You are on page 1of 64

BÀI 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA


CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG –
LỢI NHUẬN

ThS. Lê Ngọc Thăng


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015103202 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Bài học kinh nghiệm của Công ty TM ABC
• Công ty thương mại ABC mới gia nhập vào thị trường phân phối các loại áo sơ mi trên thị
trường miền Bắc. Để bắt đầu thâm nhập thị trường công ty lựa chọn loại áo thuộc phân
khúc thị trường bình dân vì quy mô của phân khúc này là lớn nhất. Công ty ABC đã tìm
được một nguồn cung cấp hàng hóa khá ổn định với mức giá phải chăng. Giám đốc
doanh nghiệp cũng đã tìm thuê được ngôi nhà mặt tiền một khu phố khá sầm uất làm trụ
sở kinh doanh. Bên cạnh đó ông ta cũng dễ dàng tuyển được 6 nhân viên bán hàng với
mức lương thỏa thuận là 5.000.000 đồng/tháng.
• Tuy nhiên sau tháng đầu tiên kinh doanh công ty chỉ đạt mức tiêu thụ 300 sản phẩm đồng
thời thua lỗ 25.000.000 đồng. Giám đốc doanh nghiệp nhận ra rằng việc mở cửa hàng là
quá vội vàng. Và nếu công ty không có các biện pháp xử lý thì công ty có thể phải đóng
cửa ngay trong tháng kinh doanh thứ hai.

1. Nếu muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh thì mức tiêu thụ tối thiểu công ty cần
đạt trong một tháng là bao nhiêu? Bài học kinh nghiệm gì được rút ra trong
tình huống của công ty ABC?
2. Để cứu vãn tình trạng hiện tại công ty ABC cần những biện pháp cụ thể nào?

v1.0015103202 2
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học sẽ:
• Nhớ và tính toán được các khái niệm cơ bản phục vụ cho phân tích mối quan hệ
giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận như:
 Lợi nhuận góp;
 Tỷ lệ lợi nhuận góp;
 Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ;
 Cơ cấu chi phí;
 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh;
 Sản lượng an toàn, doanh thu an toàn....
• Xác định được điểm hòa vốn (sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn) trong các
trường hợp sản xuất tiêu thụ một loại sản phẩm và các loại sản phẩm khác nhau.
• Phân tích, tính toán và đưa ra được các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn
dựa trên kết quả của phân tích quan hệ C-V-P.

v1.0015103202 3
NỘI DUNG

Ý nghĩa phân tích C-V-P

Các khái niệm cơ bản trong phân tích C-V-P

Phân tích điểm hòa vốn

Cơ cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh

Sử dụng phân tích C-V-P trong kinh doanh

v1.0015103202 4
1. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp. Do dó khi thực hiện
hoạt động quản lý nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đưa ra các quyết định tối ưu nhất để
giảm thiểm chi phí và đạt lợi nhuận tối đa. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và
lợi nhuận chính là cơ sở để đưa ra các quyết định như vậy.
Một số quyết định trong ngắn hạn mà nhà quản trị có thể phải thực hiện như:
• Định giá bán đơn vị sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị để nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh về công suất, chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu thị trường.
• Xác định cơ cấu tiêu thụ để đạt lợi nhuận tối đa và khai thác hết công suất của máy móc,
thiết bị.
• Xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm khai thác khả năng tiềm
tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu của thị trường.

v1.0015103202 5
2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH C – V – P

2.1. Lợi nhuận góp

2.2. Tỷ lệ lợi nhuận góp

2.3. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm

v1.0015103202 6
2.1. LỢI NHUẬN GÓP
2.1.1. Khái niệm lợi nhuận góp
2.1.2. Công thức tính
2.1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận góp

v1.0015103202 7
2.1.1. KHÁI NIỆM LỢI NHUẬN GÓP
Lợi nhuận góp hay còn gọi là số dư đảm phí hoặc lãi trên
biến phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau
khi bù đắp hết các chi phí khả biến phát sinh. Phần giá
trị này được sử dụng để trang trải các chi phí cố định và
tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một loại
sản phẩm. Nếu tính toán cho phạm vi toàn doanh
nghiệp chúng ta có khái niệm tổng lợi nhuận góp.
Nếu tính toán cho phạm vi một sản phẩm chúng ta
có khái niệm lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm.
• Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng
thời nhiều loại sản phẩm mang tính đồng chất chúng
ta có thêm khái niệm lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
bình quân.

v1.0015103202 8
2.1.2. CÔNG THỨC TÍNH
• Tổng lợi nhuận góp được xác định theo công thức sau:

Tổng lợi Doanh thu Tổng chi phí biến


= –
nhuận góp tiêu thụ đổi

• Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận góp Giá bán đơn vị Chi phí biến đổi đơn
= –
đơn vị sản phẩm sản phẩm vị sản phẩm

• Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều sản phẩm đồng chất ta
có lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân được xác định như sau:

Lợi nhuận góp đơn vị Tổng lợi nhuận góp các sản phẩm
=
sản phẩm bình quân Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm

v1.0015103202 9
2.1.3. Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN GÓP
Ví dụ tình huống:
Xét công ty ABC trong tình huống dẫn nhập với những thông tin chi tiết bổ sung như sau:
• Giá bán đơn vị sản phẩm của một chiếc áo bình dân là 400.000 đồng. Giá nhập áo từ
nhà cung cấp là 150.000 đồng/chiếc
• Hàng tháng công ty phải trả chi phí thuê cửa hàng là 70 triệu đồng thời trả lương cho
6 nhân viên bán hàng với mức 5 triệu đồng/người.
Câu hỏi:
1. Nếu công ty bán thêm được một chiếc áo thì lợi nhuận công ty tăng thêm bao nhiêu?
2. Nếu tháng tới công ty tiêu thụ được 500 chiếc áo thì lợi nhuận công ty thay đổi như
thế nào?
3. Nếu tháng tới công ty định bán thêm loại áo cao cấp với giá bán 800.000 đồng và giá
nhập từ nhà cung cấp là 400.000 đồng thì khi bán thêm được một sản phẩm công ty sẽ
nỗ lực bán loại nào hơn?

v1.0015103202 10
2.1.3. Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN GÓP
Dựa trên thông tin bổ sung chúng ta có thể lập BCKQKD như sau:
(đơn vị 1.000 đồng)

Chỉ tiêu 1 SP 300 SP 500 SP Chênh lệch


1. Doanh thu 400 120.000 200.000 80.000
2. Chi phí biến đổi 150 45.000 75.000 30.000
3. Lợi nhuận góp 250 75.000 125.000 50.000
4. Chi phí cố định 100.000 100.000 0
• Chi phí thuê cửa hàng 70.000 70.000 0
• Chi phí tiền lương 30.000 30.000 0
5. Lợi nhuận thuần (25.000) 25.000 50.000

v1.0015103202 11
2.1.3. Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN GÓP (tiếp theo)
1. Nếu cửa hàng bán thêm được một chiếc áo thì lợi nhuận thuần tăng thêm 250.000 đồng
vì doanh thu tăng thêm 400.000 đồng; chỉ có CPBĐ tăng thêm 150.000 đồng.
2. Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm cho biết phần lợi nhuận tăng thêm khi tiêu thụ một sản
phẩm. Từ đó ta có công thức ước tính lợi nhuận tăng thêm:
∆ LN thuần = ∆ LNG = ∆ Sản lượng tiêu thụ  LNG đơn vị sản phẩm
• Tổng lợi nhuận góp tháng hiện tại (300 sản phẩm) < Chi phí cố định. Doanh nghiệp bị lỗ.
• Tổng lợi nhuận góp tháng tới (500 sản phẩm) > Chi phí cố định. Doanh nghiệp có lãi.
• Vậy tổng lợi nhuận góp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nếu LNG < CPCĐ thì doanh nghiệp bị lỗ do không đủ để trang trải định phí.
Nếu LNG = CPCĐ thì doanh nghiệp hòa vốn vì LNG bù đắp vừa đủ CPCĐ.
Nếu LNG > CPCĐ thì doanh nghiệp kinh doanh lãi vì thừa trang trải CPCĐ.
3. Nếu cửa hàng bán kinh doanh thêm sản phẩm cao cấp thì khi khách hàng mua thêm
một sản phẩm công ty nên bán sản phẩm cao cấp. Một sản phẩm cao cấp mang lại lợi
nhuận là 400.000 đồng còn sản phẩm bình dân chỉ mang lại 250.000 đồng.
Vậy trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm thì
khi tiêu thụ cùng một mức sản lượng như nhau sản phẩm nào có lợi nhuận góp
đơn vị càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.
v1.0015103202 12
2.2. TỶ LỆ LỢI NHUẬN GÓP
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Công thức tính
2.2.3. Ý nghĩa tỷ lệ lợi nhuận góp

v1.0015103202 13
2.2.1. KHÁI NIỆM
Tỷ lệ lợi nhuận góp hay còn gọi là tỷ lệ số dư đảm phí hoặc tỷ lệ lãi trên biến phí là tỷ số
giữa tổng lợi nhuận góp so với doanh thu tiêu thụ.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm đồng chất
chúng ta có thêm khái niệm tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm và tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân.
• Tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm hay loại sản phẩm: là tỷ số giữa lợi nhuận góp đơn vị
sản phẩm và giá bán đơn vị của loại sản phẩm đó.
• Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân: là tỷ số giữa tổng lợi nhuận góp các loại sản phẩm
doanh nghiệp đang tiêu thụ và tổng doanh thu các loại sản phẩm đó.

v1.0015103202 14
2.2.2. CÔNG THỨC TÍNH
• Tỷ lệ nhuận góp được xác định theo công thức sau:

Tổng lợi nhuận góp


Tỷ lệ lợi nhuận góp =
Tổng doanh thu tiêu thụ
• Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận góp đơn vị SPi


Tỷ lệ lợi nhuận góp SPi =
Giá bán đơn vị SPi
• Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm đồng chất ta có tỷ lệ lợi
nhuận góp bình quân được xác định như sau:

Tỷ lệ lợi nhuận góp Tổng lợi nhuận góp các sản phẩm
=
bình quân Tổng doanh thu tiêu thụ các sản phẩm

v1.0015103202 15
2.2.3. Ý NGHĨA CỦA TỶ LỆ LỢI NHUẬN GÓP
• Tỷ lệ lợi nhuận góp cho chúng ta biết khi doanh nghiệp tạo thêm được 1 đồng doanh
thu thì trong một đồng đó có bao nhiêu phần hình thành nên lợi nhuận.
Ví dụ: Tỷ lệ LNG áo bình dân = 250.000.000/400.000.000 = 0,625
Vậy khi công ty ABC tạo thêm được 1 đồng doanh thu áo bình dân thì lợi nhuận
thuần của công ty sẽ tăng thêm 0,625 đồng.
• Từ đó chúng ta có công thức ước tính lợi nhuận thuần:
∆ LN thuần = ∆ LNG = ∆ Doanh thu tiêu thụ  Tỷ lệ LNG
• Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dưới dạng số tương đối
nên có thể được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề
nhưng khác biệt về quy mô. Tỷ lệ lợi nhuận góp càng cao thì doanh nghiệp kinh
doanh càng hiệu quả.

v1.0015103202 16
2.3. CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Công thức tính
2.3.3. Ý nghĩa của cơ cấu tiêu thụ sản phẩm

v1.0015103202 17
2.3.1. KHÁI NIỆM

Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm là tỷ trọng của từng mặt hàng so với tổng số các mặt hàng doanh
nghiệp đang tiêu thụ.
Tùy theo nhu cầu quản lý khác nhau mà cơ cấu tiêu thụ có thể tính theo sản lượng hoặc tính
theo doanh thu.
• Cơ cấu tiêu thụ theo sản lượng: là tỷ số giữa sản lượng tiêu thụ của SPi so với tổng
sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
• Cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu: là tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ SPi so với tổng doanh
thu tiêu thụ các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

v1.0015103202 18
2.3.2. CÔNG THỨC TÍNH
• Cơ cấu tiêu thụ theo sản lượng được xác định theo công thức:

Cơ cấu sản lượng Sản lượng tiêu thụ SPi


=
tiêu thụ SPi Tổng sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm

• Cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu được xác định theo công thức:

Cơ cấu doanh thu Doanh thu tiêu thụ SPi


=
tiêu thụ SPi Tổng doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm

v1.0015103202 19
2.3.3. Ý NGHĨA CỦA CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Ví dụ tình huống:
Vẫn xét tình huống dẫn nhập của công ty thương mại ABC đã nêu trên trong trường hợp
kinh doanh thêm sản phẩm áo cao cấp.
• Giả định 1: Nếu công ty chỉ có thể tiêu thụ 500 sản phẩm trong tháng tới thì cơ cấu tiêu
thụ theo sản lượng của hai sản phẩm bình dân và cao cấp nên là 3:2 hay 2:3?
• Giả định 2: Nếu công ty chỉ có thể đạt mức doanh thu 300 triệu đồng thì cơ cấu doanh
thu nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn? Bình dân 60%: cao cấp 40% hay bình dân 40%:
cao cấp 60%?

v1.0015103202 20
2.3.3. Ý NGHĨA CỦA CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM (tiếp theo)
Dựa trên giả định thứ nhất ta có hai báo cáo KQKD tương ứng như sau:

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
1 SP 300 SP 1 SP 200 SP
1. Doanh thu 400 120.000 800 160.000 280.000
2. CPBĐ 150 45.000 400 80.000 125.000
3. LN góp 250 75.000 400 80.000 155.000
4. CPCĐ 100.000
5. LN thuần 55.000

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
1 SP 200 SP 1 SP 300 SP
1. Doanh thu 400 80.000 800 240.000 320.000
2. CPBĐ 150 30.000 400 120.000 150.000
3. LN góp 250 50.000 400 120.000 170.000
4. CPCĐ 100.000
5. LN thuần 70.000

v1.0015103202 21
2.3.3. Ý NGHĨA CỦA CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM (tiếp theo)
Dựa trên giả định thứ hai ta có hai báo cáo KQKD tương ứng như sau:

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
% Số tiền % Số tiền
1. Doanh thu 100 180.000 100 120.000 300.000
2. CPBĐ 37,5 67.500 50 60.000 127.500
3. LN góp 62,5 112.500 50 60.000 172.500
4. CPCĐ 100.000
5. LN thuần 72.500

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
% Số tiền % Số tiền
1. Doanh thu 100 120.000 100 180.000 300.000
2. CPBĐ 37,5 45.000 50 90.000 135.000
3. LN góp 62,5 75.000 50 90.000 165.000
4. CPCĐ 100.000
5. LN thuần 65.000

v1.0015103202 22
2.3.3. Ý NGHĨA CỦA CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM (tiếp theo)
• Qua các báo cáo KQKD vừa lập thì cơ cấu
tiêu thụ theo sản lượng mà trong đó sản
phẩm cao cấp chiếm tỷ trọng lớn sẽ mang
lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp
khi có cùng mức tổng sản lượng tiêu thụ.
• Đồng thời cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu mà
trong đó sản phẩm cao cấp chiếm tỷ trọng
lớn sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn khi có cùng
mức tổng doanh thu tiêu thụ.
• Vậy phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp
cho doanh nghiệp thiết lập được một cơ cấu
hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

v1.0015103202 23
2.3.3. Ý NGHĨA CỦA CƠ CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM (tiếp theo)
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều sản phẩm đồng chất thì cơ
cấu tiêu thụ còn là căn cứ để xác định lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân và tỷ lệ lợi
nhuận góp bình quân.
Tổng LNG
Tỷ lệ LNG bình quân =
Tổng doanh thu
 (Doanh thu từng loại SP * Tỷ lệ LNG từng loại SP)
=
Tổng doanh thu

=  (Cơ cấu SP theo DT * Tỷ lệ LNG từng loại SP)


Tổng LNG
LNG đơn vị sản phẩm bình quân =
Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ

 (Lượng SP tiêu thụ từng loại * LNG đơn vị SP)


=
Tổng lượng các sản phẩm tiêu thụ

= (Cơ cấu SP theo SL * LNG đơn vị)

v1.0015103202 24
3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

3.1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn

3.2. Nội dung phân tích điểm hòa vốn

3.3. Các chỉ tiêu an toàn

v1.0015103202 25
3.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỂM HÒA VỐN
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vừa đủ bù đắp chi phí sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc là điểm mà tại đó tổng LNG bằng tổng chi phí cố định. Hay
nói một cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không.
Ý nghĩa điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giúp cho các nhà quản trị biết được ngưỡng
cần sản xuất và tiêu thụ đạt được mức lợi nhuận như dự kiến. Là nội dung phân tích phổ
biến trong các doanh nghiệp được các nhà quản trị quan tâm.
Ví dụ: Công ty thương mại ABC có thể tránh được khoản lỗ trong tháng đầu tiên nếu công
ty xác định trước mức tiêu thụ tối thiểu trong một tháng. Đó chính là điểm hòa vốn.

v1.0015103202 26
3.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
3.2.1. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh duy nhất một loại sản phẩm
3.2.2. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm đồng chất

v1.0015103202 27
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM
• Xuất phát từ khái niệm điểm hòa vốn chúng ta có công thức:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu – CPBĐ – CPCĐ = 0
• Biến đổi công thức ta có:
0 = Sản lượng  Giá bán đơn vị – Sản lượng  CPBĐ đơn vị – CPCĐ
0 = Sản lượng (Giá bán đơn vị – CPBĐ đơn vị) – CPCĐ
0 = (Sản lượng  LNG đơn vị) – CPCĐ
• Vậy ta có công thức xác định sản lượng hòa vốn như sau:
CPCĐ
Sản lượng hòa vốn =
LNG đơn vị sản phẩm

v1.0015103202 28
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM

Ví dụ tình huống:
Xét công ty thương mại ABC trong tình huống dẫn nhập trong điều kiện công ty chỉ phân
phối loại sản phẩm bình dân. Để tránh được thua lỗ ngay trong tháng đầu tiên thì sản
lượng tiêu thụ tối thiểu mà công ty cần đạt trong một tháng là:

Sản lượng hòa vốn = CPCĐ/LNG đơn vị sản phẩm


= 100.000.000/250.000 = 400 (chiếc)

Vậy để không bị thua lỗ thì mỗi tháng công ty phải tiêu thụ được ít nhất 400 chiếc áo.

v1.0015103202 29
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM
(tiếp theo)

Tương tự như vậy để xác định doanh thu hòa vốn chúng ta cũng có công thức xác định
như sau:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu – CPBĐ – CPCĐ = 0
Biến đổi công thức ta có:
0 = Tổng LNG – CPCĐ
0 = Doanh thu  Tỷ lệ LNG – CPCĐ
Vậy ta có công thức xác định sản lượng hòa vốn như sau:
CPCĐ
Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ LNG

v1.0015103202 30
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM
(tiếp theo)

Ví dụ tình huống:
Vẫn xét công ty thương mại ABC trong tình huống dẫn nhập. Nếu công ty muốn tránh
được thua lỗ trong tháng đầu tiên thì doanh thu tối thiểu mà công ty cần đạt trong một
tháng là:

Doanh thu hòa vốn = CPCĐ/Tỷ lệ LNG


= 100.000.000/0,625 = 160.000.000 (đồng)
Vậy để không bị thua lỗ thì mỗi tháng công ty phải đạt mức doanh thu tối thiểu là 160
triệu đồng.

v1.0015103202 31
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM
(tiếp theo)

Số tiền Doanh thu

Tổng chi phí

160 triệu
đồng Điểm hòa vốn CPBĐ

CPCĐ

400 chiếc Sản lượng

v1.0015103202 32
3.2.1. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DUY NHẤT MỘT LOẠI SẢN PHẨM
(tiếp theo)

Nếu xét trong điểm hòa vốn trong một khoảng thời gian xác định (kỳ kinh doanh) thì điểm
hòa vốn còn có thể biểu hiện bằng thước đo thời gian gọi là thời gian hòa vốn:

Doanh số hòa vốn  Thời gian kỳ phân tích


Thời gian hòa vốn =
Doanh thu kỳ phân tích

Sản lượng hòa vốn  Thời gian kỳ phân tích


Thời gian hòa vốn =
Sản lượng kỳ phân tích

v1.0015103202 33
3.2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHIỀU LOẠI SẢN PHẨM ĐỒNG CHẤT

Trong thực tế doanh nghiệp thường kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm nên việc xác
định điểm hòa vốn hoàn toàn không đơn giản như trường hợp kinh doanh một loại sản phẩm.
Để phân tích điểm hòa vốn trong trường hợp này doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu trung
gian để tính toán và đó là các chỉ tiêu bình quân.

CPCĐ
Sản lượng hòa vốn =
LNG đơn vị sản phẩm bình quân

Sản lượng hòa vốn Sản lượng hòa Cơ cấu sản lượng
= 
của SPi vốn chung tiêu thụ SPi

v1.0015103202 34
3.2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHIỀU LOẠI SẢN PHẨM ĐỒNG
CHẤT (tiếp theo)

Ví dụ tình huống:
Xét công ty ABC nêu trên trong điều kiện công ty phân phối thêm sản phẩm áo cao cấp
và cơ cấu sản lượng tiêu thụ của hai loại sản phẩm là 2 bình dân: 3 cao cấp. Công ty
cần tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mỗi loại trong một tháng để hòa vốn?
Ta có kết quả tính toán như sau:
LNG đơn vị sản phẩm bình quân = ∑ (Cơ cấu sản lượng SPi  LNG đơn vị SPi)
= 0,4  250.000 + 0,6  400.000
= 340.000 (đồng)

Sản lượng hòa vốn chung = 100.000.000/340.000 = 295 (chiếc)


Sản lượng hòa vốn SP bình dân = 295  0,4 = 118 (chiếc)
Sản lượng hòa vốn SP cao cấp = 295  0,6 = 177 (chiếc)

v1.0015103202 35
3.2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHIỀU LOẠI SẢN PHẨM ĐỒNG
CHẤT (tiếp theo)

Tương tự như vậy để xác định doanh thu hòa vốn trong trường hợp doanh nghiệp kinh
doanh đồng thời nhiều sản phẩm chúng ta có thể xác định như sau:

CPCĐ
Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ LNG bình quân

Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa Cơ cấu doanh thu
= 
của SPi vốn chung tiêu thụ SPi

v1.0015103202 36
3.2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHIỀU LOẠI SẢN PHẨM ĐỒNG
CHẤT (tiếp theo)

Ví dụ tình huống:
Xét công ty ABC nêu trên trong điều kiện công ty phân phối thêm sản phẩm áo cao cấp
và tỷ trọng doanh thu của sản phẩm cao cấp là 60%. Công ty cần đạt mức doanh thu mỗi
loại sản phẩm trong một tháng để hòa vốn?
Ta có kết quả tính toán như sau:

Tỷ lệ LNG bình quân = ∑ (Cơ cấu doanh thu SPi  Tỷ lệ LNG SPi)
= 0,4  0,625 + 0,6  0,5
= 0,55

Sản lượng hòa vốn chung = 100.000.000/0,55 = 181.818.182 (đồng)


Sản lượng hòa vốn SP bình dân = 181.818.182  0,4 = 72.727.273 (đồng)
Sản lượng hòa vốn SP cao cấp = 181.818.182  0,6 = 109.090.909 (đồng)

v1.0015103202 37
3.2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHIỀU LOẠI SẢN PHẨM ĐỒNG
CHẤT (tiếp theo)

Từ nội dung phân tích điểm hòa vốn chúng ta cũng dễ dàng ước tính số lượng sản phẩm
tiêu thụ hoặc doanh thu tiêu thụ cần đạt để có được mức lợi nhuận mục tiêu.

Tổng LNG kế hoạch = Tổng CPCĐ kế hoạch + Lợi nhuận kế hoạch


= LNG đơn vị SP kế hoạch  Sản lượng tiêu thụ kế hoạch
= Tỷ lệ LNG kế hoạch  Doanh thu tiêu thụ kế hoạch

CPCĐ + Lợi nhuận kế hoạch


Sản lượng cần đạt =
LNG đơn vị sản phẩm

CPCĐ + Lợi nhuận kế hoạch


Doanh thu cần đạt =
Tỷ lệ LNG

v1.0015103202 38
3.3. CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN
Trong kinh doanh lợi nhuận tối đa là mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp
nhưng việc hạn chế rủi ro cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà quản trị.
Việc xác định các chỉ tiêu an toàn chính là cơ sở để đo lường mức độ rủi ro của các
phương an kinh doanh. Chỉ tiêu an toàn có thể thể hiện bằng con số tuyệt đổi như doanh
thu an toàn, sản lượng an toàn hoặc con số tương đổi như tỷ lệ an toàn.
• Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế hay dự toán so với
doanh thu hoà vốn.
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế – Doanh thu hòa vốn
• Sản lượng an toàn là phần chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ thực tế hay dự toán
so với sản lượng hoà vốn.
Sản lượng an toàn = Sản lượng tiêu thụ thực tế – Sản lượng hòa vốn

v1.0015103202 39
3.3. CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN
Thời gian an toàn là phần chênh lệch giữa thời gian thực tế hay dự toán so với thời gian
hoà vốn.
Thời gian an toàn = Thời gian thực tế – Thời gian hòa vốn
• Nếu đánh giá mức độ rủi ro dựa trên số tương đối chúng ta có hệ số (tỷ lệ) an toàn
theo sản lượng, doanh thu hoặc thời gian an toàn.

Tỷ lệ sản lượng Tỷ lệ doanh Tỷ lệ thời Doanh thu an toàn


= = =
an toàn thu an toàn gian an toàn Doanh thu tiêu thụ thực tế

• Các chỉ tiêu an toàn càng cao thì mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp
càng thấp và ngược lại.

v1.0015103202 40
4. CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ ĐỘ LỚN ĐÒN BẨY KINH DOANH

4.1. Cơ cấu chi phí

4.2. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

v1.0015103202 41
4.1. CƠ CẤU CHI PHÍ
Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố
định trong tổng chi phí của doanh nghiệp tại một mức độ hoạt động nhất định.
Cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau:

Tổng biến phí


Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Tổng định phí

Tổng biến phí (định phí)


Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Tổng chi phí

Tổng định phí


Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Tổng biến phí

v1.0015103202 42
4.1. CƠ CẤU CHI PHÍ (tiếp theo)
Tình huống ví dụ:
Có hai công ty X và Y cùng hoạt động trong cùng một ngành nghề và cùng quy mô hoạt
động. Báo cáo KQKD của hai công ty như sau:

Chi tiêu Công ty X Công ty Y


1. Doanh thu 1.000.000 1.000.000
2. Chi phí biến đổi 200.000 600.000
3. Chi phí cố định 600.000 200.000
4. Lợi nhuận thuần 200.000 200.000

Nhận xét về cơ cấu chi phí và kết quả hoạt động của hai công ty:
1. Nếu doanh thu trong kỳ tới tăng gấp đôi thì nhận xét có thay đổi không?
2. Nếu doanh thu trong kỳ tới giảm một nửa thì nhận xét có thay đổi không?

v1.0015103202 43
4.1. CƠ CẤU CHI PHÍ (tiếp theo)

1. Tại mức độ hoạt động ban đầu doanh thu và lợi nhuận của hai công ty là như nhau
mặc dù cơ cấu chi phí của hai công ty là trái ngược nhau. Mức độ hoạt động như
ban đầu gọi là điểm không chênh lệch của hai cơ cấu chi phí.
Khi doanh thu tăng gấp đôi chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:

Chi tiêu Công ty X Công ty Y


1. Doanh thu 2.000.000 2.000.000
2. Chi phí biến đổi 400.000 1.200.000
3. Chi phí cố định 600.000 200.000
4. Lợi nhuận thuần 1.000.000 600.000

Mặc dù doanh thu tăng cùng một mức như nhau nhưng lợi nhuận của công ty X cao
hơn do CPCĐ không tăng theo quy mô. Vậy cơ cấu chi phí công ty X tốt hơn.

v1.0015103202 44
4.1. CƠ CẤU CHI PHÍ (tiếp theo)
2. Khi doanh thu giảm một nửa chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:

Chi tiêu Công ty X Công ty Y


1. Doanh thu 500.000 500.000
2. Chi phí biến đổi 100.000 300.000
3. Chi phí cố định 600.000 200.000
4. Lợi nhuận thuần (200.000) 0

Mặc dù doanh thu giảm cùng một mức như nhau nhưng lợi nhuận của công ty X thấp
hơn do CPCĐ không giảm theo quy mô. Vậy cơ cấu chi phí công ty Y tốt hơn trong
tình huống này.

v1.0015103202 45
4.1. CƠ CẤU CHI PHÍ (tiếp theo)
• Như vậy không có một mô hình cơ cấu chi phí
chuẩn cho một doanh nghiệp. Một cơ cấu chi phí
trong đó chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao thông
thường sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn khi quy mô
tăng nhưng cũng làm doanh nghiệp bị lỗ nhiều hơn
khi quy mô giảm và ngược lại.
• Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục
tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh
nghiệp theo những dự báo về tình hình biến động
doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
• Để xây dựng được mô hình cơ cấu chi phí phù hợp
cho doanh nghiệp chúng ta còn phải căn cứ vào đặc
điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh
và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

v1.0015103202 46
4.2. ĐỘ LỚN ĐÒN BẨY KINH DOANH
• Để phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu chi phí với sự biến động của lợi nhuận thuần
khi có sự thay đổi trong quy mô hoạt động chúng ta có khái niệm đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc giữa % tăng,
giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu.
• Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được xác định theo công thức:

Tổng LNG
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
Tổng lợi nhuận
Hoặc:
% ∆ Lợi nhuận thuần
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
% ∆ Doanh thu

v1.0015103202 47
4.2. ĐỘ LỚN ĐÒN BẨY KINH DOANH
• Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết tốc độ tăng giảm của lợi nhuận thuần tại một thời
điểm theo doanh thu. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao thì khi doanh thu thay đổi,
lợi nhuận thuần thay đổi càng nhiều.
• Độ lớn đòn bẩy kinh doanh biểu hiện tình hình sử dụng chi phí tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều định phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao và
ngược lại.
• Xét tình huống hai công ty X và Y nêu trên, tại thời điểm hiện tại độ lớn đòn bẩy kinh
doanh của hai công ty lần lượt là
DOL X = (1.000.000 – 200.000)/200.000 = 4
DOL Y = (1.000.000 – 600.000)/200.000 = 2
Như vậy khi doanh thu cùng tăng 1% thì lợi nhuận công ty X sẽ tăng 4% còn công ty Y
sẽ tăng 2% và ngược lại.

v1.0015103202 48
5. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH C-V-P TRONG KINH DOANH

5.1. Thay đổi chi phí cố định và doanh thu

5.2. Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu

5.3. Thay đổi giá bán và doanh thu

5.4. Thay đổi cơ cấu chi phí và doanh thu

5.5. Thay đổi cơ cấu tiêu thụ và doanh thu

v1.0015103202 49
5.1. THAY ĐỔI CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ DOANH THU

• Dựa trên những phân tích mối quan hệ giữa chi phí sản lượng và lợi nhuận khi chúng
ta thay đổi một trong các nhân tố trong mối quan hệ này đều dẫn đến sự thay đổi trong
doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
• Tác động tới chi phí cố định cũng là một trong những biện pháp thường gặp trong thực
tế để thay đổi doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ: Quảng cáo, đầu tư công nghệ...

v1.0015103202 50
5.1. THAY ĐỔI CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ DOANH THU (tiếp theo)
Ví dụ tình huống:
Xét công ty ABC trong trường hợp chỉ kinh doanh lại áo bình dân và công ty muốn chi 15
triệu để quảng cáo sản phẩm. Nếu sản lượng tiêu thụ có thể tăng lên 500 chiếc/tháng thì
công ty có nên thực hiện quyết định này không?
Khi chi 15 triệu chi phí quảng cáo chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu 1 SP Trước QC Sau QC Chênh lệch
1. Doanh thu 400 120.000 200.000 80.000
2. Chi phí biến đổi 150 45.000 75.000 30.000
3. Lợi nhuận góp 250 75.000 125.000 50.000
4. Chi phí cố định 100.000 115.000 15.000
+ Chi phí thuê cửa hàng 70.000 70.000 0
+ Chi phí tiền lương 30.000 30.000 0
+ Quảng cáo 0 15.000 15.000
5. Lợi nhuận thuần (25.000) 10.000 35.000

Như vậy doanh nghiệp nên thực hiện chiến dịch quảng cáo.

v1.0015103202 51
5.2. THAY ĐỔI CHI PHÍ BIẾN ĐỔI VÀ DOANH THU
Tương tự như tác động tới chi phí cố định, tác động tới chi phí biến đổi cũng có thể làm
thay đổi doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ: khuyến mại, thay đổi nguyên liệu...
Ví dụ tình huống:
Xét công ty ABC trong trường hợp chỉ kinh doanh lại áo bình dân. Thay vì chi 15 triệu
cho quảng cáo công ty muốn dùng biện pháp khuyến mại quà tặng trị giá 10.000
đồng/sản phẩm. Nếu sản lượng tiêu thụ có thể tăng lên 500 chiếc/tháng thì công ty có
nên thực hiện quyết định này không?

v1.0015103202 52
5.2. THAY ĐỔI CHI PHÍ BIẾN ĐỔI VÀ DOANH THU
Khi khuyến mại quà tặng trị giá 10.000 đồng/chiếc chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 1 SP Trước KM 1 SP Sau KM Chênh lệch


1. Doanh thu 400 120.000 400 200.000 80.000
2. Chi phí biến đổi 150 45.000 160 80.000 35.000
• Giá mua 150 45.000 150 75.000 30.000
• Khuyến mại 0 0 10 5.000 5.000
3. Lợi nhuận góp 250 75.000 240 120.000 45.000
4. Chi phí cố định 100.000 100.000 0
• Chi phí thuê cửa hàng 70.000 70.000 0
• Chi phí tiền lương 30.000 30.000 0
5. Lợi nhuận thuần (25.000) 20.000 45.000

Như vậy doanh nghiệp nên thực hiện khuyến mại trong tháng tới.

v1.0015103202 53
5.3. THAY ĐỔI CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ DOANH THU
Ngoài việc tác động vào một yếu tố chi phí biến đổi hoặc cố định, để thay đổi doanh thu
và lợi nhuận chúng ta có thể tác động đồng thời tới cả hai yếu tố chi phí trên (cơ cấu chi
phí) để đạt được mục tiêu mong muốn.
Ví dụ tình huống:
Các nhà quản lý công ty ABC nghĩ rằng sản lượng tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng nếu như
lợi ích của nhân viên bán hàng gắn trực tiếp với lợi ích công ty. Công ty dự kiến sẽ chỉ
trả 3 triệu đồng tiền lương cố định cho nhân viên bán hàng còn phần còn lại được trả linh
hoạt theo tỷ lệ 40.000 đồng/sản phẩm bán được. Giám đốc doanh nghiệp cũng tin chắc
rằng sản lượng tiêu thụ sẽ đạt mức 500 chiếc/tháng. Công ty có nên thay đổi cách trả
lương không?

v1.0015103202 54
5.3. THAY ĐỔI CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ DOANH THU
Khi thay đổi cách trả lương cho nhân viên bán hàng chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 1 SP Trước 1 SP Sau Chênh lệch


1. Doanh thu 400 120.000 400 200.000 80.000
2. Chi phí biến đổi 150 45.000 190 95.000 50.000
+ Giá mua 150 45.000 150 75.000 30.000
+ Chi phí tiền lương 0 0 40 20.000 20.000
3. Lợi nhuận góp 250 75.000 210 105.000 30.000
4. Chi phí cố định 100.000 82.000 (18.000)
+ Chi phí thuê cửa hàng 70.000 70.000 0
+ Chi phí tiền lương 30.000 12.000 (18.000)
5. Lợi nhuận thuần (25.000) 23.000 48.000

Như vậy doanh nghiệp nên thực hiện thay đổi cách trả lương.

v1.0015103202 55
5.4. THAY ĐỔI GIÁ BÁN VÀ DOANH THU
Bên cạnh việc tác động vào các chi phí để gián tiếp qua đó làm thay đổi doanh thu và lợi
nhuận thì các nhà quản trị có thể thay đổi trực tiếp giá bán để đạt được những mục tiêu đã
xác định.
Ví dụ tình huống:
Nếu công ty ABC chọn phương thức giảm giá bán để nâng cao sản lượng tiêu thụ trong
tháng tới. Nếu mức giảm giá dự kiến là 10% và sản lượng tiêu thụ ước tính vẫn là 500
chiếc thì công ty có nên thực hiện quyết định này không?

v1.0015103202 56
5.4. THAY ĐỔI GIÁ BÁN VÀ DOANH THU

Khi công ty thực hiện giảm giá bán 10% chúng ta có báo cáo KQKD mới như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 1 SP Trước 1 SP Sau Chênh lệch


1. Doanh thu 400 120.000 360 180.000 60.000
2. Chi phí biến đổi 150 45.000 150 75.000 30.000
• Giá mua 150 45.000 150 75.000 30.000
3. Lợi nhuận góp 250 75.000 210 105.000 30.000
4. Chi phí cố định 100.000 100.000 0
• Chi phí thuê cửa hàng 70.000 70.000 0
• Chi phí tiền lương 30.000 30.000 0
5. Lợi nhuận thuần (25.000) 5.000 30.000

Như vậy doanh nghiệp có thể thực hiện giảm giá nhưng lợi nhuận tăng không cao bằng
những phương pháp trước.

v1.0015103202 57
5.5. THAY ĐỔI CƠ CẤU TIÊU THỤ VÀ DOANH THU
Trong thực tế các doanh nghiệp thường kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm nên
việc thay đổi cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm cũng có thể dễ dàng làm thay đổi doanh thu
và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
Ví dụ tình huống:
• Xét công ty ABC trong trường hợp công ty kinh doanh thêm loại sản phẩm cao cấp.
Nếu như ban đầu công ty cứ tiêu thụ được 3 áo bình dân thì sẽ tiêu thụ được 2 áo
cao cấp và tổng sản lượng tiêu thụ là 500 chiếc.
• Nếu sang tháng tới công ty chi 10 triệu đồng quảng cáo cho áo cao cấp và cơ cấu
tiêu thụ chuyển dịch theo hướng 2 áo bình dân: 3 áo cao cấp thì công ty có nên thực
hiện không (Tổng sản lượng tiêu thụ vẫn là 500 chiếc)?

v1.0015103202 58
5.5. THAY ĐỔI CƠ CẤU TIÊU THỤ VÀ DOANH THU
Chúng ta có báo cáo KQKD trước và sau thay đổi cơ cấu tiêu thụ như sau:

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
1 SP 300 SP 1 SP 200 SP
1. Doanh thu 400 120.000 800 160.000 280.000
2. CPBĐ 150 45.000 400 80.000 125.000
3. LN góp 250 75.000 400 80.000 155.000
4. CPCĐ 100.000
5. LN thuần 55.000

Bình dân Cao cấp


Chỉ tiêu Tổng
1 SP 200 SP 1 SP 300 SP
1. Doanh thu 400 80.000 800 240.000 320.000
2. CPBĐ 150 30.000 400 120.000 150.000
3. LN góp 250 50.000 400 120.000 170.000
4. CPCĐ 110.000
5. LN thuần 60.000

v1.0015103202 59
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Một doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh nếu như doanh thu nó tạo ra tối thiểu phải
đủ bù đắp cho các chi phí phát sinh hay nói cách khác là doanh nghiệp cần hòa vốn
trở lên.
• Bài học kinh nghiệm rút ra trong tình huống này là cần xác định điểm hòa vốn trước
khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Để cứu vãn tình thế công ty ABC cần xem xét lại mối quan hệ giữa các chi phí phát
sinh với quy mô hoạt động (sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ) từ đó đưa ra các
biện pháp điều chỉnh. Ví dụ như: Quảng cáo, giảm giá để tăng sản lượng hoặc cắt
giảm chi phí...

v1.0015103202 60
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu (giá bán đơn vị không thay đổi):
A. sản lượng tiêu thụ tăng.
B. chi phí cố định giảm.
C. chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm giảm.
D. lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm giảm.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm giảm.
• Vì: Sản lượng hòa vốn = CPCĐ/LNG đơn vị sản phẩm. Một phân số sẽ tăng khi mẫu
số giảm.

v1.0015103202 61
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Mức độ rủi ro trong doanh nghiệp sẽ thấp khi nào?
A. Sản lượng thực tế < Sản lượng hòa vốn.
B. Doanh thu hòa vốn > Doanh thu thực tế.
C. Sản lượng thực tế > Sản lượng hòa vốn.
D. Doanh thu thực tế < Doanh thu hòa vốn.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Sản lượng thực tế > Sản lượng hòa vốn.
• Vì: Sản lượng hòa vốn là sản lượng tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0.
Sản lượng an toàn = Sản lượng thực tế – Sản lượng hòa vốn.
Sản lượng an toàn càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp.

v1.0015103202 62
BÀI TẬP
Công ty LNT có giá bán đơn vị sản phẩm A là 200.000 đồng; chi phí biến đổi của A
là 80.000 đồng và chi phí cố định một tháng là X thì sản lượng hòa vốn của công ty
là bao nhiêu? Biết 50.000.000 đồng < X < 150.000.000 đồng và X chia hết cho 3.

Trả lời:
• Giả sử X = 90.000.000 đồng
• Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 200.000 – 80.000 = 120.000 (đồng)
• Sản lượng hòa vốn = 90.000.000/120.000 = 750 sản phẩm

v1.0015103202 63
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận là cơ sở để các nhà quản
trị doanh nghiệp so sánh và lựa chọn các phương án kinh doanh tối ưu để đạt được
những mục tiêu đã xác định.
• Mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp có thể được biểu
hiện dưới nhiều chỉ tiêu khác nhau như lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuạn góp, cơ cấu tiêu
thụ, cơ cấu chi phí... Mỗi khái niệm đều cung cấp những cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau.
• Phân tích điểm hòa vốn là một trong những nội dung quan trọng nhất trong phân tích
C-V-P. Điểm hòa vốn là mức độ hoạt động tối thiểu để doanh nghiệp bắt đầu lãi và nó
cũng là căn cứ để đo lường mức rủi ro trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận các nhà quản trị có thể vận dụng lý
thuyết về phân tích C-V-P trong việc thực hiện các quyết định kinh doanh trong ngắn
hạn như giảm giá; quảng cáo; khuyến mại....

v1.0015103202 64

You might also like