You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1

1. Tiêu dung và đầu tư trong trường hợp không có thị trường vốn
- Ban đầu, cá nhân được cấp gói [y0,y1] (y0: thu nhập thời điểm 0; y1: thu nhập
tại thời điểm y1).
- Cá nhân phải quyết định mức tiêu dùng bao nhiêu vào thời điểm hiện tại (C0),
và bao nhiêu vào tương lai (C1) => Phần (y0-C0): để đầu tư
- Đường tổng lợi ích khi tiêu dùng tại C0:

 Lợi ích cận biên giảm dần


 Đưa vào hệ trục không gian có U(C0), U(C1), C1, C0 ta có được:

- Hiểu như sau: Điểm A,B cùng nằm trên 1 đường bang quan (tức tổng lợi ích
thu được là bằng nhau), nhưng tại A thì tiêu dùng hiện tại ít hơn tại B. Tại
điểm D, cả tiêu dùng hiện tại và tương lai đều nhiều hơn (do nằm trên đường
bang quan cao hơn).
- Để tiêu dùng trong tương lai là C1, cá nhân đã phải đánh đổi ở hiện tại => Gọi
là tỷ lệ thay thế cận biên MRS (Đánh đổi 1$ ở hiện tại thì thu được bao nhiêu ở
tương lai). MRS cũng là độ dốc của đường bang quan
MRS = - (1+ri)
Với ri: tỷ suất sở thích theo thời gian
(r tại A lớn hơn tại B, vì A chấp nhận tiêu dùng ít hơn ở hiện tại nhưng lại
có nhiều hơn rở tương lai)
 Khi đưa vào đầu tư: giả định việc đầu tư vẫn tuân theo quy luật lợi ích cận biên
giảm dần, thể hiện trên đường ABX (Tại A: lợi suất cận biên của đầu tư là lớn
nhất, tại X: nhỏ nhất)

- Ban đầu cá nhân có gói [y0,y1] tại thời điểm 0 và 1. Gói tài sản này tạo ra lợi
ích U1 (đường bang quan U1). Khi đi đầu tư, cá nhân sẽ trượt trên đường ABX
(đường tập hợp cơ hội sản xuất đầu tư). Cá nhân sẽ tiếp tục đầu tư cho đến khi
MRT = MRS (tức tại điểm B), vì ở đây đạt được mức thỏa dụng tối ưu là U2.
 LƯU Ý: Trong thế giới không có thị trường vốn, mỗi cá nhân với cùng gói tài
sản và cùng tổ hợp cơ hội đầu tư vẫn có thể đầu tư khác nhau vì họ có hàm
lợi ích khác nhau (đường bàng quan khác nhau)
2. Tiêu dùng và đầu tư khi có thị trường vốn
GIẢ ĐỊNH: Khi có thị trường vốn, ta có thể đi vay hoặc cho vay với lãi suất r
(mức lãi suất này do thị trường qui định)
2.1. Tiêu dùng khi không có sản xuất
- Trong trường hợp có thị trường vốn và tiêu dùng nhưng không có sản xuất,
đường thị trường vốn là đường W0W1
- Ban đầu, cá nhân được cấp gói tài sản [y0,y1] và có mức lợi ích tại U1. Khi đó,
cá nhân sẽ tiết kiệm, chỉ tiêu dùng tại C0 và tới thị trường vốn để cho vay để có
khoản C1* tại thời điểm 1 (do tại điểm B có mức U2>U1).
- W0: giá trị hiện tại của gói tài sản ban đầu [y0,y1]

 Phương trình mô tả đường thị trường vốn

2.2. Sản xuất và tiêu dùng khi có thị trường vốn


- Xét trên thị trường Robinson Crusoe (tức chỉ có tiêu dùng và đầu tư) thì ta sẽ
chọn đầu tư đến điểm D, vì tại đây lợi suất từ việc đầu tư bằng với sở thích về
thời gian. Tuy nhiên, khi có them thị trường vốn, ta còn có thể đạt được mức
ích lợi cao hơn nhờ vào việc đi vay.
- Tại D: lợi suất cận biên từ đầu tư (độ dốc đường thị trường vốn) > lãi vay trên
thị trường (độ dốc đường POS) => Ta sẽ đầu tư tiếp và dịch chuyển lên điểm
B. Tại B, ta thu được đầu ra từ việc sản xuất là (P0,P1) và giá trị hiện tại của gói
tài sản là W0*.
- Tuy nhiên, tại B sở thích về thời gian lại lớn hơn lãi suất thị trường, nên cá
nhân sẽ chọn tiêu dùng nhiều hơn P0, tức phải đi vay để tiêu dùng. Lúc này, cá
nhân sẽ di chuyển trên đường thị trường vốn và đạt tới điểm C. Tại C, sở thích
về thời gian bằng với lãi suất thị trường.
 U tăng từ U1 thành U3
3. Quy tắc phân chia của Fisher
Để đạt ích lợi tối đa trong điều kiện tiêu dùng sản xuất và thị trường vốn cần thực hiện
2 bước riêng biệt
- Bước 1: Lựa chọn sản xuất tối ưu đến độ lợi suất cận biên từ đầu tư sản xuất
bằng lãi suất trên thị trường vốn (Khách quan do thị trường quyết định)
- Bước 2: Lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng vay/cho vay trên đường thị trường
vốn để lợi suất cận biên của cá thể bằng lãi suất trên thị trường vốn (MRS = r)
 Từng nhà đầu tư có thể tự tối ưu hóa ích lợi từ vay/cho vay trên thị trường vốn
để điều chỉnh tiêu dùng nhằm đạt ích lợi tối đa phù hợp với hàm lợi ích của
mình.
QUY TẮC PHÂN CHIA SAI KHI CHI PHÍ GIAO DỊCH QUÁ LỚN
4. Thị trường và chi phí giao dịch
- Nếu như không có thị trường tập trung để giao dịch thì sẽ mất rất nhiều chi phí
vì người mua-bán phải tự tìm đến nhau
 Thị trường rất hữu ích trong việc giảm chi phí giao dịch
 CPGD càng giảm thì thị trường có hiệu quả kinh doanh càng cao

You might also like