You are on page 1of 8

Câu 1:

Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí được xem là công cụ đánh giá dự án
đầu tư khá hiệu quả, được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia thành viên của tổ chức
hợp tác - phát triển kinh tế (OECD), các quốc gia phát triển và các tổ chức tín dụng
lớn trên thế giới. Một số quốc gia trên thế giới đã quy định bắt buộc sử dụng phân
tích lợi ích chi phí đối với các dự án đầu tư công theo quy mô vốn như Chile là trên
150.000 USD, Na Uy là 126 triệu USD, Hàn Quốc là 100 triệu USD, ... Phân tích
lợi ích - chi phí đối với lâ ̣p và thẩm định các dự án đầu tư công sẽ mang lại nhiều lợi
ích, cụ thể như sau:

- Mỗi xã hội có một số mục tiêu phát triển nhất định như:
 Cải thiện phúc lợi kinh tế: là sự gia tăng trong tổng phúc lợi xã hội, nó được
đo lường bằng sự gia tăng lợi ích ròng tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ.
 Cải thiện công bằng xã hội: là cải thiện trong phân phối lợi ích ròng giữa
các cá nhân trong xã hội và thường được giải thích bằng sự gia tăng cơ hội
cho những người bị thiệt
 Cải thiện chất lượng môi trường: cải thiện môi trường xung quanh và điều
kiện sống của con người.

 Những cải thiện đối với môi trường xung quanh có thể bao gồm bất cứ loại
thay đổi nào mà xã hội mong muốn. Phân tích lợi ích - chi phí chỉ ra phương án nào
đóng góp nhiều nhất cho lợi ích kinh tế, kể cả các kết quả về môi trường. Do vậy,
dựa trên phân tích lợi ích chi phí sẽ lựa chọn được các dự án đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Nguyên tắc cơ bản của phân tích lợi ích - chi phí là phải gắn giá trị tiền tệ
cho mỗi lợi ích cũng như chi phí của dự án. Sau đó so sánh các giá trị này
để tính toán lợi ích xã hội ròng. Trong số đó có cả những lợi ích và chi phí
mà trước giờ chưa được tính toán bằng tiền mà mới chỉ dừng ở các chỉ tiêu
mang tính định tính.
 Thông qua việc gắn những tác động tích cực và tiêu cực của một dự án với
giá trị bằng tiền tương đương của chúng, phân tích chi phí lợi ích quyết định liệu về
mặt cán cân dự án có đáng giá để đầu tư hay không. Bên cạnh đó việc tiền tệ hóa
các lợi ích và chi phí này sẽ giúp tính toán cụ thể lợi ích ròng của từng dự án đầu tư,
tác động tới quyết định của các nhà quản lý trong lựa chọn tối ưu giữa các dự án.

- Các nhà quản lý luôn bị dao động bởi các lập luận kinh tế, chính vì vậy việc
phân bổ vốn đầu tư công vẫn mang tính chất san đều, chia phần giữa các địa
phương. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí, mọi
lợi ích và chi phí tương ứng của dự án được tiền tệ hóa, các chỉ tiêu đánh
giá, lựa chọn dự án sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch.
Việc so sánh, đánh giá các dự án đầu tư trên các tiêu chí định lượng sẽ giúp
cho quá trình ra quyết định phân bổ vốn đầu tư hiệu quả hơn, việc phân bổ dàn trải
sẽ được khắc phục.

Như vậy, xét trên nhiều phương diện, việc thực hiện phân tích lợi ích - chi phí
đối với lâ ̣p và thẩm định dự án đầu tư công là rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu
quả đầu tư công.

Ví dụ minh họa:

Việc nâng cấp đường cao tốc như mở rộng Đại lộ 101 vào San Jose. Đại lộ ở
địa phương không mang lại lối đi rộng và thuận lợi cho việc đi lại của những người
đi vào San Jose, không có một đường phân chia ở giữa và quá nhiều những cuộc tai
nạn khảm khốc đã dẫn đến cái tên "Con đường máu" (Blood Alley). Việc nâng cấp
đường cao tốc sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm thời gian và hạ thấp rủi ro. Sau đây là số
liệu giả thuyết:
 Về các chuyến đi Không mở rộng Mở rộng

Giờ cao điểm

Chuyến đi của hành khách (mỗi


3.000 4.000
giờ)

Thời gian chuyến đi (phút) 50 30

Giá trị thời gian (USD/phút) 0,1 USD 0,1 USD

Giờ không cao điểm

Chuyến đi của hành khách (mỗi


500 555,55
giờ)

Thời gian chuyến đi 35 25

Giá trị thời gian (USD/phút) 0,08 USD 0,08 USD

Tai nạn giao thông (mỗi năm) 12 6

Số liệu chỉ ra rằng đối với việc đi lại vào giờ cao điểm, chi phí thời gian của
một chuyến đi là 5 USD nếu không có dự án và 3 USD nếu có dự án. Giả sử chi phí
vận hành đối với 1 phương tiện chuyên chở không bị ảnh hưởng bởi một dự án và =
4 USD.

Dự án làm giảm bớt chi phí của một chuyến đi và công chúng phản ứng bằng
cách tăng số chuyến đi. Có một sự gia tăng về thặng dư của người tiêu dùng cả đối
với việc đi lại không có dự án và việc đi lại trong điều kiện có dự án.

Đối với việc đi lại theo bất cứ cách nào, lợi ích của dự án = giá trị thời gian
tiết kiệm được nhân với số chuyến đi. Đối với việc đi lại vào giờ cao điểm, dự án
tiết kiệm được 2 USD và đối với việc đi lại ngoài giờ cao điểm, nó tiết kiệm được
0,8 USD. Đối với việc đi lại được tạo ra nhờ dự án, lợi ích bằng ½ giá trị thời gian
tiết kiệm được nhân với mức tăng của số chuyến đi.
Chuyến đi theo bất Chuyến đi được tạo ra
Loại Tổng
cứ cách nào bởi dự án

Giờ cao điểm 6.000,00 1.000,00 7.000,00

Giờ không cao 400,00 22,22 422,22


điểm

Lợi ích mỗi giờ là:

Để thay đổi lợi ích tới một mức cơ bản hàng năm, người ta lấy lợi ích theo giờ
của mỗi loại chuyến đi nhân với số giờ mỗi năm cho loại du lịch đó. Có 260 ngày
làm việc mỗi năm và có ít nhất 6 giờ cao điểm mỗi ngày trong tuần, có 1560 giờ cao
điểm mỗi năm. Như vậy còn lại 7200 giờ không cao điểm mỗi năm. Với những con
số này, lợi ích hàng năm là:

Chuyến đi theo bất cứ Chuyến đi được tạo ra Tổng


Loại
cách nào (USD) bởi dự án (USD) (USD)

Giờ cao điểm 9.360.000 1.560.000 10.020.000

Giờ không
2.880.000 160.000 3.040.000
cao điểm

Tổng 12.240.000 1.720.000 13.960.000

Giá trị của việc giảm số tai nạn có thể được đánh giá theo giá trị kinh tế tương
đương mà con người đặt vào cuộc sống của họ khi đưa ra những lựa chọn liên quan
đến rủi ro và tiền. Nếu thị trường lao động trả lương cho những công việc có tính
chất rủi ro khác nhau để con người chấp nhận một mức gia tăng về nguy cơ tử vong
khoảng 1/1.000 mỗi năm nhằm đáp ứng sự gia tăng về thu nhập khoảng 400 USD 1
năm thì một dự án sẽ giảm nguy cơ tử vong mỗi năm khoảng 1/1.000, đem lại lợi
ích cho mỗi người bị ảnh hưởng bởi nó là 400 USD 1 năm. Giá trị tiềm ẩn của một
sinh mạng trong trường hợp này là 400.000 USD. Do đó lợi ích của dự án với rủi ro
giảm là số người được cứu sống theo dự tính nhân với giá trị tiềm ẩn của một sinh
mạng.
Đối với dự án đường cao tốc, con số này là 6 * 400.000 USD = 2.400.000
USD hàng năm.
Do đó lợi ích hàng năm của dự án là:

Loại lợi ích Giá trị lợi ích mỗi năm (USD)

Tiết kiệm thời gian 13.960.000

Rủi ro giảm 2.400.000

Giả sử mức lợi ích này tiếp tục ở một tỷ lệ cố định trong một khoảng thời gian
sống 30 năm của dựa án.
Chi phí cho đường cao tốc bao gồm chi phí về quyền ưu tiên, chi phí xây dựng
và chi phí tu sửa của nó. Chi phí về quyền ưu tiên là chi phí đất đai và bất cứ kiến
trúc nào trên đó phải được mua trước khi bắt đầu xây dựng đường cao tốc. Với
những mục đích của ví dụ này, chi phí về quyền ưu tiên là 100 triệu USD và phải
được trả trước thời gian bắt đầu của bất cứ công việc xây dựng nào. Ít nhất một
phần của chi phí về quyền ưu tiên đối với một đường cao tốc có thể thu lại vào giai
đoạn cuối trong thời gian tồn tại của đường cao tốc nếu nó không được tái xây
dựng. Ví dụ, giả sử toàn bộ chi phí quyền ưu tiên có thể được thu về vào cuối thời
gian sống 30 năm của dự án. Chi phí xây dựng là 200 triệu, trang trải cho một giai
đoạn 4 năm. Chi phí tôn tạo là 1 triệu USD mỗi năm một khi đường cao tốc được
hoàn thành.
Lịch trình cho lợi ích và chi phí đối với dự án như sau:
Thời gian Lợi ích Quyền ưu tiên Chi phí xây dựng Duy trì
(năm) (triệu USD) (triệu USD) (triệu USD) (triệu USD)

0 0 100 0 0

1- 4 0 0 50 0

5 - 29 16,36 0 0 1

30 16,36 -100 0 1

Lợi ích và chi phí được tính theo đồng USD có giá trị cố định; nghĩa là, không
có sự tăng giá trong khi phân tích. Do đó lãi suất chiết khấu được sử dụng phải là lãi
suất thực tế. Nếu lãi suất đối với trái phiếu dài hạn là 8% và tỷ lệ lạm phát là 6 % thì
lãi suất thực tế = 2%. Giá trị hiện tại của các dòng lợi ích và chi phí được chiết khấu
ở tỷ lệ 2% trở lại thời điểm 0 là như sau:

Giá trị hiện tại


(triệu USD)

Lợi ích 304,11

Chi phí

Quyền ưu tiên 44,79

Xây dựng 190,39

Duy trì 18,59


Lợi ích ròng 50,35

Giá trị hiện tại ròng dương 50,35 triệu và chỉ số lợi ích/chi phí =1,2 cho thấy
dự án đáng để đầu tư nếu chi phí vốn là 2%. Khi tỷ lệ chiết khấu là 3%, chỉ số lợi
ích/chi phí thấp hơn 1,0 một chút. Điều này có nghĩa là tỷ suất hoàn trả nội bộ dưới
3%. Khi chi phí vốn là 3%, dự án không đáng giá để đầu tư.

Câu 2:

Kiến nghị:

Một số kiến nghị đưa ra nhằm hạn chế rủi ro cho dự án và khắc phục những
hậu quả do dự án gây ra:

- Dự án cần thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra nhằm tránh tình
trạng giá cả, các chi phí vật tư tăng.
- Trong quá trình thi công xây dựng phải có đội giám sát công trình để dự án
đảm bảo chất lượng, góp phần tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng.
- Chủ dự án cần đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên xây dựng.
- Cần có chính sách giải tỏa hợp lý và hỗ trợ cho người dân trong vùng giải
tỏa có được điều kiện sống thuận lợi hơn.

Đánh giá dự án:

Theo kết quả phân tích lợi ích và chi phí thì dự án cầu Rồng hoàn thành sẽ
tạo ra ngoại tác tích cực cho các đối tượng tham gia giao thông và giải phóng nguồn
lực xã hội. Các tài xế được hưởng lợi từ dự án, tiết kiệm thời gian di chuyển giữa
hai bên bờ sông Hàn, chính phủ cũng được lợi từ những khoản thu thuế giá trị gia
tăng từ nguyên vật liệu và hàng hóa phục vụ cho dự án. Về mặt xã hội, góp phần tạo
việc làm cho nhiều công nhân giúp cải thiện đời sống. Hơn nữa dự án còn có ý
nghĩa quan trọng về văn hóa và du lịch, cầu Rồng sẽ trở thành biểu tượng của thành
phố Đà Nẵng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Bên cạnh đó, dự án có rủi ro về khả năng sinh lời trong tương lai nếu lạm phát
thay đổi, do đó chủ đầu tư cần xem xét kỹ càng yếu tố chi phí. Ngoài ra, cầu Rồng
xây dựng làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân bị thu hồi đất làm
dự án. Cho nên, chủ đầu tư cần có chính sách khắc phục những rủi ro của dự án và
chính sách hỗ trợ những đối tượng đó, như mục kiến nghị đã nêu trên.

Tóm lại, dự án cầu Rồng ra đời đã góp phần tạo ra những ngoại tác tích cực về
kinh tế - xã hô ̣i - văn hóa của thành phố Đà nẵng, vì vậy dự án xứng đáng được lựa
chọn để tiến hành trên thực tế.

Nguồn:

https://danangfantasticity.com/diem-du-lich/cay-cau-da-nang/cau-rong.html

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/vai-tro-cua-phan-tich-loi-ich-chi-phi-doi-
voi-cac-du-an-dau-tu-cong-tai-viet-nam-d9410.html

http://www.vinabac.com/node/141

You might also like