You are on page 1of 4

Câu 1: Phân tích và so sánh sự khác nhau giữa sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong

dài hạn của doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa. Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu đó.
Hàm sản xuất là một phương trình toán học cho biết mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được
từ một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ hiện có. Có hai loại hàm sản xuất, hàm sản xuất
ngắn hạn và hàm sản xuất dài hạn.

Sản xuất trong ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào không
thay đổi. Các yếu tố không thay đổi trong ngắn hạn (trong nhiều chu kì sản xuất) được gọi là các
yếu tố đầu vào cố định.

Ví dụ: Tại nhà máy, trang thiết bị lắp đặt trong nhà máy đôi khi sau nhiều năm mới thay thế.
Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể thay đổi được cường độ sử dụng nhà máy, máy móc để sản
xuất, nhưng chi phí đầu tư cho chúng thì không cần phải chi thêm. Trong ngắn hạn, các yếu tố
biến đổi như nguyên vật liệu và lao động có thể thay đổi.

Như vậy, nếu một hàm sản xuất có biến số là các yếu tố đầu vào biến đổi (như lao động, nguyên
vật liệu) được coi là hàm sản xuất ngắn hạn. Trong ngắn hạn DN có thể tăng sản lượng bằng việc
sử dụng nhiều hơn đầu vào biến đổi cùng với các đầu vào cố định.

Sản xuất trong dài hạn là khoảng thời gian cần để cho tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi. Ví
dụ, công ty may Tiến An đã hoạt động trên thị trường đã có nhiều uy tín và nhận được nhiều đơn
đặt hàng hơn. Với quy mô nhà xưởng thiết bị như hai năm trước là không đủ, công ty đã quyết
định đầu tư thêm nhà máy sản xuất nữa.

Như vậy, với khái niệm về dài hạn có thể khẳng định khi công ty thay đổi qui mô sản xuất, công
ty đang sản xuất trong dài hạn. Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô nhà máy và
máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, nhờ đó có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn từ mức
sản lượng đầu vào đã cho.

Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn của
doanh nghiệp:

Sản xuất trong ngắn hạn Sản xuất trong dài hạn

Yếu tố đầu vào Không thể thay đổi số lượng của Mọi yếu tố đầu vào đều có thể thay
tất cả các đầu vào đổi

Chức năng Quy luật tỷ lệ biến hoạt động Quy luật lợi nhuận cho quy mô
hoạt động
Quy mô sản xuất Không thay đổi quy mô sx Thay đổi quy mô sản xuất

Tỷ lệ nhân tố Thay đổi vì một đầu vào thay đổi Giữ nguyên vì tất cả các yếu tố đầu
trong khi phần còn lại được cố vào khác nhau trong cùng một tỷ lệ
định về bản chất

Câu 2: Giả sử bạn là giám đốc một viện bảo tàng nghệ thuật. Anh trưởng phòng tài chính
nói với bạn rằng viện bảo tàng sắp hết tiền và đề nghị bạn tăng giá vé vào tham quan bảo
tàng để tăng doanh thu. Khi đó bạn sẽ làm gì?
Việc tăng giá vé vào tham quan với mục đích tăng doanh thu cho viện bảo tàng phụ thuộc vào hệ
số co giãn của cầu. Nếu cầu về vé tham quan bảo tàng không co giãn thì việc tăng giá vé sẽ làm
tăng doanh thu. Nhưng nếu cầu co giãn, biện pháp tăng giá vé sẽ khiến cho lượng khách tham
quan giảm và dẫn tới việc tổng doanh thu cũng sẽ bị giảm theo.

Để ước lượng hệ số co giãn của cầu, tôi - với tư cách là giám đốc của viện bảo tàng nghệ thuật -
sẽ hỏi các nhà thống kê của viện bảo tàng. Họ có thể sử dụng số liệu về lịch sử lượng vé để
nghiên cứu xem số lượng người tham quan bảo tàng thay đổi thế nào qua các năm khi giá vé thay
đổi. Hoặc họ có thể sử dụng số liệu về số lượt tham quan ở một số bảo tàng trong nước để xem
xét tác động của giá đến số lượt khách tham quan.

Khi nghiên cứu 1 trong 2 dãy số liệu này, các nhà thống kê cần phải tính đến các yếu tố tác động
khác tác động đến số lượt khách tham quan như thời tiết, dân số,.... nhằm tách riêng tác động của
giá cả. Việc phân tích số liệu như thế sẽ đem lại kết quả ước lượng về hệ số co giãn giá của cầu,
từ đó tôi có thể đưa ra quyết định xem liệu có nên giảm giá vé tham quan hay không.

Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về ra quyết định trong điều kiện rủi ro. Cho ví dụ minh
họa
Rủi ro là tình huống trong đó một quyết định có nhiều kết quả, người ra quyết định biết tất cả các
kết quả đồng thời biết xác suất xảy ra chúng. Khi ra quyết định trong điều kiện rủi ro, ta có thể
biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái. Có thể sử dụng các tiêu thức khác nhau để ra quyết
định trong điều kiện rủi ro.

Đầu tiên là sử dụng giá trị kỳ vọng. Nếu giá trị kỳ vọng được sử dụng làm tiêu thức ra quyết định
thì người ra quyết định hợp lý sẽ luôn chọn hoạt động có giá trị kỳ vọng cao nhất. Ví dụ một cá
nhân đang cân nhắc hai phương án đầu tư A và B. Lợi nhuận của các phương án đầu tư này là
khác nhau và với các xác suất tương ứng như sau:

Phương án đầu tư Xác suất Lợi nhuận (triệu đồng)


A 0,4 400
0,6 200

B 0,3 500
0,7 100

Giá trị kỳ vọng của phương án A là: EVA = 0,4 . 400 + 0,6 . 200 = 280
Giá trị kỳ vọng của phương án B là: EVB = 0,3 . 500 + 0,7 . 100 = 220
→ Phương án A đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn nên sẽ được chọn.

Thứ hai là đo lường mức độ rủi ro. Đa số mọi người đều ghét rủi ro. Vì thế khi ra quyết định họ
có thể sử dụng tiêu thức mức độ rủi ro, và sẽ chọn hoạt động có mức độ rủi ro thấp nhất. Mức độ
rủi ro được đo bằng độ lệch chuẩn và phương sai.

Ví dụ, với hai phương án đầu tư A và B ở ví dụ trên, ta có thể xác định được phương sai và độ
lệch chuẩn như sau:
2 2 2
Phương sai của phương án A là: σ = (400 − 280) .0,4 + (200 − 280) .0,6 = 9600
→ σ𝐴 = 9600 = 97,97
2 2 2
Phương sai của phương án B là: σ = (500 − 220) .0,3 + (100 − 220) .0,7 = 33600
→ σ𝐵 = 33600 = 183,30
Như vậy phương án A sẽ được chọn vì có mức độ rủi ro thấp hơn.

Ngoài hai tiêu thức trên, còn có tiêu thức lập cây quyết định. Cây quyết định giúp chúng ta đưa
ra quyết định dựa trên sự phụ thuộc trong tương tác của các chuỗi kết quả. Các chuỗi lựa chọn
được thể hiện dưới dạng sơ đồ cây.

Ví dụ, một công ty sản xuất hàng thể thao muốn gia nhập thị trường mới và đang lựa chọn quy
mô nhà máy để xây dựng. Công ty dự đoán nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng tăng trưởng, giữ
nguyên tốc độ cũ hoặc suy thoái với các xác suất tương ứng là 30%, 40%, và 30%. Giá trị hiện
tại của luồng tiền của mỗi quy mô mà công ty dự đoán được cho như sau:
Điều kiện kinh tế Quy mô lớn Quy mô nhỏ

Giá trị hiện tại của Tăng trưởng (30%) 10 4


luồng tiền (tỷ đồng) Giữ nguyên tốc độ cũ (40%) 6 3
Suy thoái (30%) 2 2
Giả định người quản lý công ty là người bàng quan với rủi ro.
Từ nhánh trên của cây ra quyết định có thể tính được NPV của nhà máy quy mô lớn là 6 tỷ đồng.
Từ nhánh dưới của cây ra quyết định có thể tính được NPV của nhà máy quy mô lớn là 2,7 tỷ
đồng.
→ Công ty nên xây dựng nhà máy quy mô lớn vì có NPV lớn hơn.

You might also like