You are on page 1of 24

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Trình bày khái niệm số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí? Nêu những ứng dụng
của chúng trong phân tích mội quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ?
- Số dư đảm phí: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tỷ lệ số dư đảm phí: là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa số dư đảm phí so với
doanh thu
- Ứng dụng: SDĐP là căn cứ đáng tin cậy để xây dựng kế hoạch KD, xác định giá bán và lựa
chọn phương án kinh doanh hiệu quả
Câu 2. Hầu hết chi phí ở công ty A là biến phí trong khi đó ở công ty B hầu hết chi phí là định
phí. Hãy cho biết cùng với một mức tăng doanh thu, mức tăng lợi nhuận của công ty nào cao
hơn? Giải thích.
Câu 3. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động.
- Khái niệm: phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu với tốc độ tăng
(hoặc giảm) lợi nhuận
- Ý nghĩa:
+ Là thuật ngữ phản ánh mức độ sử dụng định phí để tạo ra sự khuyếch đại khả năng sinh lợi
trong hoạt động kinh doanh của công ty
+ Là tiêu thức dùng để đo lường tốc độ tăng giảm của lợi nhuận theo doanh thu
+ Với hệ số đòn bẩy kinh doanh lớn: doanh nghiệp có thể đạt được một tỷ lệ tăng cao hơn về
lợi nhuận khi chỉ với một tỷ lệ tăng thấp hơn của doanh thu
Câu 4. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của điểm hòa vốn.
- Khái niệm: là điểm mà doanh thu bằng chi phí và lợi nhuận bằng không.
- Ý nghĩa:
+ Nhằm cung cấp cho nhà quản trị biết cần tiêu thụ bao nhiêu SP hay DT cần thực hiện bao
nhiêu thì đủ bù đắp chi phí
+ Thông qua phân tích điểm hòa vốn, nhà quản trị sẽ tính số lượng sản phẩm cần tiêu thụ để
đạt lợi nhuận mong muốn
Câu 5. Vẽ đồ thị C-V-P thể hiện đường biểu diễn của doanh thu và chi phí. Giải thích sự thay
đổi của đồ thị khi: (1) Đơn giá bán giảm (2) Tổng định phí tăng (3) Biến phí đơn vị tăng.
Câu 6. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của số dư an toàn.
- Khái niệm: là phần vượt qua doanh thu hòa vốn của doanh thu dự toán (hoặc thực tế) .
- Ý nghĩa: Là số tiền doanh thu có thể giảm trước khi phát sinh lỗ
Câu 7. Kết cấu hàng bán là gì? Giả định nào trong phân tích C-V-P có liên quan đến kết cấu
hàng bán?
- Khái niệm: là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh
thu
- Nếu tăng tỷ trọng của các mặt hàng có SDĐP cao, giảm tỷ trọng những mặt hàng có SDDP
thấp thì tỷ lệ SDĐP bình quân tăng lên, do đó DT hòa vốn của doanh nghiệp giảm và từ đó
độ an toàn trong DN tăng lên và ngược lại
Câu 8. Tại sao việc thay đổi kết cấu hàng bán sẽ làm thay đổi sản lượng hòa vốn và lợi nhuận
của doanh nghiệp?
Câu 9. Trình bày về những giả định trong phân tích mối quan hệ C-V-P và ảnh hưởng của những
giả định này đối với thông tin lợi nhuận tính từ phân tích C-V-P.
Câu 10. Trình bày cách tính điểm hòa vốn ở những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều
loại sản phẩm.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Dữ liệu sau dùng để trả lời cho các câu hỏi từ 1-5.
Cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong một tháng như sau: (Đvt: 1.000 đồng)
Doanh thu (12.000 x 20) 240.000
Biến phí (12.000 x15) 180.000
Số dư đảm phí 60.000
Định phí 27.000
Lợi nhuận 33.000
Năng lực sản xuất tối đa là 20.000sp
Câu 1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn là:
a. 5.400 và 108.000
b. 6.600 và 132.000
c. 1.800 và 36.000
d. 5.400 và 81.000
ĐÁP ÁN: A
SLhv = B / (g-a) = 27.000 / ( 20-15) = 5.400 sp

Dthv = g x SLhv = 20 * 5.400 = 108.000 ngđ

Câu 2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động là:


a. 0,55
b. 1,818
c. 181%
d. 2,2
ĐÁP ÁN: B

Độ lớn đòn bẩy = SDĐP / LN = 60.000 / 33.000 = 1.818.

Câu 3. Nếu bán một sản phẩm trên mức hòa vốn thì thưởng cho nhân viên bán hàng là 2/sản
phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ để đạt lợi nhuận như ban đầu là:
a. 20.000
b. 11.000
c. 14.600
d. Tất cả đều sai
ĐÁP ÁN: D

BP tăng 2 đ/sp = 15 + 2 = 17 đ/sp

Suy ra SDĐP đơn vị mới = 20 – 17 = 3 đ/sp

SL tiêu thụ để LN = 33.000 = 5.400 + (33.000/(5-2) ) = 16.400 sp

Câu 4. Nếu doanh thu tăng thêm 5% thì lợi nhuận tăng thêm là:
a. 3.000
b. 5.000
c. 63.000
d. 9.000
ĐÁP ÁN: A

Mức tăng của SDĐP = (5% * 240.000) * 25%= 3.000

ĐP không thay đổi suy ra lợi nhuận tăng 3.000

Câu 5. Giả sử trong tháng đã bán được 12.000 sản phẩm, có một khách hàng đề nghị mua 8.000
sản phẩm, với giá không quá 85% giá đang bán, chi phí vận chuyển giao hàng 700, nhà quản trị
muốn bán lô hàng này để thu được lợi nhuận 7.300. Giá bán tối thiểu mỗi sản phẩm của lô hàng
này theo yêu cầu nhà quản trị là:
a. 16
b. 17
c. 16,5
d. >16
ĐÁP ÁN: A

Giá bán không cần bù đắp ĐP

Giá bán tối thiểu theo yêu cầu của nhà Quản trị =15 + 700 /8.000 + 7.300/ 8.000 = 16

Câu 6. Số dư đảm phí thay đổi khi:


a. Đơn giá bán thay đổi.
b. Biến phí đơn vị thay đổi.
c. Đơn giá bán và biến phí đơn vị thay đổi.
d. Ba câu a, b và c đều đúng.
ĐÁP ÁN: D

Câu 7. Doanh thu hòa vốn thay đổi khi thay đổi kết cấu hàng bán vì:
a. Tổng doanh thu thay đổi.
b. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quaân thay đổi.
c. Tổng định phí thay đổi.
d. Tổng biến phí thay đổi.
ĐÁP ÁN: B

Câu 8. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động của các
nhân tố sau đến lợi nhuận:
a. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá thành, chi phi bán hàng, chi phí quản lý.
b. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí.
c. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá thành, chi phí bán hàng, kết cấu hàng bán.
d. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu hàng bán.
ĐÁP ÁN: D

Câu 9. Kết cấu chi phí là:


a. Tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.
b. Tỷ lệ phần trăm giữa giá thành trên giá bán.
c. Tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí tính trên doanh thu.
d. Mối quan hệ tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí trong tổng chi phí.
ĐÁP ÁN: D

Câu 10. Những doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động lớn là những doanh nghiệp có kết cấu chi
phí và tỷ lệ số dư đảm phí:
a. Định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm phí lớn.
b. Biến phí chiếm tỷ trọng lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm phí lớn.
c. Định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ
d. Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn và tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ.
ĐÁP ÁN: A

Câu 11. Giả định khi vẽ đồ thị hòa vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều sản phẩm:
a. Thứ tự sản phẩm được bán ra là từ sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất đến sản phẩm
có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất
b. Thứ tự sản phẩm được bán ra là từ sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất đến sản
phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất
c. Thứ tự sản phẩm được bán ra là ngẫu nhiên
d. Thứ tự sản phẩm được bán ra là từ sản phẩm có giá bán thấp nhất đến cao nhất
ĐÁP ÁN: A

Câu 12. Công ty T dự định kinh doanh sản phẩm A với tài liệu như sau: biến phí đơn vị gồm có
biến phí sản xuất sản phẩm A là 200 ngđ và hoa hồng bán hàng, tổng định phí là 2.200.000 ngđ.
Trong năm, công ty bán lẻ được 5.000 sp với giá bán 500 ngđ, hoa hồng bán hàng 5% giá bán,
bán sỉ được 15.625 sản phẩm với giá bán 480 ngđ, hoa hồng bán hàng là 10% giá bán. Doanh thu
hòa vốn trong năm của công ty T là: (đvt: ng đ)
a. 4.206.880
b. 4.551.840
c. 4.500.000
d. 4.400.000
ĐÁP ÁN: D

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng:


a. Phân tích CVP chỉ sử dụng trong phân tích ngắn hạn, vì giả định định phí là không đổi
trong ngắn hạn.
b. Nhân tố thuế thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng đến phân tích hòa vốn.
c. Mô hình CVP là công cụ hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định tác nghiệp.
d. Cả a, b và c.
ĐÁP ÁN: C

Câu 14. Những nội dung sau đây là đặc điểm của đòn bẩy hoạt động, ngoại trừ:
a. Phản ánh mức độ sử dụng định phí trong doanh nghiệp.
b. Phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ biến động doanh thu với tốc độ biến động lợi nhuận
c. Khi doanh thu tăng, giá bán không đổi, lợi nhuận tăng thì đòn bẩy hoạt động cũng tăng
d. Nếu doanh thu tăng 1%, giá bán không đổi, với đòn bẩy hoạt động là a (a< 0), lỗ giảm a
%.
ĐÁP ÁN: B

Câu 15. Muốn có số dư an toàn cao, để được an toàn trong kinh doanh, thì phải:
a. Tiết kiệm biến phí, định phí, tăng giá bán sản phẩm và tăng sản lượng tiêu thụ.
b. Tiết kiệm định phí, tăng giá bán sản phẩm.
c. Tiết kiệm biến phí, tăng giá bán sản phẩm.
d. Tăng sản lượng tiêu thụ và giảm giá bán.
ĐÁP ÁN: A

Câu 16. Hiện tại, tỷ lệ biến phí và tỷ lệ định phí trên doanh thu lần lượt là 60% và 10%. Nếu giá
bán tăng 10%, tổng định phí, biến phí đơn vị và sản lượng bán không thay đổi, thì số dư đảm phí
sẽ:
a. Giảm 5%
b. Không đổi
c. Tăng 15%
d. Tăng 25%
ĐÁP ÁN: D

Câu 17. Trong điều kiện giá bán không đổi, nếu định phí của một sản phẩm giảm và biến phí
đơn vị giảm thì số dư đảm phí và điểm hòa vốn sẽ biến động như thế nào?
a. Số dư đảm phí tăng, điểm hòa vốn tăng.
b. Số dư đảm phí tăng, điểm hòa vốn giảm.
c. Số dư đảm phí giảm, điểm hòa vốn tăng.
d. Số dư đảm phí giảm, điểm hòa vốn giảm.
ĐÁP ÁN: B
Câu 18. Công ty K kinh doanh hai sản phẩm. Nếu bất kỳ sản phẩm nào sản xuất ra cũng đều bán
được trên thị trường, trong ngắn hạn, căn cứ để công ty quyết định tập trung kinh doanh cho sản
phẩm nào:
a. So sánh số dư bộ phận của hai sản phẩm
b. So sánh tỷ lệ số dư bộ phận có thể kiểm soát được của hai sản phẩm
c. So sánh số dư đảm phí đơn vị của hai sản phẩm
d. So sánh tỷ lệ số dư đảm phí của hai sản phẩm
ĐÁP ÁN: C

Câu 19. Công ty X kinh doanh 2 sản phẩm, có tỷ lệ số dư đảm phí của sản phẩm A là 48% và
của sản phẩm C là 55,5%. Tổng định phí công ty X là 1.374.000. Với kết cấu hàng bán của sản
phẩm A là 25%, sản phẩm C là 75%, doanh thu tiêu thụ toàn công ty để đạt tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu 25% là: (đvt: 1.000 đồng)
a. 2.562.000
b. 5.523.000
c. 4.800.000
d. Ba câu a, b, c đều sai
ĐÁP ÁN: C

Câu 20. Công ty Z kinh doanh 3 sản phẩm P, E và R với tỷ lệ số dư đảm phí lần lượt là 60%,
40% và 20%. Công ty dự toán định phí trong năm tới là 368.000.000 đồng, với tỷ trọng doanh
thu của từng mặt hàng như sau P là 50%, E là 30% và R là 20%. Doanh thu hòa vốn của sản
phẩm R là: (ng.đ)
a. 800.000
b. 400.000
c. 240.000
d. 160.000
Câu 21. Công ty Z sản xuất và tiêu thụ sản phẩm F, P, G theo tỷ lệ tiêu thụ 6F: 5P: 4G. Tỷ lệ số
dư đảm phí của sp F, P, G lần lượt là 35%, 20% và 30%. Nếu định phí công ty Z là 160.000.000
đ, doanh thu đạt lợi nhuận 40.000.000 đ là:
a. 598 tr.đ
b. 651 tr.đ
c. 698 tr.đ
d. 706 tr.đ
ĐÁP ÁN: C

Câu 22. Cả hai Công ty X và Y có cùng tổng chi phí nhưng công ty X có định phí chiếm tỷ trọng
72% trong tổng chi phí, công ty Y có biến phí chiếm tỷ trọng 65% trong tổng chi phí. Kết luận
nào sau đây về công ty X và Y là đúng:
a. Độ lớn đòn bẩy hoạt động của công ty X thấp hơn công ty Y.
b. Tỷ lệ số dư an toàn của công ty X thấp hơn công ty Y nếu cả hai cùng có mức doanh thu
như nhau.
c. Doanh thu hoà vốn của công ty X thấp hơn công ty Y.
d. Tỷ lệ số dư đảm phí của công ty Y thấp hơn công ty X
ĐÁP ÁN: B
Câu 23. Khi sản lượng bán chưa vượt qua điểm hoà vốn, nếu doanh thu tăng, sản lượng tiêu thụ
và biến phí đơn vị không đổi thì mức tăng lợi nhuận chính là:
a. Số dư đảm phí của những sản phẩm vượt qua điểm hoà vốn trừ định phí trong kỳ.
b. Mức tăng của doanh thu.
c. Doanh thu tăng nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
d. Doanh thu tăng nhân với tỷ lệ số dư đảm phí sau đó trừ đi định phí chưa được bù đắp
trong kỳ.
ĐÁP ÁN: B

Câu 24. Hiện tại, tỷ lệ biến phí và tỷ lệ định phí trên doanh thu lần lượt là 60% và 10%. Nếu giá
bán tăng 10%, tổng định phí, biến phí đơn vị và sản lượng bán không thay đổi, thì số dư đảm phí
sẽ:
a. Giảm 5%
b. Không đổi
c. Tăng 15%
d. Tăng 25%

ĐÁP ÁN: D

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1.
Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Có tài liệu năm 20x7 như sau: (đvt: đồng)
1/ Doanh thu (50.000sp x 12.000/sp) 600.000.000
2/ Giá vốn hàng bán 327.000.000
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp 150.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 82.000.000
- Chi phí sản xuất chung 95.000.000
3/ Lợi nhuận gộp 273.000.000
4/ Chi phí bán hàng 175.500.000
- Biến phí bán hàng 65.500.000
+ Hoa hồng bán hàng 48.000.000
+ Chi phí vận chuyển 17.500.000
- Định phí bán hàng 110.000.000
5/ Chi phí quản lý doanh nghiệp 89.000.000
- Biến phí quản lý doanh nghiệp 4.000.000
- Định phí quản lý doanh nghiệp 85.000.000
6/ Lợi nhuận 8.500.000
Biết rằng tất cả các biến phí của công ty biến động theo khối lượng sản phẩm, ngoại trừ hoa hồng
bán hàng biến động theo doanh thu. Biến phí sản xuất chung là 500đ/sp. Khả năng của công ty
có thể sản xuất tối đa 75.000 sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20x7 theo hình thức số dư đảm phí.
2. Nhằm nâng cao lợi nhuận trong năm 20x8, công ty nghiên cứu hai phương án:
a. Giảm giá bán 20% thì công ty sử dụng được 92% năng lực sản xuất
b. Tăng giá bán 20%, tăng hoa hồng bán hàng lên 10% tính trên doanh thu và tăng chi phí
quảng cáo 80.000.000 theo dự kiến khối lượng sản phẩm bán ra tăng 40%.
Công ty nên chọn phương án nào? Tại sao?
3. Công ty dự kiến sử dụng nguyên vật liệu thay thế làm chi phí nguyên vật trực tiếp liệu giảm
1.830đ/sp. Công ty cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để lợi nhuận trong năm 20x8 là
85.400.000đ?
4. Theo ý kiến phòng quảng cáo, công ty cần phải tăng chi phí quảng cáo, vậy công ty phải tăng
chi phí quảng cáo là bao nhiêu để đạt được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 4,5% ứng với
sản lượng tiêu thụ là 60.000 sản phẩm?
5. Công ty dự kiến, sau khi đạt điểm hòa vốn sẽ bỏ thêm chi phí bao bì là 1.000đ/sp. Dự kiến
SLTT sẽ đạt mức 60.000 sp. Phân tích CVP cho biết lợi nhuận công ty sẽ bị ảnh hưởng ra
sao?
Bài làm:
Ta có : - BP CPNVLTT đơn vị = 150.000.000 / 50.000 = 3.000 đ/sp
- BP NCTT đơn vị = 82.000.000 / 50.000 = 1.640 đ/sp
- BPSXC đơn vị = 500 đ/sp
- ĐP SXC = 95.000.000 – ( 500 * 50.000) = 70.000.000 đ
- BP HHBH đơn vị = 48.000.000 / 50.000 = 960 đ/sp hoặc = (48.000.000 /
600.000.000)*100 = 8% DT
- BPVC = 17.500.000 / 50.000 = 350 đ/sp
-BPQLDN = 4.000.000 / 50.000 = 80 đ/sp
1.Lập báo cáo KQKD năm 20x7 theo hình thức số dư đảm phí:

Chỉ tiêu BP đơn vị Tỷ lệ


1.Doanh thu 600.000.000 12.000 100%
2.Biến phí SXKD 326.500.000 6.530 54%
3.Số dư đảm phí 273.500.000 5.470 46%
4.Định phí SXKD 265.000.000
5.Lợi nhuận= (3)-(4) 8.500.000

2.Phương án

a.Giảm giá bán 20% thì công ty sử dụng được 92% năng lực sản xuất

SL sản xuất được = 75.000 * 92% = 69.000 sp

Giá bán giảm 20% = 12.000 * 20% = 2.400 đ/sp


BP đơn vị hoa hồng bán hàng giảm = 8% * 2.400 = 192 đ/sp

Như vậy SDĐP đơn vị giảm 2.400 – 192 = 2.208 đ/sp

Số dư đảm phí dự kiến = ( 5.470 – 2.208 ) * 69.000 = 225.078.000 đ

SDĐP giảm = 273.500.000 – 225.078.000 = 48.422.000 đ

Mà định phí không thay đổi

Suy ra Lợi nhuận không bù đắp đủ chi phí. (1)

b.Giá bán tăng 20% = 12.000 * 20% = 2.400 đ/sp

Hoa hồng dự kiến 10% * (12.000 * 120%) = 1.440

Hoa hồng hiện tại = 8% * 12.000 = 960

Như vậy Hoa hồng bán hàng tăng = 1.440 – 960 = 480 =>>> BP đơn vị hoa hồng bán hàng tăng
= 480 đ/sp

SDĐP đơn vị tăng = 2.400 - 480 = 1.920 đ/sp

SDĐP dự kiến = ( 5.470 + 1.920 ) * 50.000 *140% = 517.300.000 đ

SDĐP tăng = 517.300.000 – 273. 500.000 = 243.800.000 đ

Mà Định phí tăng 80.000.000 đ ( chi phí QC )

Mức tăng lợi nhuận dự kiến = 243.800.000 – 80.000.000 =163.800.000 đ (2)

Từ (1) và (2) chọn phương án b vì lợi nhuận tăng.

3.Đơn giá không thay đổi

Biến phí đơn vị giảm 1.830 đ/sp

Nên SDĐP đơn vị tăng 1.830 đ/sp và = 5.470 + 1.830 = 7.300 đ/sp

Vậy sản lượng tiêu thụ để đạt lọi nhuận 85.400.000 đồng là;

(265.000.000 + 85.400.000 ) / 7.300 = 48.000 sp

4.DT tiêu thụ 60.000 sp = 60.000 * 12.000 = 720.000.000 đ

Như vậy lợi nhuận = 4.5% * 720.000.000 = 32.400.000 đ

Mặt khác

(12.000 – 6.530 ) * 60.000 – ĐP (DT – CP)= 32.400.000


Suy ra ĐP dự kiến = (12.000 – 6.530 ) * 60.000 -32.400.000 = 295.800.000 đ

Như vậy cần tăng chi phí quảng cáo = 295.800.000 – 265.000.000 = 30.800.000 đ

Bài 2.
Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A, năng lực sản xuất tối đa 150.000 sản phẩm, có tài
liệu năm 20x7 như sau: (đvt: đồng)
1. Doanh thu: 1.000.000.000
2. Giá vốn: 590.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 150.000.000
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp 300.000.000
- Chi phí sản xuất chung 140.000.000
3. Lợi nhuận gộp 410.000.000
4. Chi phí bán hàng 241.000.000
- Biến phí bán hàng 100.000.000
- Định phí bán hàng 141.000.000
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 110.500.000
- Biến phí quản lý doanh nghiệp 10.000.000
- Định phí quản lý doanh nghiệp 100.500.000
6. Lợi nhuận 58.500.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20x7 theo hình thức số dư đảm phí. Xác
định số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm hòa vốn, vẽ đồ thị minh họa. Biết
rằng giá bán sản phẩm A là 10.000đ, biến phí sản xuất chung đơn vị sản phẩm là 500đ
2. Có khách hàng mua thêm 40.000 sản phẩm và đưa ra các điều kiện sau:
- Giá bán phải giảm ít nhất 5% so với giá bán hiện nay.
- Chất lượng sản phẩm phải được nâng cao hơn trước. Để đạt yêu cầu này chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp tăng thêm 1.000đ/sp.
- Phải vận chuyển hàng đến kho người mua. Chi phí vận chuyển là 10.000.000đ
Mục tiêu của công ty khi bán thêm 40.000 sản phẩm phải thu được lợi nhuận là
66.000.000đ. Giá bán thấp nhất trong trường hợp này là bao nhiêu? Hợp đồng có được thực hiện
không?
Bài làm :
SL SP tiêu thụ = 1.000.000.000 / 10.000 = 100.000 sp
BP CPNVLTT đơn vị = 300.000.000 / 100.000 = 3.000 đ/sp
BP CPNCTT đơn vị = 150.000.000 / 100.000 = 1.500 đ/sp
BP CPSXC đơn vị = 500 đ/sp
ĐP SXC = 140.000.000 – ( 500 * 100.000) = 90.000.000 đ
BPBH đơn vị = 100.000.000 / 100.000 = 1.000 đ/sp
BPQLDN đơn vị = 10.000.000 / 100.000 = 100 đ/sp
Tổng BP đơn vị SP A = 3.000 + 1.500 + 500 + 1.000 + 100 = 6.100 đ/sp
Tổng định phí SP A = 90.000.000 + 241.500.000 = 331.500.000 đ
1.Lập báo cáo kết quả HĐKD năm 20x7 theo hình thức số dư đảm phí:
Đvt : đồng
Chỉ tiêu BP đơn vị Tỷ lệ
1.Doanh thu 1.000.000.000 10.000 100%
2.Biến phí SXKD 610.000.000 6.100 61%
3.Số dư đảm phí 390.000.000 3.900 39%
4.Định phí SXKD 331.500.000
5.Lợi nhuận 58.500.000
• Số lượng tiêu thụ tại thời điểm hòa vốn
SL hv = B/ (g-a) = 331.500.000 / (10.000 – 6.100 ) = 85.000sp
• Doanh thu tại thời điểm hòa vốn
DThv = g *x = 10.000 * 85.000 = 850.000.000 đ
2.Khi giá bán giảm 5% thì đơn giá thay đổi = 10.000 *5% = 500 đ/sp

Suy ra SDĐP đơn vị giảm 500 đ/sp = 3.900 – 500 = 3.400 đ/sp

- CP NVLTT tăng 1.000 đ/ sp thì biến phí đơn vị tăng 1.000 đ/sp

Suy ra SDĐP đơn vị giảm = 3.400 – 1.000 = 2.400 đ/sp

SDĐP dự kiến = 2.400 * 40.000 = 96.000.000 đồng

- Mà Định phí tăng 10.000.000 đ

Lợi nhuận dự kiến = 96.000.000 – 10.000.000 = 86.000.000 đ

Nên thực hiện hợp đồng này

-Giá bán thấp nhất trong trường hợp này là

= 6.100 + 10.000.000 / 40.000 + 66.000.000 / 40.000 = 8.000 đ/sp

Bài 3.
Hãng hàng không XYZ vận hành 35 chuyến bay khứ hồi chặng TP.HCM – Hà Nội mỗi tuần.
Hãng này tính giá vé là 2 triệu đồng cho mỗi chặng một chiều cho mỗi hành khách. Máy bay của
hãng có thể phục vụ tối đa 150 khách hàng cho 1 lần bay. Tiền xăng và các chi phí liên quan đến
1 chuyến bay là 50 triệu đồng. Chi phí bữa ăn là 50 ngàn đồng/ khách/ chuyến. Chi phí phi hành
đoàn, phục vụ dưới mặt đất, quảng cáo, và các chi phí quản lý khác cho chặng TP.HCM – Hà
Nội vào khoảng 4.690 triệu đồng/ tuần.
Yêu cầu:
1. Giả sử hãng XYZ vận hành 70 chuyến bay (35 chuyến bay khứ hồi)/ tuần, mỗi chuyến bay
trung bình phải chuyên chở bao nhiêu khách hàng thì hãng mới có thể hòa vốn?
2. Nếu tỷ lệ chiếm chỗ là 60% cho tất cả các chuyến bay (40% ghế trống), hãng XYZ phải vận
hành bao nhiêu chuyến bay mỗi tuần để đạt lợi nhuận mỗi tuần là 4.346 triệu đồng
Bài làm:
ĐVT : 1.000 đ
Đơn giá bán = 2.000 ngđ/ khách
Biến phí = 50 ngđ/ người
Tổng định phí / tuần = (50.000 * 70) + 4.690.000 = 8.190.000 ngđ
1.Số lượng khách/ chuyến bay / tuần cần để hòa vốn là:

= 8.190.000 / (( 2.000 – 50 ) * 70)= 60 khách

2.Gọi X là số chuyến bay cần thực hiện trong 1 tuần để đạt đượcc lợi nhuận = 4.346.000 ngđ

X = ( 50.000 X + 4.690.000 + 4.346.000 )/ (( 2.000 -50) * 60% * 150) = 52 chuyến bay.

Bài 4.
Công ty Hoàng Kim chuyên sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A với giá bán là 5 ngàn
đồng/ sản phẩm. Hiện nay, công ty sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm A mỗi năm. Biến phí
sản xuất và bán hàng tính cho 1 sản phẩm lần lượt 2,5 ngàn đồng và 0,5 ngàn đồng. Định phí sản
xuất chung và định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt là 70.000 ngàn đồng và
30.000 ngàn đồng. Trưởng bộ phận tiếp thị đề xuất trong năm tới phải tăng giá bán sản phẩm lên
6 ngàn đồng/ sản phẩm, đồng thời tăng cường quảng cáo để duy trì mức sản lượng tiêu thụ như
hiện nay. Mục tiêu của công ty cho năm tới là đạt 10% lợi nhuận tính trên doanh thu.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí quảng cáo công ty có thể chấp nhận để đạt được mục tiêu đề ra cho năm tới.
2. Tính sản lượng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn cho năm tới.
Bài làm:
1. Tính chi phí quảng cáo công ty có thể chấp nhận để đạt được mục tiêu đề ra cho năm tới.
Bài làm :
Đvt : đồng
Ta có BPSX đơn vị = 2.500 đ/sp
BPBH đơn vị = 500 đ/sp
Tổng BPSXKD đơn vị = 2.500 + 500 = 3.000 đ/sp
Tổng định phí = 70.000.000 + 30.000.000 = 100.000.000 đồng
Doanh thu dự kiến = 50.000 * 6.000 = 300.000.000 đồng
Như vậy Lợi nhuận dự kiến = 300.000.000 * 10% = 30.000.000 đồng
Mặt khác ;
(6.000 – 3.000 ) * 50.000 – ĐP = 30.000.000
Suy ra ĐP dự kiến = (6.000 – 3.000 ) * 50.000 – 30.000.000 = 120.000.000 đồng
Như vậy cần tăng chi phí quảng cáo dự kiến = 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000
đồng

2. Tính sản lượng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn cho năm tới.
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = B / (g – a) = 120.000.000 / ( 6.000 – 3.000 ) = 40.000 sp
Doanh thu hòa vốn = SLhv * Giá bán = 40.000 * 6.000 = 240.000.000 đồng

Bài 5.
Công ty Minh Trí chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm X. Công ty đang xem xét 2
phương án: Phương án A – giữ nguyên quy trình sản xuất cũ, và phương án B - hiện đại hóa quy
trình sản xuất. Dữ liệu về chi phí thích hợp liên quan đến quy trình sản xuất hiện tại và quy trình
sản xuất sau khi hiện đại hóa như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Phương án A Phương án B
Chi phí sản xuất:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1 sp 20 20
Chi nhân công trực tiếp 1 sp 18 10
Biến phí sản xuất chung 1 sp 34 24
Định phí sản xuất chung 1 năm 43.000 160.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
Biến phí 1 sản phẩm 5 5
Định phí bán hàng và quản lý 1 năm 12.000 12.000
Giá bán 1 sản phẩm X ở cả 2 phương án đều là 125.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho từng phương án?
2. Giả sử công ty hiện nay đang vận hành quy trình sản xuất cũ, tại sản lượng tiêu thụ là bao
nhiêu thì công ty mới nên bắt đầu hiện đại hóa quy trình sản xuất?
Bài làm:
1. Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho từng phương án?
Ta có :
BPSXKD PA A đơn vị = 20+18+34+5 = 77 ngđ/sp
Tổng ĐP PA A = 43.000 + 12.000 = 55.000 ngđ
BPSXKD PA B đơn vị = 20+10+24+5 = 59 ngđ/sp
Tổng ĐP PA B = 160.000 + 12.000 = 172.000 ngđ
Sản lượng hòa vốn cho từng phương án là :
Phương án A = 55.000 / ( 125 – 77 ) = 1.146 sp
Phương án B = 172.000 / ( 125 -59 ) = 2.606 sp
2. Giả sử công ty hiện nay đang vận hành quy trình sản xuất cũ, tại sản lượng tiêu thụ là bao
nhiêu thì công ty mới nên bắt đầu hiện đại hóa quy trình sản xuất?
Khi sản lượng tiêu thụ vượt 2.606 sản phẩm thì công ty mới nên bắt đầu hiện đại hóa quy
trình sản xuất.

Bài 6.
Công ty cổ phần Tân Thịnh Vượng là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp một loại quạt
máy trên thị trường. Trong 5 năm qua, công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu. Tuy
nhiên với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, hội đồng quản trị công ty đã phải tính đến một chiến
dịch quảng cáo trong năm tới để giữ vững thị phần. Để phục vụ cho chiến dịch quảng cáo, kế
toán quản trị đã cung cấp các dữ liệu năm 20x1 như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3,25
Chi phí nhân công trực tiếp 8,00
Biến phí sản xuất chung 2,50
Biến phí đơn vị sản phẩm 13,75
Định phí sản xuất chung 25.000
Định phí bán hàng 40.000
Định phí quản lý doanh nghiệp 70.000
Tổng định phí 135.000
Đơn giá bán 25
Sản lượng tiêu thụ 20.000 sản phẩm
Thuế suất thuế TNDN 20%
Công ty đã đề ra mục tiêu là phải bán được 22.000 sản phẩm trong năm 20x2.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn cho năm 20x1.
2. Tính lợi nhuận sau thuế năm 20x2 biết công ty sẽ tăng thêm 11.250 ng.đ định phí bán hàng
với mục đích quảng cáo nhằm đạt mục tiêu sản lượng tiêu thụ là 22.000 sản phẩm trong năm
20x2.
3. Tính sản lượng tiêu thụ năm 20x2 nếu công ty sẽ tăng thêm 11.250 ng.đ định phí bán hàng
với mục đích quảng cáo nhằm đạt được lợi nhuận như năm 20x1.
4. Tính số tiền tối đa có thể đầu tư cho quảng cáo để đạt mức sản lượng tiêu thụ là 22.000 sản
phẩm và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 60.000 ng.đ.
Bài làm:
1. Tính sản lượng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn cho năm 20x1.
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = B/ ( g – a) = 135.000 / (25 – 13,75 ) = 12.000 sp
Doanh thu tiêu thụ hòa vốn = 12.000 * 25 = 300.000 ngđ
2. Tính lợi nhuận sau thuế năm 20x2 biết công ty sẽ tăng thêm 11.250 ng.đ định phí bán hàng với
mục đích quảng cáo nhằm đạt mục tiêu sản lượng tiêu thụ là 22.000 sản phẩm trong năm 20x2.
Doanh thu năm 20x2 = 550.000 ngđ
Biến phí SXKD = 22.000 * 13,75 = 302.500 ngđ
Định phí SXKD = 135.000 + 11.250 = 146.250 ngđ
Lợi nhuận trước thuế = 550.000 – 302.500 – 146.250 = 101.250 ngđ
Thuế TNDN phải nộp = 20% * 101.250 = 20.250 ngđ
Lợi nhuận sau thuế = 101.250 – 20.250 = 81.000 ngđ
3. Tính sản lượng tiêu thụ năm 20x2 nếu công ty sẽ tăng thêm 11.250 ng.đ định phí bán hàng với
mục đích quảng cáo nhằm đạt được lợi nhuận như năm 20x1.
Sản lượng tiêu thụ năm 20x2 để lợi nhuận đạt như năm 20x1 là:
Lợi nhuận trước thuế năm 20x1
= ( 20.000 * 25 ) – (13.75 * 20.000 + 135.000) = 500.000 – 410.000 = 90.000 ngđ
Sản lượng tiêu thụ năm 20x2 để lợi nhuận đạt như năm 20x1 là = 90.000 ngđ
SL tiêu thụ mong muốn = (ĐP + LN mong muốn) / SDĐP đơn vị
= ( 135.000 + 11.250 + 90.000 ) / ( 25 – 13.75) = 21.000 sp

4. Tính số tiền tối đa có thể đầu tư cho quảng cáo để đạt mức sản lượng tiêu thụ là 22.000 sản
phẩm và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 60.000 ng.đ.
Ta có : Lợi nhuận trước thuế = 60.000 * (100% -20%) = 75.000 ngđ
Mặt khác :
( 25 – 13,75 ) * 22.000 – ĐP = 75.000
Suy ra ĐP dự kiến là : ĐP = (25 – 13,75) * 22.000 – 75.000 = 172.500 ngđ
Như vậy chi phí quảng cáo có thể đầu tư = 172.500 – 146.250 = 26.250 ngđ

Bài 7.
Công ty cổ phần bánh kẹo Mỹ Lan chuyên phân phối một loại sản phẩm kẹo chocolate thông qua
các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng tiện ích, và các tiệm tạp hóa. Thị phần của công ty
trong những năm qua có sự tăng trưởng đều đặn cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách
hàng. Công ty có dữ liệu năm 20x1 như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Giá bán 1 hộp kẹo 4,0
Chi phí 1 hộp kẹo
 Giá mua 2,0
 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 0,4
2,4
Định phí hàng năm
 Bán hàng 160.000
 Quản lý doanh nghiệp 280.000
440.000
Doanh thu (390.000 hộp kẹo) 1.560.000
Thuế suất thuế TNDN 20%
Nhà sản xuất kẹo chocolate đã thông báo cho công ty Mỹ Lan là sẽ tăng giá kẹo thêm 15% vào
năm 20x2 do chi phí đầu vào tăng. Công ty dự kiến trong năm 20x2 đơn giá bán và các chi phí
khác sẽ không thay đổi.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho năm 20x1.
2. Tính giá bán mỗi hộp kẹo trong năm 20x2 để bù đắp cho giá mua kẹo tăng 15% và duy trì tỷ
lệ số dư đảm phí như năm 20x1.
3. Tính doanh thu cần đạt được trong năm 20x2 để đạt được mức lợi nhuận sau thuế như năm
20x1 trong trường hợp giá mua kẹo tăng 15%.
Bài làm:
• Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho năm 20x1.
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = B/ ( g-a) = 440.000 / (4 – 2,4) = 275.000 sp

• Tính giá bán mỗi hộp kẹo trong năm 20x2 để bù đắp cho giá mua kẹo tăng 15% và duy trì tỷ
lệ số dư đảm phí như năm 20x1.
SDĐP = 4 – 2,4 = 1,6
Giá mua tăng 15% = 2 * 15% =0,3 ngđ/sp
Suy ra giá bán mỗi hộp kẹo trong năm 20x2 = 1,6 + 2,4 + 0,3 = 4,3 ngđ/sp

• Tính doanh thu cần đạt được trong năm 20x2 để đạt được mức lợi nhuận sau thuế như năm
20x1 trong trường hợp giá mua kẹo tăng 15%.
Giá mua tăng 15% tương đương tăng 0,3 ngđ/sp suy ra SDĐP giảm = 4 – (2,4 + 0,3 ) = 1,3
Tỷ lệ SDĐP = (1,3 / 4 ) * 100% = 32%
Lợi nhuận trước thuế năm 20x1 = 1.560.000 – (2.4 * 390.000 + 440.000) = 184.000 ngđ
Thuế TNDN phải nộp = 184.000 * 20% = 36.800 ngđ
Lợi nhuận sau thuế = 184.000 – 36.800 = 147.200 ngđ
Doanh thu mong muốn = (ĐP + LN mong muốn) / Tỷ lệ SDĐP
= ( 440.000 + 147.200 ) / 32% = 1.835.000 ngđ

Bài 8.
Công ty X sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm A và B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của sản phẩm A và B trong tháng 10/20x7 như sau:
(đvt: 1.000đ)
Sản phẩm A Sản phẩm B
Công ty
Chỉ tiêu
%
Số tiền % Số tiền % Số tiền
Doanh thu 100.000 100 60.000 100 40.000 100
Biến phí 40.000 40 30.000 50 10.000 25
Số dư đảm phí 60.000 60 30.000 50 30.000 75
Định phí 35.000
Lợi nhuận 25.000

Yêu cầu:
1. Xác định doanh thu hòa vốn của sản phẩm A, B và của toàn công ty. Để đạt lợi nhuận là
55.000.000đ thì doanh thu của công ty là bao nhiêu?
2. Tính độ lớn của đòn bẩy hoạt động của công ty. Nếu dự kiến doanh thu của công ty tháng
11 tăng 25% so với tháng 10, thì lợi nhuận tháng 11 của công ty tăng bao nhiêu so với
tháng 10?
3. Giả định doanh thu của công ty không đổi, để lợi nhuận đạt được là 30.000.000đ thì công
ty phải thay đổi kết cấu hàng bán như thế nào? Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo hình thức số dư đảm phí cho trường hợp này.
2. Với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo yêu cầu 3. Giả sử doanh thu của
sản phẩm A tăng 20%, doanh thu của sản phẩm B tăng 15% thì lợi nhuận của công ty là
bao nhiêu?
3. Để tăng lợi nhuận cho kỳ tới, công ty đưa ra hai phương án sau:
a. Tăng chi phí quảng cáo 3.000.000đ, dự kiến doanh thu công ty tăng 10%.
b. Sử dụng nguyên liệu cao cấp để sản xuất sản phẩm A và B làm tỷ lệ biến phí trên doanh thu
của sản phẩm A và B đều tăng 3%, đồng thời do chất lượng sản phẩm nâng cao nên số
lượng sản phẩm tiêu thụ của 2 loại sản phẩm đều tăng 25%. Công ty nên chọn phương án
nào?
1. Doanh thu hòa vốn của SP A = 35.000 / 50% = 70.000 ngđ
Doanh thu hòa vốn của SP B = 35.000 / 75% = 46.667 ngđ
Doanh thu hòa vốn của toàn công ty = 35.000 / 60% = 58.333 ngđ
Để đạt được lợi nhuận 55.000.000 đồng thì doanh thu của Công ty là:
DT = ( ĐP + LN mong muốn) / Tỷ lệ SDĐP = (35.000 + 55.000) / 60% = 150.000 ngđ

2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động = SDĐP / LN = 60.000 / 25.000 = 2.4 khi DT ta gư 1% thì LN
tNgw 2.4%
Nếu doanh thu tăng 25% thì mức tăng của SDĐP = ( 25% * 100.000) * 60% = 15.000 ngđ
Định phí không thay đổi
Suy ra lợi nhuận của công ty tăng 15.000 ngđ
3. Ta có : DT mong muốn = (ĐP +LN Mong muốn) / Tỷ lệ SDĐP
Suy ra Tỷ lệ SDĐP = (ĐP + LN mn) / DT = ( 35.000 + 30.000) / 100.000 *100% = 65%
Lập báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh theo SDĐP mới
Chỉ tiêu Số tiền %
1.Doanh thu 100.000 100
2.Biến phí 35.000 35
3.Số dư đảm phí 65.000 65
4.Định phí 35.000
5.Lợi nhuận 25.000

4. Khi DT sp A tăng 20% và sp B tăng 15% thì mức tăng SDĐP là:
= (( 20% *60.000) +( 15% * 40.000)) *65% = 11.700 ngđ

5. a) Để tăng lợi nhuận cho kỳ tới, công ty đưa ra hai phương án sau:
Tăng chi phí quảng cáo 3.000.000đ, dự kiến doanh thu công ty tăng 10%.
Doanh thu tăng 3% thì DT = 100.000 * 3% = 3.000 ngđ
Biến phí không thay đổi
Suy ra SDĐP tăng 3.000 ngđ
Định phí tăng 3.000 ngđ
Suy ra lợi nhuận không thay đổi = 3.000 – 3.000 = 0

b) Doanh thu cả 2 sp tăng 25% thì DT công ty tăng 25% và = 100.000 * 125% = 125.000 ngđ
Tỷ lệ biến phí của 2 sp tăng 3% thì tỷ lệ biến phí công ty tăng 3% và
= 40.000 * 103% = 41.200 ngđ
Suy ra SDĐP = 125.000 – 41.200 = 83.800 ngđ
Định phí không thay đổi
Lợi nhuận = 83.800 – 35.000 = 48.800 ngđ
Suy ra Lợi nhuận tăng = 48.800 – 25.000 = 23.800 ngđ
→ Chọn phương án B vì Phương án B lợi nhuận tăng

Bài 9.
Công ty T sản xuất kinh doanh hai loại sản phẩm A và B, năm 20x9 có tài liệu như sau: (đvt:
1000 đồng)
Sản phẩm A Sản phẩm B
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ: 8.000 sp 10.000 sp
- Đơn giá bán: 10 12
- Biến phí đơn vị: 4,5 7,2
- Tổng định phí 67.500
Yêu cầu: (các yêu cầu độc lập với nhau)
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T.
2. Giả sử trong năm tới doanh thu toàn công ty không đổi so với năm 20x9, nhưng kết cấu sản
phẩm A chiếm 80%, còn lại là sản phẩm B. Doanh thu hòa vốn, số dư an toàn và lợi nhuận
của công ty sẽ thay đổi như thế nào so với năm 20x9? (chỉ cần giải thích, không cần phải
tính toán).
3. Giả sử trong năm tới, các điều kiện giá bán và chi phí không thay đổi so với năm 20x9, do
năng lực sản xuất bị giới hạn, nếu công ty muốn tăng thêm một sản phẩm A bán ra thì đồng
thời phải giảm một sản phẩm B bán ra tương ứng. Hỏi trong năm tới công ty phải tăng bao
nhiêu số lượng sản phẩm A và giảm bao nhiêu số lượng sản phẩm B để lợi nhuận toàn công
ty tăng 700 so với năm 20x9?

1
Chỉ tiêu Công ty Sản phẩm A Sản Phẩm B
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Doanh thu 200.000 100 80.000 100 120.000 100
2.Biến phí 108.000 54 36.000 45 72.000 60
3.Số dư đảm phí 92.000 46 44.000 55 48.000 40
4.Định phí 67.500
5.Lợi nhuận 24.500

2. Nếu Doanh thu , biến phí, định phí toàn công ty không thay đổi thì Doanh thu hòa vốn, số dư
an toàn và lợi nhuận của công ty sẽ không thay đổi vì chúng ta đang phân tích toàn công ty chứ
không phải phân tích từng sản phẩm.

3. Lợi nhuận toàn công ty dự kiến = 24.500 + 700 = 25.200 ngđ


Tỷ lệ SDĐP SP A = 44.000/ 92.000 = 0.48
Tỷ lệ SDĐP SP B = 48.000 / 92.000 = 0.52

Bài 10.
Công ty DX có tài liệu như sau: (đơn vị tính: 1.000đ)
- Năng lực sản xuất tối thiểu và tối đa lần lượt là 50.000 sp và 80.000 sp Z mỗi năm.
- Đơn giá bán sản phẩm Z là 90 /sp.
- Tài liệu về chi phí sản xuất của sản phẩm Z ở 2 mức sản lượng sản xuất 50.000 sp và
80.000 sp như sau:
50.000 sp 80.000 sp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.000.000 1.600.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp 450.000 720.000
+ Chi phí sản xuất chung 1.050.000 1.260.000
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là biến phí. Chi phí sản xuất
chung là chi phí hỗn hợp. Biến phí bán hàng là 4,5/sp. Định phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp của công ty là 900.000/năm.
Yêu cầu:
1. Giả sử công ty cho các đại lý hưởng thêm hoa hồng bán hàng là 5% giá bán khi mức tiêu thụ
vượt 70.000 sản phẩm, công ty cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận mong
muốn là 2.247.500 ngđ?
2. Trong năm, công ty DX sản xuất sản phẩm Z đạt mức năng lực sản xuất tối đa và sản lượng
tiêu thụ là 60.000 sản phẩm. Không có sản phẩm Z tồn kho đầu năm. Hãy lập báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp. Giải thích sự
khác biệt về lợi nhuận giữa hai báo cáo (nếu có).

Bài 11.
Công ty M sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm X, có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
20x1 với mức sản lượng tiêu thụ 2.000 sản phẩm theo phương pháp toàn bộ như sau:
(đvt: ngàn đồng)
Doanh thu 100.000
Giá vốn hàng bán 50.000
Lợi nhuận gộp 50.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 20.000
Lợi nhuận 30.000
Biết rằng:
- Sản lượng sản xuất trong năm 20x1: 2.200 sp, sản lượng tồn kho đầu năm 20x1: 300 sp
- Tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong giá vốn hàng bán: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
40%, chi phí nhân công trực tiếp: 30%, chi phí sản xuất chung : 30% (trong đó: biến phí sản
xuất chung chiếm 60%).
- Tài liệu chi tiết về chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp: Biến phí bao bì: 2,5 ngđ/ sp; Biến
phí vận chuyển: 3 ngđ/sp; Hoa hồng bán hàng biến động theo doanh thu; Tổng định phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp: 4.000 ngđ.
- Tổng định phí sản xuất chung phát sinh, sản lượng sản xuất, tổng định phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp là như nhau trong 2 năm 20x0 và 20x1. Năm 20x0 không có tồn kho thành
phẩm đầu năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp năm 20x1. Giải thích
sự khác biệt lợi nhuận giữa hai phương pháp toàn bộ và trực tiếp.
2. Năm 20x2, công ty dự định mua một máy mới thay thế một phần lao động thủ công với mức
khấu hao hằng năm 3.480 ngđ. Máy mới giúp tiết kiệm biến phí nhân công trực tiếp 2 ngđ/sp.
Công ty cũng dự kiến nâng mức hoa hồng lên 8% doanh thu đối với sản phẩm bán trên điểm
hòa vốn. Hãy xác định sản lượng cần tiêu thụ để công ty đạt được lợi nhuận mong muốn năm
20x2 là 36.900 ngđ, biết rằng các dữ liệu khác không đổi so với năm 20x1.
1. ĐVT : 1.000 đồng
Chỉ tiêu Số tiền
1.Doanh thu 100.000
2.Giá vốn hàng bán 50.000
3.Lợi nhuận gộp 50.000
4.Chi phí bán hàng và QLDN 20.000
5.Lợi nhuận 30.000

Sự khác biệt lợi nhuận giữa phương pháp toàn bộ và trực tiếp là :
Phương pháp toàn bộ là đưa toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ vào giá vốn hàng bán trong kỳ
không có chi phí dở dang chuyển qua kỳ sau nên giá vốn cao lợi nhuận giảm
Phương pháp trực tiếp thì chỉ đưa chi phí phát sinh sản phẩm hoàn thành vào giá vốn, còn phần
hàng dở dang sẽ chuyển qua kỳ sau nên chi phí sẽ giảm lợi nhuận cao hơn

2. BP đơn vị NVLTT = (50.000 *40%)/ 2.200 = 9 ngđ/sp


BP đơn vị NCTT = (( 50.000 * 30% ) / 2.200) – 2 = 4,8 ngđ/sp
BP đơn vị SXC = (( 50.000 *30%) * 60%) / 2.200 = 4 ngđ/sp
Suy ra DP SXC = 50.000 * 30% *40% = 6.000 ngđ
BP đơn vị BH = 2,5 ngđ/sp
BP đơn vị vận chuyển = 3 ngđ/sp
BP đơn vị hoa hồng = (100.000 *8%)/2.200 = 3,6 ngđ
Tổng BP đơn vị = 9+ 4,8 + 4 + 2,5 + 3 +3,6 = 26,9 ngđ /sp
Giá bán = 100.000 / 2.200 = 45,5 ngđ/sp
Sản lượng hòa vốn để lợi nhuận mong muốn năm 20x2 đạt đc 36.900 ngđ là:
SL = ( 4.000 + 6.000 + 3.480 + 36.900 ) / ( 45,5 – 26,9) = 50.380 / 18,6 = 2.709 sp

Bài 12.
Công ty cổ phần Thắng Lợi chuyên sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm điện tử là máy ghi âm và
máy tính tay. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20x1 chi tiết theo từng loại sản phẩm
như sau:
Công ty cổ phần Thắng Lợi
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - năm 20x1
(đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
Máy ghi âm Máy tính tay Tổng cộng
Tổng số Đơn vị Tổng số Đơn vị
Doanh thu 1.050 15 3.150 22,5 4.200
Chi phí sản xuất
Chi phí NVL trực tiếp 280 4 630 4,5 910
CP nhân công trực tiếp 140 2 420 3 560
Biến phí sản xuất chung 140 2 280 2 420
Định phí sản xuất chung 70 1 210 1,5 280
Cộng 630 9 1.540 11 2.170
Lợi nhuận gộp 420 6 1.610 11,5 2.030
Định phí bán hàng và quản lý 1.040
doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế 990
Thuế thu nhập doanh nghiệp 247,5
(25%)
Lợi nhuận sau thuế 742,5

Trong những năm gần đây, thị trường sản phẩm máy tính tay khá ổn định. Tuy nhiên, do sự
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng, hội đồng quản trị quyết định sẽ giảm giá bán sản
phẩm này xuống còn 20 ngàn đồng/ sản phẩm bắt đầu từ đầu năm 20x2. Trong năm 20x2, công
ty sẽ tăng chi phí quảng cáo thêm 57.000 ngàn đồng và dự kiến tỷ trọng doanh thu của sản phẩm
máy ghi âm và máy tính tay lần lượt là 20% và 80%. Ở các năm trước, kết cấu hàng bán là không
thay đổi (25%: máy ghi âm; 75%: máy tính tay).
Theo dự kiến năm 20x2, tổng định phí và biến phí sản xuất chung 1 sản phẩm sẽ không
thay đổi. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất các sản phẩm điện tử sẽ giảm
10% đối với máy ghi âm và 20% đối với máy tính tay. Chi phí nhân công trực tiếp ứng với 2 loại
sản phẩm này đều tăng 10% trong năm 20x2.
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho từng loại sản phẩm năm 20x1.
2. Tính doanh thu năm 20x2 để đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 9%.
3. Tính sản lượng tiêu thụ hòa vốn cho từng loại sản phẩm năm 20x2.

Bài 13.
Công ty T sản xuất kinh doanh hai loại sản phẩm M, N. Có tài liệu năm 20x7 như sau (đvt: 1.000
đồng)
Sản Sản
phẩm M phẩm N
Đơn giá bán 600 400
Biến phí sản xuất đơn vị sản phẩm 360 160
Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1 sản phẩm 120 60
Tổng định phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong 1 năm của công ty T là
5.760.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20x7 theo hình thức số dư đảm phí, biết
rằng sản lượng tiêu thụ năm 20x7 là 20.000 sản phẩm M và 35.000 sản phẩm N.
2. Tính số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của công ty T năm 20x7. Nêu ý nghĩa.
3. Giả sử, trong năm tới, công ty T dự kiến thực hiện kết cấu hàng bán với tỷ trọng doanh thu
của sản phẩm M là 60%, sản phẩm N là 40%. Hãy xác định sản lượng tiêu thụ hòa vốn của
từng loại sản phẩm theo tình hình tiêu thụ dự kiến trong năm tới.
4. Nếu tổng doanh thu của công ty vẫn duy trì như khi tiêu thụ 20.000 sản phẩm M và 35.000
sản phẩm N, giá bán và chi phí không đổi, nhưng kết cấu hàng bán được thay đổi như sau:
sản phẩm M là 60% và sản phẩm N là 40%. Hãy dự đoán lợi nhuận của công ty T sẽ tăng
hay giảm ? Giải thích ? (Chỉ giải thích mà không cần phải tính toán).

Bài 14
Công ty E sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm P và M, với các thông tin như sau:
Sản phẩm P Sản phẩm M
Giá bán 150 1.000 đ/ sp 15 1.000 đ/ sp
0
Biến phí sản xuất 72 1.000 đ/ sp 87 1.000 đ/ sp
Biến phí ngoài sản xuất 15 1.000 đ/ sp 15 1.000 đ/ sp
Định mức sản xuất 1 ngày 500 sản phẩm 30 sản phẩm
0
Công suất hoạt động bình thường 240 ngày 24 ngày
0
Công suất hoạt động tối đa 300 ngày 30 ngày
0

Tổng định phí công ty E là 6.885.000.000 đồng phục vụ mức công suất hoạt động tối đa 300
ngày làm việc một năm. Nếu số ngày làm việc vượt quá 240 ngày, biến phí sản xuất tăng thêm
3.000 đồng/ sản phẩm P và tăng thêm 7.500 đồng/ sản phẩm M cho những sản phẩm sản xuất
vượt mức công suất hoạt động bình thường.
Năm 201x, ban giám đốc dự toán sản xuất, tiêu thụ sản phẩm P ở mức hoạt động là 500 sản
phẩm/ ngày × 240 ngày làm việc và sản phẩm M ở mức hoạt động 300 sản phẩm/ ngày × 300
ngày làm việc.
Yêu cầu:
1. Xác định doanh thu hòa vốn và số dư an toàn của công ty E tại mức công suất hoạt động
bình thường.
2. Lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp cho năm 20x1.
3. Với thị phần của công ty E trên thị trường là 210.000 sản phẩm cho cả hai loại sản phẩm P
và M, giám đốc công ty E nên phân bổ sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm P, bao nhiêu
sản phẩm M để đạt lợi nhuận tối đa ?

You might also like