You are on page 1of 16

PHẦN II: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

B
Báo cáo KTQT thường được lập vào thời gian :
a. Khi kết thúc niên độ kế toán.
b. Khi kết thúc quí.
c. Khi cơ quan quản lý chức năng yêu cầu kiểm tra.
d. Khi nhà quản trị cần thông tin thực hiện các chức năng quản lý.
Giải thích: Các báo cáo KTQT phục vụ cho việc ra quyết định, bởi vậy được
thành lập ở bất kì thời điểm nào, khi nhà quản trị yêu cầu và cần thông tin nhằm
thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định
Báo cáo kết quản kinh doanh theo dạng số dư đảm phí giúp nhà quản trị dễ
dàng nhận biết:
a. Mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận;
b. Lợi nhuận trong kỳ;
c. Trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp;
d. Các đáp án trên đều sai.

C
Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu
thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí
trong kỳ 100.000.000 đồng. Mục tiêu của công ty trong kỳ tới là tăng 25% lợi
nhuận. Hỏi phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt mục tiêu đó:
a. 18.000sp
b. 18.500sp
c. 18.125sp
d. Các số trên sai
Giải thích:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
= sản lượng x giá – sản lượng x biến phí – định phí x lợi nhuân
= sản lượng x (giá – biến phí) – định phí
= 36.000.000
Lợi nhuận kỳ tới tăng 25% = 36.000.000 x 25% = 9.000.000
 Lợi nhuận mong muốn là: 36.000.000 + 9.000.000 = 45.000.000
100.000.000+ 45.000 .000
Sản lượng = 20.000−12.000
=18.125 sản phẩm

Công thức nào sau đây dùng để tính doanh thu cần đạt được để thỏa mãn
mức lợi nhuận mong muốn:
a. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí;
b. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí đơn vị;
c. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho tỉ lệ số dư đảm phí;
d. Các trường hợp trên đều đúng
Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu
thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí
trong kỳ 100.000.000 đồng. Mục tiêu của công ty trong kỳ tới là tăng 25% lợi
nhuận. Hỏi doanh thu tiêu thụ phải là bao nhiêu để đạt mục tiêu đó:
a. 360.000.000đ
b. 365.000.000đ
c. 362.000.000đ
d. 362.500.000đ
Giải thích:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
= sản lượng x giá – sản lượng x biến phí – định phí x lợi nhuân
= sản lượng x (giá – biến phí) – định phí
= 36.000.000
Lợi nhuận kỳ tới tăng 25% = 36.000.000 x 25% = 9.000.000
 Lợi nhuận mong muốn là: 36.000.000 + 9.000.000 = 45.000.000
Số dư đảm phí = 20.000 – 12.000 = 8.000
8000
Tỉ lệ số dư đảm phí = 20.000 =0,4

100.000.000+ 45.000 .000


Doanh thu tiêu thụ = 0,4
=362.500.000 ¿

Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu
thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí
trong kỳ 100.000.000 đồng. Tỉlệ Doanh thu an toàn của công ty là:
a. 26,5% b. 23% c. 24% d. 27%
Giải thích:
Số dư đảm phí đơn vị = 20.000 – 12.000 = 8.000
8000
Tỉ lệ số dư đảm phí đơn vị = 20.000 =0.4

100.000.000
Doanh thu hoà vốn = 0,4
=250.000 .000

Doanh thu thực hiện = 17.000 x 20.000 = 340.000.000


Số dư an toàn = DT thực hiện – DT hoà vốn = 340.000.000 – 250.000.000 =
90.000.000
Tỉ lệ số dư an toàn = số dư an toàn / doanh thu
90.000.000
= 340.000.000 =0,2647=26,47 % 26,5 %

Câu nào dưới đây đúng với đặc điểm thông tin của kế toán quản trị:
a. Mang tính khách quan
b. Mang tính quá khứ
c. Mang tính dự báo
d. Mang tính tổng hợp
Công ty Minh Khang đang kinh doanh sản phẩm A với giả định doanh thu
1.000.000đ, tổng chi phí 750.000đ. Sản phẩm A đang có dấu hiệu suy thoái
trong tương lai. Vì vậy, công ty quyết định ngưng kinh doanh sản phẩm A để
chuyển sang kinh doanh sản phẩm B. Trong năm đầu tiên kinh doanh sản
phẩm B, doanh thu 1.600.000đ, chi phí 1.250.000đ. Chi phí cơ hội khi công ty
kinh doanh sản phẩm B là: (đồng)
a. 100.000
b. 250.000 (mất đi chi phí cơ hội của sản phẩm A 1.000.000 – 750.000)
c. 350.000
d. Tất cả các câu trên đều sai
Chi phí chìm là những chi phí:
a. Không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi lựa chọn giữa các phương án
trong
tương lai.
b. Chi phí có trong phương án này nhưng không có trong các phương án khác
c. Không thích hợp đối với việc xem xét để ra quyết định quản trị
d. (a) và (c) đúng
Công ty Minh Khang có năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa: 40.000 sản
phẩm. Trong tháng 8/N có tài liệu như sau: đơn giá bán 160.000đ/sp, biến phí
đơn vị: 85.000đ/sp, tổng định phí 1.500.000.000đ, khối lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm. Tổng số dư đảm phí của công ty là: (đồng)
a. 2.250.000.000 =(160.000 – 85.000) x 30.000
b. 750.000.000
c. 3.000.000.000
d. Tất cả các câu đều sai.
Công ty Minh Khang có năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa: 40.000 sản
phẩm. Trong tháng 8/N có tài liệu như sau: đơn giá bán 160.000đ/sp, biến phí
đơn vị: 85.000đ/sp, tổng định phí 1.500.000.000đ, khối lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm. Sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn là:
a. 17.647SP và 2.823.529.412đ
b. 9.375SP và 1.500.000.000đ
c. 20.000 SP và 3.200.000.000đ
d. Tất cả các câu đều sai.
Giải thích:
Hoà vốn theo số lượng = định phí / số đư đảm phí
= 1.500.000.000/ (160.000 – 85.000) = 20.000 sản phẩm
160.000−85.000
Tỉ lệ số dư đảm phí = 160.000
= 0,46875

1.500..000.000
Doanh thu hoà vốn = 0,46875
=3.200 .000 .000 đồng

Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là:
a. Dự toán tiêu thụ
b. Dự toán sản xuất
c. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
d. Cả (b) và (c) đúng
Công ty Minh Khang có năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa: 40.000 sản
phẩm. Trong tháng 8/N có tài liệu như sau: đơn giá bán 160.000đ/sp, biến phí
đơn vị: 85.000đ/sp, tổng định phí 1.500.000.000đ, khối lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm. Số dư an toàn là: (đồng)
a. 3.200.000.000
b. 1.600.000.000
c. 2.400.000.000
d. Tất cả các câu đều sai.
Giải thích:
Số dư đảm phí đơn vị = 160.000 – 85.000 = 75.000
75.000
Tỉ lệ số dư đảm phí đơn vị = 160.000 =0.46875

1.500.000 .000
Doanh thu hoà vốn = 0,46875
=3.200 .000 .000
Doanh thu thực hiện = 160.000 x 40.000 = 6.400.000.000
Số dư an toàn = DT thực hiện – DT hoà vốn
= 6.400.000.000 – 3.200.000.000 = 3.200.000.000
Công ty N có tài liệu sau:
-Khối lượng sản phẩm cần sản xuất tháng 5 là 10.000 sản phẩm, tháng 6 là 11.500
sản phẩm.
-Định mức chi phí NVLTT: 5kg/SP x 6.000đ/kg.
-Nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 5 bằng 20% nhu cầu sản xuất kỳ sau.
Giá trị nguyên vật liệu mua nhập kho dự kiến trong tháng 5: (đồng)
a. 369.000.000đ
b. 300.000.000đ
c. 309.000.000đ
d. Tất cả các câu đều sai
Giải thích: định mức chi phí NVLTT: 5 x 6.000 = 30.000 (đ/sp)
Doanh thu của tháng 5: 10.000 x 30.000 = 300.000.000
Doanh thu của tháng 6: 11.500 x 30.000 = 345.000.000
Nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 5 bằng 20% nhu cầu sản xuất kỳ sau
Nên: Nhu cầu sản xuất của tháng 5 bằng 20% của tháng 6 = 69.000.0000
Nhu cầu sản xuất của tháng 4 bằng 20% của tháng 5 = 60.000.000
Vậy giá trị nguyên vật liệu mua nhập kho dự kiến trong tháng 5 là
300.000.000 -60.000.000 + 69.000.000 = 309.000.000 đồng
Công ty Minh Khang có năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa: 40.000 sản
phẩm. Trong tháng 8/N có tài liệu như sau: đơn giá bán 160.000đ/sp, biến phí
đơn vị: 85.000đ/sp, tổng định phí 1.500.000.000đ, khối lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm. Sản lượng và doanh thu cần bán để đạt lợi
nhuận mong muốn 1.125.000.000đ.
a. 35.000SP và 5.600.000.000đ
b. 20.000SP và 3.200.000.000đ
c. 30.000SP và 4.950.000.000đ
d. Tất cả các câu đều sai
Giải thích:
1.500.000 .000+1.125 .000 .000
Sản lượng = 160.000−85.000
=35.000 sản phẩm

160.000−85.000
Tỉ lệ số dư đảm phí = 160.000
=0,46875

1.500.000 .000+1.125 .000 .000


Doanh thu = 0,46875
=5.600.000 .000 đồng

D
Đơn giá bán giảm 10 đơn vị tiền tệ, biến phí đơn vị giảm 10 đơn vị tiền tệ thì:
a. Số dư đảm phí đơn vị sẽ không đổi.
c. Số dư đảm phí sẽ không đổi.
b. Số dư đảm phí đơn vị sẽ giảm 10 đơn vị tiền tệ.
d. Các trường hợp trên đều sai
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được tính bằng công thức:
a. Số dư đảm phí/Lợi nhuận.
b. Số dư đảm phí/(Số dư đảm phí – Định phí).
c. (Doanh thu – Biến phí)/(Số dư đảm phí – Định phí).
d. Các câu trên đúng.
Doanh thu an toàn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào:
a. Kết cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp.
b. Mức độ an toàn của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
c. Hai câu trên đều đúng.
d. Hai câu trên đều sai.
Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT chủ yếu là:
a. Nhà quản trị các cấp của DN.
b. Các cơ quan quản lý nhà nước.
c. Cơ quan thuế.
d. Tất cả các tổ chức trên
Doanh thu hòa vốn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào sau đây:
a. Giá bán, biến phí, định phí.
b. Giá bán, biến phí và kết cấu bán hàng.
c. Định phí, biến phí, kết cấu bán hàng.
d. Số dư đảm phí, định phí và kêt cấu bán hàng
Định mức lượng về nguyên vật liệu được xác định là:
a. Định mức nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất.
b. Định mức hao hụt cho phép trong sản xuất.
c. Định mức hư hỏng cho phép trong sản xuất.
d. Tất cả các câu đều đúng

G
Giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau được xác định bằng công
thức:
a. (Định phí/Sản lượng) + biến phí đơn vị.
b. Định phí đơn vị + Biến phí đơn vị.
c. Hai câu trên đều đúng.
d. Hai câu trên đều sai.
K
KTQT và KTTC khác nhau ở phạm vi nào sau đây:
a. Đối tượng cung cấp thông tin.
b. Đặc điểm thông tin.
c. Phạm vi báo cáo.
d. Tất cả các ý trên.
Kế toán không chỉ dừng lại ở việc phân phối thông tin mang tính đúng mực
mà yên cầu thông tin kế toán phân phối phải :
a. Linh hoạt
b. Kịp thời.
c. Hữu ích.
Khi phân tích chi phí hỗn hợp theo các phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết
quả biến phí đơn vị, tổng định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp:
a. Giống nhau
b. Khác nhau
c. Có thể giống hoặc khác nhau tùy theo tính chất và phạm vị mức độ sản xuất
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Khi giá bán, biến phí đơn vị không đổi, nếu mức sản xuất giảm 30% thì tổng
định phí sản xuất:
a. Tăng 30%
b. Giảm 30%
c. Không đổi
d. Chưa đủ điều kiện để xác định
Khi giá bán và biến phí đơn vị không thay đổi, doanh thu hòa vốn tăng nếu:
a. Sản lượng tiêu thụ tăng
b. Sản lượng hòa vốn tăng
c. Sản lượng tiêu thụ giảm.
d. Sản lượng tiêu thụ không đổi.
Khi xây dựng định mức dựa trên điều kiện hợp lý như máy móc có thể hư
hỏng, công nhân có thể gián đoạn trong quá trình sản xuất thì được gọi là
định mức:
a. Sản xuất
b. Dự toán
c. Lý tưởng
d. Thực tế

L
Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ biến phí sẽ:
a.Hợp lý vì biến phí biến động tỉ lệ với doanh thu.
b. Không hợp lý vì biến phí không biến động theo doanh thu.
c. Hai câu trên đúng.
d.Hai câu trên sai.

M
Mục tiêu của KTQT là:
a. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
b. Xử lý các dữ liệu kế toán để thực hiện chức năng phân tích, dự toán, kiểm tra và
ra quyết định.
c. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng bên ngoài doanh
nghiệp.
d. Cả 3 câu trên đều sai

N
Nhóm nào trong các nhóm dưới đây ít có khả năng nhất trong việc được cung
cấp các báo cáo KTQT:
a. Hội đồng quản trị.
b. Quản đốc phân xưởng.
c. Cổ đông. (Vì Trừ 1 số cổ đông đặc biệt, hầu hết các cổ đông không có chức năng
quản trị doanh nghiệp, vì vậy họ không cần được nhận thông tin từ KTQT.)
d. Quản lý các cấp.
Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc nhiệm vụ của kế toán quản trị:
a. Thu thập xử lý thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị.
b. Kiểm tra, giám sát các định mức, dự toán của đơn vị.
c. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị thông qua báo cáo tài chính.
d. Phân tích thông tin phục vụ cho lập kế hoạch và ra quyết định của nhà quản trị.

S
Số dư đảm phí không thay đổi khi:
a. Định phí thay đổi.
b. Giá bán thay đổi.
c.Biến phí thay đổi.
d. Các câu trên sai.
Số dư đảm phí được tính bằng công thức:
a. Doanh thu – biến phí
b. Doanh thu – định phí
c. Doanh thu – chi phí
d. Tất cả các câu trên sai

T
Tác dụng của chỉ tiêu số dư đảm phí là:
a. Cho biết khả năng bù đắp chi phí của giá bán;
b. Cho biết con đường tối đa hóa lợi nhuận (muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa
hóa số dư đảm phí).
c. Cả (a) và (b) đều đúng.
d. Cả (a) và (b) đều sai
Giải thích: Số dư đảm phí là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng bù đắp chi phí
cố định của doanh nghiệp và là cơ sở để tạo ra lợi nhuận sau khi bù đắp chi phí cố
định trong doanh nghiệp.

Tỉ lệ giữa biến phí và định phí so với tổng chi phí được gọi là:
a. Tỉ lệ số dư đảm phí.
b. Kết cấu chi phí.
c. Hai câu trên đúng.
d. Hai câu trên sai
Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được tính vào cho phí nào dưới
đây :
a. Chi phí bán hàng
b. Chi phí nhân công trực tiếp
c. Chi phí sản xuất chung
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
Tại mức độ hoạt động từ 800sp đến 2.000sp, sản phẩm A có kết cấu chi phí là:
biến phí sản xuất đơn vị 10.000đ/sp, tổng định phí sản xuất hằng tháng là
10.000.000đ. Mức sản xuất trong kỳ là 1.000 sp. Giá thành đơn vị sản phẩm
theo phương pháp toàn bộ là:
a. 20.000 đ/sp
b. 15.00 đ/sp
c. 22.050 đ/sp
d. Tất cả câu trên đều đúng.
Giải thích:
Tổng chi phí sản xuất của 1000sp là:
10.000 ×1000+10.000 .000=20.000 .000 đồng

20.000.000
Giá thành 1 sản phẩm là: 1000
=20.000 đồng/sản phẩm

Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số
lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm
số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Sản lượng và doanh thu hoà vốn sẽ
là:
a. 17.500 sản phẩm và 675.000.000 đồng
c. 15.000 sản phẩm và 700.000.000 đồng
b. 15.000 sản phẩm và 675.000.000 đồng
d. Các đáp án trên đều sai
Giải thích:
Số dư đảm phí đơn vị = 45.000 – 25.000 = 20.000
Sản lượng hoàn vốn: 300.000.000 / 20.000 = 15.000 sản phẩm
Doanh thu hoà vốn: 15.000 x 45.000 = 675.000.000 đồng
Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số
lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm
số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Tỉ lệ số dư đảm phí là:
a. 50%
b. 44 %
c. 34%
d. Các số trên đều sai
Giải thích:
Tỷ lệ số dư đảm phí = số dư đảm phí đơn vị / giá bán = 20.000 / 45.000 = 0.44
= 44%
Tại công ty XYZ tập hợp được các chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm
A trong một phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm A và B trong tháng 3/N
như sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 150.000 đồng, chi phí nhân công
trực tiếp 85.000 đồng, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A là
170.000 đồng, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản
phẩm A là 55.000 đồng. Xác định chi phí sản phẩm của sản phẩm A: (đồng)
a. 235.000
b. 225.000
c. 405.000 (150.000 + 85.000 + 170.000 = 405.000 đồng)
d. Tất cả các câu trên đều sai
Trong tháng 6/N, Công ty Anh Minh sản xuất 2.000 sản phẩm, tiêu thụ 1.500
sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 800đ/sp, chi phí nhân công trực
tiếp 400đ/sp, biến phí sản xuất chung 350đ/sp, định phí sản xuất
chung 1.200.000đ, biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 120đ/sp, định
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1.500.000đ. Giá thành đơn vị theo
phương pháp toàn bộ:
a. 1.550đ/sp
b. 2.150đ/sp =(800 + 400 + 350) + (1.200.000 / 2.000)
c. 2.270đ/sp
d. Tất cả các câu trên đều sai.
Trong nền kinh tế thị trường, dự toán có tác dụng giúp nhà quản trị:
a. Định hướng kinh doanh
b. Liên kết, tập trung và khai thác tốt nguồn lực
c. Hạn chế những rủi ro
d. Tất cả các câu đều đúng
Trong doanh nghiệp thương mại, dự toán sản xuất được thay thế bằng:
a. Dự toán tiền mặt
b. Dự toán mua hàng
c. Dự toán tiêu thụ
d. Tất cả các câu đều sai

X
Xác định những chi phí nào sau đây có thể là định phí tùy ý:
a. Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất.
b. Chi phí quảng cáo hàng năm.
c. Tiền thuê nhà xưởng và thuê máy móc thiết bị sản xuất.
d. Tiền lương ban giám đốc công ty.

You might also like