You are on page 1of 2

Giải thích tại sao để đạt được tối đa lợi ích,Mrs=Px/Py?

Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa lợi ích khi nào? - Khi mà họ thỏa mãn được nhu cầu cao nhất, đồng thời họ phải sử dụng phù hợp
với ngân sách của mình.
Trong kinh tế vi mô để tìm ra được điểm mà tại đó người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích, ta sẽ sử dụng 2 đường: đường liên quan
đến mức thỏa mãn người tiêu dùng và đường liên quan đến ngân sách người tiêu dùng.
+ Đường đẳng ích (đường liên quan đến mức thỏa mãn người tiêu dùng) có thể hiểu đơn giản là tập hợp các phối hợp khác nhau
từ hai hay nhiều sản phẩm nhưng mức thỏa mãn là như nhau

Về cơ bản độ dốc đường bàng quang được đo từ 1 cái “tỉ lệ” chẳng hạn như chúng ta thấy từ A đến B,
Từ B đến C, từ C đến D độ dốc khác nhau, thì rõ ràng người tiêu dùng sẽ cân nhắc để “đánh đổi” và người ta gọi là tỷ lệ thay thế
biên (MRS) - Tỉ lệ thay thế biên là số lượng một hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để tiêu dùng thêm một đơn vị hàng
hóa khác mà lợi ích không đổi

--> Trên đồ thị thì MRS thường đo lường bằng trị tuyệt đối deltaY/deltaX
(Chẳng hạn ở vị trí MRS=6 trên đồ thị ta có thể đánh đổi 6Y để có thêm 1X)

+ Đường ngân sách(đường liên quan đến ngân sách người tiêu dùng) hiểu đơn giản là tập hợp các phối hợp khác nhau từ hai hay
nhiều sản phẩm nhưng giá cả và mức thu nhập đã cho trước
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về 2 nhân tố quan trọng trong việc tối đa lợi ích. Vậy làm thế nào để kết hợp được hai điều này?
--> Ta sẽ dựa vào nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng( tối đa lợi ích) áp dụng trên hình học:” Đường ngân sách phải tiếp xúc với
đường đẳng ích(tức là độ dốc bằng nhau). Và điểm tiêu dùng pphair nằm trên đường ngân sách, nằm trên đường đẳng ích cao
nhất”.

Vậy trên đồ thị điểm A sẽ đc người tiêu dùng lựa chọn.

Vậy người tiêu dùng tối đa lợi ích khi:


MRS=Px/Py mà MRS = MUx/MUy hay Mux/Muy=Px/Py
Như vâyj, để đạt được tối đa lợi ích người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách có hạn của mình để mua hàng hpsoa và dịch vụ với
số luwouowngjj mỗi thứ sao cho hữu dụng biên mỗi đồng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ khác phải bằng nhau.

You might also like