You are on page 1of 97

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU

BÁN HÀNG

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng


Trường Đại học Ngoại thương

v1.0020101202 1
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP: Khuyến mại có phải là bán hàng?

(GV bổ sung tên tình huống)


Cửa hàng YvesRocher có chính sách ưu đãi nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, theo chính sách này, khách
hàng mua hàng từ ngày 18 đến ngày 22/10/2019 được hưởng giảm trừ theo số lượng sản phẩm. Cụ thể mua
01 sản phẩm giảm 10%, mua 2 sản phẩm giảm 20%, mua 3 sản phẩm giảm 40%, mua 5 sản phẩm giảm 50%.
Khách hàng mua hàng có hoá đơn từ 2 triệu đồng trở lên được tặng thêm 01 son dưỡng trị giá 100.000 đồng.
Trong ngày 20/5/2019, cửa hàng bán được 20 hoá đơn, trong đó 15 hoá đơn (5 sản phẩm/hoá đơn) và đều có
trị giá là 2 triệu đồng/hoá đơn; 05 hoá đơn trị giá 0,8 triệu đồng/hoá đơn (2 sản phẩm). Thu ngay bằng tiền mặt
Câu hỏi:
1. Xác định doanh thu, giá vốn trong ngày là bao nhiêu, biết trung bình một sản phẩm có giá bán 400.000 đồng
(giá chưa có thuế GTGT, thuế suất 10%), giá vốn 150.000 đồng.
2. Chính sách bán hàng là gì?

v1.0020101202 2
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, anh/chị sẽ:


• Hiểu được khái niệm doanh thu.
• Nắm được điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thời điểm ghi nhận doanh thu;
• Phân loại doanh thu;
• Hiểu được các chính sách bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu.
• Kế toán bán hàng các phương thức bán hàng khác nhau.

v1.0020101202 3
CẤU TRÚC NỘI DUNG

2.1 Khái niệm, nguyên tắc ghi nhận và phân loại doanh thu bán hàng

2.2 Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu

2.3 Các khoản giảm trừ doanh thu

2.4 Kế toán doanh thu bán hàng

v1.0020101202 4
2.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC GHI NHẬN VÀ PHÂN LOẠI DOANH THU BÁN HÀNG

2.1.1 Khái niệm về doanh thu

2.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

2.1.3 Phân loại doanh thu, thu nhập

v1.0020101202 5
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH THU

Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các họat động SXKD
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (VAS14)
• Không bao gồm các khoản thu hộ;
• Không bao gồm các khoản góp vốn của chủ sở hữu.
Ví dụ bán hàng thu tiền mặt – doanh nghiệp thu được doanh thu bằng tiền
Bán hàng chưa thu tiền – doanh nghiệp thu được doanh thu không bằng tiền – Khoản phải thu khách
hàng

v1.0020101202 6
2.1.2. NGUYÊN TẮC GHI NHẬN DOANH THU

• Cơ sở dồn tích : ghi nhận doanh thu mà không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền hay
chưa.
• Phù hợp: ghi nhận doanh thu đồng thời ghi nhận chi phí có liên quan trong cùng một kỳ
• Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
• a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
• b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
• c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
• d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng
phát sinh chi phí.
• .

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm:

A. Phát hành 100.000 cổ phiếu giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000đ/cổ phiếu
B. Bán tại kho cho khách hàng X 100 SP A, đơn giá 100.000 đ/sp, VAT 10% đã nhận bằng TGNH
C. Gửi bán 150 SP A cho khách hàng Y theo điều kiện giao tại kho của Y, hàng đang trên đường vận chuyển;
D. Khách hàng Z trả trước 35 triệu cho một đơn hàng sẽ được giao vào giữa tháng 12/09;
E. Thu hộ cty Hòa Bình từ KH Z 50 triệu, đã nộp quỹ;

Đáp án: B – Doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu, rủi ro cho người mua và đã thu được lợi ích kinh tế
từ người mua (tiền gửi ngân hàng)

v1.0020101202 8
2.1.3. PHÂN LOẠI DOANH THU, THU NHẬP

• Doanh thu bán hàng (bên ngoài + nội bộ) và cung cấp dịch vụ;
• Doanh thu họat động tài chính
• Thu nhập khác

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi:


A. Doanh nghiệp nhận được tiền ứng trước của người mua.
B. Doanh nghiệp giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận thanh toán
hoặc đã thanh toán.
C. Doanh nghiệp nhận được tiền khách hàng thanh toán.
D. Khi bán cổ phiếu cho các cổ đông

• Đáp án đúng là: B.


• Vì: Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích doanh thu được ghi nhận theo thời điểm phát sinh và không phụ thuộc
vào thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.

v1.0020101202
2.2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI ĐIỂM GHI NHẬN DOANH THU

2.2.1 Điều kiện ghi nhận doanh thu

2.2.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu

v1.0020101202 11
2.2.1. ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU

Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng khi thoả mãn các điều kiện sau:
• (a) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho
người mua;
• (b) DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát
hàng hóa;
• (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• (d) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
• (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

Doanh thu bán hàng là:


a. Số tiền thu được khi bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng
b. Là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng
c. Là giá thực tế của lượng hàng hoá, sản phẩm xuất kho tiêu thụ
d. Là tổng gía trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ phát sinh từ hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường.

Đáp án: D. Theo định nghĩa Doanh thu, Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu dược trong kỳ phát
sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

v1.0020101202
2.2.1. ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN DOANH THU BÁN HÀNG (tiếp theo)

Doanh nghiệp ghi nhận Doanh thu cung cấp dịch vụ khi thoả mãn các điều kiện sau
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
• Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
• Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

Trường hợp nào dưới đây được ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
A. Doanh nghiệp ký hợp đồng tư vấn nhập khẩu hàng hoá cho công ty X
B. Doanh nghiệp ký hợp đồng tư vấn nhập khẩu hàng hoá cho công ty X, Công ty X thanh toán 50% hợp
đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng
C. Doanh nghiệp nhận xây dụng 01 ngôi nhà cao tầng cho công ty X trong thời gian 2 năm. Cuối năm thứ 1
hai bên cùng tiến hành kiểm định phần việc hoàn thành để thanh toán một phần .
D. Doanh nghiệp tư vấn luật ký hợp đồng tư vấn các vấn đề pháp lý cho một doanh nghiệp với mức thù lao
hưởng theo sự việc tư vấn.

Đáp án: C thoả mãn 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

v1.0020101202 15
2.2.2. THỜI ĐIỂM GHI NHẬN DOANH THU

• Thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro thường trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu hàng hóa.
• Không được ghi nhận doanh thu khi:
§ DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho TS được họat động bình thường;
§ Việc thanh toán tiền hàng chưa chắc chắn;
§ Chưa thực hiện xong việc lắp đặt hàng, việc lắp đặt là một phần quan trọng của hợp đồng;
§ Người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng, người bán (DN) chưa chắn chắn về khả năng hàng bán có
bị trả lại hay không;

v1.0020101202
Một số ví dụ về thời điểm ghi nhận doanh thu

TH 1: Công ty A bán được 500 voucher trị giá 100.000đ/voucher trên website của nhommua.vn. Công ty phải
trả cho nhommua 8.000đ/voucher bán được.
DN ghi nhận doanh thu khi khách hàng sử dụng các voucher này cho hoạt động mua sắm

TH2: Công ty Sân golf Tam Đảo bán thẻ hội viên 25 năm là 798 triệu, phí bảo dưỡng thường niên là 18
triệu/năm
Công ty ghi nhận doanh thu hàng năm trên cơ sở phân bổ tiền phí hàng năm cho tháng, hoặc quý.

TH3: Vietnam Airline bán vé máy bay 5 triệu/vé cho chuyến bay khởi hành vào tháng sau.
Vietnam Airline ghi nhận doanh thu khi thực hiện xong chuyến bay

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

Trường hợp nào dưới đây được ghi nhận là doanh thu bán hàng?
A. Doanh nghiệp ký hợp đồng bán hàng cho khách hàng, hàng chuẩn bị giao.
B. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ tiền hàng cho doanh nghiệp, hàng sẽ giao vào kỳ kế toán sau
C. Doanh nghiệp đã chuyển toàn bộ lô thiết bị theo hợp đồng cho khách hàng nhưng chưa lắp đặt để bàn giao.
D. Doanh nghiệp đã giao hàng, khách hàng đã nhận đủ và cam kết thanh toán theo thoả thuận tại hợp đồng.

Đáp án: D- Khi doanh nghiệp đã giao hàng, người mua đã nhận và cam kết thanh toán
TH A, B: Doanh nghiệp còn nghĩa vụ giao hàng, còn quyền kiểm soát đối với lô hàng, chưa chắc chắn thu được lợi
ích kinh tế cũng như chưa xác định được chi phí.
TH C. Doanh nghiệp vẫn còn phải hoàn thành nghĩa vụ bắt buộc của mình và việc lắp đặt là một phần của hợp
đồng.

v1.0020101202
Doanh thu chưa thực hiện

Phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán:
§ Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê họat động);
§ Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay;
§ Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ như trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…

v1.0020101202
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

Doanh thu chưa thực hiện là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ?

Trả lời: Sai.


Doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán có thể là:
• Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê họat động);
• Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay;
• Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…
Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp và Doanh nghiệp phải cam kết thực hiện trong tương lai bằng nguồn lực
của mình – Là nợ phải trả.

v1.0020101202
Xác định doanh thu?

• Bán hàng trả góp


• => GIÁ BÁN TRẢ NGAY
• Tính VAT khấu trừ
• => GIÁ BÁN CHƯA THUẾ
• Tính VAT trực tiếp
• => GIÁ BÁN ĐÃ CÓ THUẾ

v1.0020101202
2.3. CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU

• Giảm trừ trực tiếp

Thuế TTĐB, Thuế GTGT


theo pp trực tiếp, Thuế
xuất khẩu
• Giảm trừ gián tiếp

Chiết khấu thương mại


Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại

v1.0020101202
2.3. CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU (tiếp theo)

• Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối
lượng lớn.

• Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc
hậu thị hiếu.

• Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ
chối thanh toán.

v1.0020101202
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

Chiết khấu thanh toán cũng là khoản giảm trừ doanh thu?

Trả lời: Sai.


• CKTT không phải là khoản giảm trừ doanh thu;
• Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn
theo hợp đồng.
• Thuộc hoạt động tài chính và được kế toán ghi nhận là một khoản chi phí tài chính (đối với người cho
hưởng CKTT và là doanh thu tài chính đối với bên được hưởng CKTT.

v1.0020101202
2.4. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG

2.4.1 Phương thức bán hàng

2.4.2 Chứng từ kế toán

2.4.3 Tài khoản kế toán

2.4.4 Kế toán các nghiệp vụ bán hang chủ yếu

v1.0020101202 25
2.4.1. PHUƠNG THỨC BÁN HÀNG

• Bán buôn:
§ Bán hàng qua kho: (1) Giao hàng tại kho; (2) chuyển hàng (hàng gửi bán).
§ Bán hàng bận chuyển thẳng (giao hàng tay ba) – không nhập kho.
• Bán lẻ:
§ Bán hàng thu tiền tập trung: siêu thị, quầy bách hoá.
§ Bán hàng không thu tiền tập trung: bán tại cửa hàng – thu tiền trực tiếp.

v1.0020101202
2.4.2. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

• Hợp đồng mua bán


• Hoá đơn bán hang (bao gồm cả hoá đơn GTGT và hoá đơn thông thường)
• Phiếu xuất kho
• Biên bản Thanh lý
• Giấy báo Có
• Phiếu thu
• …

v1.0020101202
2.4.3. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

• TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


§ 5111: Doanh thu bán hàng hóa
§ 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
§ 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
§ 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
§ 5117: Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư
§ 5118: Doanh thu khác

• TK 521: Giảm trừ Doanh thu


§ 5211: Chiết khấu thương mại
§ 5212: Giảm giá hang bán
§ 5213. Hàng bán bj trả lại

v1.0020101202
TK 511

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
thuế xuất khẩu, thuế GTGT vụ phát sinh trong kỳ
tính theo phương pháp trực
tiếp
- Các khoản giảm trừ
doanh thu
- Kết chuyển doanh thu
thuần hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ
vào TK 911 để xác định
KQKD

v1.0020101202
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Ngày 1/5 công ty ký hợp đồng kinh tế sản xuất 100 quần áo thể thao cho khách hàng, hàng sẽ giao vào ngày 1/6. Ngày
15/5, khách hàng chuyển trước 1/2 tiền hàng bằng chuyển khoản, kế toán ghi nhận:
A. Nợ TK 112/Có TK 511
B. Nợ TK 112/ Có TK 131
C. Nợ TK 112/ Có TK 331
D. Không ghi nhân gì cả

Đáp án: B. Nợ TGNH/ Có TK 131 (lưu ý TK 131 Phải thu khách hàng là tài khoản lưỡng tính)

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU

Kế toán nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận thông qua 2 bước:
• Bước 1: Xác định giá vốn hàng bán – Phản ánh vào chi phí giá vốn hàng bán
• Bước 2: Xác định doanh thu bán hàng – Giá bán của hàng hoá

v1.0020101202
Ví dụ 1:

• Công ty Bibica bán chịu cho khách hàng 1 lô bánh kẹo giá 150
triệu đồng, chưa bao gồm thuế GTGT 10%
Yêu cầu định khoản:
• - Công ty tính thuế theo pp khấu trừ
• - Công ty tính thuế theo pp trực tiếp (nộp thuế GTGT?)
- Giả sử mặt hàng bánh kẹo chịu thuế tiêu thụ đặc biêt 30%?

v1.0020101202
• PP khấu trừ
NỢ TK 131: 165
CÓ TK 511: 150
CÓ TK 3331: 15
PP trực tiếp
Nợ TK 131/Có TK 511: 165
Khi nộp thuế GTGT
Nợ TK 511/Có TK 3331
v1.0020101202
Ví dụ 2

• Ngày 6/7/xx, Công ty ABC xuất hoá đơn bán hàng số 125
cho khách hàng xyz, số lượng 3 đơn vị hàng điện tử, có
đơn giá xuất kho 100.000đ/đơn vị, giá bán chưa thuế
GTGT 140.000đ/đơn vị, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa
thu.

v1.0020101202
Ví dụ

• Ghi nhận giá vốn hàng bán:


Nợ TK 632 300.000
Có TK 156 300.000
• Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131 462.000
Có TK 511 420.000
Có TK 3331 . 42.000

v1.0020101202
Ví dụ 3

• Công ty KET bán xe máy trả góp, giá bán cố định chưa
thuế trả tiền ngay là 18.000.000 đ, VAT 5%, giá bán trả
góp là 19.900.000 đ, đã bao gồm VAT, giá xuất kho
14.000.000 đ. Trong ngày bán được một chiếc thu ngay
bằng tiền mặt là 2.000.000 đ, số còn lại thu đều trong 10
tháng

v1.0020101202
• 19,9 triệu:
• - 18 triệu: doanh thu bán hàng
• - 18*5% = 0.9 triệu: thuế GTGT ĐR phải nộp
• - 1 triệu chênh lệch giữa giá bán trả châm và trả ngay => Phân bổ qua tk
Doanh thu chưa thực hiện
=> Doanh thu hoạt động tài chính

v1.0020101202
Kế toán ghi:

- Khi bán hàng


Nợ TK 131 19.900.000
Có TK 511 18.000.000
Có TK 3331 . 900.000
Có TK 3387 . 1.000.000
- Thu tiền
Nợ TK 111 2.000.000
Có TK 131 2.000.000
Phân bổ doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 3387 100.000
Có TK 515 100.000

v1.0020101202
Chú ý về thuế

• Theo quy định của luật thuế GTGT, giá tính thuế GTGT đối với bán hàng trả
góp là giá bán trả tiền một lần chưa có thuế. Phần lãi trả chậm là doanh thu
tài chính không chịu thuế GTGT

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

a. Kế toán doanh thu bán hàng đại lý


Công ty Kinh đô gửi hàng hóa cho đại lý A để bán, giá xuất kho 8.000.000 đồng, giá bán chưa thuế 10.000.000
đồng. Trong tháng đại lý A bán đúng giá quy định thu được bằng tiền mặt. Tỷ lệ hoa hồng được hưởng tính 5%
trên giá bán chưa thuế VAT 10%. Đại lý đã chi tiền mặt trả công ty Kinh đô sau khi trừ đi khoản hoa hồng được
hưởng.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán tại công ty Kinh Đô


• Hàng gửi cho đại lý bán • Nhận được hóa đơn của đại lý về tiền hoa hồng
Nợ TK 157 đại lý

Có TK 156: 8.000.000 Nợ TK 641: 500.000

• Khi nhận được bảng kê của đại lý, công ty lập Nợ TK 133: 50.000
HĐ GTGT Có TK 131: 550.000
Nợ TK 131: 11.000.000 • Nhận tiền đại lý nộp
Có TK 511: 10.000.000 Nợ TK 111: 10.450.000
Có TK 3331: 1.000.000 Có TK 131: 10.450.000
Nợ TK 632/ Có TK 157: 8.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán tại đại lý


• Thu tiền bán hàng gồm cả thuế GTGT • Đại lý lập hóa đơn hoa hồng gửi công ty Kinh đô
Nợ TK 111: 11.000.000 Nợ TK 331: 550.000
Có TK 331: 11.000.000 Có TK 5113: 500.000
Có TK 3331: 50.000

• Chi tiền mặt trả cho công ty Kinh Đô


Nợ TK 331
Có TK 111: 10.450.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán tại đại lý


• Thu tiền bán hàng gồm cả thuế GTGT • Đại lý lập hóa đơn hoa hồng gửi công ty Kinh đô
Nợ TK 111: 11.000.000 Nợ TK 331: 550.000
Có TK 331: 11.000.000 Có TK 5113: 500.000
Có TK 3331: 50.000

• Chi tiền mặt trả cho công ty Kinh Đô


Nợ TK 331
Có TK 111: 10.450.000

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

• Khi nhận bán hàng đại lý cho các doanh nghiệp khác, số tiền hàng đơn vị đã bán được tính vào:
A. Doanh thu bán hàng
B. Doanh thu tài chính
C. Thu nhập hoạt động khác
D. Phải trả nhà cung cấp

Đáp án: D – Phải trả nhà cung cấp


Do hàng hoá nhận bán hàng đại lý không phải là hàng hoá của doanh nghiệp nên khi tiệu thụ không được ghi
nhận vào doanh thu hay thu nhập. Doanh nghiệp nhận bán hàng cho đơn vị giao đại lý nên phải ghi nhận
khoản phải trả cho nhà cung cấp.

v1.0020101202
Lưu ý về hoá đơn và thuế

Có 2 cách xuât hàng cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa
hồng:
• Cách 1: Khi xuất hàng thì xuất hoá đơn GTGT luôn
• Cách 2: Khi xuất hàng lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại
lý, kèm theo Lệch điều động nội bộ. => đại lý: khi bán hàng
lập hoá đơn giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng
hoá bán ra để gửi cho DN gửi bán, => DN gửi bán lập hoá
đơn GTGT cho cơ sở nhận làm đại lý.
(Thông tư 39/2014/TT-BTC)

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

b. Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng- trao đổi không tương tự
Bán hàng thep phương thức đổi hàng lấy hàng về bản chất là doanh nghiệp bán lô hàng của doanh nghiệp và
mua lại hàng của doanh nghiệp đối tác. Sau đó hai bên bù trừ công nợ.

Ví dụ: Công ty 295 xuất kho hàng A, giá xuất kho 8 triệu đồng, giá bán 9 triệu đồng để đổi lấy hàng B không
tương tự của công ty Z28 có giá mua chưa thuế là 10 triệu đồng, thuế GTGT 10% áp dụng cho cả hàng A và
hàng B. Hàng B đã được nhập kho và Công ty đã chi tiền mặt thanh toán phần chênh lệch.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Công ty xuất hoá đơn GTGT của hàng A và nhận hoá đơn GTGT của hàng B
a. Ghi nhận giá bán hàng A
Nợ TK 131 (Z28) 9.900.000
Có TK 511 9.000.000
Có TK 3331 . 900.000
b. Ghi nhận giá vốn của hàng A
Nợ TK 632 8.000.000
Có TK 156A 8.000.000
c. Ghi nhận giá trị hàng B đã nhập kho
Nợ TK 156B 10.000.000
Nợ TK 133 1.000.000
Có TK 131(Z28) 11.000.000
Công ty 295 sẽ tiến hàng đối chiếu công nợ và bù trù công nợ với công ty Z28 và thanh toán số tiền chênh lệch
Nợ TK 131 (Z28) 1.100.000
Có TK 111 1.100.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)
c. Kế toán doanh thu tiêu dùng nội bộ : Là sử dụng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp mình cho nhu câu của chính
doanh nghipej.

TH1. Tiêu dùng nội bộ, không tiếp tục kinh doanh: ví dụ dùng cho liên hoan, đại hội công đoàn…
Ví dụ: Công ty xuất kho hàng A, giá xuất kho 8 triệu đồng, giá bán chưa thuế 9 triệu đồng, thuế GTGT 10% để thưởng cho nhân viên
vào dịp tết.
Công ty xuất hoá đơn bán hàng của hàng A, ghi nhận doanh thu và giá vốn của hàng A.
a. Ghi nhận thưởng cho nhân viên
Nợ TK 3352 : 9.900.000
Có TK 334 : 9.000.000
b. Ghi nhận giá vốn của hàng tiêu thu
Nợ TK 632 8.000.000
Có TK 156A 8.000.000
c. Ghi nhận doanh thu bán hang
Nợ TK 334 9.900.000
Có TK 511 9.000.000
Có TK 3331 900.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

c. Kế toán doanh thu tiêu dùng nội bộ (tiếp)


TH2. Tiêu dùng nội bộ, ko tiếp tục kinh doanh: cho, biếu tặng, hàng mẫu phục vụ đại hội khách hàng

Ví dụ: Công ty xuất kho hàng A, giá xuất kho 8 triệu đồng, giá bán chưa thuế 9 triệu đồng, thuế GTGT 10% để
biếu, không thu tiền, không kèm điều kiện mua hàng.

- Do sản phẩm được biếu tặng, không kèm điều kiện mua hàng nên được xác định là chi phí bán hàng
Nợ TK 641 8.000.000
Có TK 156 8.000.000
- Trong trường hợp cho biếu tặng kèm điều kiện mua hàng thì được coi như hoạt động bán hàng. Doanh
nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

d. Kế toán doanh thu chương trình khách hàng truyền thống (tích điểm thưởng):
Khách hàng truyền thống là khách hàng mua hàng thường xuyên của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty A đưa ra chương trình bán hàng cho khách hàng truyền thống công ty B, nếu trong năm tài
chính XX, B mua hàng đạt mức 120 triệu đồng/năm thì được A khuyến mãi 01 lô hàng trị giá 10%, tương
đương 12 triệu đồng. Chương trình được A quyết toán vào cuối năm theo doanh thu thực tế, nếu B đạt mức
mua hàng theo chính sách thì lô hàng khuyến mại sẽ được giao cho B.
• Ngày 2/1 A xuất kho giao cho B lô hàng giá gốc 52 triệu, giá bán 80 triệu chưa thuế GTGT
• Ngày 1/7 A xuất kho giao cho B lô hàng giá gốc 26, giá bán chưa thuế 40, thuế 10%
• Ngày 25/12 tổng kết doanh số bán hàng cho B đạt 120 triệu đồng. A xuất kho lô hàng KM có giá gốc 8 triệu
đồng, giá bán 12 triệu đồng.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

d. Kế toán doanh thu chương trình khách hàng truyền thống (tích điểm thưởng) (tiếp)
• Ngày 2/1:
- Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 52.000.000
Có TK 156: 52.000.000
- Doanh thu bán hàng
Nợ TK 131 88.000.000
Có TK 511, 72.700.000
Có TK 3387, . 7.300.000
Có TK 3331 . 8.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

* Ngày 1/7:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 26.000.000
Có TK 156: 26.000.000
Doanh thu bán hàng
Nợ TK 131 44.000.000
Có TK 511 36.400.000
Có TK 3387 . 3.600.000
Có TK 3331 4.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

• Ngày 25/12
a. Ghi nhận doanh thu cho lô hàng khuyến mại
Nợ TK 3387 12.000.000
Có TK 511: 12 .000.000
b. Ghi nhận giá vốn của lô hàng khuyến mại
Nợ TK 632 8.000.000
Có TK 156: 8.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán giảm trừ doanh thu


Giảm trừ doanh thu có thể được thực hiện ở 2 thời điểm

(1)Tại thời điểm mua bán hàng hoá hai bên đã thoả thuận việc giảm trừ. Ngừời bán sẽ ghi nhận vào hoá đơn
theo giá đã giảm trừ. Do vậy Kế toán sẽ ghi nhận doanh thu theo giá đã giảm trừ – Giảm trừ trên hoá đơn.
(2)Sau khi mua hàng nhiều lần, người mua đạt được điều kiện để hưởng chiết khấu thương mại hoặc khi
hàng về tới doanh nghiệp, người mua mới phát hiện ra hàng không đủ quy cách phẩm chất phải trả lại
hoặc báo cho người bán biết và yêu cầu giảm giá, người bán đồng ý. – Giảm trừ ngoài hoá đơn. (người
mua có thể phát hành hoá đơn giảm trừ gửi cho người bán) – Kế toán không ghi nhận vào tài khoản 511
mà sử dụng TK 521 để ghi nhận các khoản giảm trừ này.

v1.0020101202
Kết cấu TK 521

Các khoản K/c các khoản


giảm trừ giảm trừ
doanh thu doanh thu sang
tương ứng TK 511

v1.0020101202
CHú ý

• Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã
ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...

v1.0020101202
Chiết khấu thanh toán

• Không phải là khoản giảm trừ doanh thu;


• Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người
mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng
trước thời hạn theo hợp đồng.
• Được kế toán ghi nhận là một khoản chi phí tài
chính.

v1.0020101202
Câu hỏi trắc nghiệm

Các khoản giảm trừ doanh thu khi phát sinh được tập hợp:
A. Vào bên Nợ của tài khoản Doanh thu bán hàng
B. Vào bên Có của các TK giảm trừ doanh thu tương ứng
C. Vào bên Nợ của các TK giảm trừ doanh thu tương ứng
D. Vào bên Nợ của tài khoản xác định kết quả

Đáp án: C
Giảm trừ doanh thu được thực hiện vào hai thời điểm (1) cùng thời điểm mua bán hàng hoá (giảm trừ trên
hoá đơn) doanh nghiệp sẽ ghi bình thường theo giá đã có sự giảm trừ, (2) khác thời điểm mua bán hàng hoá
(giảm trừ ngoài hoá đơn) kế toán sẽ phản ánh khoản giảm trừ trên tài khoản riêng biệt (TK 521) – giảm trừ
doanh thu.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán giảm trừ doanh thu


Ví dụ 1:
• Ngày 1/7 công ty KET xuất hóa đơn bán hàng số 123 bán tại kho cho công ty PLU, số lượng 10 TV LG có
đơn giá 10.000.000 đồng/chiếc, VAT 10%, chưa thu tiền. Giá gốc 7.000.000 đồng/chiếc.
• Vì công ty PLU mua hàng với số lượng lớn nên công ty KET cho hưởng chiết khấu thương mại là 200.000
đồng/chiếc. Công ty PLU nhận hàng và chưa thanh toán
• Ngày 5/7 công ty PLU gửi đề nghị giảm giá 1% trị giá toàn bộ lô hàng do quy cách hàng không đúng theo
cam kết. Công ty KET đồng ý và trừ vào nợ phải thu của công ty PLU.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán giảm trừ doanh thu


Ngày 1/7: công ty KET bán hàng cho công ty PLU, tại thời điểm bán hàng, hai bên đã thoả thuận về số lượng,
giá trị của lô hàng, và người mua đạt được điều kiện để hưởng chiết khấu thương mại. Hoá đơn sẽ phản ánh
giá trị theo giá đã có sự giảm trừ và người mua chỉ phải thanh toán số tiền theo giá đã giảm trừ. Người bán sẽ
ghi nhận doanh thu theo giá đã giảm trừ – Giảm trừ trên hoá đơn.
Ngày 5/7: sau khi mua hàng, người mua phát hiện một phần hàng không đủ quy cách phẩm chất nên yêu cầu
giảm giá và được người bán đồng ý. Nghiệp vụ giảm giá này diễn ra độc lập với nghiệp vụ bán hàng - Giảm
trừ ngoài hoá đơn. Nên được ghi nhận độc lập với nghiệp vụ bán hàng. Kế toán sử dung TK 521 Giảm trừ
doanh thu để ghi nhận.

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán giảm trừ doanh thu


Ngày 1/7: Ghi nhận Giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng

Giá vốn hàng bán Doanh thu bán hàng


Nợ TK 632. 70.000.000 Nợ TK 131 PLU. 107.800.000
Có TK 156. 70.000.000 Có TK 511. 98.000.000
Có TK 3331. 9.800.000

Ngày 5/7: Ghi nhận giảm trừ doanh thu


Nợ TK 521 980.000
Nợ TK 3331. 98.000
Có TK 131. 1.078.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Ví dụ 2:
• Ngày 1/7 công ty KET xuất hóa đơn bán hàng số 123 bán tại kho cho công ty PLU, số lượng 10 TV LG có
đơn giá 10.000.000 đồng/chiếc, điều kiện thanh toán là 2/10, net 30, VAT 10%. Giá gốc 7.000.000
đồng/chiếc.
• Ngày 5/7 công ty PLU xuất kho trả lại 2 TV LG vì chất lượng kém. Công ty KET đã nhận lại hàng nhập kho
và trừ vào nợ phải thu của công ty PLU.
• Ngày 8/7 nhận được giấy báo có của ngân hàng về việc công ty PLU thanh toán tiền hàng theo hóa đơn số
123 (đã trừ đi khoản chiết khấu thanh toán).

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Ví dụ 2:
• Ngày 1/7: Doanh nghiệp bán hàng kèm điều kiện thanh toán. Kỳ hạn thanh toán 30 ngày. Nếu người mua
thanh toán sớm trong 10 ngày đầu sẽ được hưởng chiếu khấu thanh toán 2%. Do vậy công ty KET ghi
nhận doanh thu và giá vốn bình thường.
• Ngày 5/7: Hàng bán bị trả lại. Công ty KET đã nhận lại hàng nhập kho đồng thời ghi nhận giảm trừ doanh
thu và giá vốn hàng bán bị trả lại
• Ngày 8/7 nhận tiền ghi nhận số tiền thực nhận và chiết khấu thanh toán..

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán:
• Ngày 1/7:
Giá vốn hàng bán Doanh thu bán hàng
Nợ TK 632. 70.000.000 Nợ TK 131 PLU. 110.000.000
Có TK 156. 70.000.000 Có TK 511. 100.000.000
Có TK 3331. 10.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

Kế toán:
• Ngày 5/7.
Hàng bán bị trả lại Giá vốn hàng bán bị trả lại
Nợ TK 521. 20.000.000 Nợ TK 156. 14.000.000
Nợ TK 3331. 2.000.000 Có TK 632. 14.000.000
Có TK 131. 22.000.000

• Ngày 8/7
Nợ TK 112 . 86.240.000
Nợ TK 635. . 1.760.000
Có TK 131. 88.000.000

v1.0020101202
2.4.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG CHỦ YẾU (tiếp theo)

LƯU Ý
• TH người mua là công ty có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng: Người mua sẽ lập hóa đơn trả lại hàng cho
bên bán, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế
GTGT.
• TH người mua là cá nhân không có khả năng xuất hóa đơn: Khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải
lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không
có thuế GTGT, tiền thuế GTGT (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn) đã lập trước đó, lý do trả hàng kèm
theo hóa dơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều
chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
(Theo điểm 2.8 phụ lục 4 TT39/2014/TT-BTC).

v1.0020101202
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Công ty A đã giao trước 30% tiền hàng cho công ty B trong tháng theo hợp đồng đã ký. Lô hàng theo hợp đồng
sẽ được công ty B giao trong tháng sau. Số tiền còn lại sẽ được công ty A thanh toán sau khi nhận hàng 15
ngày. Công ty B được phép ghi nhận doanh thu:
a. Ngay khi nhận được tiền đặt trước của công ty A.
b. Chỉ khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng.
c. Khi hoàn tất việc giao hàng cho công ty A, được công ty A chấp nhận thanh toán.
d. Khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua bán
Đáp án c: Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng khi đã thoả mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh
thu tại chuẩn mực kế toán số 01. Do vậy doanh nghiệp sẽ ghi nhận khi hàng hoá được chuyển giao rủi ro,
người mua chấp nhận thanh toán mà không phụ thuộc thực tế thu tiền (theo cơ sở dồn tích).

v1.0020101202 67
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
• Là giá trị chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và cung cấp và các khoản giảm trừ doanh thu:
§ Các khoản giảm trừ doanh thu trực tiếp (thuế xuất khẩu).
§ Các khoản giảm trừ doanh thu gián tiếp.

v1.0020101202
Doanh thu họat động tài chính

• - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi
đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng
hoá, dịch vụ;...
• - Cổ tức, lợi nhuận được chia
• - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi
chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công
ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
• - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
• - Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;
• - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

v1.0020101202
Doanh thu họat động tài chính và
cơ sở dồn tích

§ Tiền lãi: được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng
kỳ;

§ Cổ tức, lợi nhuận được chia: được ghi nhận khi cổ đông được
quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận
lợi nhuận từ việc góp vốn.

v1.0020101202
Ví dụ:

• Nhận được Giấy báo Có của ngân hàng Ngoại thương về lãi tiền gửi tiết kiệm trong kỳ là 350.000đ

• Công ty Bảo Châu hiện đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu đang đầu tư vào công ty con ABC, mệnh giá
10.000đ/cp, giá mua 24.000đ/cp. Ngày 12/12/2015, nhận được thông báo về việc công ty con ABC chia cổ
tức bằng tiền mặt là 4.000đ/cp. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 10/12/2015 và ngày bắt đầu chi trả là
ngày 2/1/2016

v1.0020101202
Thu nhập

• Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
(VAS14)

v1.0020101202
Nội dung của thu nhập

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;


- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định
đưa đi góp vốn
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn
thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời
cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức,
cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
v1.0020101202
Q&A?

• Theo VAS14, doanh thu bán hàng thuần được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu và sẽ thu
được sau khi trừ:
a) Các khoản chiết khấu thương mại
b) Giảm giá hàng bán
c) Giá trị hàng bán bị trả lại
d) Giảm trừ doanh thu

Đáp án: D: doanh thu thuần là khoản chênh lệnh giữa doanh thu gộp với các khoản giảm trừ

v1.0020101202
Q&A?

• Công ty Amato ra hóa đơn xuất hàng chở bán cho khách hàng có giá xuất kho là 800.000đ, giá bán chưa
thuế là 1.000.000đ, VAT10%. Khách hàng chưa nhận hàng vì cho rằng quy cách không đảm bảo theo thỏa
thuận. Kế toán hạch toán như sau:
a. Nợ TK 131: 1.100.000đ/ Có TK 511: 1.000.000đ; Có Tk 3331: 100.000đ
b. Nợ Tk 157/Có Tk 156: 1.100.000
c. Nợ Tk 157/Có TK 156: 800.000
d. Cách ghi khác

v1.0020101202
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
• Khi bán hàng người bán phát hành hoá đơn ghi nhận doanh thu (giá bán).
• Doanh thu có thể bằng tiền hoặc chưa thu tiền (Khoản phải thu khách hàng).
• Khi thu tiền: chứng từ liên quan đến thu tiền (Phiếu thu, sổ quỹ tiền măt, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, bảng kê
vàng). (đọc thêm giáo trình)

v1.0020101202
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
=> Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với
khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ - Tài sản của DN do người
khác nắm giữ.
TK sử dụng: TK 131

v1.0020101202
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
• Phân loại Phải thu của khách hàng
- DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng: phải thu ngắn hạn (thu trong vòng 12 tháng);
phải thu dài hạn (phải thu sau 12 tháng)
- DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng: phải thu ngắn hạn (thu trong vòng 1 chu kỳ); phải
thu dài hạn (phải thu dài hơn 1 chu kỳ)

v1.0020101202
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
• Quy định
- hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, thời hạn thu, ngắn hạn và dài hạn
- theo dõi chi tiết số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị của vàng bạc, đá quý (nếu có)
- Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định loại nợ trả đúng hạn, quá hạn, khó đòi hoặc không đòi được
để trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi.

v1.0020101202
Kế toán phải thu của khách hàng

• Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ về quá trình bán hàng
- Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng, cụ thể. Cập nhật thông tin tài chính của khách hàng.
- Không phân công kiêm nhiệm cho 1 người phụ trách nhiều công việc trong quy trình bán hàng.
- Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ.

v1.0020101202
TK 131

- Số tiền phải thu của - Số tiền khách hàng đã trả nợ;


khách hàng phát sinh - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước
trong kỳ khi bán sản của khách hàng;
phẩm, hàng hóa, BĐS - Khoản giảm giá hàng bán cho khách
đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, hàng; chiết khấu thanh toán, chiết
các khoản đầu tư tài khấu thương mại, hàng bán bị trả lại
chính ; - nợ khó đòi xử lý xoá sổ;
-Số tiền chi hộ khách SD: phản ánh số tiền nhận trước,
hàng. hoặc số đã thu nhiều hơn số phải
SD: Số tiền còn phải thu của khách hàng
thu của khách hàng.

v1.0020101202
VD: Người mua ứng trước tiền
1. Theo hợp đồng bán hàng đã ký, ngày 15/12/N, khách hàng A ứng trước 10 triệu đồng tiền mua hàng, kế
toán đã lập phiếu thu và ghi bút toán:
No TK 111: 10 trieu
Co TK 131 (A): 10 trieu
1. Ngày 12/1/N+1 Khi giao hàng cho khách hàng A, kế toán xuất hóa đơn GTGT số 123, giá chưa thuế 25
triệu, thuế GTGT 10%. Kế toán ghi sổ:
No TK 131 (A): 27.5
Co TK 511: 25
Co TK 3331: 2.5

v1.0020101202
Chú ý khi lập bảng cân đối kế toán:
• Ngày 31/12/N:
TK 131 số dư bên Có, trình bày thông tin “Người mua ứng trước tiền hàng” (chi tiết khách hàng A) bên phần
Nguồn vốn

• Ngày 31/1/N+1:
TK 131 số dư bên Nợ, trình bày thông tin “Phải thu của khách hàng” (chi tiết khách hàng A) bên phần Tài sản

v1.0020101202
Kế toán các khoản phải thu

• Kế toán phải thu khác


• Phải thu khác là các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi các khoản phải thu của khách hàng và phải thu nội
bộ
§ Các khoản phải thu về bồi thường vật chất, các khoản cho mượn có tính chất tạm thời không lấy lãi, các
khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động tài chính
§ Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý
§ Tiền lãi phải thu từ đầu tư tài chính.
TK sử dụng: Tk 138 (1, 5, 8)

v1.0020101202
Ví dụ:

Công ty Bảo Ngọc tiến hành kiểm kê tài sản cuối năm phát hiện thấy thiếu một thiết bị văn phòng (công cụ
dụng cụ) trị giá 500.000đ, chưa xác định được nguyên nhân?

Lời giải:
• Ghi nhận hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý (Nợ TK 1381/ Có TK 153)
• Tìm nguyên nhân (do cán bộ nhân viên lấy – Trừ lương (nợ TK 334/Có TK 1381); bắt bồi thường (Nợ TK
1388/Có TK 1381)?
• Không tìm được nguyên nhân - Chi phí khác (Nợ TK 811/Có TK 1381)?

v1.0020101202
Kế toán các khoản phải thu

• Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


• Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư
nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.
• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng và phù hợp
• Tk sử dụng: TK 2293 Dự phòng phải thu khó đòi.

v1.0020101202
Kế toán các khoản phải thu

• Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


• Thời điểm lập: Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các
khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập
hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

v1.0020101202
Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng
hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ
tục giải thể, mất tích, bỏ trốn;

v1.0020101202
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau
(TT228/2009/TT-BTC)
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

v1.0020101202
Cuối năm có 3 TH

• TH1: Mức lập dự phòng năm nay cao hơn năm trước: tiếp tục lập dự phòng theo số chênh lệch
Nợ TK 642/ Có TK 229
TH2: Mức dự phòng năm nay thấp hơn năm trước: Hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch
Nợ TK 229/ Có TK 642
TH3: Mức lập dự phòng năm nay bằng năm trước: Không ghi

v1.0020101202
• Ví dụ:
• Ngày 20/6/N bán 1 lô hàng cho công ty T, giá bán bao gồm cả thuế trên hóa
đơn số 111 là 40 triệu. Thời hạn thanh toán là 30 ngày.
• Ngày 31/12/N công ty T vẫn chưa thanh toán tiền. Căn cứ vào điều kiện lập
dự phòng, kế toán đã lập dự phòng phải thu khó đòi của khách hàng T (30%
giá trị khoản nợ)
• Tháng 4/N+1: công ty T phá sản, căn cứ vào quyết định của tòa án, công ty
T đã thanh toán cho doanh nghiệp 20 triệu bằng tiền mặt, số còn lại doanh
nghiệp đã xử lý xóa sổ (biên bản của Hội đồng xử lý nợ của DN với KH T)

v1.0020101202
• Ngày 31/12/N: kế toán lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng T
Nợ TK 642/Có Tk 229: 12 triệu
• Tháng 4/N+1:
Nợ TK 642: 8 triệu
Nợ TK 229: 12 triệu
Nợ TK 111: 20 triệu
Có TK 131: 40 triệu

v1.0020101202
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

1. Doanh thu:
15 hoá đơn ´ 2.000.000 đồng = 30.000.000 đồng
5 hoá đơn ´ 800.000 đồng = 4.000.000 đồng
Thuế GTGT 10%: 3.400.000 đồng
Tiền mặt: 34.000.000 đồng
Giá vốn hàng bán: (15 ´ 5 + 2 ´ 2) ´ 150.000 đồng = 11.850.000 đồng
2 son ´ 100.000 đồng = 200.000 đồng
2. Chính sách bán hàng: giảm giá hàng bán.

v1.0020101202 93
GV viết lại cho hấp dẫn hơn
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Bài học tổng hợp các kiến thức cơ bản về doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu cùng các nguyên tắc ghi
nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bài học đồng thời giúp cho người học hiểu về các phương thức bán hàng, các chứng từ cần phải có liên quan
đến hoạt động bán hàng cùng như trình tự hạch toán các nghiệp vụ bán hàng chủ yếu trong doanh nghiệp.
Đặc điểm của hoạt động thương mại là mua bán hàng hoá để kiếm lời.
Ghi nhận doanh thu bán hàng thoả mãn các điều kiện ghi nhận theo VAS 01. Doanh thu và chi phí được ghi
nhận tuân thủ nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng.

v1.0020101202 94
GV bổ sung 5 câu hỏi thường gặp: có gợi ý trả lời (là câu hỏi
FAQ ngắn SV hay hỏi, có thể dạng đúng/sai, nội dung SV hay nhầm
lẫn...)

1. Chiết khấu thanh toán cũng là một khoản giảm trừ doanh thu? (Sai. Chiết khấu thanh toán là khoản giảm
trừ do khách hàng thanh toán sớm trong thời hạn đã được thoả thuận giữa người bán với người mua. Nên
thuộc về hoạt động tài chính)
2. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với những trường hợp có dùng hàng hoá, dịch
vụ để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và
tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hoá đơn không? Nội dung ghi trên hoá đơn GTGT như thế nào? (Đối với
hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là
hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo;
đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ
thì trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho
khách hàng - Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014)

v1.0020101202 95
GV bổ sung 5 câu hỏi thường gặp: có gợi ý trả lời (là câu hỏi
FAQ ngắn SV hay hỏi, có thể dạng đúng/sai, nội dung SV hay nhầm
lẫn...)

3. Khi nào khách hàng được hưởng khuyến mại cho khách hàng truyền thống (Đ79, khoản 1, điểm 1.6 TT 200 có
quy định. Khách hàng được hưởng khuyến mại cho khách hàng truyền thống khi thoả mãn đồng thời các điều kiện
sau:
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm thoe quy định sẽ được
nâhnj một lượng hàng hoá, dịch vụ mien phí hoặc được giảm giá chiết khấu
- Người bán phải xác định được giá trị hợp lý của hàng hoá, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền sẽ
chiết khấu, giảm giá cho người mua khi học đạt được các điềukienej của chươngt rình
- Chương trình có giới hạn về thời gian cụ thể
4. Khi người bán và người mua ký hợp đồng mua bán, doanh nghiệp đã nhận được thanh toán toàn bộ tiền hàng thì
có được ghi nhận doanh thu không? (Không vì doanh nghiệp vẫn còn chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến lô hàng).
5. Khi bán hàng trả góp, lãi suất 0%, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu là giá bán trả góp? (không, người bán
tuyên bố bán hàng trả góp, lãi suất0% nhưng bản chất giá này là giá đã bao gồm lãi trả góp, do vậy doanh nghiệp
phải tách phần doanh thu bán hàng với lãi do trả chậm, trả góp).

v1.0020101202 96
Glossary

• Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được tỏng kuf kế toán, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tang vốn chủ sở hữu
• Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối
lượng lớn.
• Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc
hậu thị hiếu.
• Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ
chối thanh toán.
• Doanh thu chưa thực hiện: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho
thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa
thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết…

v1.0020101202 97

You might also like