You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

BỘ MÔN : QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

BÀI TẬP

Môn: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

(Cập nhật tháng 8/2020)

Người biên soạn: ThS. Nguyễn Quốc Ninh


Chuyên đề 1 : Giới thiệu quản trị sản xuất và dịch vụ
Lý thuyết:
Câu 1. Sản xuất là gì? Quản trị sản xuất là gì? Quản trị sản xuất để làm
gì?
Câu 2. Năng suất là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất?
Câu 3. Chiến lược là gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa
chọn chiến lược và ra quyết định?
Câu 4. Quản trị sản xuất và dịch vụ gồm những nội dung gì? Trong đó
nội dung nào là quan trọng nhất, tại sao?
Bài tập tình huống:
Câu 5. Phân tích một doanh nghiệp sản xuất và bán cá ba sa theo quan
điểm hệ thống
Câu 6. Phân tích SWOT cho doanh nghiệp “bản thân” sản xuất sản
phẩm “cử nhân Quản trị Kinh doanh” và/hoặc “cử nhân Luật”,
lựa chọn chiến lược phù hợp cho bản thân.

Chuyên đề 2 : Dự báo
Lý thuyết:
Câu 7. Dự báo là gì? Dự báo để làm gì? Có những loại dự báo nào?
Câu 8. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu?
Câu 9. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì, có mấy giai đoạn trong chu kỳ
sống của sản phẩm?
Câu 10. Có các phương pháp dự báo nhu cầu nào? So sánh các phương
pháp để chỉ ra ưu, nhược điểm.
Bài tập tình huống:
Câu 11. Dự báo nhu cầu của ngành nghề mà bạn mong muốn làm việc
tại thời điểm 2018.
Câu 12. Bệnh viện Tiền Giang có thống kê số người nhập viện trong 10
tuần qua như sau :
Tuần thứ Số nhập viện Tuần thứ Số nhập viện
1 32 6 19
2 41 7 23
3 15 8 27
4 37 9 51
5 35 10 17
a. Hãy dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 bằng phương pháp
bình quân di động 3 tuần một
b. Hãy dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 bằng phương pháp
bình quân di động 3 tuần một có trọng số 0,5, 0,3,0,2
c. Dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 và 12 bằng phương
pháp bình quân di động trọng số 4 tuần một có trọng số 0,7, 0,5, 0,3,
0,1
d. Tính sai số dự báo MAD cho 2 phương án trên

Câu 13. Hai ông Phó Giám đốc một Xí nghiệp đã dự báo số Acquy bán
được như sau :
Năm Số bán thực tế Số dự báo cũa Số dự báo của
PGĐKD PGĐSX
1 167.325 170.000 160.000
2 175.362 170.000 165.000
3 172.536 180.000 170.000
4 156.732 180.000 175.000
5 176.325 165.000 165.000
Vậy ông Phó Giám đốc nào dự báo đúng hơn

Câu 14. Công ty A có thống kê số lượng điện thoại di động bán ra trong
5 năm qua như sau
Năm 1 : 2.400 Năm 2 : 3.200
Năm 3 : 2.700 Năm 4 : 3.000
Năm 5 : 3.900
Hãy dự báo số điện thoại bán ra trong năm tới bằng phương pháp :
a. Bình quân di động 3 năm một
b. Bình quân di động 2 năm một có trọng số (0,75 và 0,25)
c. San bằng số mũ, biết rằng dự báo cho năm thứ 4 là 3.000 cái và
α=0,3
d. San bằng số mũ, biết dự báo cho năm 4 là 3.100 cái và alpha = 0,4
e. Hoạch định theo xu hướng

Câu 15. Cửa hàng bán xe gắn máy B có số thống kê doanh số bán ra
trong năm qua như sau
Quý Năm
1 2 3
1 90 130 190
2 130 190 220
3 200 250 310
4 170 220 300
Hãy dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để dự báo số xe được bán ra
trong năm tới (năm 4) có điều chỉnh theo mùa

Câu 16. Một nhà tâm lý học đã thực hiện sự quan sát tương quan giữa
số bệnh nhân bị khủng hoảng tinh thần và tỷ lệ phần ngàn việc
xuất hiện tội ác đối với dân chúng. Số liệu qua 10 năm như
sau :

Năm 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89
Số 36 33 40 41 40 55 60 54 58 61
BN
% 58,3 61,1 73,4 75,7 81,1 89 101, 94,8 103, 116,2
1 3
Hãy sử dụng phương pháp phân tích theo xu hướng để dự báo số bệnh
nhân trong năm 90,91,92

Câu 17. Nhu cầu về việc điều trị bệnh tại một bệnh viên tăng lên nhanh
chong trong thời gian vừa qua và thể hiện qua bảng:
Năm 1 2 3 4 5 6
Số ca 45 50 52 56 58 ?
điều trị

a. Dự báo năm 1 là 40 ca điều trị. Dùng pp san bằng số mũ tìm nhu


cầu theo dự báo từ năm 2 đến năm 6 với hệ số san bằng số mũ
alpha = 0,6 và 0,9
b. Sử dụng số bình quân di động ba năm để xác định nhu cầu dự báo
của năm 4,5,6
c. Sử dụng phương pháp điều chỉnh theo xu hướng để xác định nhu
cầu dự báo từ năm 1 đến năm 6 với Beta = 0,4 và T1 =0
d. Nếu dùng hệ số MAD làm tiêu chuẩn để đo lường mức độ chính
xác của dự báo thì phương pháp nào tốt nhất?

Chuyên đề 3 : Quyết định về sản phẩm, công suất, công nghệ và thiết
bị
Lý thuyết:
Câu 18. Quyết định về sản phẩm, dịch vụ bao gồm những gì?
Câu 19. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm dịch
vụ?
Câu 20. Sản phẩm dịch vụ cần đạt được những yêu cầu cơ bản nào?
Câu 21. Những nhân tố nào tạo ra cơ hội phát triển sản phẩm dịch vụ
mới?
Câu 22. Chu kỳ sống của sản phẩm gồm những giai đoạn nào?
Câu 23. Công nghệ là gì? Có những loại công nghệ nào?
Câu 24. So sách các chiến lược công nghệ
Câu 25. Công suất là gì? Có những loại công suất nào?
Câu 26. Cần dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn công suất, căn cứ
nào là quan trọng nhất, tại sao?
Câu 27. Điều chỉnh về công suất diễn ra khi nào?
Câu 28. Có những nguyên tắc lựa chọn thiết bị nào?
Bài tập tình huống:
Câu 29. Nhà máy LIBICO sản xuất bánh muốn đầu tư thêm một dây
chuyền sản xuất để có 4 dây chuyền sản xuất, mỗi tuần làm
việc 7 ngày, mỗi ngày 3 ca, mỗi ca 8 giờ. Mức độ sử dụng công
suất là 90%. Hiệu năng toàn bộ hệ thống là 75%. Hãy tính công
suất ước tính của LIBICO, biết rằng công suất thiết kế là
65kg/giờ.
Câu 30. Công ty ABC may áo gió bán với giá 120.000 đ/cái. Chi phí cố
định hàng năm 100.000.000 đ, chi phí lao động trực tiếp 35.000
đ/cái và chi phí nguyên liệu 45.000 đ/cái. Hãy tính sản lượng
và doanh thu hòa vốn

Câu 31. Đội xe sân bay TSN có 30 công nhân bốc hàng từ máy bay vào
kho, 20 công nhân chuyên phân loại hàng hóa, 40 công nhân
chuyên chất hàng lên các xe tải. Công nhân bốc vác làm 15
kiện hàng/phút,công nhân phân loại mất 12 kiện/phút,công
nhân chất hàng lên xe 10 giây/1 kiện
a. Tính công suất của hệ thống
b. Tính mức độ làm việc của mỗi đội công nhân chuyên nghiệp nếu
làm việc theo công suất của hệ thống

Câu 32. Một công ty sản xuất dụng cụ điện hiện đang sản xuất sản
phẩm A có chi phí biến đổi là 0,5đ/đơn vị, giá bán 1 đ/SP. Tổng
chi phí cố định 14.000 đ, sản lượng hiện tại là 30.000 SP. Công
ty có khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách trang bị
thêm một thiết bị mới với chi phí đầu tư là 6.000 đ. Trong
trường hợp này chất lượng tăng thêm nhưng chi phí biến đổi
giờ đây là 0,6đ/SP và sản lượng tiêu thụ tăng lên 50.000 SP.
Hãy cho biết Công ty có nên mua thiết bị mới không ?

Câu 33. Một Phó GĐ SX phải chọn giữa 2 phương án đầu tư A và B.


Phương án A có chi phí ban đầu phải bỏ ra là 61.000 đ và B là
74.000 đ. Dòng đời của A là 6 năm, của B là 7 năm. Chi phí sử
dụng vốn là 9% và dòng thu nhập tiền tệ của mỗi phương án
như sau
Năm Phương án A Phương án B
1 19.000 19.000
2 19.000 20.000
3 19.000 21.000
4 19.000 22.000
5 19.000 21.000
6 19.000 20.000
7 19.000 11.000
Hãy dùng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng để chọn phương án đầu tư tốt
nhất

Chuyên đề 4 : Xác định địa điểm doanh nghiệp


Lý thuyết:
Câu 34. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm của
doanh nghiệp? Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, tại sao?
Câu 35. Có những phương pháp xác định địa điểm nào? So sánh các
phương pháp để chỉ ra ưu, nhược điểm.
Bài tập tình huống:
Câu 36. UBND thành phố định chọn 1 trong 3 địa điểm để xây dựng
bệnh viện là Thủ Đức, Bình Chánh và Gò Vấp. UBND dựa vào
4 chỉ tiêu sau đây :
Yếu tố Hệ số Vị trí
Thủ Đức Bình Chánh Gò Vấp
Thuận 5 9 7 7
đường
CP đền bù 3 6 10 3
Yên tĩnh 3 5 2 7
Dễ tìm CB 2 3 6 2
Cho biết địa điểm nào có hy vọng chọn nhất ?

Câu 37. Công ty ViêtSoPetro có trụ sở chính tại Vũng Tàu,muốn chọn 1
trong 3 địa điểm A,B,C để đặt nhà máy lọc dầu. Công ty lựa
chọn theo 6 yếu tố sau đây :
Yếu tố Hệ số A B C
Gần cảng 5 100 80 80
Nguồn và giá 3 80 70 100
điện
Thái độ và 4 30 60 70
giá Công
nhân
Khoảng cánh 2 10 80 60
đến Vũng
Tàu
Thái độ của 2 90 60 80
địa phương
Khả năng 3 50 60 90
cung cấp
thiết bị
Hãy cho biết VietSoPetro sẽ chọn địa điểm nào ?

Câu 38. Công ty VIKYNO sản xuất hộp số thủy 25 ML dùng cho tàu
đánh cá cung cấp cho các tỉnh dọc bờ biển. Để giảm chi phí
chuyên chở nhà máy muốn tìm một địa điểm dọc trên quốc lộ 1
để lập kho phân phối. Cho biết VIKYNO sẽ chọn địa điểmnào
căn cứ vào các thông tin dưới đây :
Địa điểm Cách nhà máy (km) SL yêu cầu hàng năm
Phan Thiết 164 210
Phan Rang 310 240
Cam Ranh 355 190
Nha Trang 414 280
Tuy Hòa 537 120
Quy Nhơn 655 120
Quảng Ngãi 826 60
Đà Nẵng 937 220

Câu 39. Công ty cao su Miền Nam đã lập bảng vận tải như sau :
Kho hàng 1 Kho hàng 2 Kho hàng 3 Công suất
NM
Nhà máy A 120
8.000 5.000 5.000
120
Nhà máy B 14.000 80
1.500 10.000
80
Nhà máy C 80
3.000 900 10.000
30 50
Nhu cầu của 150 80 50 280
Kho
Tổng chi phí : 2.350.000 đ
Hãy xác định giải pháp vận chuyển hàng tối ưu cho Công ty
Câu 40. Công ty ABC có 3 phân xưởng X,Y,Z cung cấp cho 3 của
hàng A.B,C. Công suất, nhu cầu các cửa hàng và chi phí vận
chuyển cho trong bảng sau :
Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C Công suất
Phân xưởng
X 40 30 30 35

Phân xưởng
Y 60 70 60 50

Phân xưởng
Z 80 20 50 50

Nhu cầu 30 65 40 135


Hãy cho biết phương pháp phân phối và vận chuyển tối ưu

Các bước giải bài toán:

Bước 1. Xác định lời giải cho phép đầu tiên bằng phương pháp gốc Tây
Bắc hoặc yếu tố bé nhất.

Bước 2. Kiểm tra dấu hiệu tối ưu của lời giải:

a. Nếu như các ô chọn bằng m+n-1 và không tạo thành vòng thì ta thu
được kế hoạch cho phép đầu tiên. Nếu số ô chọn nhỏ hơn m+n-1 (giả sử k
ô) ta cần thêm k ô chọn giả với xij=0 sao cho các ô chọn cũ và mới không
tạo thành vòng .

b. Tính các số thế vị Ui và Vi của bảng vận tải:

− Đối với các ô chọn: hệ số Ui và Vj phải thoả mãn đẳng thức Ui + Vi =


Cij . Để giải hệ này ta cho bất kỳ một hệ số Ui hoặc Vj nào đó bằng
không, sau đó tìm ra các Ui và Vj còn lại.

− Kiểm tra dấu hiệu tối ưu: Đối với các ô loại phải thỏa mãn điều kiện

Ui + Vi ≤ Cij hay Ui + Vi – Cij = Eij ≤ 0


Nếu tồn tại ít nhất một hệ số Eij > 0 thì kế hoạch chưa tối ưu. Trường hợp
chưa thỏa điều kiện tối ưu ta qua bước 3

Bước 3. Cải thiện kế hoạch khi chưa thỏa dấu hiệu tối ưu:

− Nếu tồn tại nhiều ô có hệ số Eij > 0 thì ta chọn ô có Eij > 0 lớn nhất
(nếu Eij bằng nhau thì chọn ô có Cij nhỏ nhất).
− Lập vòng điều chỉnh xác định kế hoạch mới:

c. Nguyên tắc lập vòng:


*  Vòng điều chỉnh là một mạng gồm một ô điều chỉnh (chứa biến thay
vào) và các ô chọn (biến loại ra).
* Lập vòng xuất phát từ ô điều chỉnh, chuyển theo hàng (hoặc cột) đến
một ô chọn mà từ đó có thể chuyển tiếp được theo cột (hoặc hàng) đến ô
chọn khác, cuối cùng trở về ô điều chỉnh. Ví dụ một số dạng vòng điều
chỉnh ta thường gặp trong bài toán vận tải.
Ta xác định kế hoạch cho phép đầu tiên theo phương pháp góc Tây-Bắc
với số liệu cho trong ví dụ 4-3.
Tương ứng với kế hoạch vận tải trên, ta có tổng chi phí vận tải nhỏ nhất
và bằng: (5 x 2) + (10 x 11) + (10 x 7) + (15 x 9) + (5 x 2) = 335 đơn vị
tiền.
Chuyên đề 5 : Chiến lược hoạch định tổng hợp
Lý thuyết:
Câu 41. Hoạch định tổng hợp là gì? Nêu mối quan hệ của hoạch định
tổng hợp với các hoạt động khác trong quản trị sản xuất.
Câu 42. Có những chiến lược hoạch định tổng hợp nào? So sánh ưu
nhược điểm.
Bài tập tình huống:
Câu 43. Nhà máy cao su Hòa Bình có lập bảng dự báo nhu cầu hàng
tháng về lốp xe Honda và các chi phí được cho như sau :
 CP tồn trữ :1.000 đ/ĐV/tháng
 CP hợp đồng phụ : 10.000 đ/ĐV
 CP làm ngoài giờ : 7.000 đ/giờ
 Mức lương trung bình : 5.000 đ/giờ (40.000 đ/ngày)
 Số giờ SX 1 SP : 1,6 giờ/ĐV
 CP đào tạo : 10.000 đ/ĐV
 CP sa thải : 15.000 đ/ĐV
Nếu muốn giữ lực lượng CN là 8 người để SX ổnđịnh, thiếu thì cho SX
vượt giờ. Hãy tính chi phí của chiến lược ?

Tháng Nhu cầu Số ngày SX Nhu cầu mỗi


ngày
1 900 22 41
2 700 18 39
3 800 21 38
4 1.200 21 57
5 1.500 22 68
6 1.100 20 55
6.200 124

Câu 44. Dự báo về nhu cầu áo len của Công ty dệt len Hà Nội cho năm
tới như sau :
Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu
1 500 5 700 9 800
2 600 6 800 10 700
3 600 7 900 11 600
4 700 8 900 12 600

Biết rằng :
 CP thiếu hàng cho mỗi giai đoạn : 10.000 đ/đơn vị
 CP tồn kho : 3.000 đ/ĐV cho mỗi giai đoạn
 Lực lượng lao động hiện tại có khả năng dệt 700 ĐV/tháng
 CP sản xuất 70.000 đ/ĐV, CP này sẽ tăng lên 5.000 đ/ĐV nếu vượt
quá mức SX 700 ĐV/tháng, nếu SX thấp hơn 700 ĐV/tháng thì
mỗi đơn vị hụt phải chi thêm 12.000 đ/ĐV.
Hãy dùng chiến lược thuần túy để giảm tối thiểu lực lượng lao động

Câu 45. Nhu cầu và mức sản xuất trong 12 tháng tới của nhà máy chế
tạo biến thế được cho như sau :

Tháng Nhu cầu Sản xuất Tháng Nhu cầu Sản xuất
1 80 90 7 110 90
2 50 90 8 120 90
3 70 90 9 100 90
4 90 90 10 70 90
5 100 90 11 90 90
6 80 90 12 80 90

Nếu không có tồn kho đầu kỳ, hãy tính :


1. Mức tồn kho trung bình mỗi tháng
2. Có thể thiếu hàng không, số lượng ?
3. Mức tồn kho cuối kỳ là bao nhiêu ?
4. Tiến trình này dựa trên chiến lược thuần túy hay hỗn hợp ?

Câu 46. Nhu cầu về loại SP A tại một Công ty trong 6 tháng tới được dự
báo như sau :
Thán 1 2 3 4 5 6 7 8
g
Nhu 1.400 1.600 1.800 1.800 2.200 2.200 1.800 1.400
cầu

Có 3 phương án hoạch định sản lượng để đáp ứng nhu cầu này và các
phương náy đều có chung đặc điểm như sau : sản lượng thành phầm tồn
kho tháng 1 là 200 đơn vị, CP sản xuất cho mỗi đơn vị tồn trữ là 100 đ,
CP tồn kho là 20 đ/ĐV/tháng. Các phương án được cho biết như sau :
 Phương án A : Thay đổi lực lượng lao động để đáp ứng chính xác
nhu cầu trong từng thời kỳ. Biết rằng mức sản xuất của thàng 12
năm trước là 1.600 đơn vị /tháng. CP thuê mướn thêm nhân công là
5.000 đ/100 SP. CP sa thải là 7.500 đ/100 SP
 Phương án B : sản xuất ở mức cố định là 1.400 SP/tháng. Phần sản
lượng vượt mức này dẽ giải quyết thông qua hợp đồng phụ, CP cho
mỗi đơn vị là 75 đ
 Phương án C : Duy trì lực lượng công nhân ổn định để đáp ứng cho
nhu cầu sản phẩm bình quân tháng và thay đổi mức tồn kho để đáp
ứng cho phần chênh lệch
1. Phương án nào khả thi nhất ?
2. Trong trường hợp nhà quản trị đề xuất phương án hỗn hợp
sau đây, hãy chọn phương án thi nhất ?
Phương án D : duy trì lực lượng lao động ở mức đáp ứng 1.600
SP/tháng và ký hợp đồng phụ giải quyết phần còn lại của nhu
cầu ?

Câu 47. Nhu cầu về SP A trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 tại
một Công ty như sau :

Tháng 7 8 9 10 11 12
Nhu cầu 400 500 550 700 800 700

Chi phí liên quan đến việc sản xuất SP A như sau :
 CP dự trữ : 8đ/ĐV/tháng
 CP hợp đồng phụ : 80 đ/ĐV
 CP lao động trong giờ :10đ/ĐV
 CP lao động ngoài giờ : 16đ/ĐV
 CP tuyển lao động : 40đ/CN
 CP sa thải: 80 đ/CN
 CP tồn kho : 2đ/ĐV/tháng
 Lực lượng lao động : 8 người
 Thời gian SX 1 SP : 4 giờ
 Số ngày làm việc trong tháng : 20 ngày
 Tồn kho ban đầu : 150 SP
Hay xác định các phương án và chọn phương án hợp lý ?

Chuyên đề 6 : Lập lịch trình sản xuất


Lý thuyết:
Câu 48. Nêu các nguyên tắc ưu tiên đối với công việc cần làm trước khi
ta chỉ có một máy hay một dây chuyền?
Câu 49. Nêu các công dụng của chỉ tiêu Mức độ hợp lý của sắp xếp các
công việc?
Câu 50. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sơ đồ Gantt
Bài tập tình huống:
Câu 51. Công ty cây xanh xem lại 5 hợp đồng vừa ký kết với khách
hàng về xây dựng vườn hoa sau đây :

Hợp đồng Thời gian xây Thời gian (ngày)


dựng(ngày)
A 3 8
B 2 4
C 5 6
D 1 12
E 9 7

Hãy tính :
a. Dòng thời gian trung bình, số công việc chậm trễ và số ngày chậm
trễ trung bình theo nguyên tắc thời gian thi công ngắn nhất SPT
b. Theo nguyên tắc thời han sớm nhất EDD
c. Nên khuyên Công ty điều độ hư thế nào ?

Câu 52. Có 4 công việc sau đây được làm trên máy :

Hợp đồng Thời gian thực hiện Thời điểm giao hàng
(ngày)
A 10 22
B 25 45
C 12 18
D 18 30

1. Cách điều độ nào đạt được dòng thời gian trung bình nhỏ nhất ?
2. Cách điều độ nào đạt độ chậm trễ trung bình nhỏ nhất ?
3. Cách điều độ nào đạt được số công việc chậm trễ ít nhất ?

Câu 53. Công ty xây dựng A nhận được 6 hợp đồng xây dựng sau đây :

Nhà Thời gian xây dựng Thời hạn (ngày)


(ngày)
A 6 22
B 12 14
C 14 30
D 2 18
E 10 25
F 4 34

Công ty nên chọn cách điều độ theo nguyên tắc đến trước làm trước
(FCFS) hay thời hạn sớm nhất (EDD)?

Câu 54. Có 4 công việc cần phải phân cho 4 công nhân A,B,C.D với chi
phí như sau :
Công việc A B C D
1 400.000 đ 600.000 đ 500.000 đ 450.000 đ
2 500.000 đ 900.000 đ 600.000 đ 700.000 đ
3 300.000 đ 800.000 đ 400.000 đ 400.000 đ
4 450.000 đ 850.000 đ 500.000 đ 650.000 đ

Cho biết nên phân công công việc nào cho ai ?

Câu 55. Một dự án sản xuất có các công việc và thời gian thực hiện cho
như bảng sau :

Công việc Trình tự Thời Rút Chi phí Chi phí


gian được trước rút sau rút
thực còn (USD) (USD)
hiện
(ngày)
A Từ đầu 2 1,5 100 120
B Sau A 1,5 0,5 500 600
C Từ đầu 0,5 0,5 300 300
D Sau B,C 2,5 1,5 700 790
E Từ đầu 3 3 400 400
F Sau D,E 3 2,5 350 390
G Từ đầu 4 4 200 200
H Sau F,G 2 1 100 160

a. Vẽ sơ đồ Gantt
b. Hãy vẽ sơ đồ PERT và xác định đường găng ?
c. Rút ngắn thời gian còn 9 ngày, tính chi phí.
d. Rút ngắn thời gian còn 8 ngày, tính chi phí.

Chuyên đề 7 : Quản trị hàng tồn kho


Lý thuyết:
Câu 56. Nghiên cứu quản trị tồn kho giải đáp các câu hỏi nào?
Câu 57. Các chức năng của quản trị tồn kho là gì?
Câu 58. Nêu đặc điểm của các loại hàng hoá trong nhóm A, B, C được
nhắc đến trong kỹ thuận phân tích A,B,C
Câu 59. Tồn kho đúng thời điểm là gì? Lợi ích của tồn kho đúng thời
điểm và tác hại nếu không đạt được?
Câu 60. Có những biện pháp nào để giảm tồn kho trong các giai đoạn?
Câu 61. Có những loại chi phí tồn kho nào?
Bài tập tình huống:
Câu 62. Một Công ty chuyên bán 1 loại SP A có nhu cầu hàng năm là
6.000 ĐV, CP mua SP là 1.000 đ/ĐV. CP tồn kho bằng 10% so
với giá mua. CP đặt hàng là 25.000 đ/đơn hàng.Hàng được
cung cấp làm nhiều chuyến và cần 8 ngày để nhận hàng kể từ
ngày đặt hàng. Nhu cầu bán ra mỗi tuần là 96 sản phẩm (mỗi
tuần làm việc 6 ngày)
Hãy tính :
a. Lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu ?
b. Điểm đặt hàng lại ?
c. Tổng chi phí tồn kho hàng năm là bao nhiêu ?
d. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm ?
e. Số ngày cách quãng giữa 2 lần đặt hàng,biết rằng 1 năm làm việc
300 ngày.

Câu 63. Một loại SP được đặt hàng 1 lần trong năm và điểm đặt hàng
lại nếu không có dự trữ an toàn là 100 đơn vị. CP tồn kho là
10.000 đ/ĐV/năm, xác suất nhu cầu trong suốt thời kỳ đặt hàng
lại là :

Nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng Xác suất


lại
30 0,1
50 0,2
100 0,4
150 0,2
200 0,1
CP thiệt hại do thiếu hàng gây ra là 50.000 đ/ĐV/năm. Hãy tính mức dự
trữ an toàn hợp lý ?

Câu 64. Công ty Viettronic mua máy ghi hình với giá 350 USD/máy,
CP tồn trữ 35 USD/máy/năm, CP đặt hàng 120 USD/lần. Mỗi
tháng bán ra 400 máy. Công ty Sharp đề nghị chính sách giá
đột biến khi mua nhiều như sau :

Số lượng mua Giá bán /ĐV


1-99 350 USD
100-199 325 USD
Trên 200 300 USD

1. Hãy xác định số lượng hàng tối ưu và chi phí tối thiểu của hàng tồn
kho ?
2. Nếu Công ty Viettronic đề nghị tính chi phí tồn trữ bằng 10% giá
mua chứ không lấy giá cố định là 35 USD/ĐV thì sản ;ượng đặt
hàng tối ưu là bao nhiêu ? Tổng chi phí tồn kho là bao nhiêu ?

Câu 65. Hiệu bánh Tiến Phát cần cung cấp bánh cho sân bay Tân Sơn
Nhất, hàng ngày co khả năng tiêu thụ như sau :

Số lố bán được Xác suất


24 0,05
25 0,10
26 0,20
27 0,25
28 0,25
29 0,10
30 0,05

Giá mua mỗi lố bánh là 11.000 đ và bán ra được 20.000 đ/lố. Vậy mỗi
ngày sân bay Tân Sơn Nhất phải đặt mấy lố bánh ? Biết rằng số bánh này
để đến ngày hôm sau là không bán được nữa.
Câu 66. Nhà máy cao su Sao Vàng cần mua ván ép của Công ty
VinaPlyco để đóng thùng hàng xuất khẩu. VinaPlyco chào hàng
với giá có chiết khấu như sau, biết rằng CP mỗi lần đặt hàng là
450.000 đ, CP tồn trữ bằng 20% giá mua.Nhu cầu hàng năm
của Công ty Sao Vàng là 100 tấm.

Số lượng đặt hàng Giá mỗi tấm


0- 9 tấm 180.000 đ
10- 50 tấm 175.000 đ
>= 51 tấm 172.000 đ
Vậy mỗi lần nên đặt bao nhiêu cho có lãi ?

Chuyên đề 8 : Hoạch định nhu cầu vật tư


Lý thuyết:
Câu 67. Nêu những yêu cầu của mô hình tồn kho đối với mặt hàng phụ
thuộc trong lĩnh vực sản xuất
Câu 68. Nêu những lợi ích của việc hoạch định nhu cầu vật liệu

You might also like