Logistics, DV thông tin,...
- Hàm lượng DV chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị hàng hóa, có ảnh hưởng quyết
định đến hiệu quả của SX, năng lực cạnh tranh SX, kinh doanh
Ví dụ: DV thiết kế sản phẩm, SX phần mềm máy tính, Marketing, phân phối,...

e. DV đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người
- DV đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, y tế, giáo
dịch, nhu cầu cuộc sống từng ngày,...
- DV góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống: DV du lịch, giải trí, chăm sóc sức
khỏe,...
2.2. Thương mại dịch vụ
2.2.1. Khái niệm thương mại DV
Thương mại DV là việc mua bán, trao đổi về DV giữa các cá nhân, tổ chức vì mục
đích thương mại.
2.2.2. Đặc điểm của thương mại DV (4 đặc điểm)
a. Đối tượng của TMDV là sản phẩm vô hình, phi vật chất, nên khó nhận biết khi mua bán và
trong quản lý TMDV
- Đối tượng của TM hàng hóa là sản phẩm vật chất nên chủ thể thương mại có thể dễ dàng
nhân biết sản phẩm về số lượng, chất lượng, giá trị`
- Đối tượng của TMDV là sản phẩm vô hình, phi vật chất, khó nhận biết DV khi mua bán
- Việc quản lý TMDV thường khó khăn, phức tạp hơn TM hàng hóa
b. Việc tiến hành TMDV phức tạp hơn, khó thực hiện hơn so với TM hàng hóa
- Đối với TM hàng hóa, quá trình SX – Tiêu dùng tách rời nhau, hàng hóa có thể dự trữ, vận
chuyển, do vậy việc mua bán được thực hiện dễ dàng
- Việc thương mại hóa DV khó hơn TM hàng hóa vì:
 DV không thể vận chuyển, dự trữ nên luôn gặp khó khăn trong việc điều hòa cung –
cầu thị trường (VD: dịch vụ cơ sở y tế ở thành phố không thể chuyển dịch sang nông
thôn, chỉ có thể xây dựng cơ sở tại nông thôn – tốn thêm chi phí)
 Nhiều DV chỉ được TM hóa khi có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng với
người tiêu dùng (VD: đi khám sức khỏe thì không thể nhờ người khác khám sức khỏe
hộ mình, mà phải có sự tương tác trực tiếp giữa bác sỹ và bệnh nhân)
 Phần lớn DV được tạo ra nhưng không tiêu dùng sẽ tự mất đi mà không thể cất trữ để
tiêu dùng sau (VD: Có 100 phòng, chỉ có 50 khách đến thuê, chỉ có doanh thu từ 50
khách, còn 50 phòng còn lại doanh thu bị mất đi mà không thể dự trữ được)
Ý nghĩa của đặc điểm?
- Người cung ứng cần nghiên cứu kỹ cung – cầu thị trường, xây dựng kế hoạch KD linh hoạt
để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư
- Tăng cường áp dụng KHCN để tăng khả năng thương mại hóa dịch vụ (vì nhiều cái cần có
sự tương tác trực tiếp, người bán và người mua cần mua bán tại 1 thời điểm – tuy nhiên
không phải lúc nào cũng bán tại 1 thời điểm -> cần phải áp KHCN; hoặc học online thay vì
học trực tiếp trên trường; hoặc chuyển tiền qua SmartBanking thay vì ra ngân hàng)
- Người tiêu dùng DV cần chủ động để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu với chi phí có lợi
c. TMDV là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển
- Phạm vi lan tỏa của DV rất rộng, từ hoạt động kinh tế, quản lý xã hội, cuộc sống của con
người nên nhu cầu đối với DV là rất lớn
- Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra khả năng cung ứng DV ngày càng lớn, đồng thời nhu cầu
DV cũng sẽ gia tăng sẽ thúc đẩy mở rộng TMDV
- Sự phát triển của KHCN dựa trên nền tảng Internet làm xuất hiện ngày càng nhiều DV
mới, mô hình kinh doanh mới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Internet là gốc rễ, căn bản để
phát triển mọi mặt trong TMQT)
- Phát triển TMDV phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người, ít phụ thuộc vào các yếu tố vật
chất nên tiềm năng phát triển TMDV như không có giới hạn
d. Trong TMDV thường không có sự chuyển dịch quyền sở hữu đối tượng mua bán
- Trong TMHH có sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua
- Trong TMDV phần lớn không có sự chuyển quyền sở hữu DV; đối với phần lớn DV, người
tiêu dùng chỉ được hưởng ích trong thời gian diễn ra việc cung ứng DV
2.3. Thương mại dịch vụ quốc tế
2.3.1. Khái niệm
Theo quy định của WTO, thương mại DV quốc tế là việc cung ứng DV theo 4 phương
thức (Mode of supply)
a. Cung ứng qua biên giới (Mode 1 – Cross border supply)
 Là phương thức trong đó DV được cung ứng từ lãnh thổ của một nước đến lãnh thổ
của nước khác
b. Tiêu dùng ở nước ngoài (Mode 2 – Consumption abroad)
 Là phương thức trong đó DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của một nước cho
người tiêu dùng đến từ nước khác
c. Hiện diện thương mại (Mode 3 – Commercial presence)
 Nhà cung ứng DV của một nước di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ
sở kinh doanh ở nước khác để cung ứng DV thông qua cơ sở đó
d. Hiện diện của thể nhân (Mode 4 – Presence of natural persons)
 DV được cung ứng bởi nhà cung ứng DV của một nước thông qua sự hiện diện tạm
thời của thể nhân trên lãnh thổ của nước khác
2.3.2. Đặc điểm của thương mại DV quốc tế (4 đặc điểm)
a. Trong TMDVQT không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV qua biên giới
quốc gia, mà có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau
- Trong TM hàng hóa phải có sự di chuyển của bản thân hàng hóa ra ngoài lãnh thổ quốc gia
- Trong TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV ra khỏi lãnh thổ quốc
gia, mà có thể là sự di chuyển của người cung ứng hoặc tiêu dùng DV
Ví dụ:
 Trong các phương thức cung ứng DV chỉ có Mode 1 có sự di chuyển của bản thân DV
 Mode 2 là sự di chuyển của người tiêu dùng DV
 Mode 3, Mode 4 là sự di chuyển của người cung ứng DV (người cung ứng ở Mode 3
và Mode 4 khác nhau về địa vị pháp lý)
=> Như vậy, trong TMDVQT nhiều loại hình DV có sự di chuyển của người cung ứng, hoặc
người tiêu dùng ra ngoài lãnh thổ QG
=> Ý nghĩa: Tạo cơ hội cho nhiều DN, kể cả cá nhân có thể tham gia XK dV ngay ở trong
nước (XK tại chỗ), giúp giảm rủi ro và tăng lợi thế kinh doanh.
b. Mức độ tự do hóa TMDV hạn chế hơn so với TM hàng hóa cả về số nước cam kết, phạm vi
và mức độ cam kết
- Trong TMHH, tất cả các nước đều cam kết mở cửa thị trường ở phạm vi rộng, mức độ cao
- Trong TMDV, mỗi lĩnh vực DV có số lượng nước cam kết và mức độ cam kết khác nhau,
trong đó các lĩnh vực: giáo dục, y tế, phân phối,... có mức độ tự do hóa thấp nhất (biểu đồ)
160
140
140
120
120
105
100

80 75
62 60 58 55
60

40

20

0
Du lịch Tài chính Viễn thông Vận tải Môi Phân phối Giáo dục Y tế
trường

120
110

100

80

60 52
48

40
29

20

0
Tất cả thành viên Các nước phát triển Các nước đang phát Các nước chậm phát
triển triển

- Nhiều lĩnh vực DV thuộc độc quyền của nhà nước hoặc nhà nước kiểm soát, hạn chế tối đa
sự tham gia của DN nước ngoài
VD: Ở Việt Nam, các lĩnh vực DN nước ngoài không được tham gia cung ứng các DV: phát
thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản, phân phối một số hàng hóa
- Nguyên nhân tự do hóa TMDV luôn bị hạn chế:
 Nhiều DV có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia phát triển kinh tế, việc làm,
lợi ích của người tiêu dùng nên cần được nhà nước bảo hộ
 Việc quản lý TMDV khó khăn, phức tạp hơn so với TMHH (do tính chất vô hình)
c. Quản lý TMDVQT được thực hiện chủ yếu bằng các quy định, biện pháp áp dụng bên trong
lãnh thổ quốc gia
- Trong TM hàng hóa, các biện pháp quản lý XNK được áp dụng tại cửa khẩu quốc gia thông
qua các công cụ thuế quan và phi thuế quan
- Quản lý TMDV thực hiện bằng cách quy định áp dụng bên trong lãnh thổ quốc gia nhằm tác
động vào chủ thể cung ứng DV nước ngoài, hoặc tiêu dùng DV trong nước
- Ví dụ:
 Đối với các DV cung ứng qua biên giới: kiểm duyệt nội dung DV, sự phù hợp,...
 Đối với việc thành lập doanh nghiệp FDI trong cung ứng DV: các quy định về điều
kiện tiếp cận thị trường (mode 3)
d. Tiến hành thương mại DV quốc tế thường gặp nhiều bất lợi, khó khăn hơn so với TM hàng
hóa
- Khoảng cách về không gian luôn là trở ngại lớn đối với nhiều loại hình DV do làm tăng chi
phí (VD: du lịch quốc tế)
- Trở ngại đối với sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa giữa các quốc gia,...
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TMDVQT (5 yếu tố)
(biểu đồ)
a. Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã tạo ra khả năng
cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình DV
- Quy mô kinh tế thế giới ngày càng lớn đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về các loại hình DV
phục vụ: vận tải, tài chính, thông tin, viễn thông,...
(biểu đồ)
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo ra khả năng cung ứng với quy mô lớn và đa
dạng các loại hình DV, nhất là các DV về CNTT
(biểu đồ)
b. Sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần quan trọng thúc đẩy TMDV phát triển
- Trước kia, TMHH và TMDV là hai lĩnh vực tách rời nhau; ngày nay, hai lunhx vực có MQH
chặt chẽ với nhau
- TMHH phát triển tạo ra nhu cầu ngày càng lớn đối với DV phục vụ XNK: Logistics,
Marketing, bảo hiểm,...
- Hàm lượng yếu tố DV trong TMHH ngày càng lớn và có vai trò quan trọng, nhất là các sản
phẩm công nghệ cao (Ý tưởng, thiết kế thử nghiệm có tính quyết định hh bán được hàng
không)
- Ví dụ:
 Đối với hàng hóa tiêu dùng thông thường (quần áo, giày dép,...): ý tưởng, thiết kế,
marketing, phân phối
 Sản phẩm công nghệ cao (máy tính, điện thoại,...): các phần mềm, các ứng dụng, tính
năng của sản phẩm,...
 Máy móc, thiết bị: DV bảo hành, bảo trì, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực,...
- Trong chuỗi giá trị gia tăng của hàng hóa, yếu tố DV ngày càng có vai trog quan trọng,
chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến kahr năng cạnh tranh của sản phẩm
(Sơ đồ chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa)
c. Sự phát triển của CNTT dựa trên nền tảng Internet đã tạo ra nhiều DV mới, mô hình kinh
doanh mới; đồng thời tạo điều kiện cho nhiều DV truyền thống có thể thương mại hóa
- Sự phát triển của KHCN đã tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều công nghệ hiện đại giúp cho việc
cung ứng và tiêu dùng DV xuyên biên giới dễ dàng hơn
Năm 2020 - Có 3.6 tỷ người dùng Smartphone (năm 2021 có 1.4 tỷ chiếc được bán ra)
- Có hơn 4.8 tỷ người dùng Internet, chiếm gần 60% dân số thế giới
- Có 2.8 tỷ người dùng Facebook
Chi phí sử dụng internet ngày càng rẻ, mội người đều có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi
(Số lượng smartphone tiêu thụ trên thế giới giai đoạn 2007 – 2021)
(Số lượng người sử dụng Internet và tỷ trọng so với dân số trên thế giới 2000 – 2020)
(Số người sử dụng các mạng xã hội trên thế giới năm 2020, Triệu người)
- Ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, DV mới ta đời được ứng dụng rộng
rãi trên thế giới
 Ví dụ: Trong lĩnh vực vận tải: Uber, Grab,...
- Sự phát triển của Internet giúp nhiều DV truyền thống có thể được thương mại hóa trên
phạm vi toàn cầu:
 Lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng điện tử (E-Banking)
 Lĩnh vực GD-ĐT: học trực tuyến (E-learning)
 Lĩnh vực y tế: khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)
 Các DV hỗ trợ kinh doanh: QC, hội chợ, triển lãm trực tuyến;...
d. Xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường DV trên thế giới góp phần thúc đẩy
TMDVQT phát triển
- Tự do hóa TMDV là gì?
- Nội dung của tự do hóa TMDV:
 Các nước giảm bớt những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với DV / Nhà cung ứng
DV nước ngoài
 Các nước dành cho nhau nguyên tắc cạnh tranh công bằng: nguyên tắc MFN và NT
(Các phương thức tự do hóa thương mại)
e. Thu nhập của người dân tăng lên đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về Dv cá nhân nhất là
DV du lịch quốc tế
- Khi thu nhập tăng, tỷ trọng tiêu dùng DV có xu hướng lớn hơn tiêu dùng hàng hóa vật chất
- Các loại hình TMDV cá nhân phát triển mạnh: Du lịch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,...
Năm 2019:
 Thế giới có hơn 1.4 tỷ lượt người đi DL ra nước ngoài, doanh thu DLQT đạt 1.460 tỷ
USD, tăng 3 lần so với năm 2000
 Thế giới có hơn 5 triệu du học sinh quốc tế
(Biểu đồ)
2.3.4. Vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế
a. TMDVQT đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ SXKD, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế quốc gia
- TMDV đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ phát triển kinh tế: DV vận
tải, DV tài chính, DV máy tính, dịch vụ R&D,...
- Lao động NK góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phát triển KT-XH đối với các quốc
gia:
 Các nước phát triển NK chủ yếu lao động phổ thông
 Các nước đang phát triển NK lao động có trình độ chuyên môn cao
(biểu đồ)
- Cạnh tranh giữa DV trong nước và DV NK góp phần giảm chi phí SX, kinh doanh nâng cao
sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế quốc gia của từng DN
b. Thương mại DVQT giúp các quốc gia khai thác những tiềm năng trong nước, đóng góp
vào GDP, tăng thu ngoại tệ và tạo nhiều cơ hội việc làm
- Phát triển TMDV giúp các nước khai thác hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng về truyền
thống văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên để phát triển KT-XH
- Ví dụ:
 Năm 2019 doanh thu DLQT trên thế giới đạt 1.460 tỷ USD, chiếm gần 7% tổng KN
XNK toàn cầu
 Năm 2019, ngành du lịch sử dụng 320 triệu lao động, chiếm gần 10% tổng số lao động
trên thế giới
(biểu đồ)
- XK dịch vụ góp phần quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia, tạo nhiều cơ
hội việc làm với thu nhập cao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Ví dụ:
 Năm 2019, XK DV của Mỹ đạt 800 tỷ USD, chiếm 35% tổng kim ngạch XK; Mỹ
nhập siêu TM hàng hóa (khoảng 800 tỷ USD), nhưng xuất siêu TMDV (hơn 250 tỷ
USD)
 Ở Thái Lan, năm 2019, doanh thu DLQT đạt 60 tỷ USD, chiếm 60% tổng KN XK,
tương đương 12% tổng GDP
 Năm 2019, Philipin có hơn 2.3 triệu người làm việc ở nước ngoài, ngoại tệ thu được
gần 35 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng GDP
(biểu đồ)
c. Thương mại DV góp phần thúc đẩy TM hàng hóa phát triển
- Toàn bộ quá trình XNK hàng hóa đều có vai trò của DV:
 Trước khi tiến hành XNK: giao dịch, quảng cáo, nghiên cứu thị trường,...
 Khi thực hiện hợp đồng: Logistics, bảo hiểm, thông tin,...
 Sau khi giao hàng: thanh toán, bảo hành, bảo trì, chuyển giao CN,...
- Tất cả hàng hóa đều có yếu tố DV, trong đó các sản phẩm công nghệ cao có tỷ lệ hàm lượng
DV rất lớn
Ví dụ: máy tính, điện thoại di động, thiết bị, máy móc,...
- Xuất khẩu DV văn hóa (phim ảnh, nghệ thuật), góp phần thu hút khách du lịch quốc tế, thúc
đẩy XK hàng hóa, nâng cao uy tín quốc gia
d. TMDV quốc tế góp phần gia tăng và chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới
- FDI?
- Dòng vốn FDI trên thế giới tăng trưởng nhanh, năm 2021, giá trị vốn FDI tăng 8 lần so với
năm 1990
(biểu đồ)
- Từ năm 1990, cơ cấu đầu tư chuyển dịch từ các ngành SX vật chất sang lĩnh vực DV, hiện
nay DV là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất, năm 2017, FDI vào lĩnh vực DV chiếm 65%
(biểu đồ: cơ cấu vốn fdi phân chia theo lĩnh vực trên thế giới năm 2005, 2017)
- Nguyên nhân gia tăng FDI vào DV:
 Trong phần lớn lĩnh vực DV, nhà cung ứng phải có sự hiện diện ở nước ngoài (thông
qua FDI) để cung ứng DV
 Chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI vào lĩnh vực DV của các nước trên thế giới
 Sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại DV đã tạo điều kiện thuận lợi cho FDI
trên thế giới
 Lĩnh vực DV mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đã khuyến khích FDI vào lĩnh
vực DV
2.4. Các biện pháp quản lý TMDVQT (4 biện pháp)
2.4.1. Quản lý TMDV thực hiện chủ yếu bằng các quy định được áp dụng bên trong lãnh
thổ quốc gia (bảo hộ phía sau biên giới)
- Trong TMHH, các biện pháp quản lý XNK được áp dụng tại cửa khẩu quốc gia (thuế quan,
hạn ngạch...) => nộp thuế, hạn ngạch, kê khai, giám định kiểm dịch => sau đó mới được đưa
vào cửa khẩu QG
- TMDV hoàn toàn khác: Quản lý bằng cách quy định áp dụng bên trong lãnh thổ về việc
tham gia thị trường của DV/ Nhà cung ứng nước ngoài, hoặc khả năng được tiêu dùng DV đối
với NTD trong nước.=> khả năng được tiêu dùng, vì đối tượng TMDV vô hình => quản lý
bằng cách tác động vào nhà cung ứng NN và NTD trong nước. VD: Dịch vụ giải trí - chương
trình ca nhạc phát thanh, phần mềm ứng dụng => Các nước không thể quản lý ở biên giới =>
Đặt ra tiêu chuẩn về an ninh/ QG/ văn hóa + kiểm duyệt or else chấm dứt việc cung ứng.
Chính phủ tác động vào NTD or Nhà cung ứng: cấm nếu không đáp ứng an ninh QG/ không
phù hợp tiêu chuẩn đạo đức văn hóa. => BẢO HỘ PHÍA SAU BIÊN GIỚI
2.4.2. Quản lý giá DV
- Mục đích quản lý giá: Góp phần bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế và bảo vệ lợi ích của
NTD
- Những DV có sự quản lý về giá: DV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có ảnh hưởng
lớn đến số lượng lớn NTD. Eg. Vận tải hàng công - monopoly => QG cần tác động nếu không
giá sẽ quá cao
- Hình thức quản lý: Quy định khung giá, quy định mức giá trần,…
2.4.3. Các quy định về ĐK tiếp cận thị trường, yêu cầu về chuyên môn đối với DV/nhà
cung ứng DV nước ngoài
- Đối với Mode 1 Cung ứng qua biên giới: đảm bảo an ninh QG, phù hợp văn hóa dân tộc, với
đường lối chính sách của G các nước
- Đối với Mode 3 Hiện diện thương mại: Quy định về tiềm lực tài chính của DN, hình thức
DN được thành lập, mức góp vốn,…
- Đối với Mode 4 Hiện diện thể nhân: Yêu cầu về chuyên môn, bằng cấp chứng chỉ, thời hạn
lưu trú, tỷ lệ lao động nước ngoài trong DN FDI,…
2.4.4. Các biện pháp hạn chế định lượng đối với dịch vụ/ nhà cung ứng DV nước ngoài
- Hạn chế định lượng trong DV là 1 nước đưa ra những quy định nhằm giới hạn sự tham gia
của DNNN vào thị trường nội địa của mình
- Hình thức: Tùy từng lĩnh vực, có các hình thức khác nhau.
VD: Trong lĩnh vực NH: hạn chế số lượng NH được thành lập, loại hình DV được cung ứng...
- Lĩnh vực giải trí: thời lượng đối với phim NN,…
Một số quy định nhằm hạn chế đối với DV/nhà cung ứng DV NN
1, Hạn chế SL DN được thành lập
2, Hạn chế tỷ lệ vốn góp của NN
3, Hạn chế hình thức thành lập DN
4, Quy định hạn ngạch hoặc kiểm tra nhu cầu KT
5, Hạn chế SL LĐ nước ngoài được tuyển dụng

CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC


THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
3.1. Giới thiệu Hiệp định GATS của WTO
3.1.1. Bối cảnh ra đời của GATS
- Năm 1947, sau WWII, nền KTTG bị tàn phá nặng nề; nhằm khôi phục: Hiệp định chung về
TMHH ( Hiệp định GATT – General agreement on tarrif and trade) - tiền thân của WTO,
được 23 nước ký kết. (đưa ra cam kết về mở cửa TTHH nhằm phát triển TM và từ đó mở
đường cho sự phục hồi và tăng trưởng KT)
- Những năm 1960, TMDV trên TG phát triển mạnh mẽ nhưng chưa có những thỏa thuận QT
điều chỉnh sự hạn chế sự PT của lĩnh vực này.
- Đầu những năm 1970, các nước thành viên GATT bắt đầu đàm phán mở cửa thị trường DV.
- 1/1/1995, WTO được thành lập thay thế Hiệp định GATT; cùng ngày, Hiệp định chung về
TMDV (Hiệp định GATS – General agreement on trade in services) bắt đầu có hiệu lực.
- Sự khác nhau giữa 2 hiệp định GATT và GATS:
+ GATT: điều chỉnh lĩnh vực TMHH (có hiệu lực từ 1947)
+ GATS: điều chỉnh lĩnh vực TMDV (có hiệu lực từ 1995)
Số lượng thành viên GATT/WTO: 1947: 23; 2019: 165= > SL member không ngừng gia tăng
3.1.2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Hiệp định GATS
- Đối tượng của GATS: bao gồm các loại hình DV ở tất cả các lĩnh vực, trừ dịch vụ của chính
phủ (do cơ quan G thực thi liên quan đến HĐ quản lý NN - không mang tính thị trường, có sự
điều tiết của G => không thuộc đối tượng điều chỉnh của GATS).
- Phạm vi điều chỉnh: GATS chia lĩnh vực DV thành 12 ngành, mỗi ngành phân chia thành
các DV cụ thể
3.1.3. Mục đích của Hiệp định GATS
- Tạo lập những nguyên tắc nhằm mở rộng thương mại dịch vụ quốc tế, thúc đẩy phát triển
kinh tế
- Đảm bảo đối xử công bằng giữa các thành viên trong TMDV
- Thúc đẩy tự do hóa TM DV thông qua đàm phán (nhân nhượng lẫn nhau)
- Tạo ĐK thuận lợi cho các nước phát triển tham gia lĩnh vực TMDV
3.2. Các nguyên tắc của Hiệp định GATS
3.2.1. Nguyên tắc nước được ưu đãi nhất (Quy chế tối huệ quốc) - MFN (Most Favoured
Nation)
- Ra đời vào khoảng TK 18, Mỹ giành cho Anh => mở rộng ra đến năm 1947 được đưa vào
Hiệp định GATS, now: quan trọng
- Nội dung: Bất kỳ điều kiện thuận lợi/ ưu đãi một nước thành viên dành cho DV/nhà cung
ứng DV của một nước thành viên khác phải dành cho tất cả thành viên còn lại.
(Nếu 1 thành viên dành sự đối xử với DN/ nhà cung ứng DV của 1 thành viên ntn thì tất cả
thành viên khác đều được đối xử giống như vậy)
- Mục đích: chống phân biệt đối xử, tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa DV/ nhà cung cấp
DV của các nước khi thâm nhập thị trường, từ đó tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy TMDV
phát triển.

- Ngoại lệ:
+ Cam kết riêng của từng nước trong biểu cam kết mở cửa thị trường DV: mỗi thành viên có
1 biểu cam kết riêng, DV nào có quy định hạn chế thì sẽ không dành cho tất cả các thành viên
với lý do được các thành viên khác chấp nhận.
+ Cam kết của các nước trong các FTA đã ký kết: trong các FTA, thường các thành viên
dành cho nhau ưu đãi rất cao về TMDV, WTO thừa nhận chỉ các thành viên trong FTA được
hưởng, các nước không là thành viên không được hưởng.
3.2.2. Nguyên tắc đãi ngộ QG – NT (National Treatment)
- Nội dung: Mỗi thành viên phải dành cho DV/ nhà cung ứng DV của thành viên khác sự đối
xử trên thị trường nội địa giống như dành cho DV/ nhà cung ứng DV trong nước. (Bình đẳng
giữa nội và ngoại)
- Mục đích: Tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa DV/ nhà cung cấp DV nước ngoài và trong
nước
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với lĩnh vực/ DV đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam
kết cụ thể.

 Những cơ hội đối với VN khi thực hiện MFN và NT?


- Việt Nam được hưởng ưu đãi lâu dài, ổn định của các thành viên WTO điều này tạo ĐK
thuận lợi cho XKDV.
- Gia tăng cạnh tranh trong nước giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh
tế.
- Góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Người tiêu dùng được hưởng lợi do giá DV có xu hướng giảm, chất lượng được nâng cao,
NTD có nhiều sự lựa chọn hơn.
 Những thách thức khi thực hiện MFN và NT?
- Một là, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường
quốc tế;
- Hai là, gia tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế, thị trường thế giới;
- Ba là, tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 dẫn đến những thay đổi nhanh chóng
về công nghệ trên thế giới, việc theo kịp xu hướng này là thách thức lớn đối với VN.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; thể chế kinh tế và môi trường kinh
doanh chưa hoàn thiện, nhất là các chính sách về bảo hộ quyền SHTT, bảo vệ NTD, xử lý
tranh chấp,…
3.2.3. Các nguyên tắc khác
- Minh bạch hóa hệ thống chính sách
- Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển
- Nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường
3.3. Các phương thức cung ứng DV (Modes of supply) của Hiệp định GATS
3.3.1. Cung ứng qua biên giới / Mode 1 – Cross Border Supply
- Là phương thức trong đó DV được cung ứng từ lãnh thổ một nước thành viên sang lãnh thổ
thành viên khác
- Đặc điểm:
 Bản thân DV thực sự di chuyển ra khỏi lãnh thổ nước cung ứng, không có sự di
chuyển của người cung ứng và tiêu dùng
 Khó khăn trong quản lý, kiểm soát Dv về nội dung, chất lượng, sự phù hợp với quy
định của nhà nước
 Có tiềm năng phát triển rất lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ
VD: DV giáo dục trực tuyến (E-learning), vận tải quốc tế, thông tin, viễn thông quốc
tế,…
3.3.2. Tiêu dùng ở nước ngoài (Mode 2 – Comsumption Abroad)
- Là hình thức cung ứng trong đó DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của một nước cho
người tiêu dùng nước ngoài
- Đặc điểm:
+ Có sự di chuyển của đối tượng tiêu dùng DV ra ngoài lãnh thổ QG để tiêu dùng DV ở nước
khác
+ Quy định của các nước đối với phương thức này tương đối thông thoáng so với các phương
thức khác
VD:
(1) Du lịch quốc tế : khách đi du lịch ra nước ngoài và sử dụng các DV ở nước ngoài để phục
vụ chuyến du lịch
(2) Du học nước ngoài
(3) Chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh ở nước ngoài
(4) Đưa máy bay tàu biển ra nước ngoài sửa chữa bảo dưỡng
3.3.3. Hiện diện thương mại (Mode 3 – Commercial Presence)
- Nhà cung ứng DV của một nước di chuyển ra khỏi lãnh thổ và thành lập cơ sở cung ứng DV
ở nước khác để cung ứng DV thông qua cơ sở đó.
- Đặc điểm:
+ Có sự di chuyển của nhà cung ứng DV ra khỏi lãnh thổ QG để thành lập cơ sở cung ứng DV
ở nước ngoài
+ Hình thức hiện diện: thành lập DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài; Văn phòng đại
diện; Chi nhánh;…
+ Là phương thức chịu sự quản lý chặt chẽ của các nước thông qua các quy định có liên quan
đến FDI
3.3.4. Hiện diện của thể nhân (Mode 4 – Presence of Natural Persons)
- Khái niệm: DV được cung ứng bởi nhà cung ứng DV của một nước thông qua sự hiện diện
tạm thời của thể nhân trên lãnh thổ của nước khác
- Đặc điểm:
+ Có sự di chuyển tạm thời của cá nhân nhà cung ứng ra nước ngoài để trực tiếp cung ứng DV
+ Có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển (XK lao động).
Ví dụ: XK lao động, Di chuyển của nhân viên trong các công ty FDI, Việc thuê chuyên gia
nước ngoài,..
So sánh giữa các Mode theo đối tượng di chuyển
 Mode 1: đối tượng dịch chuyển là bản thân DV (DV thực sự dịch chuyển qua biên
giới)
 Mode 2: đối tượng dịch chuyển là người tiêu dùng DV
 Mode 3 và Mode 4: đối tượng dịch chuyển là nhà cung ứng DV (Mode 3 là pháp nhân,
Mode 4 là cá nhân)
(xem thêm vở ghi khác)

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ


4.1. Khái quát về thị trường dịch vụ quốc tế
4.1.1. Khái niệm
Thị trường dịch vụ quốc tế là lĩnh vực diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi các loại hình
DV giữa người cung ứng và người tiêu dùng DV của các nước trên thế giới
4.1.2. Các yếu tố cấu thành nên thị trường thương mại dịch vụ
a. Cầu dịch vụ (Demand)
- Nhu cầu là những mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn
tại và phát triển
- Cầu thị trường về dịch vụ (Demand) là lượng dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có
khả năng thanh toán với các mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định
Lưu ý: Cầu = Nhu cầu + Khả năng thanh toán
-> Khả năng thanh toán là điểm khác biệt giữa nhu cầu và cầu
- Đặc điểm của cầu dịch vụ:
 Thứ nhất, cầu DV tương đối nhạy cảm, dễ biến động theo thời gian (trừ các DV thiết
yếu) do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, thu nhập, yếu tố tự nhiên,...
(xem thêm vở ghi khác)
 Thứ hai, một số DV có tính thời vụ rất cao, lượng cầu tập trung vào một số thời điểm,
một số tháng trong năm, do vậy việc đáp ứng cung – cầu luôn gặp khó khăn
(xem thêm vở ghi khác)
- Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu DV:
 Giá DV: khi giá DV tăng lên, lượng cầu đối với DV có xu hướng giảm và ngược lại
 Quy mô thị trường (số lượng NTD)
 Tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế
- Quy mô cầu thị trường quốc tế thể hiện chủ yếu qua kim ngach nhập khẩu dịch vụ của các
QG (biểu đồ)
b. Cung dịch vụ
- Cung DV là lượng DV mà các nhà cung ứng có khả năng cung ứng và sẵn sàng cung ứng ở
các mức giá khác nhau trong những thời gian nhất định
- Ví dụ: Thị trường DV du lịch quốc tế
- Yếu tố ảnh hưởng đến cung DV:
 Giá của DV: khi giá tăng cung DV có xu hướng tăng lên và ngược lại
 Sự phát triển của KHCN có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng DV được
cung ứng
 Số lượng nhà cung ứng trên thị trường: khi có nhiều nhà cung ứng, lượng cung sẽ lớn
và ngược lại
- Quy mô cung DVQT thể hiện qua kim ngạch XKDV của các quốc gia
(biểu đồ)
- Xu hướng tiêu dùng DV: sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế di chuyển, hạn
chế tiếp xúc trực tiếp
4.1.3. Giá cả của dịch vụ
- Khái niệm: Giá DV là biểu hiện bằng tiền giá trị của DV đồng thời thể hiện tổng hợp các
mỗi quan hệ giữa các nước và các yếu tố khác trên thị trường
- Đặc điểm:
 Giá DV luôn mang tính tổng hợp cao, thể hiện tất cả chi phí cầu thành DV
 Việc xác định giá DV khó khăn và phức tạp hơn so với xác định giá của hàng hóa (do
tính vô hình của DV)
 Giá DC phụ thuộc vào thương hiệu, uy tín, mức độ đáp ứng kỳ vọng của NTD, hiệu
quả hoạt động MKT của nhà cung ứng
 Giá DV có thể được gọi bằng các tên khác nhau tùy thuộc vào loại hình DV
Trong giáo dục: học phí; y tế: viện phí; vận tải, bưu điện: cước phí;...
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giá DV:
 Giá trị và giá trị sử dụng của DV
 Tình hình cung – cầu DV
 Mức độ cạnh tranh trên thị trường
 Tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế
 Sự phát triển của KHCN: KHCN phát triển giúp tăng năng suất, giá thành giảm, ngày
càng có nhiều SP thay thế khiến giá DV có xu hướng giảm...
4.2. Tình hình phát triển TMDVQT

4.3. Tình hình xuất khẩu một số dịch vụ chính trên thế giới
4.3.1. Xuất khẩu DV vận tải quốc tế
- Vận tại quốc tế là loại DV truyền thống có vai trò qian trọng đối với TMQT
Các phương thức vận tải quốc tế: vận tải biển, vận tải hàng không, các phương thức vận tải
khác
- Vận tải quốc tế có quy mô doanh thu lớn thứ 2 trong TMDV nhưng tốc độ tăng trưởng thấp,
tỷ trọng giảm liên tục

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỆT NAM


a/ Trước 1990
b/ Sau 1990
- Qúa tình hội hập KTQT, nhất là việc tham gia WTO

You might also like