You are on page 1of 72

CHƯƠNG V

PHÂN TÍCH TÌNH


HÌNH TIÊU THỤ
VÀ LỢI NHUẬN
• Ý nghĩa:
– Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sp
hàng hóa và dịch vụ,
– Có tiêu thụ được sp hàng hóa, doanh nghiệp mới thu hồi được
vốn và có quá trình kinh doanh tiếp theo, mới xác định được lãi
hay lỗ,
– Phân tích tình hình tiêu thụ để xác định nguyên nhân, tìm ra biện
pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của dn (số lượng
sp tiêu thụ, giá bán, thị trường, lợi nhuận …).
– Doanh thu, lợi nhuân là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng,
dùng để đánh giá hiệu quả sxkd của dn.
• Nhiệm vụ:
– Đánh giá tình hình tiêu thụ của từng loại sp và toàn bộ dn, đánh
giá tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu,
– Đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ,
– Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sp,
– Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ,
– Phân tích chung tình hình lợi nhuận,
– Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi
nhuận,
– Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.
5.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp

5.1.1 Phân tích chung tình hình tiêu thụ,


5.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu,
5.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ
yếu,
5.1.4 Phân tích những nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình hình tiêu thụ,
5.1.5 Dự báo khối lượng tiêu thụ với phương
pháp hồi qui đa biến,
5.1.6 Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ.
5.1.1 Phân tích chung tình hình tiêu thụ
• Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động
về khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp và từng loại sản
phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất
và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên
nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.
• Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
• Chỉ tiêu phân tích:

Khối lượng sp Khối lượng sp Khối lượng Khối lượng sp


= + -
tiêu thụ tồn kho đầu kỳ sp sx trong kỳ tồn kho cuối kỳ

Tỷ lệ hoàn thành Q1Po


KH tiêu thụ của dn = QoPo x 100%
Trong đó:
Qo , Q1 : là số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH và TT của từng loại sp.
Po : là giá bán KH của mỗi loại sản phẩm.
Ví dụ: căn cứ vào tài liệu sau phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch
tiêu thụ.

Sản Tồn kho Sản xuất Tiêu thụ Tồn kho Giá bán
phẩm đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ KH đơn vị
KH TT KH TT KH TT KH TT (1000đ)

A 60 44 400 430 420 430 40 44 20


B 100 40 440 460 500 250 40 250 14
C 50 200 720 520 600 720 50 - 8
D 320 350 300 350 20 - 4
Từ tài liệu trên ta có bảng phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp như sau:

Giá bán DT tiêu thụ 1000 đ


Số lượng tiêu thụ
đơn vị
Chênh lệch KH
Sản 1000 đ
phẩm Mức Tỷ lệ
KH TT KH TT

1 2 3=2-1 4=3/1*100 5 6=5*1 7=5*2

A 420 430 +10 +2.38 20 8,400 8,600


B 500 250 -250 -50.00 14 7,000 3,500
C 600 720 +120 +20.00 8 4,800 5,760
D 300 350 +50 +16.67 4 1,200 1,400
Tỷ lệ hoàn thành- KH
Cộng -19,260 - - - 21,400 19,260
tiêu thụ của dn = 21,400 x 100% = 90%

Mức hoàn thành KH tiêu thụ của dn = 19,260 - 21,400 = - 2,140 ngàn đồng.
• Nhận xét:
– Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ,
cụ thể là doanh thu giảm 2,140,000 đồng tức là giảm 10%. Đây
là khuyết điểm của doanh nghiệp , để thấy rõ nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình hình trên ta phân tích từng loại sản phẩm.
– Sản phẩm A đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể
tăng 10 sản phẩm tức tăng 2.38%. Mặc dù mức dự trữ đầu kỳ
không đảm bảo (giảm 16 sản phẩm) nhưng do doanh nghiệp
đẩy mạnh sản xuất trong kỳ (tăng 30 sp) nên đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu thụ trong kỳ và dự trữ cho tiêu thụ kỳ sau. Đây là biểu
hiện tích cực, đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất
và tiêu thụ.
– Sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cụ thể là giảm
250 sản phẩm, giảm 50% so với kế hoạch. Mặc dù doanh
nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất (tăng 20 sản phẩm),
nhưng do tình hình tiêu thụ không thực hiện tốt nên số dự trữ
cuối kỳ tăng 210 sản phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, không
đảm bảo được tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ, gây
tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ … Nguyên nhân dẫn
đến tình hình này có thể là do chất lượng sản phẩm kém hoặc
không tổ chức tốt công tác tiêu thụ …
Nhận xét (tt)
– Sản phẩm C đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể
tăng 120 sản phẩm hay tăng 20% so với kế hoạch. doanh
nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ trong khi
doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất với tỉ lệ lớn
là giảm 27.8%, giảm 200 sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình
hình này là do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 150 sản phẩm.
Vì thế doanh nghiệp không thực hiện được dự trữ cuối kỳ. Tình
hình trên là biểu hiện không tốt, mất cân đối giữa sản xuất, dự
trữ và tiêu thụ.
– Sản phẩm D đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể
tăng 50 sản phẩm tức là tăng 16.67% trong khi đó kế hoạch sản
xuất cũng hoàn thành vượt 30 sản phẩm nhưng lượng tồn kho
cuối kỳ không có. Điều này cho thấy sản xuất vẫn chưa đủ đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh sản
xuất nhiều hơn nữa.
5.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về
doanh thu
• Khi phân tích doanh thu, có thể xem xét ở
nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo
từng nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu,
doanh thu theo các đơn vị, bộ phân trực
thuộc, …
• Phương pháp phân tích: phương pháp so
sánh.
Ví dụ: căn cứ vào tài liệu về doanh thu qua 2 năm của một công ty thương mại,
phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.

Cửa Doanh thu năm Doanh thu năm nay Chênh lệch
hàng trước
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ

A 13,500 45 15,510 47 +2,010 +14.9


B 9,000 30 6,930 21 -2,070 -23.0
C 7,500 25 10,560 32 +3,060 +40.8
Cộng
Nhận xét: 30,000 100 33,000 100 +3,000 +10.0
-Tổng doanh thu của công ty tăng 3,000 triệu đồng tương đương tăng 10% là do
doanh thu cửa hàng A và C tăng 2,010 triệu và 3,060 triệu tương đương 14.9%
và 40.8%. Đay là biểu hiện tốt. Riêng cửa hàng B lại có doanh thu giảm 2,070
triêu tương đương 23%, công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc
phục.
- Xét về mặt tỷ trọng, doanh thu của mặt hàng A vẫn đóng vai trò chủ đạo trong
công ty (chiếm gần 50% trong tổng số). Tuy nhiên có sự thay đổi về vị trí giữa B
và C, trong năm trước B chiếm vị trí thứ hai nhưng sang năm nay lại là cửa hàng
C.
5.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ mặt
hàng chủ yếu
• Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không
chỉ dừng lại ở việc đánh gía tình hình tiêu thụ về mặt
khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ
yếu. Bởi vì doanh nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch
mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp , tình hình sản xuất kinh doanh của
khách hàng, giảm uy tín doanh nghiệp .
• Nguyên tắc phân tích là: không lấy giá trị mặt hàng tiêu
thụ vượt mức bù cho giá trị mặt hàng không hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ.
• Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
• Chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng
tiêu thụ.
Ví dụ: căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng
tiêu thụ.

Số lượng sản phẩm tiêu thụ (sp)


Sản phẩm Giá bán kế hoạch
Kế hoạch Thực tế
A 100 110 1,000
B 300 280 2,000
C 200 150 1,500
(100x1,000) + (280x2,000) + (150x1,500)
Tỉ lệ hoàn thành
= (100x1,000) + (300x2,000) + (200x1,500) x 100% = 88.5%
KH mặt hàng

Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt hàng,
nguyên nhân dẫn đến tình hình này do sản phẩm B, C không hoàn thành kế
hoạch tiêu thụ.
5.1.4 Phân tích những nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình hình tiêu thụ
• Nguyên nhân chủ quan (thuộc về bản thân
doanh nghiệp ).
– Tình hình cung cấp, thu mua
– Tình hình dự trữ hàng hóa
– Giá bán
– Chất lượng hàng hóa
– Phương thức bán hàng
– Tổ chức, kỹ thuật thương mại
• Nguyên nhân khách quan.
– Nguyên nhân thuộc chính sách nhà nước,
– Nguyên nhân thuộc về xã hội
Nguyên nhân chủ quan
• Tình hình cung cấp, thu mua: Chịu sự tác động của các
nhân tố:
– Vốn, tiền mặt,
– Thị trường cung ứng,
– Năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.
– Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp.
• Tình hình dự trữ hàng hóa
– Phân tích tình hình tồn kho: hàng tồn kho phải bảo đảm không
để tình trạng thiếu hụt nhưng cũng phải đảm bảo không gây nên
tình trạng ứ đọng vốn. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ.
– Phân tích luân chuyển hàng hóa: số vòng luân chuyển hàng hóa
(số vòng quay kho)và kỳ luân chuyển(số ngày cho 1 vòng).
Trị giá hàng hóa bán ra theo giá vốn
Số vòng luân
= Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân
chuyển hàng hóa
360
Số ngày của một
= Số vòng luân chuyển
vòng quay
• Giá bán:
– Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng
tiêu thụ và doanh thụ.
– Về lý thuyết kinh tế: giá và lượng cầu có quan hệ nghịch biến khi
xét đén hành vi người tieu dùng. Trong khi đó giá và lượng cung
là thuận biến đối với ứng xử của nhà sản xuất. Điểm cân bằng
của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là giao điểm của đường
cung và đường cầu.
• Chất lượng hàng hóa
– Xu hướng của xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu
mã, bao bì hàng hóa.
– Cần chú ý đến giá thành sản phẩm, sự phù hợp giữa chất lượng
và giá cả Không có “một giá rẻ với mọi chất lượng”.
• Phương thức bán hàng
– Cần xem xét phương thức và hình thức thanh toán, quảng cáo,
tiếp thị.
• Tổ chức, kỹ thuật thương mại
– Tình hình nhân sự, mạng lưới đại lý, bố trí cửa hàng.
Nguyên nhân khách quan
• Nguyên nhân thuộc chính sách nhà nước:
– Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, các chính
sách kinh tế của chính phủ và tình hình giao thương quốc tế.
– Mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính tiền
tệ.
– Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh.
– Chính sách bảo hộ với các chiến lược thương mại và công
nghiệp hóa.
• Nguyên nhân thuộc về xã hội:
– Phân tích nhu cầu, thu nhập, thay đổi tập quán tiêu dùng.
– Trong đó, nhu cầu tiêu dùng là một hàm số của thu nhập và có
mối quan hệ thuận với thu nhập(Keynes): thu nhập tăng dẫn đến
nhu cầu tăng và ngược lại. Có ba loại nhu cầu:
• Nhu cầu thiết yếu
• Nhu cầu trung lưu
• Nhu cầu cao cấp
- Nhu cầu thiết yếu:
- Tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu tăng nhanh khi thu nhập tăng và có mức
bão hòa. Ví dụ: lương thực, thực phẩm …

Nhu cầu thiết yếu

Thu nhập
0
Đồ thị: Xu hướng nhu cầu thiết yếu
- Nhu cầu trung lưu:
- Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cho nhu cầu trung lưu (may mặc, nhà ở,
trang thiết bị sinh hoạt, phương tiện đi lại cá nhân, một số nhu cầu tinh
thần) tăng chậm, sau đó tăng nhanh và có mức bão hòa.

Nhu cầu trung lưu

Thu nhập
0

Đồ thị: Xu hướng nhu cầu trung lưu


- Nhu cầu cao cấp:
- Khi thu nhập tăng, nhu cầu cao cấp tăng chậm, sau đó tăng nhanh và
không giới hạn. Ví dụ: nhà ở cao cấp, phương tiện cá nhân sang trọng, giải
trí, du lịch, thưởng ngoạn, tôn giáo, nghệ thuật, thời trang thám hiểm …

Nhu cầu cao cấp

Thu nhập
0

Đồ thị: Xu hướng nhu cầu cao cấp


5.1.5 Dự báo khối lượng tiêu thụ với
phương pháp hồi qui đa biến

• Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ,


• Mô hình hồi qui dưới dạng tuyến tính
Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ
• Khối lượng tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố: giá cả và dịch vụ của hàng hóa, chi phí quảng
cáo, giá bán của các đối thủ cạnh tranh, giá hàng có tính
thay thế và hàng bổ sung, tổ chức kỹ thuật thương mại
và phương thức tiêu thụ, thu nhập bình quân đầu người,
chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ hay các hiệp
định song phương và đa phương, sự thay đổi thời trang
thị hiếu tập quán tiêu dùng tôn giáo giới tính lễ hội mùa
vụ, nắng mưa, thời tiết …
• Trong phạm vi mục này, để đơn giản, khối lượng tiêu thụ
được xét trong giới hạn mối quan hệ chỉ với hai nhân tố:
giá bán (X1) và chi phí quảng cáo (X2).
• Về mặt lý thuyết, khối lượng tiêu thụ có quan hệ nghịch
biến với giá bán sản phẩm và có quan hệ thuận biến với
chi phí quảng cáo.
Mô hình hồi qui dưới dạng tuyến tính
• Y = bo + b1X1 + b2X2 + e
• Trong đó:
– Y: khối lượng tiêu thụ.
– X1: giá bán sản phẩm.
– X2: chi phí quảng cáo.
– bo: tung độ gốc.
– b1 : mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi giá bán
thay đổi 1 đơn vị.
– b2: mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi chi phí
quảng cáo thay đổi 1 đơn vị.
– e: sai số, thể hiện mức độ tác động của các yếu tố khác
không thể biết hoặc không được đưa vào mô hình.
Ví dụ: có số liệu thu thập được về tình hình thực hiện khối lượng tiêu thụ, đơn
giá bán và chi phí quảng cáo tại một doanh nghiệp như sau:

Kỳ (tháng) Khối lượng hàng bán Giá bán Chi phí quảng cáo
(sp) (1000đồng) (1000đ)
1/05 3011 51 3361
2/05 4875 47 4533
3/05 4220 54 4401
4/05 2542 59 3323
5/05 2967 59 3515
6/05 3194 62 3837
7/05 4340 42 4179
8/05 3082 52 3535
9/05 3449 58 3910
10/05 3120 48 3202
11/05 3616 50 3795
12/05 3494 45 3722
1/06 4129 44 4108
2/06 3326 48 3594
3/06 3742 49 3885
4/06 4627 42 4428
5/06 3700 50 3905
Hồi qui đa biến bằng phần mềm SPSS cho kết quả sau:
Model Summary

Adjusted Std. Error of


Model R R Square R Square the Estimate
1 ,986a ,973 ,969 113,30507
a. Predictors: (constant) GB gia ban, CPQC chi phi
quang cao...

ANOVAb

Sum of
Model Squares df Mean Square F Significance
1 Regression 6379309 2 3189654,251 248,453 ,000a
Residual 179732,6 14 12838,040
Total 6559041 16
a. Predictors: (constant) GB gia ban, CPQC chi phi quang cao...
b. Dependent Variable: KLHB khoi luong hang ban

Coefficientsa

Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients
Model B Std. Error Beta t Significance
1 (Constant) 333,281 459,495 ,725 ,480
CPQC chi phi quang cao 1,309 ,077 ,813 16,980 ,000
GB gia ban -34,491 5,040 -,328 -6,843 ,000
a. Dependent Variable: KLHB khoi luong hang ban
• Mô hình hồi qui:
Y = 333.281 – 34.491X1 + 1.309X2
• Nhận xét:
– R = 0.986 (mức độ tương quan) thể hiện mức độ tương quan
cao giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
– R2 = 0.973 (hệ số xác định) thể hiện khả năng giải thích cao của
các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (97.3% biến động trong
khối lượng sản phẩm tiêu thụ có thể được giải thích nhờ biến
giá bán và biến chi phí quảng cáo).
– Sig của cả hai hệ số hồi qui đứng trước giá bán và chi phí
quảng cáo đều nhỏ hơn 5% điều đó nói lên rằng giá bán và chi
phí quảng cáo có giải thích được cho khối lượng sản phẩm tiêu
thụ với độ tin cậy 95% (có ý nghĩa thống kê).
– Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể ta xem
xét Sig trong bảng phân tích phương sai ANOVA, sig rất nhỏ do
đó ta có thể kết luận mô hình hồi qui tuyến tính xây dựng được
phù hợp với tổng thể.
– Giá trị thông số b1 = - 34.491 < 0 phù hợp với lý thuyết về quan
hệ nghịch biến giữa biến giá cả và biến khối lượng tiêu thụ. Ý
nghĩa: trong khoảng giá trị X1(giá bán) từ 42 (min) đến 62(max),
khi giá bán tăng một ngàn đồng thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ
giảm trung bình là 34.491 sản phẩm, trong điều kiện chi phí
quảng cáo không đổi.
– Giá trị thông số b2 = 1.309 > 0 phù hợp với lý thuyết về quan hệ
đồng biến giữa biến chi phí quảng cáo và biến khối lượng tiêu
thụ. Ý nghĩa: trong khoảng giá trị X2 (chi phí quảng cáo) từ
3202(min) đến 4533(max), khi chi phí quảng cáo tăng một ngàn
đồng thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trung bình là 1,309
sản phẩm, với giá bán không đổi.
– Giá trị thông số bo = 333.281 chỉ ra tung độ gốc của đường hồi
qui, mang ý nghĩa là khối lượng tiêu thụ tối thiểu khi cả X1 và X2
đều bằng 0. Điều này khá máy móc và áp đặt, hơn nữa không
có giá trị X1 , X2 nào trong tập dữ liệu trên đây bằng 0. Do đó
theo DAMODAR N. GUJARATI, cách tốt nhất là giải thích giá trị
thông số tung độ gốc như là sự tác động đến biến kết quả từ tất
cả các biến độc lập không được biết đến hoặc đã bị bỏ qua,
không đưa vào phương trình hồi qui. Như vậy trong phương
pháp hồi qui, giá trị thông số tung độ gốc không phải lúc nào
cũng có ý nghĩa để giải thích, nhất là trong những trường hợp
giá trị âm.
• Các chính sách đề nghị có thể ứng dụng từ
phương trình hồi qui:
– Muốn tăng mức tiêu thụ một lượng nhất định thì phải
tăng cường bao nhiêu chi phí quảng cáo hay phải hạ
giá bán đến mức nào?
– Hay: bằng cách tăng cường chi phí quảng cáo hay hạ
giá bán ở một mức nhất định nào dó thì khối lựợng
tiêu thụ dự báo sẽ tăng lên bao nhiêu?
– Với chính sách nào, tăng cường quảng cáo hay hạ
giá bán sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khối
lượng tiêu thụ?
(Bằng cách thay các giá trị cho trước vào phương
trình hồi qui để có những dự báo mong muốn về khối
lượng tiêu thụ).
5.1.6 Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu
thụ

• Khái niệm,
• Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn,
• Phương pháp xác định điểm hòa vốn,
• Đồ thị điểm hòa vốn,
• Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và lợi
nhuận,
• Điểm hòa vốn thay đổi.
• Khái niệm:
– Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tai
đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại điểm
doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và
cũng không lỗ.
• Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn:
– Sản lượng hòa vốn,
– Doanh thu hòa vốn,
– Thời gian hòa vốn,
– Công suất hòa vốn,
– Doanh thu an toàn
- Sản lượng hòa vốn:
TFC
QHV =
P – AVC

- Doanh thu hòa vốn:

Tổng chi phí cố định


Doanh thu
= 1 Chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu
hòa vốn -

Trong đó:
- QHV : sản lượng hòa vốn,
- TFC: tổng chi phí cố định,
- AVC: chi phí biến đổi bình quân (chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sp),
- P: đơn giá bán sp.
- Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong
một kỳ kinh doanh thường la một năm.

Doanh thu hòa vốn


Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu trong kỳ


Doanh thu bq 1 ngày =
360 ngày

- Công suất hòa vốn (tỷ suất hòa vốn): là tỷ lệ giữa khối lượng sp hòa vốn so
với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu
đạt được trong kỳ kinh doanh (theo giá không đổi).

Khối lượng hòa vốn


Công suất hòa vốn = x 100%
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và công suất hòa vốn nói lên chất lượng hoạt
động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như một loại thước đo sự rủi ro. Thời
gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, công suất hòa vốn càng thấp càng an toàn.
-Doanh thu an toàn:
- Là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, phần doanh thu đó bắt đầu
tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt, khi ấy doanh thu chỉ còn
trang trải cho chi phí khả biến mà thôi, vì chi phí bất biến đã được bù
đắp đủ tại doanh thu hòa vốn.
- Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hòa vốn càng gần và vì thế rủi ro sẽ
giảm đi, mức an toàn cao hơn.

Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Phương pháp xác định điểm hòa vốn

• Phương pháp đại số,


• Phương pháp hiệu số gộp,
• Phương pháp đồ thị.
• Phương pháp đại số.
– Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = TR - TC
– Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0
-> TR = TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC
-> Q*P = TFC + Q*AVC

TFC
QHV =
P – AVC
TRHV = P*QHV
• Phương pháp hiệu số gộp.
– Hiệu số gộp là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí khả
biến, hiệu số gộp dùng để trang trải cho chi phí bất biến và có
lãi.
HSG = TR – TVC = LN + TFC
– Hiệu số gộp đơn vị.
HSG đơn vị = HSG / Khối lượng sp = P - AVC
– Tỷ lệ hiệu số gộp trên doanh thu.

HSG TVC
Tỷ lệ HSG = x 100% = 1 -
TR TR

Tại ĐHV: HSG = TFC


-> Q*HSG đơn vị = TFC

TFC
QHV =
Hiệu số gộp đơn vị
• Phương pháp đồ thị.
– ĐHV là giao điểm của hai đường doanh thu và chi phí.
– Phương trình tổng doanh thu: TR = P*Q
– Phương trình tổng chi phí: TC = TFC + TVC
= TFC + Q*AVC
Tại ĐHV: TR = TC
-> P*Q = TFC + Q*AVC

TFC
QHV =
P – AVC

TFC TFC TFC


TRHV = P x = =
P - AVC P - AVC Tỷ lệ HSG
P
TRHV TFC
Công suất hòa vốn = x 100% = x 100%
TR HSG
Đồ thị điểm hòa vốn
TR
TC

TR

Vùng lãi TC

TRHV

TFC TFC
Vùng lỗ

Q
0 QHV
Quan hệ giữa điểm hòa vốn và lợi nhuận
• Dự tính lợi nhuận và xác định khối lượng tiêu thụ:
– Xác định khối lượng tiêu thụ cần thiết để đạt mức lợi nhuận
mong muốn, chủ động điều hành sách lược bán hàng, quản lý
khối lượng sx và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch kinh doanh
ngắn hạn.
TFC + LN mong muốn
Khối lượng tiêu thụ cần thiết =
HSG đơn vị

TFC + LN mong muốn


Doanh thu tiêu thụ cần thiết =
Tỷ lệ HSG

• Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn:


– Tại ĐHV: TR =TC nghĩa là chi phí cố định đã được bù đắp hết
tại đây. Vì vậy sau ĐHV chi phí cho sp tiêu thụ chỉ còn lại chi phí
biến đổi. Như vậy phần HSG tức phần còn lại từ doanh thu sau
khi trừ chi phí biến đổi của số sp vượt qua khỏi ĐHV chính là lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Điểm hòa vốn thay đổi

• Nhân tố giá bán, chi phí,


• Nhân tố cơ cấu hàng bán,
• ĐHV thay đổi theo sự gia tăng đầu tư.
• Nhân tố giá bán, chi phí.
– P tăng, giả định TVC không đổi sẽ làm cho HSG tăng,
do đó sản lượng hòa vốn sẽ giảm.
– TVC tăng, giả định P không đổi sẽ làm cho HSG giảm
và do đó sản lượng hòa vốn sẽ tăng.

TR TR TRo
TC TC
TC1
TR1 TRo
TR1HV
TC TCo
TRoHV
TR1HV TRoHV
TFC TFC TFC TFC

Q Q
0 0
Q1HV QoHV QoHV Q1HV

P tăng, TVC không đổi P không đổi, TVC tăng


• Nhân tố cơ cấu hàng bán.
– Trong dn khi kd nhiều mặt hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm cho
ĐHV thay đổi vì mỗi loại hàng hóa có tỷ lệ HSG khác nhau.
• ĐHV thay đổi theo sự gia tăng đầu tư.
– Trong quá trình sxkd, nâng cao năng lực sx, chất lượng sp là công việc
cần thiết và luôn được sự quan tâm của các dn. Gia tăng đầu tư có thể
hạ thấp được AVC, tuy nhiên TFC trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu
hao tăng,
– Năng lực hoạt động của dn tăng lên hay khối lượng sx tăng và TFC mới
tăng do đó ĐHV mới xa hơn (giả định P không đổi),
– Vùng lãi trước đây (với TFC cũ) trở thành vùng lỗ (với TFC mới). Vì vậy,
sự đầu tư luôn phải dựa trên cơ sở thị trường và phải luôn cân nhắc cẩn
trọng.
TR TRo
TC

TC1
ĐHV thay đổi theo
TCo
sự gia tăng đầu tư. TFC1 TFC1

TFCo TFCo

Q
0
QoHV Q1HV
5.2.3 Phân tích lợi nhuận trong mối quan
hệ với doanh thu và chi phí

• Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí


• Trong đó:
– Doanh thu = Khối lượng * Đơn giá bán
– Chi phí gồm:
• Chi phí bất biến.
• Chi phí khả biến.
• Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí khả biến – Chi
phí bất biến
• Lợi nhuận = Hiệu số gộp – Chi phí bất biến
• Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau:
(đơn vị tính: đồng).

– Tiền thuê nhà : 2,500,000.


– Thuê máy móc thiết bị : 3,000,000.
– Khấu hao TSCĐ : 4,000,000.
– Chi phí quảng cáo : 5,000,000.
– Lương quản lý (thời gian) : 3,000,000.
– Lương bán hàng (sp) : 4,000,000.
– Giá vốn hàng bán : 20,000,000.
– Chi phí vận chuyển bán hàng : 2,000,000.
– Chi phí bao bì đóng gói : 4,000,000.

– Trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được 10,000 sản phẩm,


giá bán 5,000 đồng cho một sản phẩm.
• Yêu cầu:
– Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
– Giả sử khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10%, chi phí khả biến
tăng theo tỷ lệ, chi phí bất biến và giá bán không đổi. Hãy xác
định lợi nhuận trong trường hợp này?
– Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường
quảng cáo thêm 3,000,000 đồng. Hãy xem xét quyết định này?
– Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí bao
bì đóng gói xuống còn 2,000,000 đồng và vì vậy khối lựợng sản
phẩm tiêu thụ dự kiến giảm xuống còn 9,500 sản phẩm. Với giá
bán và các chi phí khác không đổi, hãy xem xét quyết định này?
– Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận banừg cách dự tính tăng giá
bán lên 5,200 đồng cho một sản phẩm và vì vậy khối lượng tiêu
thụ dự kiến chỉ đạt 9,000 sản phẩm. Có nên hay không?
– Để tăng doang số, doanh nghiệp dự tính giảm giá 400 đồng cho
một sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 8,000,000. Với
biện pháp đó doanh nghiệp dự kiến khối lượng tiêu thụ sẽ tăng
thêm 50%. Hãy xem xét quyết định này?
1. Tính lợi nhuận:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (10.000 sp). 50,000,000 5,000 100%
2. Chí khả biến, gồm: 30,000,000 3,000 60%
- Giá vốn hàng bán. 20,000,000 2,000 40%
- Vận chuyển. 2,000,000
- Bao bì đóng gói. 4,000,000
- Lương bán hàng. 4,000,000
3. Hiệu số gộp. 20,000,000
4. Chi phí bất biến. 17,500,000
5. Lợi nhuận. 2,500,000
2. Xác định lợi nhuận:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (11.000 sp). 55,000,000 5,000 100%
2. Chí khả biến, gồm: 33,000,000 3,000 60%
- Giá vốn hàng bán. 22,000,000 2,000 40%
- Vận chuyển. 2,200,000
- Bao bì đóng gói. 4,400,000
- Lương bán hàng. 4,400,000
3. Hiệu số gộp. 22,000,000
4. Chi phí bất biến. 17,500,000
5. Lợi nhuận. 4,500,000
3. Xem xét quyết định:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (13.000 sp). 65,000,000 5,000 100%
2. Chí khả biến, gồm: 39,000,000 3,000 60%
- Giá vốn hàng bán. 26,000,000 2,000 40%
- Vận chuyển. 2,600,000
- Bao bì đóng gói. 5,200,000
- Lương bán hàng. 5,200,000
3. Hiệu số gộp. 26,000,000
4. Chi phí bất biến. 20,500,000
5. Lợi nhuận. 5,500,000

Nhận xét:
Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 5,500,000 – 2,500,000 = 3,000,000. Doanh
nghiệp nên tăng cường quảng cáo.
4. Xem xét quyết định:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (9.500 sp). 47,500,000 5,000 100%
2. Chí khả biến, gồm: 27,000,000 2,842 56.84%
- Giá vốn hàng bán. 19,000,000 2,158 43.16%
- Vận chuyển. 2,000,000
- Bao bì đóng gói. 2,000,000
- Lương bán hàng. 4,000,000
3. Hiệu số gộp. 20,500,000
4. Chi phí bất biến. 17,500,000
5. Lợi nhuận. 3,000,000

Nhận xét:
Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 3,000,000 -2,500,000 = 500,000 vậy nên thực
hiện quyết định này.
5. Xem xét quyết định:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (9.000 sp). 46,800,000 5,200 100%
2. Chí khả biến, gồm: 27,000,000 3,000 57.7%
- Giá vốn hàng bán. 18,000,000 2,200 42.3%
- Vận chuyển. 1,800,000
- Bao bì đóng gói. 3,600,000
- Lương bán hàng. 3,600,000
3. Hiệu số gộp. 19,800,000
4. Chi phí bất biến. 17,500,000
5. Lợi nhuận. 2,300,000

Nhận xét: Lợi nhuận giảm so với trước: |2,300,000 – 2,500,000| = 200,000 vậy
không nên thực hiện quyết định này.
6. Xem xét quyết định:

Khoản mục Tổng số Đơn vị Tỷ trọng


1. Doanh thu (15.000 sp). 69,000,000 4,600 100%
2. Chí khả biến, gồm: 45,000,000 3,000 65%
- Giá vốn hàng bán. 30,000,000 1,600 35%
- Vận chuyển. 3,000,000
- Bao bì đóng gói. 6,000,000
- Lương bán hàng. 6,000,000
3. Hiệu số gộp. 24,000,000
4. Chi phí bất biến. 25,500,000
5. Lợi nhuận. -1,500,000

Nhận xét: phương án trên làm lỗ 1,500,000 tức là làm lợi nhuận giảm so với
trước:
|- 1,500,000 – 2,500,000| = 4,000,000
5.2.4 Phân tích lợi nhuận trong mối quan
hệ với cơ cấu chi phí

• Cơ cấu chi phí được xem xét trong mục


này là tỷ trọng của chi phí bất biến và chi
phí khả biến trong tổng chi phí kinh doanh
của một doanh nghiệp hoặc một dự án.
Cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận khi mức độ hoạt động (khối
lượng kinh doanh) thay đổi.
Để làm rõ nội dung này ta tiến hành khảo sát 2 doanh nghiệp thể hiện qua số liệu
sau: (đơn vị tính 1000 đồng).

ST Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng


T
1 Doanh thu 1,000,000 100 1,000,000 100
2 Chi phí khả biến 800,000 80 400,000 40
3 Hiệu số gộp 200,000 20 600,000 60
4 Chi phí bất biến 100,000 500,000
5 Lợi nhuận 100,000 100,000

Yêu cầu:
1. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều tăng 30%. Hãy xác định lợi
nhuận trong trường hợp này?
2. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều giảm 30%. Hãy xác định lợi
nhuận trong trường hợp này?
1. Tính lợi nhuận:

STT Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng


1 Doanh thu (1.000.000 * 1,3) 1,300,000 100 1,300,000 100
2 Chi phí khả biến (1.300.000*80%(40%)) 1,040,000 80 520,000 40
3 Hiệu số gộp 260,000 20 780,000 60
4 Chi phí bất biến 100,000 500,000
5 Lợi nhuận 160,000 280,000

2. Tính lợi nhuận:

STT Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng


1 Doanh thu (1.000.000 * 0,7) 700,000 100 700,000 100
2 Chi phí khả biến (700.000 * 80%(40%)) 560,000 80 280,000 40
3 Hiệu số gộp 140,000 20 420,000 60
4 Chi phí bất biến 100,000 500,000
5 Lợi nhuận 40,000 - 80,000
• Nhận xét:
• Khi doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều tăng 30% thì lợi nhuận
của cả hai doanh nghiệp cũng tăng, cụ thể:
– Doanh nghiệp A: Lợi nhuận tăng so với trước
• 160,000 – 100,000 = 60,000
Tốc độ tăng lợi nhuận 60% (gấp 2 lần tốc độ tăng doanh thu)
– Doanh nghiệp B: Lợi nhuận tăng so với trước
• 280,000 – 100,000 = 180,000
Tốc độ tăng lợi nhuận 180% (gấp 6 lần tốc độ tăng doanh thu)
• Khi doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều giảm 30% thì lợi nhuận
của cả 2 doanh nghiệp đều giảm, cụ thể:
– Doanh nghiệp A: Lợi nhuận giảm so với trước
• |40,000 – 100,000| = 60,000
Tốc độ giảm lợi nhuận 60% (gấp 2 lần tốc độ giảm doanh thu)
– Doanh nghiệp B: Lợi nhuận giảm so với trước
• |-80,000 – 100,000| = 180,000
Tốc độ giảm lợi nhuận 180% (gấp 6 lần tốc độ giảm doanh thu)
• Điều này được giải thích bằng khái niệm đòn cân định phí.
• Đòn cân định phí hay còn gọi là đòn bẩy định phí là một khái niệm
dùng để diễn tả quan hệ tỷ lệ giữa: tỷ lệ tăng (giảm) lợi nhuận so
với tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu. Nó cũng là loại đòn bẩy kinh
doanh/đòn bẩy hoạt động hay còn gọi là độ nhạy cảm, độ co giãn
của lợi nhuận so với doanh thu.
Công thức:
Mức tăng (giảm) lợi nhuận
Tỷ lệ tăng (giảm) lợi nhuận Lợi nhuận gốc
Hệ số đòn cân = =
Tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu Mức tăng (giảm) doanh thu
Doanh thu gốc
Theo ví dụ trên hệ số đòn cân định phí của hai doanh nghiệp trong trường hợp
thay đổi doanh thu 30% như sau:

60%
Doanh nghiệp A: Hệ số đòn cân = =2
30%

180%
Doanh nghiệp B: Hệ số đòn cân = =6
30%
• Doanh nghiệp B có hệ số đòn cân định phí lớn hơn doanh nghiệp A
nên sự nhạy cảm của lãi (lỗ) đối với mức độ hoạt động cao hơn. Khi
doanh thu tăng 30% làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp B tăng
180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ tăng 60%,
ngược lại khi doanh thu giảm 30% làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp B giảm 180% trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ
giảm 60%.
• Tỷ trọng chi phí bất biến của doanh nghiệp B cao hơn doanh nghiệp
A, giúp cho DN B dễ dàng thích ứng khi tăng khối lượng sản phẩm
tiêu thụ. Tuy nhiên khi thị trường biến động (do cạnh tranh về chất
lượng sp, giá cả hoặc nguyên nhân khác) thì doanh nghiệp B sẽ đi
đến phá sản nhanh hơn.
• Doanh nghiệp A có tỷ trọng chi phí bất biến thấp nên không thể đảm
bảo khi tăng mức độ hoạt động vượt quá giới hạn, tốc độ tăng lợi
nhuận thấp (vì phần lớn chiếm trong doanh thu là chi phí khả biến).
Tuy nhiên, sự biến động xấu đi của thị trường tiêu thụ dường như
ảnh hưởng rất ít đến đến DN A. Mặt khác do cơ cấu chi phí bất biến
thấp nên DNA dễ dàng xoay chuyển khi cần thiết.
5.2.5 Phân tích lợi nhuận về hoạt động tài
chính
• Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt
động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền
gởi, hoạt động mua bán chứng khoán ... Các hoạt động này nhằm
sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
LN về HĐTC = DT từ HĐTC – CP cho HĐTC
• Áp dụng phương pháp so sánh, pp thay thế liên hoàn để :
– So sánh giữa lãi thực tế với lãi kế hoạch, giữa lãi thực tế năm nay với
các năm trước.
– Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.
• Trong qúa trình phân tích cần đối chiếu với các chế độ chính sách
của từng khoản lãi và tình hình thực tế của XN để có kết luận chính
xác.
5.2.6 Phân tích lợi nhuận khác
• Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi về thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, về phạt vi phạm hợp đồng ... Để phân
tích lợi nhuận của bộ phận này thường thường không chỉ so sánh
số thực tế với số kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của từng
khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà
đánh giá. Nói chung phần lớn những khoản chi phí khác phát sinh
là biểu hiện không tốt nhưng những khoản thu nhập khác phát sinh
chưa hẳn là đã tốt.
• Khi phân tích lợi nhuận khác có thể lập bảng phân tích chi tiết theo
nội dung của từng khoản.
• Ví dụ:
– Thu nhập về tiền phạt bồi thường tăng lên làm cho lợi nhuận doanh
nghiệp tăng nhưng tình hình đó ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp .
– Thu nhập về vật tư hàng hóa dôi ra trong quá trình kiểm kê làm lợi
nhuận tăng nhưng đây là biểu hiện của quản lý vật tư hàng hóa chưa
tốt.
5.2 Phân tích tình hình lợi nhuận
• Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng về
mặt tài chính sau một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp .
• Lợi nhuận gồm 2 phần chính:
– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
• Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
LN từ HĐBH và CCDV = DTT BH và CCDV – Giá thành toàn bộ
HHDV đã tiêu thụ.
– Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu, giảm giá,
hàng hoá bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được do hoạt động
tài chính mang lại như: hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu
tư mua bán chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản, …
LN từ HĐTC = Thu nhập từ các HĐTC – CP cho các HĐTC.
– Lợi nhuận hoạt động khác = Thu từ hoạt động khác – Chi cho
hoạt động khác
• Thu khác như: thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu về
nợ khó đòi, các khoản nợ không xác định chủ …
• Chi khác như chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại khi
thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng,
bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hay
bỏ sót khi vào sổ kế toán.
• Nội dung phân tích:
– Phân tích chung tình hình lợi nhuận,
– Phân tích lợi nhuận của hoạt động bán hàng,
– Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với
doanh thu và chi phí,
– Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với cơ
cấu chi phí,
– Phân tích lợi nhuận về hoạt động tài chính,
– Phân tích lợi nhuận khác.
5.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận
- Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn
doanh nghiệp , của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và năm
trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh
hưởng đến tình hình trên.
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
Ví dụ: phân tích chung tình hình lợi nhuận căn cứ vào tài liệu sau:
ĐVT: 1000đ

Chênh lệch
Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế
Mức Tỷ lệ
I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh.
1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng. 51,712 79,260 27,548 53,27%
2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận về hoạt động đầu tư CK. 30,856 43,630 +12,774 +41,4%
- Lợi nhuận của hoạt động góp VLD. 20,856 35,630 +14,744 +70,8%
II. Lợi nhuận khác 8,000 +8,000 +100%
- Thu nhập khác.
- Chi phí khác
10,000 500 +500 +50%
1,000 +1,000 +100%
500 +500 +100%

Tổng cộng 61,712 79,760 +18,048 +29,25%


• Nhận xét:
– Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi
nhuận, cụ thể lợi nhuận tăng 68,794 ngàn đồng hay tăng 58.4%.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là:
– Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng tăng 55,520 ngàn đồng,
tăng 63.8%. Đây là biểu hiện tích cực.
– Do lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 12,774 ngàn đồng, tăng
41.4%, cụ thể:
• Do lợi nhuận về hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn
tăng 14,744 ngàn đồng, tăng 70.8%, đây là biểu hiện tốt.
• Do lợi nhuận của hoạt động liên doạnh giảm 2,000 ngàn đồng, giảm
20% điều này làm hạn chế mức tăng lợi nhuận của toàn doanh
nghiệp . Cần đi sâu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình
hình này.
– Do lợi nhuận khác phát sinh trong kỳ là 500 nên làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp . Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình
hình này do các khoản thu nhập khác phát sinh lớn hơn chi phí
khác phát sinh là 500 (1,000 – 500).
– Để thấy rõ hơn những nguyên nhân làm cho lợi nhuận doanh
nghiệp thay đổi cần phân tích tình hình lợi nhuận từng bộ phận.
5.2.2 Phân tích lợi nhuận của hoạt động
bán hàng
• Phân tích chung:
– Là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa thực tế với
kế hoạch hoặc năm trước, nhằm thấy khía quát tình
hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận này.
– Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.
• Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến
tình hình lợi nhuận.
– Là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng đến sự biến động về lợi nhuận như khối lượng
sp tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá thành sản xuất, giá
bán, chi phí ngoài sản xuất.
– Phương pháp phân tích: phương pháp thay thế liên
hoàn.
LN   qi pi  ( qi zi   qi f i   qibi ) q: số lượng sp tiêu thụ
p: giá bán đơn vị sp
hay
z: giá thành SX đơn vịsp
LN   qi ( pi  zi  f i  bi ) f: chi phí QLDN tính cho đvsp
b: chi phí bán hàng tính cho đvsp
PP ph©n tÝch: Sö dông ph­¬ng ph¸p so s¸nh
- Møc biÕn ®éng t­¬ng ®èi :

- Møc biÕn ®éng tuyÖt ®èi:

NX: + NÕu ∆LN>=0. DN hoµn thµnh kÕ ho¹ch lîi nhuËn


+ NÕu ∆LN<0. DN kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch lîi nhuËn

66
b, Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ
+ Giá bán sản phẩm.
+ Giá thành sản xuất.
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí bán hàng.

Khoa Kinh tế & Quản lý 67


• - Nhân tố 1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi :
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi số lượng sản phẩm tiêu
thụ tăng lợi nhuận tăng và ngược lại
+ Mức ảnh hưởng :

Trong đó: IQ là tỷ lệ % thực hiện kế hoạch tiêu thụ chung

Khoa Kinh tế & Quản lý 68


- Nhân tố 2: Kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi nếu
tăng tỷ trọng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm tỷ
trọng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận
chung sẽ tăng và ngược lại
+ Mức ảnh hưởng:

LN KC   (qi1  qik )( pik  zik  fik  bik )  LN q

Khoa Kinh tế & Quản lý 69


- Nhân tố 3: Nhân tố giá bán thay đổi
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi gía bán
tăng lợi nhuận tăng và ngược lại.
+ Mức ảnh hưởng:

LN P   qi1 ( pi1  pik )

Khoa Kinh tế & Quản lý 70


- Nhân tố 4: Nhân tố giá thành sản xuất thay đổi
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi giá
thành sản xuất tăng lợi nhuận giảm và ngược lại
+ Mức ảnh hưởng:
LN z   qi1 ( zi1  zik )

- Nhân tố 5: Nhân tố chi phí quản lý thay đổi


(tương tự như nhân tố z)

LN f   qi1 ( fi1  f ik )

- Nhân tố 6: Nhân tố chi phí bán hàng thay đổi


(tương tự như nhân tố z)

LN b   qi1 (bi1  bik )


Khoa Kinh tế & Quản lý 71
Ví dụ: phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
bán hàng của một doanh nghiệp căn cứ vào tài liệu sau:

Sản lượng sx Giá thành đơn vị Giá bán đơn vị


Q (sp) Z (1000đ) P (1000đ)
SP
KH TT KH TT KH TT
Qo Q1 Zo Z1 Po P1
A 920 840 441 453 550 535
B 4,000 4,000 89 86 111 112
C 180 200 531 492 667 650
D 300 350 122 112 178 178
Với thuế suất KH và TT như nhau 10%
Với chi phí ngoài sản xuất theo
KH: 44,120,000 đồng.
TT: 44,412,000 đồng.

You might also like