You are on page 1of 8

I.

MÔ HÌNH MẠNG NHỆN


Liên quan đến độ chậm trễ của đào tạo nguồn nhân lực và sự thiện cẩn của người
lao động. Ví dụ, nhu cầu thị trường lao động đang rất cần lao động trong ngành
CNTT, ngân hàng, nhưng các lao động không có sẵn mà cần thời gian đào tạo. Nhu
cầu cao mn đổ xô vào học lúc ra trường cung lại thừa so với cầu, tiền lương giảm.
Lúc chưa có thì tiền lương cao, lúc có tiền lương giảm. Tiền lương thấp, không có
việc làm, người lao động đánh giá không đúng về các cơ hội tương lai trên thị
trường, họ bỏ đi và chuyển sang ngành khác. Dẫn đến việc thiếu hụt lao động, tiền
lương lại tăng, mn lại quay lại học. Sau đó lại thừa, tiền lương lại giảm.

Cụ thể, mức tiền công cân bằng ban đầu trên thị trường là w0, tại E0.
Khi cầu tăng, đường cầu dịch chuyển từ D lên D’, khí đó, lượng lao động trên thị
trường chưa kịp tăng vẫn là E0. Cầu > Cung làm cho mức lương tăng lên thành w1.
Thấy mức lương cao, cầu cao, người lao động đổ xô đi học, dần dần cung bắt đầu
đáp ứng được cầu, mức lương vẫn là w1 nhưng với số lao động tăng lên thành E1.
Do người lao động đi học quá đông đẫn đến dư thừa, Cung > Cầu, người sử dụng
lao động giảm mức lương xuống còn w2, số lượng lao động vẫn là E1.
Khi mức lương giảm, người lao động bỏ đi, chuyển sang làm công việc khác, mức
lương vẫn là w2, nhưng số lượng lao động giảm xuống còn E2.
Khi đó thị trường lao động lại thiếu hụt, Cầu > Cung, người sử dụng lao động tăng
mức lương lên thành w3, lao động vẫn là E2.
Thấy lương tăng, người lao động lại đổ xô vào, vòng lặp lại tiếp tục tạo thành một
hình mạng nhện xung quanh điểm cân bằng.
Đến một lức nào đó, tiền công cuối cùng sẽ tăng lên w*. Kết thúc chu trình mạng
nhện.

II. VẬN DỤNG ĐƯỜNG NGÂN SÁCH VÀ ĐƯỜNG BÀNG QUAN ĐỂ


ĐƯA RA LỰA CHỌN QUYẾT ĐỊNH SỐ GIỜ LÀM VIỆC
Người lao động khi ra quyết định tham gia thị trường lao động và dành thời gian
bao nhiêu cho nó đều nhằm mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng. Cho dù quyết định là
dành số giờ làm việc hay số giờ nghỉ ngơi nhiều hơn thì mục tiêu mà một người lao
động luôn hướng đến là làm sao tối đa hóa được độ thỏa dụng cho bản thân mình.
Lựa chọn tối ưu này sẽ được quyết định khi xem xét đồng thời cả sự ưa thích
(đường bàng quan) và giới hạn ngân sách (đường ngân sách).
Bên cạnh việc bị ràng buộc bởi đường giới hạn ngân sách thì quyết định của người
lao động còn phụ thuộc vào đường bàng quan mà người này có thể có được.
Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì càng cho độ thỏa dụng càng cao. Với mục
tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng thì một cá nhân sẽ mong muốn đường bàng quan của
mình là cao nhất (xa gốc tọa độ nhất) có thể.
Kết hợp tối ưu được đưa ra bởi điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng
quan. Tại điểm này tỉ lệ thay thế cận biên (MRS) giữa tiêu dùng và giải trí bằng với
tiền công. Bất kì gói chi tiêu nào khác gói trên, sẽ không tối đa hóa lợi ích với mức
ngân sách giới hạn.

X: giờ nghỉ ngơi, Y: tiêu dùng ($)

Gỉa sử cá nhân có một mức ngân sách nhất định


là I0, có 2 lựa chọn giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi,
được biểu diễn bởi đường ngân sách như hình.
Người tiêu dùng này không thể mua được các gói
chi tiêu nằm trên đường bàng quan U2 vì không
đủ ngân sách.
Họ chỉ có thể mua được cái gói chi tiêu hàng hóa nằm trên hoặc nằm trong đường
ngân sách (ví dụ như B, C, D và E).
+ Người tiêu dùng sẽ không lưạ chọn gói chi tiêu B, C, D vì các gói này chỉ mang
lại mức lợi ích là U0 (đường bàng quan càng xa gốc tọa độ mức lợi ích càng lớn).
+ Họ sẽ lựa chọn gói chi tiêu tối ưu để tối đa hóa lợi ích tại E (mức lợi ích là U1)
được xác định nằm trên đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan.
Tại điểm E trên hình, độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng
quan. Tỷ lệ thay thế cận biên MRS biểu thị độ dốc của đường bàng quan. Tiền
công biểu thị độ dốc của đường ngân sách. Một người tiêu dùng đạt được tới mức
lợi ích cao nhất từ một mức thu nhập đã cho khi tỉ lệ thay thế cận biên bằng với
tiền công.
III. TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ DỰA TRÊN ĐƯỜNG ĐỒNG ĐẲNG VÀ
ĐƯỜNG ĐỒNG PHÍ
Tối thiểu hóa chi phí là hành vi của người sản xuất tìm một kết hợp tối ưu lượng
của các yếu tố sản xuất sao cho với mức chi phí thấp nhất để đạt được một mức sản
lượng mục tiêu đã xác định sẵn.

E=L

Gỉa sử hãng chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
Hãng sẽ không lựa chọn mức chi phí C1 để sản xuất mức sản lượng Q0, vì với chi
phí C1 thì hãng không thể sản xuất được mức sản lượng Q0 do thiếu chi phí.
Hãng chỉ có thể lựa chọn mức chi phí C2 hoặc C3
+ Hãng không lựa chọn mức chi phí C3 để sản xuất (ví dụ như sản xuất tại A và B)
cùng với mức sản lượng Q0 như tại điểm E (mức chi phí C2) nhưng chi phí là C3 >
C2( đường đồng phí càng xa gốc tọa độ thì chi phí càng lớn), gây lãng phí dẫn đến
mục đích tối thiểu hóa chi tiêu không thực hiện được.
+ Hãng chọn mức chi phí tại điểm thỏa mãn điều kiện đường đồng phí tiếp xúc
đường đồng lượng tại E. Đó là mức chi phí cực tiểu cho hãng sản xuất với mức sản
lượng Q0, hay nói cách khác tập hợp điểm thỏa mãn phải nằm trên Q0.
Tại điểm E, đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí. Ta có độ dốc (theo
giá trị tuyệt đối) của đường đồng lượng là MRTS = MPE/MPK, còn độ dốc của
đường đồng phí (theo giá trị tuyệt đối) bằng tỉ lệ tương đối giá của các yếu tố đầu
vào là w/r. Do đó, tại điểm E, giá trị MRTS bằng tỉ lệ giá của các yếu tố đầu vào.
Tại điểm kết hợp các yếu tố đầu vào có chi phí nhỏ nhất thì MRTS = w/r. Để tối
thiểu hóa chi phí sản xuất ra một sản lượng nhất định, hãng cần lựa chọn kết hợp
các yếu tố đầu vào sao cho:
MRTS = w/r MPE/MPK = w/r

IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIỀN CÔNG ĐÁNH VÀO
DOANH NGHIỆP

Thuế tiền công đánh vào người sử dụng lao động làm tăng tổng chi phí thuê lao
động và làm cho đường cầu lao động dịch chuyển song song và xuống phía dưới.
Gỉa sử một đô la thuế tiền công đánh vào người sử dụng lao động làm dịch chuyển
đường cầu từ D0 xuống D1.
Tiền lương cân bằng giảm từ w0 xuống w1.
Thuế tiền công làm giảm tiền công người lao động nhận được từ w0 xuống w1, và
làm tăng chi phí thuê một lao động lên từ w0 lên w1 + 1.
Điều đó có nghĩa 1 đô la thuế tiền công sẽ khiến:
+ Người lao động thiệt hại khi phải chịu (w0-w1) đô la thuế
+ Người sử dụng lao động bị thiệt hại khi phải chịu (w1+1-w0) đô la thuế
*Khi cung LĐ không co giãn

Tiền thuế công đánh vào doanh nghiệp được chuyển hoàn toàn sang người lao
động khi đường cung lao động hoàn toàn không co giãn.
Mức tiền công ban đầu là w0. Mỗi đô la tiền thuế làm dịch chuyển đường câu lao
động sang D1, còn tiền công thì giảm xuống w0-1.

Một khoản thuế tiền công đánh vào người lao động làm dịch chuyển đường cung
sang trái (từ S0 sang S1 ). Tác động của khoản thuế này lên mức tiền công cân
bằng và số lao động được thuê cân bằng là như nhau, bất kể nó đánh vào ai.

BTAP VỀ HỆ SỐ PBĐX:
LN = p*q-w*E, w = VMPe = p * MPe
2. BTAP VỀ MRR ( tỉ lệ hoàn vốn cận biên) và tỉ lệ chiết khấu
MRR = ( sau – trc ) / trc * 100%
Nếu r <= MRR : đi học
Nếu r > MRR : đi làm

You might also like