You are on page 1of 37

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN


(C –V – P)
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Số dư đảm phí
2. Tỉ lệ số dư đảm phí
3. Kết cấu chi phí
4. Đòn bẩy kinh doanh
II. Các ví dụ ứng dụng
1. Sự thay đổi của định phí và khối lượng tiêu thụ
2. Sự thay đổi của biến phí, định phí và khối lượng tiêu thụ
3. Sự thay đổi của biến phí, định phí, khối lượng bán, giá bán
4. Xác định giá bán trong một số trường hợp đặc biệt
III. Phân tích điểm hoà vốn
1. Xác định điểm hoà vốn
2. Đồ thị hoà vốn
3. Phân tích lợi nhuận
4. Số dư an toàn
IV. Phân tích kết cấu hàng bán
SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
Là số tiền còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi
biến phí.
Số dư đảm phí được dùng để bù đắp cho định phí,
phần còn lại là lợi nhuận của doanh nghiệp

Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận

Số dư đảm phí > Định phí  Lãi


Số dư đảm phí < Định phí  Lỗ
Số dư đảm phí = Định phí  Hoà vốn
Lợi nhuận Khối lượng tiêu x Số dư đảm phí
tăng thêm
= thụ tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

• Không thể xác định số dư đảm phí


đơn vị bình quân cho doanh
nghiệp
• Dễ làm các nhà quản trị nhầm
tưởng rằng kinh doanh những sản
phẩm có số dư đảm phí cao sẽ
hiệu quả hơn
TỈ LỆ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

Tổng số dư đảm phí


Tỉ lệ số dư đảm phí = x 100%
Doanh thu

SDĐP đơn vị sản phẩm


= x 100%
Đơn giá bán

Lợi nhuận Doanh thu Tỉ lệ số dư


tăng thêm = tăng thêm
x đảm phí
Ví dụ: Ở doanh nghiệp kinh doanh 1 loại
sản phẩm. Có tài liệu của tháng 4 như
sau:
– Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 1000 cái
– Đơn giá bán: 60.000đ
– Biến phí đơn vị: 36.000đ
– Tổng định phí hàng tháng:18.000.000đ
Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo
số dư đảm phí để xác định lợi nhuận
tháng 4. Nếu tháng 5 khối lượng bán
tăng 20% so với tháng 4 thì lợi nhuận
tháng 5 là bao nhiêu?
Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Đơn vị tính; 1.000đ

Tổng số 1đvịsp %

Doanh thu(1000x60) 60.000 60 100


Biến phí 36.000 36 60
số dư đảm phí 24.000 24 40
Định phí 18.000
Lợi nhuận 6.000

Lợi nhuận tăng thêm = 1000 x 20% x 24 = 4800


Hoặc lợi nhuận tăng thêm = 60.000 x 20% x 40% = 4800
Vậy lợi nhuận tháng 5 là 6.000 + 4.800 = 10.800
KẾT CẤU CHI PHÍ
Là tỉ trọng của từng loại biến phí và định phí so với
tổng chi phí.

DN X Kết cấu DN Y Kết cấu

Biến phí: 60T 30% Biến phí: 140T 70%

Định phí: 140T 70% Định phí: 60T 30%

Tổng chi phí: 200T 100% Tổng chi phí: 200T 100%

Kết cấu chi phí có thể thay đổi trong quá trình kinh
doanh ở doanh nghiệp.
Có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 2
công ty có cùng doanh thu, cùng tổng chi phí và lợi
nhuận nhưng kết cấu chi phí khác nhau như sau:

Đơn vị tính: 1.000đ

Công ty A Công ty B
số tiền % số tiền %
Doanh thu 100.000 100 100.000 100
Biến phí 70.000 70 40.000 40
Số dư đảm phí 30.000 30 60.000 60
Định phí 20.000 50.000
Lợi nhuận 10.000 10.000
Giả sử cả 2 công ty cùng có mức tăng doanh thu là 10%

• Lợi nhuận công ty A • Lợi nhuận công ty B


tăng tăng
100.000 x 10% x 30% = 100.000 x 10% x 60% =
3.000 6.000

Giả sử cả 2 công ty cùng có mức giảm doanh thu là 10%

• Lợi nhuận công ty A • Lợi nhuận công ty B


giảm giảm
-100.000 x 10% x 30% = -100 .000 x 10% x 60% =
-3.000 -6.000
ĐÒN BẨY KINH DOANH
Phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu với
tốc độ tăng lợi nhuận.
Thực chất, đòn bẩy chỉ ra tình hình sử dụng định phí
trong sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Định phí được sử dụng càng nhiều thì lợi nhuận càng
nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu
Xem lại ví dụ ở 2 công ty A và B ở phần kết cấu chi phí
Cả 2 công ty có cùng mức tăng doanh thu 10% nhưng
lợi nhuận công ty B tăng nhiều hơn lợi nhuận công ty A
Vậy Công ty B sử dụng đòn bẩy kinh doanh tốt hơn
công ty A
Số dư đảm phí
Độ lớn của đòn bẩy =
Lợi nhuận

% tăng thêm % tăng thêm Độ lớn


= x
của LN của DT của đòn bẩy

Ý nghĩa: Nếu dự kiến được tốc độ tăng


doanh thu thì sẽ biết được tốc độ tăng lợi
nhuận
Có báo cáo KQKD theo số dư đảm phí tại 1
doanh nghiệp ở năng lực hoạt động tối thiểu
đến tối đa như sau:

Doanh thu 200.000 300.000 500.000


Biến phí 140.000
Số dư đảm phí 60.000
Định phí 60.000
Lợi nhuận 00
Doanh thu 200.000 300.000 500.000
Biến phí 140.000 210.000 350.000
Số dư đảm phí 60.000 90.000 150.000
Định phí 60.000 60.000 60.000
Lợi nhuận 00 30.000 90.000
Độ lớn đòn bẩy kd ∞ 3 1,67

Càng cách xa điểm hoà vốn đòn bẩy kinh


doanh càng giảm
CÁC VÍ DỤ ỨNG DỤNG
Báo cáo kết quả kinh doanh theo
• Có tài liệu về tình số dư đảm phí tháng 7
hình kinh doanh
một loại sản phẩm Đơn vị tính: 1.000đ
trong tháng 7 ở Tổng số 1đvsp %
công ty M như
sau:
Doanh thu 160.000 80 100
• Khối lượng bán:
2.000sp Biến phí 112.000 56 70
• Đơn giá bán:
80.000đ số dư đảm phí 48.000 24 30
• Biến phí đơn vị: Định phí 33.000
56.000đ Lợi nhuận 15.000
• Tổng định phí
hàng tháng:
33.000.000đ
Sự thay đổi của định phí và khối lượng
tiêu thụ

Công ty dự định tháng tới tăng thêm 8


triệu đồng chi phí quảng cáo, qua
nghiên cứu cho thấy khối lượng tiêu
thụ có khả năng tăng 15%, công ty có
nên thực hiện biện pháp này không?
Tổng số dư đảm phí tăng thêm: 2.000 x 15% x 24 =
7.200
Định phí tăng thêm: 8.000
Lợi nhuận giảm: - 800
Vậy công ty không nên thực hiện biện pháp này
Nếu sử dụng tỉ lệ số dư đảm phí thì vấn đề được trình bày thế
nào?
Sự thay đổi của biến phí, định phí và khối
lượng tiêu thụ

Công ty dự định tháng tới vừa tăng chi


phí quảng cáo 3.000.000đ vừa tặng quà
khuyến mãi cho khách hàng. Mỗi khách
hàng khi mua 1 sản phẩm được tặng 1
món quà trị giá 4.000đ. Khối lượng tiêu
thụ có thể tăng được 30%. Công ty có
nên thực hiện hay không?
Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm : 24 – 4 = 20
Tổng số dư đảm phí dự kiến: 2.000 x 130% x 20 =
52.000
Tổng số dư đảm phí hiện tại: 48.000
Tổng số dư đảm phí tăng thêm: 4.000
Định phí tăng thêm: 3.000
Lợi nhuận tăng thêm: 1.000
Vậy công ty nên thực hiện biện pháp trên
Sự thay đổi của biến phí, định phí, giá bán và
khối lượng bán

Công ty dự định tháng tới thay đổi hình


thức trả lương của bộ phận bán hàng, cụ
thể là thay vì trả lương theo thời gian
6.000.000đ/tháng công ty sẽ trả lương
theo sản phẩm là 3.000đ/sp bán ra, đồng
thời giảm giá bán 5%. Qua điều tra cho
thấy khối lương bán có khả năng tăng
30%. Vậy có nên thực hiện hay không?
Số dư đảm phí đơn vị sp : 80 x 95% - ( 56 + 3) = 17
Tổng số dư đảm phí dự kiến: 2.000 x 130% x 17 =
44.200
Tổng số dư đảm phí hiện tại: 48.000
Tổng số dư đảm phí giảm: -3.800
Định phí giảm: -6.000
Lợi nhuận tăng thêm: -3.800 – (-6.000) = 2.200
Vậy công ty nên thực hiện biện pháp trên.
Xác định giá bán trong một số trường hợp
đặc biệt

Trường hợp 1
Giả định tháng 8 công ty vẫn bán được 2000
sản phẩm với các thông tin về giá bán và chi
phí như tháng 7. Ngoài ra còn có một khách
hàng quen thuộc đến đặt mua 500 sản phẩm
(công ty có thể đáp ứng được), với điều kiện
giá bán phải giảm 20% so với hiện tại. về
phía công ty mong muốn mang về 2.500.000đ
lợi nhuận từ thương vụ này. Vậy công ty nên
định đơn giá bán sản phẩm là bao nhiêu và
thương vụ có thực hiện được hay không?
Đơn giá bán = biến phí đơn vị + định phí đơn vị +
lợi nhuận đơn vị
Biến phí đơn vị = 56
Định phí đơn vị = 0 (vì bán 2000sản phẩm công
ty đã có lợi nhuận)
Lợi nhuận đơn vị = 2500/500 = 5
Đơn giá bán (của doanh nghiệp) = 56 + 0 + 5 = 61
Đơn giá khách hàng đề nghị = 80 x 80% = 64
Đơn giá bán của doanh nghiệp < đơn giá khách
hàng đề nghị
Vậy thương vụ thực hiện được
Truờng hợp 2
Giả sử tháng 8 công ty đã bán được 1.200sp với
giá bán và chi phí như đã biết. Ngoài ra còn có 1
khách hàng quen đến đặt mua 500 sản phẩm với
điều kiện giá bán phải giảm ít nhất là 10% so với
giá hiện tại. Có thể thay đổi bao bì cho SP làm
biến phí giảm 2.000đ/SP.Công ty mong muốn khi
thực hiện xong hợp đồng này đạt được lợi nhuận
trong tháng là 5.000.000đ. Vậy công ty nên định
đơn giá bán sản phẩm là bao nhiêu và hợp đồng
có thực hiện được hay không?
Bán 1.200 sản phẩm công ty có kết quả kinh
doanh:
Lỗ = 1.200 x 24 – 33.000 = -4.200
Đây chính là định phí chưa được bù đắp. Do vậy
để có lãi trong tháng thì lô hàng phải bù đắp
khoản lỗ này.
Đơn giá bán = biến phí đơn vị + định phí đơn vị +
lợi nhuận đơn vị
 Biến phí đơn vị = 54
 Định phí đơn vị: 4.200/500 = 8,4
 Lợi nhuận đơn vị = 5.000/500 = 10
 Đơn giá bán (của doanh nghiệp) = 54 +8,4 + 10 =
72,4
 Đơn giá khách hàng đề nghị = 80 x 90% = 72
 Đơn giá bán của doanh nghiệp > đơn giá khách
hàng đề nghị
Vậy hợp đồng không thực hiện được
XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN

Phương trình hoà vốn:


Tổng doanh thu = tổng chi phí
Hoặc tổng số dư đảm phí = tổng định phí

Sản lượng Tổng định phí


=
hoà vốn Số dư đảm phí đơn vị SP

Tổng định phí


Doanh thu
=
hoà vốn Tỉ lệ số dư đảm phí
XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN – kinh doanh nhiều
loại sản phẩm

• Xác định doanh thu hòa vốn công ty:

DOANH THU HÒA Tổng định phí công ty


=
VỐN CÔNG TY
Tỉ lệ số dư đảm phí công ty

• Xác định doanh thu hòa vốn từng sản phẩm =


Doanh thu hòa vốn công ty x tỉ trọng doanh thu từng
loại SP so với tổng doanh thu
ĐỒ THỊ HOÀ VỐN
Phương trình đường doanh thu: Y = px
Phương trình đường chi phí: Y = ax + b

Y (Số YD = px
tiền)
Điểm hoà vốn
Lãi
Yt = ax + b

b
Lỗ

0 x
(Mức hoạt động)
PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN

Tổng số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận

Sản lượng tại Tổng ĐP + Lợi nhuận


điểm lợi nhuận =
m/m
SDĐP đơn vị SP

Tổng ĐP + Lợi nhuận


Doanh thu tại
=
điểm LN m/m Tỉ lệ số dư đảm phí
SỐ DƯ AN TOÀN

Số dư an toàn = DT đạt được - DT hoà vốn

Số dư an toàn
Tỉ lệ số dư an
toàn
=
DT đạt được

Xem lại ví dụ ở 2 công ty A và B ở phần kết


cấu chi phí
Công ty A Công ty B

Doanh thu đạt được 100.000 100.000

Doanh thu hoà vốn 66.667 83.333

Số dư an toàn 33.333 16.667

Tỉ lệ số dư an toàn 33,33% 16,67%


PHÂN TÍCH KẾT CẤU HÀNG BÁN

Khái niệm:
Kết cấu hàng bán thay đổi có tác động
thế nào đến lợi nhuận, điểm hoà vốn
của doanh nghiệp ?
Cho ví dụ minh hoạ và giải thích.
Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm
phícáo
Có báo ở 1 kết
doanh
quảnghiệp kinh doanh
kinh doanh 2 loại
ở 1 công sản sau
ty như
phẩm kỳ này như sau
Sản phẩm A Sản phẩm B Doanh nghiệp

Số tiền % Số tiền % Số tiền %


Doanh thu 80.000 100 120.000 100 200.000 100

Biến phí 40.000 50 72.000 60 112.000 56

Số dư đảm phí 40.000 50 48.000 40 88.000 44

Định phí 66.000

Lợi nhuận 22.000


Nếu kỳ tới công ty vẫn đạt doanh thu như kỳ này nhưng
DT sản phẩm A là 60.000, sản phẩm B là 140.000 thì lợi
nhuận,điểm hòa vốn, độ an toàn công ty thay đổi ra sao
Doanh
Sản phẩm A Sản phẩm B
nghiệp
Số
% Số tiền % Số tiền %
tiền
Doanh thu 60.000 100 140.000 100 200.000 100

Biến phí 30.000 50 84.000 60 114.000 57

Số dư đảm phí 30.000 50 56.000 40 86.000 43

Định phí 66.000

Lợi nhuận 20.000


Lợi nhuận, doanh thu hoà vốn,doanh thu an toàn

• kỳ này • kỳ tới
Kết cấu hàng bán: Kết cấu hàng bán:
-sản phẩm A: 40% -sản phẩm A: 30%
-sản phẩm B: 60% -sản phẩm B: 70%
Lợi nhuận 22.000 Lợi nhuận 20.000
DT hoà vốn 150.000 DT hoà vốn 153488
DT an toàn 50.000 DT an toàn 46.512
Một số hạn chế của mô hình C-V-P
• Mối quan hệ giữa CP-KL-LN là quan hệ
tuyến tính trong suốt phạm vi phù hợp.
• Chi phí tại công ty phải được phân loại
chính xác thành biến phí và định phí.
• Năng lực sản xuất không thay đổi.
• Giá trị tiền tệ không thay đổi.
• Kết cấu hàng bán không thay đổi
Công ty T sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Z. Có tài liệu về
chi phí của sản phẩm này ở mức độ hoạt động tối
thiểu đến tối đa/năm như sau: ( đơn vị tính 1.000đ )
30.000 sp 70.000 sp
• Chi phí NVL TT 120.000 280.000
• Chi phí nhân công TT 60.000 140.000
• Chi phí SX chung 75.000 95.000
• CP BH & quản lý DN 85.000 145.000
• Yêu cầu:
Giả sử công ty bán được 56.000 sản phẩm trong năm
với giá bán 10ngđ/sp:
• 1/ Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
cho công ty
• 2/ Năm tới công ty dự định thưởng cho nhân viên bán
hàng 5% giá bán cho những sản phẩm bán trên mức
hòa vốn. Phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt mức lợi
nhuận 21.000 ngđ trong năm.

You might also like