You are on page 1of 13

, CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Trình bày những cơ sở kinh tế ảnh hưởng đến định giá và điều chỉnh giá bán trong nền
kinh tế thị trường?
Câu 2.Lý giải sự khác biệt cơ bản của kỹ thuật định giá bán trong kinh tế học vi mô và định giá
bán trong kế toán quản trị?
Câu 3. Tại sao quyết định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp lại căn cứ vào chi phí?
Câu 4. Giá bán sản phẩm được xác định theo 2 quan điểm của phương pháp toàn bộ và trực tiếp
có nhất thiết là luôn luôn phải bằng nhau hay không? Tại sao khi định giá bán trong các trường
hợp đặc biệt, người ta lại sử dụng phương pháp trực tiếp mà không sử dụng phương pháp toàn
bộ?
Câu 5. Giải thích vì sao giá bán sản phẩm dịch vụ lại bao gồm hai bộ phận là giá thời gian lao
động trực tiếp và giá nguyên liệu sử dụng. Tại sao việc tính giá dịch vụ phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động trực tiếp?
Câu 6. Khi xác định giá bán một loại sản phẩm, anh (chị) hãy cho biết tại sao tỷ lệ số tiền tăng
thêm của chúng lại được xác định khác nhau ở những mức số lượng sản phẩm tiêu thụ khác
nhau?
Câu 7. Tại sao quyết định về giá bán sản phẩm phải linh hoạt trong từng trường hợp đặc biệt?
Ưu điểm của phương pháp trực tiếp so với phương pháp toàn bộ trong định giá bán sản phẩm?
Câu 8. Trình bày cơ sở của việc xác định mức giá bán tối thiểu trong các trường hợp đặc biệt?
Câu 9. Trình bày ý nghĩa phạm vi linh hoạt của giá trong định giá bán theo phương pháp trực
tiếp?
Câu 10. Trình bày các chiến lược định giá bán và ưu nược điểm của từng chiến lược định giá?

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Quyết định giá bán sản phẩm có ảnh hưởng đến:
a. Khả năng sinh lời.
b. Mức tăng trưởng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong tương lai.
c. Thị phần và sự chấp nhận của khách hàng.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 2. Quyết định giá bán sản phẩm căn cứ vào chi phí vì:
a. Phải thu hồi chi phí đã bỏ ra và có mức lợi nhuận hợp lý.
b. Để tránh trường hợp xác định giá bán thấp hơn chi phí.
c. Hình thành nên mức giá sàn.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 3. Lý thuyết kinh tế vi mô cho rằng giá bán sản phẩm là tối ưu:
a. Khi bán được nhiều sản phẩm nhất.
b. Khi chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí cao nhất.
c. Khi giá bán có tính cạnh tranh cao.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 4. Mô hình tính giá bán sản phẩm theo lý thuyết kinh tế vi mô:
a. Thực hiện được trong thị trường cạnh tranh.
b. Giá bán ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
c. Giá bán với mong muốn lợi nhuận hợp lý.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 5. Tính giá bán sản phẩm theo lý thuyết kinh tế vi mô dựa trên nguyên tắc:
a. Giá bán phải bù đắp chi phí và đạt lợi nhuận cao nhất.
b. Giá bán phải bù đắp chi phí và đạt lợi nhuận lâu dài.
c. Giá bán phải bù đắp chi phí đã được cân nhắc thích hợp và đạt lợi nhuận lâu dài.
d. Ba câu a, b, c đều sai.
Câu 6. Khi tính giá bán sản phẩm theo phương pháp toàn bộ, số tiền tăng thêm phải:
a. Bù đắp chi phí sản xuất và hình thành lợi nhuận.
b. Bù đắp chi phí quản lý doanh nghiệp và hình thành lợi nhuận.
c. Bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và có được mức hoàn vốn mong
muốn.
d. Bù đắp định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và hình thành lợi nhuận.
Câu 7. Tính giá bán sản phẩm theo phương pháp trực tiếp, chi phí nền gồm:
a. Biến phí sản xuất đơn vị.
b. Biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị.
c. Biến phí sản xuất, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị.
d. Định phí đơn vị.
Câu 8. Giá bán sản phẩm tính được có thể không bán được sản phẩm hoặc bán được nhưng
doanh thu thấp vì:
a. Giá bán tính trên cơ sở chi phí cá biệt, mức hoàn vốn ước tính chủ quan và chưa tính
được quan hệ giữa giá bán với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
b. Không phù hợp thu nhập của dân cư.
c. Không phù hợp với thị trường cạnh tranh.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 9. Mức hoàn vốn mong muốn trong số tiền tăng thêm của giá bán là:
a. Ước tính khác nhau tùy theo sản phẩm có chu kỳ sống ngắn hoặc dài.
b. Ước tính khác nhau tùy theo môi trường cạnh tranh.
c. Ước tính khác nhau theo từng thời kỳ kinh doanh.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 10. Tính giá bán sản phẩm dịch vụ:
a. Có thể gồm giá công dịch vụ (tiền công) và giá nguyên vật liệu sử dụng.
b. Giá dịch vụ tính trên cơ sở giờ lao động trực tiếp.
c. Hai câu a và b đúng.
d. Hai câu a và b sai.
Câu 11. Công ty N đang xem xét việc định giá cho sản phẩm A (sản phẩm mới). Nhà quản
trị công ty đưa ra các thông tin dự kiến như sau:
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ: 12.500 sp
Chi phí sản xuất: 30 ngđ/sp
Chi phí bán hàng và quản lý: 60.000 ngđ/năm
Tài sản hoạt động bình quân: 500.000 ngđ/năm
ROI mong muốn: 18%
Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm của sản phẩm A theo phương pháp toàn bộ:
a. 40%
b. 50%
c. 60%
d. 80%
Câu 12.Công ty N đang xem xét việc định giá cho sản phẩm A (sản phẩm mới) theo
phương pháp toàn bộ. Nhà quản trị công ty đưa ra các thông tin dự kiến như sau:
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ: 12.500 sp
Chi phí sản xuất: 30 ngđ/sp
Chi phí bán hàng và quản lý : 60.000 ngđ/năm
Tài sản hoạt động bình quân: 500.000 ngđ/năm
ROI mong muốn: 18%
Xác định giá bán dự kiến sản phẩm A:
a. 30 ngđ/sp
b. 40 ngđ/sp
c. 42 ngđ/sp
d. 50 ngđ/sp
Câu 13. Công ty B sản xuất sản phẩm C có tài liệu: mức sản xuất và tiêu thụ: 100 sp/ năm,
tài sản được đầu tư: 3.000, biến phí sản xuất mỗi sản phẩm: 17, biến phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp mỗi sản phẩm: 6, định phí sản xuất: 500 /năm, định phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp: 200 /năm, ROI là 10% /năm. Xác định giá bán theo phương pháp trực
tiếp, tỷ lệ số tiền tăng thêm là:
a. 30,43%
b. 34,78%
c. 43,48%
d. 45%
Câu 14. Công ty X bán sản phẩm Y với giá 60 ng.đ/sp, tỷ lệ số tiền tăng thêm theo phương pháp
trực tiếp là 60%. Chi phí nền của sản phẩm X tính theo phương pháp trực tiếp là:
a. 37,5 ngđ
b. 24 ngđ
c. 36 ngđ
d. 30 ngđ
Câu 15. Công ty AS đang xem xét việc đưa sản phẩm pin Lithium mới ra thị trường. Nhà
quản trị cho rằng nhằm có thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện có trên thị trường thì giá
bán của sản phẩm pin lithium mới không thể vượt quá 65 ngđ/sp, với mức giá này công ty
dự kiến bán được 50.000 sp/năm. Công ty dự kiến sẽ đầu tư 2.500.000 ngđ cho dự án sản
xuất pin Lithium mới này, và dự kiến ROI đạt được là 20%.:
Xác định chi phí mục tiêu của sản phẩm phin Litium mới:
a.30 ngđ/sp
b.40 ngđ/sp
c.55 ngđ/sp
d.60 ngđ/sp
Câu 16. Công ty J ước tính cần đầu tư 800.000 ng.đ để sản xuất và tiêu thụ 20.000 sp mới mỗi
năm. Ở mức hoạt động này, giá thành đơn vị là 100 ng.đ. Chi phí hoạt động là 500.000 ng.đ mỗi
năm. Nếu ROI mong muốn là 25%, tỷ lệ số tiền tăng thêm theo phương pháp toàn bộ để tính giá
bán sẽ là:
a. 25%
b. 35%
c. 62,5%
d. 100%
Câu 17: Công ty M dự kiến tiêu thụ 7.500 sản phẩm N với tổng biến phí chưa kể hoa hồng bán
hàng và chi phí bao bì là 127.200.000 đồng. Hoa hồng bán hàng là 5% trên giá bán. Chi phí bao
bì, đóng gói là 640 đồng/ sản phẩm. Công ty M sẽ định giá bán sản phẩm N là bao nhiêu nếu tỷ
lệ số dư đảm phí mong muốn từ sản phẩm N là 40% ?
a. 29.000 đồng
b. 30.000 đồng
c. 32.000 đồng
d. 40.000 đồng
Câu 18. Công ty ML dự kiến lợi nhuận thu được chiếm 12% trên giá bán của mỗi sản
phẩm X, hiện nay nhà quản trị công ty ước tính giá bán mục tiêu của sản phẩm X là 750
ngđ/sp. Xác định chi phí mục tiêu của sản phẩm X:
a. 650 ngđ/sp.
b. 660 ngđ/sp.
c. 670 ngđ/sp.
d. 680 ngđ/sp.
Câu 19. Công ty HT định giá dựa vào chi phí, công ty dự kiến sản phẩm X sẽ có chi phí
nền là 850 ngđ/sp. Công ty mong muốn đạt được tỷ lệ số tiền tăng thêm là 13%. Xác định
số tiền tăng thêm và giá bán dự kiến của sản phẩm X:
a. 100 ngđ/sp và 950 ngđ/sp.
b. 110 ngđ/sp và 960 ngđ/sp.
c. 110,5 ngđ/sp và 960,5 ngđ/sp.
d. 125 ngđ/sp và 975 ngđ/sp.
Câu 20. Công ty HT sử dụng chiến lược định giá dựa vào chi phí, công ty dự kiến đầu tư
2.500.000 ngđ để xây dựng xưởng sản xuất sản phẩm K. Công ty dự kiến tiêu thụ 700 sản
phẩm K/năm với giá bán 500 ngđ/sp. Công ty dự kiến tổng chi phí nền của sản phẩm K là
105.000 ngđ/năm. Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm của công ty HT:
a. 2,13%.
b. 2,2%.
c. 2,23%.
d. 2,43%.
Câu 21. Đầu năm X, công ty M đưa vào một lượng vốn đầu tư là 6.080.000.000 đồng để sản
xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm F. Tổng chi phí khả biến năm 2005 chiếm tỷ lệ 60% trong tổng
doanh thu. Định phí là 1.824.000.000 đồng.Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là 20%. Giá một sản
phẩm F trong năm X được xác định là: (đồng)
a. 150.000
b. 152.000
c. 160.000
d. 180.000
Câu 22. Công ty N dự định bắt đầu sản xuất kinh doanh sản phẩm Z. Sản phẩm này đã được đối
thủ cạnh tranh bán trên thị trường với giá bán là 85 ng.đ/sp. Công ty N dự kiến sẽ đầu tư 250.000
ng.đ/ năm để sản xuất và bán 2.000 sản phẩm Z. Để bán theo mức giá trên thị trường và đạt
được tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 20% thì chi phí mục tiêu một sản phẩm Z của công ty N là:
a. 60
b. 75
c. 45
d. 30
Câu 23. Giá ước tính cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn lòng trả được
gọi là:
a. Giá bán mục tiêu.
b. Giá bán niêm yết.
c. Giá bán chiến lược.
d. Giá bán tiêu dùng.
Câu 24. Định giá bán sản phẩm khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện khó khăn chỉ cần:
a. Lớn hơn chi phí sản xuất đơn vị
b. Lớn hơn biến phí đơn vị
c. Xấp xỉ mức giá đỉnh
d. Thấp hơn giá bán mục tiêu nhưng phải lớn hơn giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm
BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Bài 1
Công ty ABC đang phát triển sản phẩm máy giặt mới là sản phẩm T. Sản phẩm tương tự sản
phẩm T hiện nay đang dẫn đầu trên thị trường là sản phẩm X, do một công ty đối thủ sản xuất.
Giám đốc của công ty ABC đã liên hệ với công ty nghiên cứu thị trường nhằm giúp họ xác định
giá bán phù hợp cho sản phẩm mới. Công ty nghiên cứu thị trường đã tiến hành điều tra thị
trường và xác định những thông tin như sau về sản phẩm X: (đvt: 1.000 đ)
Giá bán: 12.000
Chi phí lắp đặt: 2.000
Chi phí bảo trì hàng năm: 300
Chi phí vận hành hàng năm: 500
Thời gian sử dụng dự kiến 8 năm
Giá trị thanh lý bằng 0.
Nhà quản trị công ty ABC có các ước tính liên quan đến sản phẩm T như sau:
Chi phí lắp đặt: 3.000
Chi phí bảo trì hàng năm: 100
Chi phí vận hành hàng năm: 600
Thời gian sử dụng là 8 năm
Giá trị thanh lý bằng 0.
Thêm vào đó, sản phẩm T có thêm chức năng sấy khô và làm quần áo mềm mại hơn, chức
năng này không có trong sản phẩm X. Hiện nay các khách hàng đang sử dụng sản phẩm X muốn
có thêm chức năng sấy khô và làm mềm quần áo phải mua thêm một phụ kiện Y có giá là 2.500.
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị kinh tế của sản phẩm T.
2. Công ty ABC nên định giá sản phẩm T là bao nhiêu? Giải thích lý do.

Bài 2.
Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm B có tài liệu dự kiến như sau: (đơn vị tính 1.000đ).
- Năng lực sản xuất tối đa một năm: 50.000 sản phẩm
- Mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm: 50.000 sản phẩm
- Tài sản được đầu tư một năm là: 5.000.000
- Biến phí nguyên liệu trực tiếp mỗi sản phẩm: 150
- Biến phí nhân công trực tiếp mỗi sản phẩm: 20
- Biến phí sản xuất chung mỗi sản phẩm: 30
- Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp mỗi sản phẩm: 15
- Định phí sản xuất chung mỗi năm: 2.000.000
- Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp mỗi năm: 1.850.000
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn: 20%
Yêu cầu:
1. Tính tỷ lệ số tiền tăng thêm và lập phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm theo phương pháp
toàn bộ.

2. Tính tỷ lệ số tiền tăng thêm và lập phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm theo phương pháp
trực tiếp.

3. Giả sử hiện nay mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm công ty là 45.000 sản phẩm, có một
khách hàng không nằm trong danh mục khách hàng của công ty đặt mua một lần 5.000 sản
phẩm với giá 250 / sản phẩm và thương vụ này không ảnh hưởng đến thị phần hiện tại của
công ty. Anh (chị) cho biết công ty có nên thực hiện thương vụ này không? Tại sao?

4. Giả sử hiện nay mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm công ty là 45.000 sản phẩm, có một
khách hàng không nằm trong danh mục khách hàng của công ty đặt mua một lần 5.000 sản
phẩm với giá 250 / sản phẩm và thương vụ này không ảnh hưởng đến thị phần hiện tại của
công ty.
Khi thực hiện đơn hàng cần tốn thêm chi phí.
Chi phí vận chuyển 25.000
Chi phí bao bì 2/sp
Chi phí bảo hành 15.000
Anh (chị) cho biết công ty có nên thực hiện thương vụ này không? Tại sao?
5. Giả sử hiện nay mức sản xuất và tiêu thụ mỗi năm công ty là 45.000 sản phẩm, có một
khách hàng không nằm trong danh mục khách hàng của công ty đặt mua một lần 7.000 sản
phẩm với giá 250 / sản phẩm và thương vụ này không ảnh hưởng đến thị phần hiện tại của
công ty.
Khi thực hiện đơn hàng cần tốn thêm chi phí.
Cchi phí vận chuyển 25.000
Chi phí bao bì 2/sp
Chi phí bảo hành 15.000
Anh (chị) cho biết công ty có nên thực hiện thương vụ này không? Tại sao?

Bài 3.
Công ty B kinh doanh dịch vụ sửa chữa có tài liệu như sau: (đơn vị tính 1.000đ).
- Dự kiến chi phí trong năm:
Chi phí Sửa chữa Kinh doanh phụ tùng
Tiền lương công nhân sửa chữa 400.000
Tiền lương nhân viên quản lý và phục vụ 50.000
Tiền lương nhân viên kinh doanh phụ tùng 20.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 85.500 3.800
Chi phí quản lý 160.500 16.200
Thuê tài sản 30.000 8.000
Bảo hiểm tài sản cố định 10.000 12.000
Khấu hao tài sản cố định 40.000 15.000
Giá mua của phụ tùng sử dụng 300.000

- Dịch vụ sửa chữa có 10 công nhân, 3 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên quản lý.
- Bô phận kinh doanh phụ tùng có 2 nhân viên.
- Mỗi người làm việc 48 giờ mỗi tuần, 50 tuần 1 năm.
- Dự kiến lợi nhuận 1 giờ lao động trực tiếp sửa chữa: 5
- Dự kiến lợi nhuận của kinh doanh phụ tùng là 15% giá mua phụ tùng.
Yêu cầu:
1. Tính giá 1 giờ lao động trực tiếp ước tính.
2. Tính tỷ lệ số tiền tăng thêm để tính giá bán phụ tùng.
3. Tính giá cho 1 công việc sửa chữa cần 20 giờ lao động trực tiếp và phụ tùng sử dụng có giá
mua là 200.
Bài 5.
Công ty ABC chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống sưởi ấm trong nhà. Có thông tin dự kiến
về tình hình họat động của công ty năm 20x1 như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Hoạt động dịch vụ lắp đặt
Chi phí cho 1 giờ lao động trực tiếp 20
Số giờ lao động trực tiếp hàng năm 12.000 giờ
Hoạt động cung cấp hệ thống sưởi ấm
Chi phí nhân viên quản lý hàng năm: 166.250
Chi phí thuê kho mỗi năm: 31.250
Chi phí quản lý chung: 135.000
Chi phí mua nguyên vật liệu dự kiến hàng năm: 312.500
Hiện nay công ty đang cung cấp 3 loại hình dịch vụ như sau:
Dịch vụ 1: Công ty vừa cung cấp hệ thống sưởi vừa đảm nhận việc lắp đặt. Với dịch vụ
này công ty mong muốn đạt lợi nhuận là 5 / 1 giờ lao động trực tiếp của hoạt động lắp đặt và đạt
tỷ suất lợi nhuận là 20% trên giá mua nguyên vật liệu của hoạt động cung cấp hệ thống sưởi ấm .
Dịch vụ 2: Công ty chỉ cung cấp hệ thống sưởi ấm. Với dịch vụ này công ty sẽ tốn thêm
chi phí hoa hồng bán hàng là 5% trên giá bán, công ty mong muốn đạt tỷ suất lợi nhuận là 20%
trên giá mua nguyên vật liệu của hoạt động cung cấp hệ thống sưởi ấm.
Dịch vụ 3: Công ty chỉ cung cấp dịch vụ lắp đặt. Dịch vụ này sẽ phát sinh thêm chi phí phụ
liệu trong quá trình lắp đặt là 1/ 1giờ, đồng thời công ty mong muốn đạt lợi nhuận là 6/1 giờ lao
động trực tiếp của hoạt động lắp đặt.
Yêu cầu:
1. Định giá bán cho đơn hàng A. Biết rằng đơn hàng A sử dụng dịch vụ 1 với số giờ lao động
trực tiếp 400 giờ và chi phí nguyên vật liệu cho hoạt động cung cấp hệ thống sưởi ấm
75.000 ngàn đồng.
2. Định giá bán cho hợp đồng chỉ mua hệ thống sưởi ấm có trị giá mua 20.000 ngàn đồng
3. Định giá bán cho một hợp đồng lắp đặt sử dụng 100 giờ lao động.
Bài 6.
Công ty I sản xuất sản phẩm A có tài liệu của năm 20x8: (đơn vị tính 1.000đ).
- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: 100.000 sản phẩm
- Tổng giá vốn hàng bán: 30.000.000
Bao gồm:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp: 16.000.000 (160/sp)
Chi phí nhân công trực tiếp: 6.000.000(60/sp)
Chi phí sản xuất chung: 8.000.000(80/sp)
- Chi phí phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 2.200.000
- Lợi nhuận hoạt động trước thuế: 100.000
- Mức năng lực sản xuất tối đa mỗi năm: 120.000 sản phẩm
Yêu cầu:
1. Lập phiếu tính giá bán sản phẩm.

2. Giả sử năm 20x9 có một khách hàng không thường xuyên đề nghị mua 20.000 sản phẩm
với giá một sản phẩm là 300, Giám đốc công ty quyết định không bán vì cho rằng giá bán
bằng giá thành sản xuất.
- Quyết định của giám đốc công ty đúng hay sai, tại sao? => sai vì công ty vẫn còn năng lực
sx nhàn rỗi , vì Mức năng lực sản xuất tối đa mỗi năm: 120.000 sản phẩm trong năm mới sp
100.000 sp vẫn còn 20.000 co thể sx
 Để đưa ra quyết định bán hay không thì cần phải có thêm những thông tin gì? Cần thêm biến
sx .

3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biến phí, tiền lương công nhân trả theo thời gian, chi phí
sản xuất chung có 10% là biến phí, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có 20% là
biến phí. Giả sử năm 20x9 có một khách hàng không thường xuyên đề nghị mua 20.000 sản
phẩm với giá một sản phẩm là 300, việc sản xuất và tiêu thụ thêm 20.000 sản phẩm chỉ làm
tăng thêm tiền phụ cấp ngoài giờ 2% chi phí nhân công trực tiếp. Công ty có nên bán 20.000
sản phẩm cho khách hàng này hay không? Tại sao?

Bài 7.
Công ty P sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm S, có tài liệu năm 20x3 như sau:
- Đơn giá bán 480 ngđ/sp
- Biến phí đơn vị 120 ngđ/sp
(Trong đó hoa hồng bán hàng là 24 ngđ/sản phẩm, còn lại là biến phí sản xuất)
- Tổng định phí 5.600.000 ngđ
(Trong đó định phí sản xuất là 3.680.000 ngđ)
- ROI mong muốn 25%
- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm 40.000 sp
- Vốn đầu tư 35.200.000 ngđ
- Số giờ máy/sản phẩm 2 giờ/ sản phẩm
- Số giờ máy sản xuất tối đa 100.000 giờ
Yêu cầu:
1. Lập phiếu định giá bán sản phẩm S theo hai phương pháp toàn bộ và trực tiếp.
2. Năm 20x4, do nhu cầu thị trường về sản phẩm S sụt giảm đáng kể, Công ty dự kiến sản xuất
và tiêu thụ 30.000 sản phẩm S. Có 1 khách hàng K đặt mua 20.000 sản phẩm R (là sản phẩm
mà công ty có thể sản xuất được bằng cách sử dụng nguồn lực sản xuất sản phẩm S), có biến
phí đơn vị dự kiến là 200 ngđ/sp, số giờ máy dùng để sản xuất là 3 giờ/ sản phẩm. Hỏi
doanh thu từ đơn đặt hàng này mà công ty có thể chấp nhận thấp nhất là bao nhiêu? (Biết
rằng công ty không cần trả hoa hồng bán hàng đối với sản phẩm R, định phí vẫn không thay
đổi và công ty chỉ quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn).
Bài 8.
Công ty nhựa Thiên Vân đang lên kế hoạch cho việc sản xuất sản phẩm mới: lều cắm trại. Tài
liệu liên quan đến sản phẩm mới này như sau:
 Vốn đầu tư: 6.750.000 ngđ để mua một số thiết bị mới đồng thời để dự trữ hàng tồn kho
và duy trì nợ phải thu. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn của công ty là 24% đối với tất cả các
dự án đầu tư.
 Chi phí sản xuất định mức được cho 1 lều cắm trại như sau:
Định mức lượng Định mức giá
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4m 2
13,5 ngđ/ m2
Chi phí nhân công trực tiếp 2,4 giờ 40 ngđ/giờ
Chi phí sản xuất chung 2,4 giờ 62,5 ngđ/giờ
(biến phí chiếm 1/5)
Biến phí bán hàng, quản lý chỉ bao gồm hoa hồng bán hàng 45 ngđ/lều. Định phí bán hàng,
quản lý dự kiến 1 năm như sau:
Chi phí tiền lương 410.000 ngđ
Chi phí thuê nhà kho 250.000 ngđ
Chi phí quảng cáo 3.000.000 ngđ
Cộng 3.660.000 ngđ
 Do công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm và mỗi năm dự kiến sẽ sử dụng 38.400
giờ lao động trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm mới trên.
 Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là giờ lao động trực tiếp.
Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp toàn bộ để định giá bán sản phẩm mới.
2. Tính tỷ lệ số tiền tăng thêm để đạt được tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 24% nếu sản lượng tiêu thụ
bằng sản lượng mà công ty có thể sản xuất tối đa.
3. Lập phiếu định giá bán cho 1 cái lều.
4. Giả sử công ty có thể tiêu thụ được toàn bộ sản lượng sản xuất tối đa. Lập báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm đầu tiên thực hiện dự án sản xuất lều cắm trại và tính ROI cho dự
án mới này.
5. Sau khi kinh doanh sản phẩm lều cắm trại được vài năm, do suy thoái kinh tế nên nhu cầu
sản phẩm này bị sụt giảm nghiêm trọng. Có một khách hàng mới là 1 đại lý bán lẻ yêu cầu
mua khối lượng lớn sản phẩm lều với điều kiện phải giảm giá và may vào sản phẩm nhãn
hiệu của họ với thời gian may là 3 phút. Hỏi mức giá bán thấp nhất mà công ty có thể chấp
nhận đơn đặt hàng đặc biệt này, biết rằng công ty không cần trả hoa hồng cho nhân viên bán
hàng và vẫn còn dư thừa năng lực sản xuất.
Bài 9.
Công ty kỹ thuật Shimada của Nhật Bản đang băn khoăn về việc gia nhập thị trường máy tính.
Các nhà quản trị cho rằng để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, giá máy tính điện tử mà
công ty đang phát triển không được vượt quá 15.000/sản phẩm. Công ty Shimada mong muốn
đạt được ROI là 12% với tài sản đầu tư là 5.000.000.000 để mua thiết bị cần thiết cho việc sản
xuất. Các nhà quản trị tin rằng 300.000 chiếc máy tính sẽ được tiêu thụ mỗi năm với mức giá
15.000/sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính chi phí mục tiêu cho một chiếc máy tính.

Bài 10
Công ty ABC, hiện tại chỉ kinh doanh sản phẩm A, trong năm X , công ty có tài liệu chi tiết liên
quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm A như sau:
1. Đơn giá bán 6.000 đ/sp;
2. Biến phí 4.000 đ/sp, trong đó, biến phí sản xuất 2.500 đ/sp;
3. Tổng định 10.000.000 đ/năm, trong đó, định phí sản xuất 8.000.000 đ;
4. Sản lượng sản xuất là 10.000 sp, tiêu thụ là 8.000 sp.
Yêu cầu:
1. Tính kết quả kinh doanh của sản phẩm A năm X theo phương pháp toàn bộ và phương pháp
trực tiếp. Từ đó biểu hiện mối quan hệ chênh lệch lợi nhuận giữa hai phương pháp với định
phí sản xuất, sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ.
2. Xác định phạm vi linh hoạt và tỷ lệ số tiền tăng thêm theo đơn giá bán sản phẩm A ở năm
X.
3. Nếu năm X, công ty chỉ đạt doanh số 45.000.000 đ thì công ty có lời hay không, nếu có lợi
nhuận là bao nhiêu.
4. Năm X+1, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận là 10% trên tổng tài sản bình quân là
100.000.000đ. Với mục tiêu này, ngoài kinh doanh sản phẩm A như năm X, công ty phải
kinh doanh thêm 6.400 sản phẩm B với giá bán 5.000 đ/sp, biến phí 3.000 đ/sp.Từ dự tính
này kéo theo, phát sinh thêm định phí của sản phẩm B là 6.000.000đ, định phí chung toàn
công ty 2.000.000đ. Theo anh chị dự tính này có thực hiện được hay không, chứng minh
bằng số liệu.
5. Nếu công ty dồn hết năng lực vào kinh doanh duy nhất sản phẩm B, xác định đơn giá bán và
phạm vi linh hoạt của đơn giá bán sản phẩm B để công ty đạt mức lợi nhuận
10.000.000đ/năm. Biết rằng, sản lượng tiêu thụ dự tính là 15.000 sp B, định phí của công ty
sẽ tăng thêm so với năm X là 70%. Hiện tại, đơn giá bán trên thị trường sản phẩm B tối đa
5.000 đ/sp, phương án này thực hiện được hay không, đánh giá tiềm năng hay hạn chế của
phương án kinh doanh với đơn giá bán này.

You might also like