You are on page 1of 20

Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

BÀI 6: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Nội dung

 Đặc điểm hoạt động sản xuất


ảnh hưởng tới kiểm toán;
 Nội dung kiểm toán hoạt động
sản xuất.

Mục tiêu

 Nắm được bản chất của hoạt động sản xuất và yêu cầu kiểm toán nội bộ;
 Nắm được các giai đoạn của quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp sản xuất điển hình;
 Nắm được đặc điểm của mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất cùng với đặc điểm kiểm soát
nội bộ đối với chúng;
 Xác định nội dung và trình tự thực hiện kiểm toán hoạt động sản xuất.

Thời lượng

 7 tiết

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 101


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Kiên chuyên sản xuất và
chế biến các sản phẩm hải sản. Các sản phẩm của công ty chủ
yếu bán ở thị trường trong nước thông qua các đại lý, siêu thị
trên toàn quốc. Trong những năm trước, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty tăng trưởng rất tốt thể hiện ở kết quả
hoạt động kinh doanh cuối năm tăng ở mức 15% cao hơn 5%
so với mức tăng trưởng của ngành. Trên thực tế, sản phẩm hải
sản chế biến của công ty chiếm lĩnh khoảng 15% thị phần trên
thị trường. Với mức tăng trưởng tốt, trong khi điều kiện sản
xuất hạn chế nên công ty đã quyết định đầu tư một dây truyền chế biến sản phẩm đông lạnh
mới, trị giá 12.000.000.000 vào giữa năm trước với mục đích sẽ tăng sản lượng sản phẩm lên
gấp rưỡi.
Tuy nhiên, ngay sau khi sử dụng dây truyền công nghệ mới, giám đốc của công ty đã nhận
được hàng loạt những thông tin bất lợi về hoạt động sản xuất:
 Tỷ lệ hàng bán bị trả lại cao hơn so với các kỳ trước và khách hàng bắt đầu phàn nàn về
chất lượng của một số sản phẩm đông lạnh;
 Dây truyền công nghệ mới đòi hỏi phải tuyển chọn được nguồn nguyên liệu chất lượng cao,
trong khi nguồn nguyên liệu hiện tại không đáp ứng được nên công ty đã phải thu mua ở
vùng khác với chi phí cao;
 Tự động hoá trong một số khâu của dây truyền công nghệ đòi hỏi người lao động phải được
đào tạo bài bản trong khi đa số công nhân vận hành dây truyền sản xuất mới là từ bộ phận
sản xuất cũ chuyển sang;
 Sản lượng sản xuất của công ty không tăng được ở mức kế hoạch. Thực tế, giá trị sản lượng
trong một vài tháng gần đây có xu hướng giảm;
 Khối lượng sản xuất tăng lên, trong khi vẫn sử dụng hệ thống xử lý nước thải cũ nên bị quá
tải. Dân sống cạnh khu vực nhà máy đã nhiều lần phản ánh với ban giám đốc, chính quyền
địa phương về mức độ ô nhiễm do nước thải của nhà máy.
Nhà quản lý quyết định tìm hiểu những vấn đề phát sinh trong sản xuất nên đã giao cho bộ
phận kiểm toán nội bộ của công ty thực hiện kiểm toán bộ phận sản xuất xuất phát từ những
thông tin nhận được.

Câu hỏi
1. Kiểm toán viên sẽ thực hiện những công việc gì để có thể lý giải cho tình trạng này?
2. Phương hướng sẽ thực hiện để có thể cải thiện tình hình và đạt được mục tiêu của sản xuất?

102 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

6.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới kiểm toán

6.1.1. Bản chất và vai trò của sản xuất


Sản xuất là gì?
Trong một tổ chức hay trong một doanh nghiệp, sản
xuất hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình gồm nhiều
hoạt động khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hoá
hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng hoặc tiêu thụ nội
bộ. Khái niệm về sản xuất được sử dụng rộng rãi.
Theo nghĩa hẹp, khi một hoạt động có sử dụng kết hợp
các loại nguyên vật liệu hay được biến đổi theo một
cách thức nhất định do những cán bộ công nhân viên
trong đơn vị thực hiện trên cơ sở sử dụng những phương tiện và thiết bị thích hợp thì
được gọi là sản xuất. Hoạt động sản xuất dù khác nhau về quy mô, mục đích, sự kết
hợp các yếu tố đầu vào, công nghệ, nhân lực,… nhưng quá trình này thường liên quan
tới việc tạo ra những sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ.
Sản xuất được phân chia gồm những giai đoạn nào?
Với Công ty Trung Kiên, sản xuất của Công ty có thể phân chia thành: làm sạch
nguyên liệu mua – xơ chế – sử dụng máy (thái/cắt sấy) – đóng gói thành phẩm. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình sản xuất thường rất đa dạng. Quá trình này
gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn lại mang những đặc điểm khác nhau.
Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất, điều kiện sản xuất khác nhau,… sẽ ảnh hưởng tới
việc tổ chức thực hiện, tổ chức bộ phận sản xuất. Trên thực tế, không có một quy trình
chuẩn tắc áp dụng cho Trung Kiên cũng giống như áp dụng trong các doanh nghiệp
khác thậm chí trong cùng lĩnh vực sản xuất, cùng loại sản phẩm hay cùng thực hiện tự
động hoá với quy trình như nhau.
Ghi nhớ
Hoạt động sản xuất là một quá trình phức tạp, có liên quan tới hoạt động của nhiều bộ phận
khác nhau trong đơn vị. Trong mỗi đơn vị cụ thể, sản xuất có vai trò khác nhau.

Câu hỏi 1
Anh/Chị hãy lấy ví dụ về một hoạt động sản xuất cụ thể tại công ty các anh/chị đang làm
việc. Hãy phân tích đặc điểm hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới cách thức tổ chức hoạt động
sản xuất như thế nào?
Trả lời:
Anh/Chị có thể lấy ví dụ bất kỳ hoạt động sản xuất cụ thể nào để minh họa cho vấn đề này.
Ví dụ, một nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng từ gỗ. Đặc điểm hoạt động sản xuất có
liên quan tới những vấn đề: sử dụng vật liệu, sử dụng công nghệ, sử dụng lao động, nguồn
nguyên liệu, vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất,…

6.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
 Đặc điểm chung của hoạt động sản xuất chính là quá trình kết hợp các yếu tố đầu
vào cho sản xuất như nguyên vật liệu, lao động, sử dụng các phương tiện, thiết bị.
Kết quả của hoạt động sản xuất là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành cung cho cấp
khách hàng (hoặc nội bộ) hoặc dự trữ cho quá trình tiêu thụ.

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 103


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Do tính chất đa dạng của sản xuất, sự khác biệt trong mục tiêu của sản xuất cùng
với những điều kiện khác nhau nên cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào cũng
khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra những đặc thù trong sản xuất, tạo ra những sản
phẩm đa dạng, với hình dáng, chất lượng,… khác nhau. Để đạt được mục tiêu quản
lý nhằm tối đa hoá việc sử dụng các nguồn lực (hiệu quả) và giảm chi phí sản
xuất,… nhà quản lý tìm kiếm và sử dụng những phương sách quản lý khác nhau.
Kiểm soát và đánh giá các nguồn lực được sử dụng trong sản xuất là yếu tố quan
trọng được nhà quản trị quan tâm nhằm đạt được mục tiêu thống nhất của doanh
nghiệp. Những vấn đề này có liên quan tới kiểm soát chất lượng, kiểm soát lao
động, kiểm soát quá trình sử dụng phương tiện, máy móc thiết bị, kiểm soát đối
với giá trị thu hồi từ sản xuất,…
 Mặc dù sản xuất là một phần trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng
vai trò của quá trình sản xuất ở mỗi công ty là khác nhau. Trong một số trường
hợp cụ thể, hoạt động sản xuất có ảnh hưởng không
đáng kể tới hoạt động kinh doanh nói chung của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đa số các doanh
nghiệp khác hoạt động sản xuất lại đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
doanh của đơn vị. Nhờ hoạt động này, các chức
năng của doanh nghiệp được duy trì và tối đa hoá
lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem xét chức năng sản xuất trong một đơn vị bán lẻ có thể thấy vai trò của chức
năng này có ảnh hưởng không đáng kể. Hoạt động sản xuất dường như không hề
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị. Doanh nghiệp này có thể mua
sắm những loại hàng hoá, sản phẩm từ nhiều công ty với các tiêu chuẩn khác nhau.
Ngay cả khi cần thiết phải gia công trước khi bán thì những đơn vị này vẫn có thể
thực hiện bằng cách thuê ngoài. Ngược lại, nếu doanh nghiệp là một nhà máy sản
xuất xe máy thì hoạt động sản xuất lại có vai trò vô cùng quan trọng. Giai đoạn sản
xuất của doanh nghiệp này là quá trình chủ yếu của hoạt động kinh doanh. Kết quả
của hoạt động sản xuất ảnh hưởng quyết định tới kết quả của toàn doanh nghiệp.
Câu hỏi 2

Hãy nêu một ví dụ về kiểm soát trong quá trình sản xuất? Trong ví dụ ấy, anh/chị hãy
làm sáng tỏ mục tiêu của kiểm soát là gì?
Trả lời:
Kiểm soát trong sản xuất rất đa dạng. Kiểm soát phải gắn với mục đích và mục tiêu cụ
thể. Trong mỗi giai đoạn của sản xuất, kiểm soát có thể được vận dụng khác nhau và khác
nhau trong mỗi doanh nghiệp. Ví dụ, nhà quản lý có thể đưa ra định mức sử dụng vật liệu
nhằm kiểm soát khối lượng/chi phí nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất ra một sản phẩm
(tiêu chuẩn). So sánh với định mức hao phí nguyên vật liệu giúp cho nhà quản lý đánh giá
được mức tiết kiệm hoặc lãng phí trong sản xuất. Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân,
nhà quản lý có thể tìm kiếm cách thức cải thiện hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong
sản xuất.
Như vậy, mục tiêu của thủ tục kiểm soát sử dụng định mức nguyên vật liệu tiêu hao là
nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.

104 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Trong hầu hết các doanh nghiệp tồn tại hoạt động sản xuất, chức năng sản xuất
trong doanh nghiệp này luôn là một quá trình phức tạp.
o Tính phức tạp của hoạt động này do phạm vi các loại hoạt động đơn lẻ trong
quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất thực hiện nhiều hoạt động phát triển khác
nhau, có thể thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau và gắn với nhiều vấn đề
khác nhau. Chẳng hạn, sản xuất một sản phẩm là xe máy sẽ gắn liền với việc sử
dụng nguyên vật liệu do mua sắm (nhựa và kim loại) và xử lý chúng, liên quan
tới máy công cụ sản xuất, lắp ráp động cơ và một sản phẩm hoàn chỉnh, đồng
thời gắn liền với việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân viên trong các công
đoạn sản xuất khác nhau.
o Tính phức tạp của sản xuất có thể xuất phát từ bản chất của các hoạt động đơn
lẻ trong sản xuất tạo ra. Về khía cạnh này, sản xuất luôn luôn tồn tại những
biến động trong sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng các máy móc, giám sát công
nhân viên, phối hợp các hoạt động bộ phận đồng thời có liên quan tới cả những
hoạt động kiểm tra, kiểm soát, khâu đóng gói và chuyển giao sản phẩm cho các
đơn vị sử dụng.
o Tính phức tạp của hoạt động sản xuất càng tăng lên khi yêu cầu quản lý đặt ra
việc phối hợp với các hoạt động, các bộ phận khác trong đơn vị nhằm tối ưu
việc sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu thống nhất trong doanh nghiệp.
Các hoạt động khác nhau, các bộ phận chức năng khác cần phối hợp với sản
xuất như hoạt động thu mua, hoạt động tài chính, chức năng nhân sự và chức
năng marketing. Nếu các hoạt động này được sử dụng kết hợp với sản xuất
theo cách thức tối ưu, đây sẽ là cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất sẽ đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Câu hỏi 3

Như thế nào được xác định là cách thức tối ưu trong sản xuất? Đánh giá điều này nhằm
mục đích gì?
Trả lời:
Tối ưu trong sản xuất với ý nghĩa là sử dụng các nguồn lực cho sản xuất theo cách thức
tốt nhất để đạt được kết quả. Tối ưu trong sản xuất gắn với sử dụng tiết kiệm nguồn lực
(nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị,…) ở bộ phận sản xuất, giữa bộ phận sản
xuất với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, một ví dụ về sử dụng lao
động tối ưu có thể gắn với việc sử dụng tối đa thời gian làm việc của công nhân, không
có thời gian nhàn rỗi. Sử dụng máy móc, thiết bị ở mức công suất tối đa cũng là một
cách sử dụng tối ưu nguồn lực,… Tuy nhiên, tối ưu còn phải gắn với hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể.

 Do tầm quan trọng và tính phức tạp của sản xuất trong doanh nghiệp, quản lý hoạt
động sản xuất luôn được xem là vấn đề quan trọng đối với công tác quản lý nói
chung của doanh nghiệp. Quản lý hoạt động sản xuất thường được xem là một
phần trong nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan tới quản lý tổng thể doanh
nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu phải đánh giá các hoạt động sản xuất hiện tại và
quá trình kiểm soát cùng với những ảnh hưởng của quá trình này tới các hoạt động
sản xuất nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung. Để thực hiện, chúng
ta hãy bắt đầu từ việc xem xét các giai đoạn của quá trình sản xuất cùng với những
đặc trưng trong kiểm soát của chúng.

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 105


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

Câu hỏi 4

Trong hoạt động sản xuất cụ thể, hiệu lực của kiểm soát nội bộ có quan hệ với hiệu quả và hiệu
năng không? Tại sao? Lấy một ví dụ minh họa cho mối quan hệ này.
Trả lời:
Chúng ta đã biết rằng, kiểm tra – kiểm soát là một chức năng của quản lý. Kiểm soát nội bộ là
một hình thức cụ thể của kiểm tra – kiểm soát do doanh nghiệp tự thực hiện phục vụ cho quản
trị nội bộ. Kiểm soát nội bộ hiệu lực ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lý.
Cụ thể, bằng các thủ tục kiểm soát nội bộ được thực hiện hiệu lực, nhà quản lý có thể kiểm soát
được việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất (ví dụ, sản xuất tiết kiệm hơn), đồng thời nhà quản
lý kiểm soát quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu (hiệu năng).
Ví dụ, kiểm soát tốt thời gian lao động sẽ không có tình trạng thời gian nhàn rỗi nhiều (hiệu
quả), năng suất lao động từ đó có thể đạt hoặc vượt kế hoạch (hiệu năng).

Ghi nhớ

Sản xuất là hoạt động có sự kết hợp của nhiều hoạt động khác nhau trong đơn vị. Mỗi hoạt
động mang những đặc điểm riêng khác nhau. Chúng được kết hợp theo cách thức khác
nhau, hướng tới mục tiêu khác nhau trong quá trình sản xuất. Kiểm toán cần xác định rõ
những nội dung kiểm toán trong quan hệ với một hoạt động sản xuất phức tạp.

6.1.3. Chu kỳ của sản xuất với vấn đề kiểm soát


Như đã phân tích trên đây, sản xuất trong doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau trong
các lĩnh vực hoạt động và giữa các doanh nghiệp. Bản thân hoạt động sản xuất lại diễn
ra trên phạm vi rộng, liên quan tới nhiều chức năng khác nhau trong doanh nghiệp. Vì
vậy, việc đưa ra một chu kỳ sản xuất mang tính khuôn mẫu cho các doanh nghiệp
khác nhau là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm chung
của hoạt động sản xuất có thể đề xuất một chu kỳ sản xuất tổng quát theo các bước
công việc chủ yếu được khái quát trong sơ đồ 6.1 dưới đây.

Xác định nhu cầu về những sản phẩm cần thiết cho
quá trình sản xuất

Lập kế hoạch cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ

Thu mua các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho
sản xuất

Nhận hàng, lắp đặt và kiểm tra thiết bị và các quá trình
sản xuất

Tiến hành sản xuất sản phẩm theo kế hoạch

Chuyển giao sản phẩm hoàn thành

Sơ đồ 6.1. Khái quát quy trình sản xuất trong doanh nghiệp

106 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Xác định sự cần thiết của sản phẩm


Xuất phát điểm của hoạt động sản xuất là xác định
sẽ sản xuất cái gì và khi nào tiến hành sản xuất.
Bước công việc này bao gồm cả việc xác định về
chủng loại và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ
sản xuất. Trách nhiệm xác định sự cần thiết đối với
sản phẩm chủ yếu thuộc về ban quản lý công ty.
Quá trình thực hiện sẽ liên quan tới sự đánh giá
đồng thời, thích hợp về nhiều nhân tố có liên quan gồm: Xem xét chi phí và doanh
thu; qui mô của thị trường; phương thức bán sản phẩm; xác định giá bán; xác định
chi phí sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ; những vấn đề thu mua có liên quan; xác
định các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất.
Theo quan điểm truyền thống, bộ phận sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất
khi bước công việc này hoàn thành. Tuy nhiên, quan điểm hiện đại cho rằng, bộ
phận sản xuất là đối tác trong việc xác định những nhu cầu cần thiết về sản phẩm,
dịch vụ. Bản chất của quan hệ đối tác là bộ phận sản xuất tự tạo ra sự ảnh hưởng
nhất định khi xác định sự cần thiết đối với sản phẩm sẽ sản xuất. Vì vậy, khía cạnh
kiểm soát quan trọng đầu tiên chính là bộ phận sản xuất đã và đang làm gì đóng
góp vào việc xác định sự cần thiết đối với sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới quyền lợi
của doanh nghiệp. Theo quan điểm hiện đại, bộ phận sản xuất có nhiệm vụ:
o Tư vấn cho bộ phận quản lý đưa ra quyết định về khả năng sản xuất những sản
phẩm mong muốn (tư vấn về thời gian, chi phí và đánh giá những lựa chọn
sản xuất);
o Cung cấp những lựa chọn mới cho doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp thông tin
ban đầu về việc phát triển kỹ thuật mới có thể làm tăng công suất và/hay giảm
chi phí;
o Tiến hành nghiên cứu và xem xét tính khả thi của những nghiên cứu liên quan
tới sử dụng phương tiện, cách thức xử lý và kiểu dáng sản phẩm (yếu tố này có
thể làm tăng năng suất sản xuất hay giảm chi phí).
 Lập kế hoạch cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Sau khi xác định loại sản phẩm cần thiết và thời
gian sản xuất thích hợp, doanh nghiệp bắt tay vào
lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, dịch vụ theo yêu
cầu. Kế hoạch sản xuất thể hiện sự cân đối tích cực
giữa nguồn lực và năng lực được sử dụng trong sản
xuất để đạt được mục tiêu sản xuất sản phẩm, dịch
vụ theo yêu cầu. Những yếu tố được xem xét chủ
yếu ở giai đoạn này là:
o Đánh giá công suất hiện có của máy móc thiết
bị để sản xuất những sản phẩm cần thiết với
khối lượng xác định, trong một thời kỳ xác định;
o Xác định công suất hiện có và khả năng phải tăng thêm thông qua việc sử dụng
nhiều thiết bị hơn, sử dụng thêm nhân công, thời gian,… trong quan hệ với sự
xem xét về chi phí, thời gian và chất lượng sản phẩm;

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 107


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

o Xây dựng hay thu mua những phương tiện mới cùng với những nhân tố liên
quan phục vụ cho sản xuất;
o Xác định những quá trình sản xuất đặc biệt để sản xuất ra các sản phẩm, dịch
vụ theo yêu cầu (nếu có);
o Xác định sự cần thiết về công cụ, máy móc và các thiết bị khác trong quan hệ
với hoạt động mua sắm đáp ứng nhu cầu của sản xuất;
o Thực hiện sắp xếp hợp lý trong việc sử dụng thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ để đảm
bảo hoạt động sản xuất hiệu quả trong quan hệ với các nguồn lực được sử dụng;
o Xác định nhu cầu nhân sự và lập kế hoạch cho việc thuê, tuyển dụng và đào tạo
nhân viên;
o Xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong quan hệ phối hợp với bộ phận thu mua;
o Bố trí các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
Kiểm soát thiết yếu ở giai đoạn này tập trung vào kiểm soát đối với việc bố trí,
phát triển các nhà máy một cách thích hợp, kiểm soát các hoạt động chuẩn bị bằng
các thủ tục kiểm soát thích hợp.
 Thu mua đầu vào cần thiết cho sản xuất
Sau khi xác định các yếu tố đầu vào cần thiết cho
sản xuất, giai đoạn tiếp theo là thực hiện thu mua.
Công việc này do một bộ phận độc lập trong doanh
nghiệp thực hiện – bộ phận thu mua. Quy trình
thực hiện thu mua đã được trình bày chi tiết trong
bài 4. Mặc dù bộ phận sản xuất không chịu trách
nhiệm trực tiếp về việc thu mua nhưng sự phối hợp
nhịp nhàng của bộ phận thực hiện chức năng thu
mua đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu sản xuất. Dưới góc độ kiểm
soát, hoạt động thu mua được quan tâm, đánh giá theo những khía cạnh như: Thu
mua được hực hiện theo đúng trình tự, thu mua có hiệu quả.
 Nhận hàng, lắp đặt và kiểm tra
Những yếu tố đầu vào đã mua sắm sẽ chuyển tới bộ phận sản xuất. Hoạt động
nhận hàng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiếp theo công việc này, máy móc thiết
bị được mua sắm sẽ được lắp đặt theo yêu cầu. Các yếu tố đầu vào và máy móc
thiết bị mua sắm phải được kiểm tra để đảm bảo cho các mục tiêu sản xuất. Đây là
giai đoạn quan trọng. Giai đoạn này có thể phát hiện những sai phạm trong các
hoạt động có liên quan tới sản xuất và ảnh hưởng tới hiệu quả và hiệu năng trong
sản xuất. Sự tập trung kiểm soát ở giai đoạn này hướng tới đảm bảo hoạt động này
thực hiện hiệu quả và kỹ càng.
 Thực hiện sản xuất
Thực hiện sản xuất thực chất là thực hiện các kế hoạch sản xuất đã xây dựng. Giai
đoạn này bộ phận sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào cùng với máy móc thiết bị,
nhân công để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thực hiện sản
xuất có liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ
phận chức năng chuyên nghiệp. Các hoạt động có liên quan tới sản xuất gồm:
o Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu;
o Quản lý hành chính và sử dụng có hiệu quả lao động;

108 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

o Sử dụng và kiểm soát các dịch vụ hỗ trợ;


o Sắp xếp thời gian và kiểm soát các hoạt động sản xuất riêng lẻ;
o Giám sát thích hợp và các hoạt động kiểm soát ở các giai đoạn khác nhau;
o Bảo dưỡng nhà máy và thiết bị; kiểm soát các hoạt động sản xuất liên quan tới
mức hoạt động vật lý;
o Kiểm soát chi phí thích hợp;
o Phối hợp với các hoạt động cung cấp đầu vào đa dạng của công ty;
o Phối hợp với những người sử dụng sản phẩm cho cải tiến và sáng tạo sản
phẩm mới.
 Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Việc phân chia ranh giới giữa các giai đoạn sản
xuất thường mang tính tương đối. Sau khi sản xuất
hoàn thành, sản phẩm hoàn thành có thể chuyển
giao trực tiếp cho người mua hoặc cất trữ cho quá
trình bán hàng sau đó. Vì vậy, những vấn đề nảy
sinh thường liên quan tới việc bảo quản và quản lý
về mặt vật lý, kiểm soát sự chính xác về số lượng,
trọng lượng cùng với những biện pháp thích hợp khác liên quan tới chuyển giao
trách nhiệm cho bộ phận kho hoặc bộ phận marketing và bán hàng. Đánh giá dưới
góc độ kiểm soát, kiểm toán viên cần quan tâm tới đánh giá tất cả các hoạt động này
có được tiến hành theo những tiêu chuẩn phù hợp trong mỗi trường hợp không.
Câu hỏi 5

Hoạt động sản xuất có thể phân chia thành những giai đoạn nào?
Trả lời:
Hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp khác nhau không mang tính khuôn mẫu –
không giống nhau. Tuy nhiên, có thể phân chia các giai đoạn trong sản xuất thành: Xác
định sự cần thiết của sản phẩm; Lập kế hoạch cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ; Thu mua
đầu vào cần thiết cho sản xuất; Nhận hàng, lắp đặt và kiểm tra; Thực hiện sản xuất; Sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Ghi nhớ

Kiểm soát trong sản xuất có vai trò quan trọng. Sản xuất được phân chia thành nhiều
giai đoạn. Chúng được phân chia không giống nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau.
Mục đích sản xuất khác nhau dẫn tới mục tiêu trong từng giai đoạn của sản xuất không
giống nhau. Vì vậy, kiểm soát được thực hiện theo những cách thức phù hợp nhằm đạt
được mục tiêu của quản lý trong mỗi giai đoạn.

6.2. Nội dung kiểm toán hoạt động sản xuất

6.2.1. Đánh giá tổ chức hoạt động sản xuất


Phân tích trên đây về bản chất và chu kỳ sản xuất cho thấy hoạt động sản xuất là một
hoạt động phức tạp. Sản xuất liên quan tới nhiều chức năng, bộ phận khác nhau với
nhiều giai đoạn khác nhau. Trong quá trình sản xuất, kiểm toán hiệu lực quản trị nội
bộ hoạt động sản xuất theo những nội dung cơ bản sau đây:

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 109


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Đánh giá việc phối hợp giữa bộ phận sản xuất với bộ phận thiết kế và phát
triển sản phẩm
Đánh giá theo nội dung này, kiểm toán viên nên tập trung vào vai trò hợp tác của
bộ phận sản xuất với các bộ phận có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, bộ
phận sản xuất phải là những chuyên gia hỗ trợ về kỹ thuật trong việc thiết kế và
phát triển sản phẩm với mục đích gia tăng lợi ích của doanh nghiệp. Đánh giá cũng
có thể thực hiện theo hướng các giải pháp sử dụng đầu vào hiệu quả, hoặc tìm
kiếm các cách thức xử lý các yếu tố đầu vào hay sử dụng những yếu tố thay thế.
Bên cạnh đó, việc đánh giá này cũng có thể tập trung vào việc tìm kiếm những giải
pháp mới cải tiến quy trình sản xuất đem lại hiệu quả lớn hơn.
 Đánh giá phương thức xử lý
Phương thức xử lý trong sản xuất có thể được thực hiện theo thông lệ hàng ngày –
liên quan tới việc lựa chọn những phương thức sẵn có. Vì vậy, phương thức xử lý
thường có liên quan tới việc xác định nguyên vật liệu được sử dụng và lựa chọn
phương tiện, máy móc thiết bị cụ thể cho sản xuất.
Lựa chọn phương thức xử lý không thích hợp có thể nảy sinh nhiều vấn đề về
phương tiện sẽ được sử dụng. Do đó, đánh giá theo yếu tố này đòi hỏi phải có
nhiều kiến thức kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc kinh nghiệm từ hoạt động sản xuất trước
đó. Tuy nhiên, một cách đánh giá thông thường là đánh giá trên cơ sở xác định
những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí liên quan từ việc lựa chọn phương thức xử lý.
Theo đó, kiểm toán viên có thể đánh giá theo những yếu tố:
o Xác định các phương tiện mới sẽ được yêu cầu hay sự thay đổi các phương tiện;
o Những yêu cầu bổ trợ phát sinh;
o Chủng loại nguyên vật liệu nào cần thiết cho sản xuất;
o Chi phí nhân công.

 Đánh giá các phương tiện, trang thiết bị


o Dưới góc độ tổng quát, đánh giá trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho sản
xuất nên tập trung vào những vấn đề sau đây:
 Yêu cầu về không gian và loại hình cho trang thiết bị phục vụ sản xuất; Chi
phí để có được điều kiện này như thế nào?
 Nếu công ty hiện có khoảng không thì doanh nghiệp còn dành sự ưu tiên
cho những mục đích sử dụng khác nào? Nếu sử dụng cho nhu cầu sản xuất,
chi phí sẽ như thế nào?
 Nếu khoảng không đi thuê hay mua cần xác định tính sẵn có và chi phí để
biến đổi cho phù hợp với nhu cầu sử dụng là bao nhiêu?
 Vai trò của các phương tiện, thiết bị xét về vị trí địa lý trong quan hệ với
điều kiện cung cấp, điều kiện sống của cộng đồng, khoảng cách từ các nhà
cung cấp,…
 Nếu các phương tiện mới được xây dựng, thì thời gian và chi phí là bao
nhiêu? Công ty có thể cung cấp vốn cần thiết không?
 Mức độ sử dụng các phương tiện được xây dựng mới cho mục đích đặc biệt
hiện tại và cho những mục đích sử dụng sau này?
 Xác định các dịch vụ nào cần thiết cho vận hành phương tiện, thiết bị?

110 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Những yêu cầu khác phát sinh phục vụ cho sự kiểm soát độ ẩm, ánh sáng
đặc biệt, lò sưởi, hệ thống thông hút gió và v.v..?
 Cân nhắc những vấn đề mà cộng đồng hay xã hội cần là gì?
o Trong phạm vi hẹp, kiểm toán viên đánh giá việc trang bị máy móc, thiết bị
cho sản xuất gắn liền với những hoạt động sản xuất cụ thể. Những đánh giá này
nên tập trung vào các nội dung sau đây:
 Lợi ích kinh tế đem lại như thế nào xét trên khía cạnh tốc độ của việc xử lý
và việc giảm chi phí lao động và chi phí hoạt động?
 Đối với loại máy móc và công cụ như nhau, lợi ích kinh tế trong việc sử dụng
máy móc kích thước khác nhau và những đặc điểm hoạt động riêng lẻ là gì?
 Có sự cân đối giữa công cụ, thiết bị thông thường với những công cụ, thiết
bị chuyên dụng không? Yếu tố nào ảnh huởng tới việc xác định này?
 Thiết bị và công cụ được mua, thuê mua, hay được công ty tự sản xuất?
 Công ty tiến hành cách tiếp cận tự động hoá trong quan hệ với sự cân nhắc
rủi ro khi nhu cầu những sản phẩm thay đổi trong bao lâu?
 Mức độ cần nâng cấp thiết bị và công cụ hiện tại?
 Đánh giá việc qui hoạch và bố trí nhà máy
Những vấn đề về quy hoạch và bố trí nhà máy
không chỉ liên quan tới lắp đặt máy móc, thiết bị
mà còn liên quan tới những chức năng khác có liên
quan như: bảo quản, vận chuyển, các dịch vụ hỗ trợ
cho sản xuất,… Việc quy hoạch và bố trí tốt sẽ đảm
bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng theo kế hoạch
đồng thời kiểm soát tốt quá trình này. Ngược lại, quy hoạch không thích hợp sẽ
ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất.
Dưới góc độ quản lý, đánh giá quy hoạch và bố trí nhà máy được đánh giá toàn
diện. Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động sản xuất để từ đó bố trí sản xuất đem lại
hiệu quả. Đánh giá dưới góc độ này, kiểm toán viên phải kiểm nghiệm tính toàn
diện trong việc thiết kế, bố trí nhà máy có tính tới các nhân tố khác nhau. Xuất
phát từ hoạt động, đánh giá việc quy hoạch và bố trí nhà máy có thể thực hiện đối
với các hoạt động quản lý sau đó. Cụ thể, kiểm toán viên có thể đánh giá những nỗ
lực quản lý nào được nhà quản lý thực hiện để đảm bảo việc quy hoạch và bố trí
nhà máy đem lại hiệu quả.
 Đánh giá việc quản lý nguyên vật liệu
Quản lý nguyên vật liệu được liên kết với những quyết định liên quan tới sản
phẩm, các phương tiện, phương thức xử lý, quy hoạch và bố trí nhà máy. Mục tiêu
của hoạt động quản lý nguyên vật liệu là tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu
nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả. Đánh giá việc
quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất có thể dựa trên những yếu tố sau đây:
o Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chức năng mua hàng với sản xuất thể hiện trong
phương thức giao nhận. Ví dụ, nguyên vật liệu được chuyển thẳng từ bộ phận
nhận hàng hay từ bộ phận kho;

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 111


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

o Quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu trên dây chuyền sản xuất. Yếu tố này
chịu ảnh hưởng của người trực tiếp sử dụng – công nhân viên, phương tiện,
máy móc thiết bị sử dụng trong quản lý và sản xuất.
 Đánh giá việc lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất là giai đoạn chuẩn bị sẵn
sàng cho các hoạt động sản xuất thực sự. Lập kế
hoạch sản xuất thực chất là xác định các kế hoạch
cụ thể trong tương lai - cho ngày, tuần, tháng, hay
quí,…, nó phụ thuộc vào loại sản phẩm dự kiến sản
xuất. Sự xác định những kế hoạch này sẽ liên quan
tới sự tham gia của nhiều hoạt động, ví dụ, tiếp thị,
thu mua, lưu kho, nhân sự, và tài chính. Vì vậy,
đánh giá lập kế hoạch sản xuất được thực hiện theo
mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất, đó là: đưa ra cách thức kết hợp các yếu tố
đầu vào, kết hợp với năng lực, lựa chọn phương thức xử lý để đạt được hiệu quả
sản xuất cao nhất xét trên cả góc độ chi phí và thời gian.
Đối với hoạt động kiểm soát sản xuất: Mức độ chi tiết phụ thuộc vào tính phức tạp
của loại sản xuất và mức độ phân cấp quyền lực. Mục đích của kiểm soát sản xuất
là cung cấp thông tin cần thiết về tiến độ và tình trạng hiện tại của hoạt động sản
xuất để có thể tư vấn cho khách hàng hoặc phát hiện và giải quyết nhanh chóng
những vấn đề phát sinh làm chậm chễ kế hoạch sản xuất. Tương tự như lập kế
hoạch, đánh giá kiểm soát sản xuất phải xuất phát từ mục tiêu cuối cùng của hoạt
động này trong từng hoạt động sản xuất cụ thể. Trong một số trường hợp, kiểm
toán viên có thể sử dụng bảng trình tự kiểm soát theo từng hoạt động cùng với kết
quả mỗi hoạt động tương ứng để đánh giá.
 Đánh giá kiểm soát các hoạt động
Khác với kiểm soát sản xuất – hoạt động kiểm soát ở mức tổng thể, kiểm soát các
hoạt động liên quan tới những vấn đề cụ thể khi bắt tay vào sản xuất. Mặc dù với
phạm vi thực hiện khác nhau, mục đích cuối cùng của kiểm soát các hoạt động
hướng tới vẫn là hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đánh giá kiểm
soát các hoạt động nên được tìm hiểu và đánh giá theo mỗi loại nguồn lực sử dụng
cho sản xuất, gồm:
o Sử dụng nguyên vật liệu: Đánh giá kiểm soát hoạt động sử dụng nguyên vật liệu
nên tập trung vào các nội dung như cách thức xác định nhu cầu về nguyên
vật liệu cho sản xuất; bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất; phát hiện
nguyên vật liệu hỏng, phế phẩm, lỗi thời,…; sự phát triển hoạt động khác có
liên quan;
o Sử dụng lao động: Đánh giá kiểm soát sử dụng lao động thường tập trung vào
đánh giá theo các yêu cầu sử dụng lao động và đánh giá việc quản lý việc sử
dụng những lao động này trong sản xuất;
o Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ: Đánh giá kiểm soát sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tập
trung vào đánh giá kết quả cụ thể – chi phí cho dịch vụ hỗ trợ ở mức thấp nhất
có thể?

112 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Đánh giá việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng, thiết kế, nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với sản xuất. Trong
một số trường hợp, những hoạt động này có thể là một phần hoạt động của bộ phận
sản xuất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hơp, các hoạt động này lại được tổ chức
riêng rẽ và thực hiện hoạt động giống như là những kiểm soát trực tiếp đối với
hoạt động sản xuất. Trong cả hai trường hợp, đánh giá hoạt động này đều có những
đặc thù riêng. Mặc dù vậy, đánh giá kiểm soát chất lượng có thể xem xét dưới các
góc độ như: tổ chức bộ phận kiểm soát chất lượng, thực hiện kiểm soát chất lượng
theo các tiêu chuẩn.
 Đánh giá hoạt động kiểm soát chất thải
Kiểm soát chất thải đang và sẽ luôn là vấn đề phức tạp đối với hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất. Kiểm soát chất thải có mối quan hệ trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất. Để đạt được mục tiêu chung, kiểm soát chất thải hướng tới làm giảm
chi phí xử lý chất thải tới mức thấp nhất. Vấn đề này tồn tại không chỉ liên quan
tới một doanh nghiệp mà có liên quan tới nhiều đơn vị, nhiều ngành và đòi hỏi
phải có sự tham gia của cả xã hội. Đứng dưới góc độ quản lý, kiểm toán viên đánh
giá hoạt động kiểm soát chất thải theo những nội dung cơ bản sau đây:
o Sự thay đổi trong thành phần chất tạo ra sản phẩm hoàn thành, thay đổi nguyên
vật liệu chế biến hay phương thức xử lý nhằm giảm khối lượng chất thải hay
làm giảm những đặc tính có hại;
o Phát triển những cách thức mới để tái sử dụng những đồ phế thải;
o Phát triển những cách thức tốt hơn để xử lý nguyên vật liệu phế thải hoặc giảm
bớt những độc hại của chúng.
 Đánh giá vấn đề an toàn lao động
Hầu hết hoạt động sản xuất đều có liên quan tới vấn đề an toàn về thể chất hay
sức khoẻ cho người lao động. Bên cạnh đó, an toàn lao động có thể liên quan
tới những thiệt hại về tài sản hay phá vỡ các hoạt động do an toàn lao động không
được tuân thủ. Đánh giá an toàn lao động trong nhà máy có thể thực hiện theo
những nội dung cơ bản sau:
o Trang thiết bị sử dụng cho sản xuất và những rủi ro trong sử dụng từ đó xác
định biện pháp bảo vệ cần thiết;
o Xác định quá trình hoạt động để nhận diện và đánh giá những vấn đề an toàn
hay sức khoẻ;
o Giáo dục nhân viên về đạo đức, sự thận trọng,... trong thực thi những công việc
đặc biệt;
o Những hoạt động giám sát liên tục theo các hoạt động;
o Điều tra nguyên nhân và hậu quả của các tai nạn xảy ra trong sản xuất.

 Đánh giá phương pháp tổ chức sản xuất hiện đại


Áp dụng công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất,… đã làm thay đổi một cách cơ
bản hoạt động sản xuất. Để đánh giá phương pháp tổ chức hiện đại, kiểm toán viên
có thể xem xét theo ba khía cạnh sau đây:
o Đánh giá việc tăng cường ứng dụng tự động hoá vào sản xuất;
o Khả năng ứng dụng tin học vào sản xuất;
o Ứng dụng nhiều hơn những nghiên cứu về phương sách quản lý mới.

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 113


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

Ghi nhớ

Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động sản xuất hướng tới những mục đích
khác nhau. Một trong những nội dung chính của kiểm toán nội bộ là đánh giá tổ chức hoạt
động sản xuất. Đánh giá nội dung này có liên quan tới phạm vi rộng gồm cả đánh giá việc
tổ chức bộ phận sản xuất và đánh giá hoạt động sản xuất hàng ngày. Trong quá trình đánh
giá, kiểm toán viên có thể tập trung vào những hoạt động tài chính và cả những hoạt động
phi tài chính.

6.2.2. Đánh giá hiệu quả và hiệu năng hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất có quy trình đa dạng, khác nhau tại
mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ bản chất, mục tiêu và
đặc tính của hoạt động sản xuất, kiểm toán viên thường
đánh giá hiệu quả, hiệu năng hoạt động sản xuất theo
mỗi giai đoạn cụ thể của sản xuất, theo một dây
chuyền sản xuất hoặc theo một khu vực sản xuất riêng
lẻ. Trong thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải
xem xét hoạt động sản xuất trong quan hệ với các chức năng có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp trong doanh nghiệp. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả và hiệu năng sẽ
được xây dựng trên cơ sở xem xét theo từng hoạt động cụ thể trong sản xuất. Trong
những phần dưới đây sẽ trình bày theo nhóm tiêu chí và ví dụ về các tiêu chí đánh giá
tương ứng theo mỗi giai đoạn của sản xuất.
 Đánh giá việc xác định nhu cầu đối với sản xuất
Thực hiện đánh giá hiệu quả và hiệu năng quản lý trong giai đoạn đầu của quá
trình sản xuất có thể tập trung xác định các nhóm tiêu chí sau đây:
o Các tiêu chí liên quan tới khả năng sáng tạo, ứng dụng những sáng kiến trong
sản xuất: Là những tiêu chí quan trọng khi thực hiện đánh giá.
Các tiêu chí cụ thể có liên quan tới:
 Bộ phận sản xuất đã tiến hành những hoạt động nào nhằm nghiên cứu các
phương pháp sản xuất mới cho sản phẩm hiện tại;
 Bộ phận sản xuất đã tư vấn với các bộ phận chức năng khác để phát triển sản
phẩm mới trong quan hệ với năng lực sản xuất ở những mức độ khác nhau;
o Các tiêu chí liên quan tới kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp: Theo cách
tiếp cận đánh giá này, bộ phận sản xuất được xem là một đối tác trong kế hoạch
dài hạn.
Vì vậy, các tiêu chí có liên quan có thể sử dụng gồm:
 Bộ phận sản xuất đã tham gia vào xây dựng kế hoạch dài hạn ở các mức
độ nào?
 Bộ phận sản xuất có tạo ra cơ hội tương xứng đóng góp vào thành công của
kế hoạch dài hạn trên các khía cạnh xác định nhu cầu phương tiện, máy
móc, nhân sự và nguồn lực tài chính?
 Bộ phận sản xuất có tư vấn một cách thích hợp về tính khả thi, chi phí của
sản phẩm dự kiến sản xuất?
o Các tiêu chí về phát triển kế hoạch sản xuất hiện có
 Có sự tham gia tích cực của các bộ phận, hoạt động có liên quan không?

114 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 Sự tham gia có thích hợp không?


 Bộ phận sản xuất có thực quyền trong thực hiện sản xuất không?
 Đánh giá lập kế hoạch sản xuất
Đánh giá hiệu quả và hiệu năng của hoạt động này có thể lựa chọn các tiêu chí
trình bày theo nhóm hoạt động cụ thể có liên quan như sau:
Nhóm tiêu chí Xác định các tiêu chí cụ thể
 Hiện trạng bộ phận sản xuất và tổ chức bộ phận sản xuất có thích
hợp với sản xuất?
 Có được cung cấp thông tin thích hợp để đánh giá các cách tiếp
cận để lựa chọn trước khi chuẩn bị các phương tiện và thiết bị
1. Quy trình sản xuất không?
 Bộ phận sản xuất có đội ngũ nhân viên có năng lực, hoạt động
thích hợp và theo trật tự không?
 Tài liệu có thích hợp để trợ giúp cho việc ra quyết định xử lý trong
sản xuất không?
 Đánh giá tình trạng tổ chức của nhóm/bộ phận sản xuất và những
sắp xếp về tổ chức nội bộ như thế nào?
 Những cách thức thoả mãn các yêu cầu cần thiết về phương tiện
có thể lựa chọn có được tìm hiểu/quan tâm ở mức độ nào?
 Những nhân tố thích đáng có liên quan tới sự lựa chọn cụ thể
2. Trang bị phương tiện
được văn bản hóa phù hợp như thế nào?
 Việc phối hợp với những hoạt động của công ty khác có thích
hợp không?
 Kế hoạch thời gian và kiểm soát sau đó đối với những dự án mua
sắm phương tiện có thích hợp không?
 Đánh giá tình trạng tổ chức của nhóm/bộ phận và tổ chức nội bộ
của nó.
 Đánh giá các loại thiết bị thay thế trong quan hệ với công suất,
bảo dưỡng và hoạt động được thực hiện thích hợp ra sao?
3. Trang bị máy móc,
 Các mức độ phân quyền đối với việc mua sắm thiết bị và công cụ
công cụ cho sản xuất
có hợp lý không?
 Sự phối hợp với các hoạt động công ty khác có thích hợp không?
 Kế hoạch thời gian và kiểm soát sau đó đối với các dự án thu mua
có thích hợp không?
 Đánh giá tình trạng tổ chức của nhóm và những sắp xếp về tổ
chức nội bộ của nó.
 Đánh giá mức độ phù hợp của việc phân tích và cung cấp tài liệu
liên quan tới việc xác định, bố trí nhà máy.
4. Quy hoạch và bố trí
 Sự phối hợp với các hoạt động công ty có liên quan khác trong
nhà máy
việc bố trí nhà máy có thích hợp không?
 Kế hoạch và kiểm soát công việc thực sự có thích hợp không?
 Có sự phê chuẩn thích hợp cho các dự án với qui mô khác
nhau không?
 Đánh giá tình trạng tổ chức của nhóm và những sắp xếp về tổ
chức nội bộ của nó.
 Sự phối hợp với tất cả các hoạt động của công ty được duy trì ở
5. Quản lý nguyên vật liệu mức độ thích hợp như thế nào?
 Đánh giá mức độ phù hợp của việc phân tích và cung cấp tài liệu
liên quan tới các quyết định chính như nhu cầu nắm giữ nguyên vật
liệu sẽ được thỏa mãn như thế nào, bao gồm sự lựa chọn thiết bị.

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 115


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

Nhóm tiêu chí Xác định các tiêu chí cụ thể


 Đánh giá tình trạng tổ chức của nhóm và những sắp xếp về tổ
chức nội bộ của nó.
 Sự tham gia của nhóm/bộ phận sản xuất trong xác định kế hoạch
sản xuất phù hợp như thế nào?
 Đánh giá hệ thống thủ tục - nhờ hệ thống này mà những yêu cầu
6. Kế hoạch hoá sản
về “đầu vào” được chi tiết, được xác định và được chuyển giao.
xuất và kiểm soát
 Đánh giá những chính sách và thủ tục - Từ những thủ tục và
chính sách này nhiệm vụ được xác định, sau đó được phổ biến
trong phạm vi bộ phận sản xuất .
 Đánh giá sự thích hợp của hệ thống mà bộ phận kiểm soát sản
xuất sẽ duy trì kiểm soát đối với tình trạng hoạt động sản xuất.

 Đánh giá các hoạt động sản xuất hiện tại


Thực hiện đánh giá hiệu quả và hiệu năng của những hoạt động sản xuất hiện tại
liên quan trực tiếp tới việc sử dụng các yếu tố đầu vào, sử dụng máy móc thiết bị
và nhân công đồng thời liên quan tới chức năng kiểm soát. Kiểm toán viên có thể
sử dụng nhóm các tiêu chí sau đây trong nghiên cứu và xác định những tiêu chí cụ
thể trong đánh giá hiệu quả và đánh giá hiệu năng:
o Nhóm tiêu chí đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu
Các tiêu chí đánh giá cho việc sử dụng một cách hiệu quả nguyên vật liệu
thường liên quan tới:
 Nguyên vật liệu được nhận và bảo quản thích hợp phục vụ cho sản xuất;
 Phế liệu hoặc vật liệu dư thừa trong sử dụng nguyên vật liệu;
 Sử dụng nguyên vật liệu kém phẩm chất hay thu hồi phế liệu;
 Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu về nguyên vật liệu;
 Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu.
o Nhóm tiêu chí về việc sử dụng lao động
Tương tự như trên, các tiêu chí có liên quan có thể sử dụng gồm:
 Lựa chọn và đào tạo công nhân thích hợp với công việc;
 Thời gian nhàn rỗi, thời gian làm thêm so với quy định;
 Sự giám sát đối với người lao động;
 Những tiêu chuẩn khác liên quan tới hoạt động đặc biệt;
 Đạo đức người lao động;
 Quan hệ với công đoàn.
o Nhóm tiêu chí về sử dụng các dịch vụ hỗ trợ
Các tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả các dịch vụ này gồm:
 Mức độ thích hợp trong sử dụng các dịch vụ hỗ trợ;
 Sự trì hoãn trong sản xuất do dịch vụ hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu.
o Nhóm tiêu chí về hiệu quả kiểm soát sản xuất
Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát sản xuất liên quan tới các khâu hoạt động
khác nhau gồm:
 Hệ thống kiểm soát được thiết lập hoạt động như thế nào;
 Sự hợp tác của bộ phận sản xuất với các bộ phận dịch vụ;
 Mức độ hoàn thành kế hoạch về thời gian.

116 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

o Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí (qua hệ thống báo cáo)
Các tiêu chí có liên quan được xác định theo hai nội dung lớn:
 Đánh giá hệ thống báo cáo của các hoạt động sản xuất theo cấp giám sát
khác nhau. Đặc biệt, kiểm toán viên đánh giá các yếu tố liên quan tới: Qui
mô, phân tích thích hợp, thời gian báo cáo, tập trung vào những chi phí có thể
kiểm soát được, theo những cá nhân, mức độ tóm tắt của báo cáo;
 Đánh giá mức độ sử dụng đối với các báo cáo trong quan hệ với hành động
quản lý cần thiết. Kiểm toán viên có thể đánh giá tập trung vào các tiêu chí
liên quan tới: Tính kịp thời của thông tin, nguyên nhân về sự sai lệch; hành
động phù hợp hơn dựa trên thông tin về chi phí.
 Đánh giá các hoạt động khác trong sản xuất
Đánh giá các hoạt động khác trong sản xuất chủ yếu liên quan tới đánh giá về việc
kiểm soát chất thải và đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất. Hiệu quả và hiệu
năng trong kiểm soát chất thải và an toàn trong sản xuất có thể được đánh giá trên
cơ sở những tiêu chí có liên quan liệt kê trong bảng dưới đây:
Nội dung Tiêu chí đánh giá
 Tình trạng tổ chức của nhóm/bộ phận kiểm soát chất thải và sắp xếp
nội bộ của bộ phận này.
 Vấn đề kiểm soát chất thải được công ty thừa nhận một cách thoả
đáng?
Kiểm soát chất thải
 Nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chất thải đang được thực hiện thích
hợp?
 Những cơ hội trong giải quyết vấn đề chất thải?
 Bằng chứng về tác động có hại của việc xử lý chất thải hiện tại?
 Đánh giá sự thoả đáng về tình trạng tổ chức của nhóm và những sắp
xếp về tổ chức nội bộ của nó.
 Chương trình an toàn được xem xét một cách thích hợp từ những
nguy hiểm hiện có và từ kinh nghiệm trong quá khứ về những vấn đề
An toàn trong sản tương tự.
xuất
 Sự phối hợp với các bộ phận sản xuất như thế nào?
 Vấn đề an toàn trong sản xuất được kết hợp một cách thích hợp với
việc đào tạo và phối hợp với các chương trình giám sát như thế nào?
 Có hay không sự ủng hộ của ban quản trị?

Ghi nhớ

Nếu như đánh giá tổ chức hoạt động sản xuất (mục 6.2.1) có thiên hướng vào hiệu lực
hoạt động sản xuất, thì ở phần này kiểm toán nội bộ tập trung vào đánh giá hiệu quả và
hiệu năng quản lý có liên quan. Khác với những bài trước, kiểm toán viên có thể đánh
giá toàn bộ cả chức năng/hoạt động, trong bài này, kiểm toán viên thường chỉ đánh giá
một phần trong hoạt động sản xuất do sự đa dạng, phức tạp của hoạt động này.

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 117


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI


Sản xuất có vai trò quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.
Đây là quá trình phức tạp, đa dạng, luôn biến động và có liên quan chặt chẽ tới các bộ phận khác
nhau trong doanh nghiệp. Sản xuất là khâu trung gian giữa cung ứng và tiêu thụ nhưng ảnh
hưởng của sản xuất tới kết quả kinh doanh lại vô cùng lớn.
Kiểm toán nội bộ hoạt động sản xuất là một phần hành kiểm toán rộng, có liên quan tới việc xem
xét kết hợp nhiều yếu tố. Trên thực tế, kiểm toán hoạt động này thường chỉ thực hiện đánh giá
theo mỗi giai đoạn của sản xuất.
Mặc dù, mỗi hoạt động sản xuất mang những đặc thù khác nhau nhưng để thuận tiện cho quá
trình nghiên cứu, sản xuất được khái quát theo 5 giai đoạn nhất định là: Xác định nhu cầu; lập kế
hoạch sản xuất; thu mua các yếu tố đầu vào cần thiết; nhận hàng, lắp đặt và kiểm tra thiết bị; sản
xuất theo kế hoạch và chuyển giao sản phẩm hoàn thành.

118 ACC304_Bai 6_v1.0010111201


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

CÂU HỎI CUỐI BÀI


1. Giải thích khái niệm kiểm toán hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng trong quan hệ với kiểm toán
hoạt động sản xuất?
2. Mục tiêu của hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới kiểm toán hoạt động sản xuất như thế nào?
3. Mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất với các hoạt động khác trong doanh nghiệp, trên cơ sở
đó hãy xác định những ảnh hưởng tới kiểm toán hoạt động sản xuất?
4. Anh/Chị hãy lấy ví dụ minh họa cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất và hiệu năng
quản lý hoạt động sản xuất. Trên cơ sở đó, hãy nêu sự khác biệt/mối quan hệ trong đánh giá?
5. Theo anh/chị, kiểm toán hoạt động sản xuất nên được xem là hoạt động kiểm toán theo chức
năng (Functional audit) hay kiểm toán tổ chức (organizational audit)? Tại sao?

BÀI TẬP

Bài 6.1
Một kiểm toán viên nội bộ được giao nhiệm vụ kiểm toán hoạt động sản xuất tại một nhà máy
sản xuất thiết bị. Kiểm toán viên đã phát hiện thấy một số vấn đề sau đây có liên quan tới hoạt
động sản xuất và một số hoạt động khác:
a. Kiểm toán nội bộ đã tìm thấy những sự khác nhau về dung sai đã sử dụng trong sản xuất linh
kiện của máy móc nông nghiệp. Nhà máy Atlanta đã sử dụng một dung sai 3/8-inch, trái lại
nhà máy Charleston đã sử dụng một dung sai 5/16-inch.
b. Kiểm tra lại một số công việc và nhiệm vụ của lao động sản xuất đã chỉ ra rằng có việc
chuyển giao không được phê chuẩn giữa các công việc khác nhau. Khi phỏng vấn, công nhân
trả lời để giảm tải và để sửa chữa những lỗi đã xảy ra trước đó. Kiểm tra tiếp, kiểm toán viên
không phát hiện ra bất cứ bằng chứng nào về những lỗi đã xảy ra trong các công đoạn sản
xuất và cả trong ghi chép.
c. Kiểm toán viên phát hiện ra một vài đơn đặt hàng đã bị huỷ bỏ trong năm là do sự trì hoãn
việc mua sắm và phân phát những bộ phận thiết bị thiết yếu.
d. Nhà kiểm toán nội bộ đã kiểm nghiệm số lượng xe gắn máy được lựa chọn để xem xét về khả
năng hoạt động của chúng. Kiểm toán viên thấy rằng một số xe gắn máy không hoạt động do
những sai sót mà không được báo cáo.
Yêu cầu:
Phát hiện những yếu điểm trong kiểm soát tương ứng với những nội dung nêu trên của kiểm
toán viên nội bộ. Đề xuất của kiểm toán viên nội bộ trong tình huống này như thế nào để có
thể cải thiện tình hình.
Bài 6.2
Bộ phận kiểm soát chất lượng (QC) trong một công ty sản xuất lớn báo cáo trực tiếp tới trưởng
bộ phận sản xuất. Mục tiêu của QC là để áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng
vào sản xuất. Giám đốc bộ phận QC có quyền bác bỏ quá trình sản xuất hoàn thành và có quyền
thì hoãn quá trình sản xuất khi thấy cần thiết để sửa chữa những vấn đề có liên quan tới chất
lượng sản phẩm. Công ty đánh giá QC trong quan hệ với bốn phần trong qui trình kiểm soát chất
lượng là:

ACC304_Bai 6_v1.0010111201 119


Bài 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

a. Xây dựng các thiết kế kỹ thuật phù hợp với các mức chất lượng được chấp nhận cho các chi
tiết hoặc các sản phẩm hoàn thành. Trong mỗi bộ phận của chu kỳ, trách nhiệm của bộ phận
QC là đảm bảo hợp lý khoảng cách cụ thể về các mức chất lượng được xây dựng và thực tế
dựa trên việc xem xét tất cả các nhân tố thích đáng.
b. Bộ phận QC xác định cách thức làm thế nào để đạt được sự đảm bảo về chất lượng. Trách
nhiệm của bộ phận này trong chu kỳ là xây dựng chương trình để ngăn ngừa các biện pháp
làm sai lệch và xác định nhu cầu về phương tiện, thiết bị, và nhân sự để hoạt động các
chương trình.
c. Bộ phận QC thực hiện các chương trình và đưa ra các quyết định liên quan tới chất lượng sản
phẩm dựa trên việc điều tra về những bộ phận và toàn bộ sản phẩm khi thấy cần thiết.
d. Bộ phận QC đánh giá kết quả của những hoạt động giám sát. Trong mỗi bộ phận của chu kỳ, bộ
phận này phân tích về sự nới rộng khoảng cách chênh lệch so với các mức chất lượng được chấp
nhận, nghiên cứu bản chất và thực hiện những hành động sửa chữa kịp thời.
Yêu cầu:
1. Trình bày các mục tiêu cho cuộc kiểm toán đối với mỗi chức năng nêu trên.
2. Liệt kê các bước kiểm toán cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu trên.

120 ACC304_Bai 6_v1.0010111201

You might also like