You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ

BỘ MÔN: Toán kinh tế Học kỳ I Năm học 2016 – 2017


(Được sử dụng tài liệu)

Môn: Thống kê ứng dụng. Thời lượng: 60 phút

Mã đề: 01

Câu 1. Bảng dưới đây cho biết số lượng xe máy (đơn vị tính: chiếc) được bán ra vào
năm 2016 của 6 công ty HONDA, YAMAHA MOTOR, SYM, SUZUKI, VESPA,
PIAGGIO
Tên công ty Số lượng xe được bán
Honda 244614
Yamaha Motor 175850
SYM 173407
Suzuki 165668
Piaggo 100790
Vespa 82644
Giả sử thị trường xe máy chỉ gồm 6 công ty trên. Khi đó số lượng các công ty chiếm thị
phần trên 16% là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 2. Độ tuổi của 30 SV tại chức trong một lớp học được tóm tắt trong biểu đồ hộp râu
(boxplots) sau đây:

10 14 18 22 26 30 34 38

Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu SAI?
i) Hình dáng đồ thị lệch trái.
ii) Khoảng 25% SV có độ tuổi từ 22 đến 28 SV.
iii) Khoảng 25% SV có độ tuổi từ 26 đến 30 SV.
iv) Độ tuổi trung bình của sinh viên là khoảng 28 tuổi.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 3. Tuổi của 300 người thất nghiệp ở 1 thành phố được cho trong bảng sau:
Tuổi Số người
15-25 30
25-35 128

1
35-45 46
45-55 62
55-65 34
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu SAI?
i) Giá trị trung bình của mẫu số liệu trên là X  38,0667 .
ii) Giá trị trung vị của mẫu số liệu trên nằm trong nhóm có độ tuổi từ 35 đến 45.
iii) Giá trị yếu vị của mẫu số liệu trên nằm trong nhóm có độ tuổi từ 25 đến 35.
iv) Giá trị của tứ phân vị thứ nhất là Q1  27 .
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Khảo sát một mẫu gồm 10 sinh viên về thời gian tự học trong 1 ngày, thu được
bảng số liệu sau (đơn vị là phút):
50 50 55 65 60 65 60 70 60
Số đo trung tâm nào bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thêm giá trị 180 (phút) vào bảng số liệu
trên?
A. Trung bình B.Trung vị C. Yếu vị D. Không có số đo trung tâm nào bị ảnh
hưởng
Câu 5. Chọn ngẫu nhiên 50 nón bảo hiểm từ những người đi xe máy để kiểm tra độ chịu
lực của nón. Sau khi kiểm tra thấy có 18 nón bị hỏng khi tác động lực. Với độ tin cậy
95%, hãy cho biết cần kiểm tra thêm ít nhất bao nhiêu nón để sai số ước lượng bé hơn
0,02.
A. 2162 B. 2163 C. 2212 D. 2213
Bài toán sau được dùng cho câu 6, 7
Một mẫu ngẫu nhiên thu được từ cuộc điều tra về thời gian sử dụng Internet trong ngày như sau:

Thời gian Ít hơn 2 Từ 2 đến 4 Từ 4 đến 8 Trên 8


(giờ/ngày)
Số người 25 40 50 35
Câu 6. Giả sử thời gian sử dụng Internet có phân phối chuẩn. Tìm khoảng ước lượng đối
xứng trung bình thời gian sử dụng với mức ý nghĩa 5%.
A. (4,7971; 5,8029) B. (4,8779; 5,7221) C. (3,9735; 6,6265) D.(3,7195; 6,8805)
Câu 7. Thời gian sử dụng Internet trong ngày được coi là bình thường nếu thời gian sử
dụng từ 4 đến 8 giờ/ngày. Hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng nhằm ước lượng tỷ lê những
người có thời gian sử dụng là bình thường, với độ tin cậy 99%.
A. (0.497, 0.703) B.(0.297, 0.503) C. (0.3068, 0.4932) D. (0.5068, 0.6932)

Câu 8. Vào năm 2000 phỏng vấn ngẫu nhiên 1500 người thì tỉ lệ hút thuốc lá là 43%.
Sau thời gian dài vận động không hút thuốc lá, phỏng vấn 100 người vào năm 2015 thì tỉ
lệ hút thuốc lá là 38%.
Với độ tin vậy 95% hãy ước lượng tỉ lệ người hút thuốc lá đã giảm xuống sau 15 năm
vận động
A. (0,285; 0,475) B. (0,049; 0,078) C. (0,011; 0,089) D. Đáp số khác.

2
Câu 9. Để nghiên cứu ảnh hưởng của rượu đối với trí thông minh của trẻ em, người ta đo
chỉ số thông minh của 8 đứa trẻ mà mẹ của chúng uống rượu trong thời gian mang thai
(nhóm I), tìm được chỉ số thông minh trung bình của chúng là 78 và  ( x  x)
i
2
 1805 .

Một nhóm khác gồm 46 đứa trẻ có điều kiện kinh tế, xã hội giống như ở nhóm
trên, chỉ khác biệt duy nhất mẹ của chúng không hề uống rượu khi mang thai (nhóm II).
Kết quả đo được chỉ số thông minh trung bình của chúng là 99 và  ( x  x)
i
2
 11520 .
Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng sự chênh lệch giữa chỉ số thông minh trung
bình (CSTMTB) của 2 nhóm trẻ trên (biết rằng chỉ số thông minh trung bình của các
nhóm trẻ tuân theo luật phân phối chuẩn, phương sai hai tổng thể chưa biết nhưng bằng
nhau).
A. Với độ tin cậy 95%, CSTMTB của nhóm I < nhóm II.
B. Với độ tin cậy 95%, CSTMTB của nhóm I > nhóm II.
C. Với độ tin cậy 95%, CSTMTB của nhóm I = nhóm II.
D. Đáp số khác.
Câu 10. Bảng khảo sát doanh thu của bốn cửa hàng tóm tắt qua bảng dữ liệu sau.

Giả sử doanh thu đảm bảo các điều kiện của phương pháp phân tích phương sai
ANOVA. Bảng phân tích phương sai ANOVA cho kết quả ở trên tương đương với bảng
nào sau đây:
A.

B.

3
C.

D.

Câu 11. Với mức ý nghĩa 5%, dữ liệu ở câu 10 có cho phép kết luận rằng có sự khác biệt
doanh thu trung bình giữa các cửa hàng không?
A.Không có đủ chứng cứ để kết luận rằng tuổi thọ trung bình của các loại ổ đĩa khác
nhau.
B. 1  2  4 ; 1  3 .
C. 1  2  4 ; 2  3 .
D. 1  2  3 ; 2  4
Câu 12. Theo thống kê mới nhất cho biết hiện nay VN có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất thế
giới. Hiện có 50% nam giới hút thuốc lá. Theo điều tra hằng năm có khoảng 40.000
người chết vì thuốc lá. Vì lẽ đó viện trưởng viện nghiên cứu và điều trị đã chế tạo thành
công và đưa vào sử dụng loại thuốc A có tác dụng cai thuốc lá. Sau 1 thời gian sử dụng
người ta điều tra 100 người nam thấy có 55 người không sử dụng thuốc lá. Với mức ý
nghĩa 5%, liệu có thế kết luận rằng việc sử dụng loại thuốc A làm thay đổi tỉ lệ hút thuốc
lá của nam giới hiện nay không? (biết rằng việc sử dụng thuốc A tuân theo luật phân
phối chuẩn).
A. Giá trị quan sát z =1. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá đã thay đổi.
B. Giá trị quan sát z =1. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá không thay đổi.
4
C. Giá trị quan sát z = - 1. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá đã thay đổi.
D. Giá trị quan sát z = - 1. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá không thay đổi.
Câu 13. Theo dõi doanh thu của trạm thu phí giao thông A qua 20 ngày của năm 2015
thì tính được doanh thu trung bình hàng ngày là 540 triệu và độ lệch chuẩn mẫu là 35
triệu đồng. Ở trạm thu phí B theo dõi doanh thu của 22 ngày thì tính được doanh thu
trung bình là 560 triệu và độ lệch chuẩn mẫu là 30 triệu đồng,
Với mức ý nghĩa 0.1 có thể cho rằng doanh thu của trạm thu phí B cao hơn trạm A (biết
rằng 2 trạm thu phí có phương sai như nhau và doanh thu tuân theo luật phân phối
chuẩn).
A. Doanh thu của trạm thu phí A và trạm B là như nhau.
B. Doanh thu của trạm thu phí A cao hơn trạm B.
C. Doanh thu của trạm thu phí B cao hơn trạm A.
D. Đáp số khác.
Câu 14. Tại một phòng tập thể dục đưa ra chương trình quảng cáo như sau: Những
người đưa ra chương trình tập luyện giảm cân trung bình sẽ giảm trên 8kg. Một
người rất quan tâm đến chương trình này nhưng còn nghi ngờ về lời quảng cáo và
đòi có bằng chứng. Phòng tập đã đồng ý cho anh ta phỏng vấn ngẫu nhiên 10 người
để ghi lại cân nặng của họ trước và sau chương trình. Số liệu ghi trong bảng sau
(đơn vị:kg)
Thứ tự người 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
được phỏng vấn
Cân nặng 72 77 84 79 74 67 74 77 79 89
(trước chương
trình)
Cân nặng 65 68 77 73 66 61 66 71 71 78
(sau chương trình)
Hãy đưa ra kết luận về lời quảng cáo trên, với mức ý nghĩa 5%? Biêt rằng số cân nặng
của những người trên là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
A. Giá trị kiểm định T= - 0,802, kết luận về lời quảng cáo trên là đúng.
B. Giá trị kiểm định T= 0,802, kết luận về lời quảng cáo trên là đúng.
C. Giá trị kiểm định T= - 0,802, kết luận về lời quảng cáo trên là sai.
D. Giá trị kiểm định T= 0,802, kết luận về lời quảng cáo trên là sai.
Câu 15. Điều tra doanh số bán hàng X (đơn vị: triệu đồng/ tháng) của các của hàng kinh doanh
Bia Heineken trong năm nay cho số liệu như sau:
Doanh số X 11 11,5 12 12,5 13 13,5
Số của hàng 10 15 20 30 15 10
Năm trước doanh số bán hàng của các của hàng này là 120 triệu/ 1 năm. Có thể cho rằng
doanh số bán hàng của các cửa hàng này năm nay tăng lên không với mức ý nghĩa 1%?
A. Giá trị kiểm định , có thể cho rằng doanh số bán hàng đã tăng lên.
B. Giá trị kiểm định , có thể cho rằng doanh số bán hàng đã không tăng lên.
5
C. Giá trị kiểm định , có thể cho rằng doanh số bán hàng đã tăng lên.
D. Đáp số khác.
Câu 16. Có ý kiến cho rằng chất lượng của hai dây chuyền là như nhau. Người ta tiến
hành kiểm tra 100 sản phẩm do dây chuyền thứ nhất sản xuất ra thấy 12 phế phẩm và
kiểm tra 150 sản phẩm do dây chuyền thứ hai sản xuất ra thấy có 15 phế phẩm. Với mức
ý nghĩa 5%, hỏi ý kiến trên là đúng hay sai? (biết rằng chất lượng của 2 dây chuyền tuân
theo luật phân phối chuẩn).
A. Giá trị kiểm định , Ý kiến trên là sai.
B. Giá trị kiểm định , Ý kiến trên là sai.
C. Giá trị kiểm định , Ý kiến trên là đúng.
D. Đáp số khác
Câu 17. Sử dụng kiểm định dấu hạng Wilconxon cho bảng kết quả khảo sát về số lượng hồ sơ
(hồ sơ) sang tên đổi chủ của xe gắn máy sau khi có thông tin phạt xe không chính chủ, tại 8 quận
huyện trong khoảng thời gian hai tháng kề nhau trước và sau thông tin trên

Trước 100 120 130 120 102 100 104 126

Sau 120 200 160 105 92 110 130 107


Bảng xếp hạng tính giá trị sai lệch . Tổng các hạng của là
A. 8.5 B. 36 C. 8 D. 27.5

Câu 18. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của gia đình đối với tình trạng phạm tội của trẻ em ở
tuổi vị thành niên qua 300 em nhỏ, người ta thu được kết quả sau:
Hoàn cảnh gia đình Bố hoặc mẹ Bố mẹ ly hôn Còn cả bố mẹ Tổng cộng
đã chết
Tình trạng phạm tội
Không phạm tội 28 42 30 100
Phạm tội 44 78 78 200
Tổng cộng 72 120 108 300

Với mức ý nghĩa có thể kết luận là hoàn cảnh gia đình của trẻ em độc lập với
việc phạm tội hay không?
A. Hoàn cảnh gia đình của trẻ em độc lập với việc phạm tội.
B. Hoàn cảnh gia đình của trẻ em không độc lập với việc phạm tội.
C. Hoàn cảnh gia đình của trẻ em độc lập với việc phạm tội..
D. Đáp số khác.

6
Câu 19. Hai nhà hàng pizza cạnh tranh để phân phối nhanh nhất, tiến hành ghi thời gian
phân phối của 8 pizza cuối cùng từ nhà hàng A và 10 pizza từ nhà hàng B. Số liệu được
cho trong bảng sau:
Pizza A 17 15 18 11 16 23 21 18
Pizza B 23 32 29 22 15 23 26 19 16 12
Với mức ý nghĩa 10% có thể kết luận rằng thời gian phân phối của hai nhà hàng pizza
khác nhau hay không?
A.T = 112, thời gian phân phối của hai nhà hàng khác nhau.
B.T = 112, thời gian phân phối của hai nhà hàng như nhau.
C.T = 59, thời gian phân phối của hai nhà hàng khác nhau.
D.T = 59, thời gian phân phối của hai nhà hàng như nhau.
Câu 20. Điều tra ngẫu nhiên 200 SV thì thấy 60% SV có đi làm thêm, 40% SV không đi
làm thêm. Tỷ lệ SV học khá, trung bình, kém trong số SV không làm thêm tương ứng là
50%, 30%, 20%. Tỷ lệ này ở các SV có đi làm thêm là 40%, 30%, 30%.
Hãy cho biết kiểm định nào sau đây là phù hợp để có thể cho rằng thời gian làm thêm có
ảnh hưởng đến chất lượng học tập hay không?
A. Kiểm định khi bình phương về tính độc lập.
B. Phân tích ANOVA.
C. Kiểm định Kruskall – Wallis.
D. Không đủ thông tin để kiểm định.

HẾT

TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ


(ký tên, ghi rõ họ tên) (ký tên, ghi rõ họ tên)

You might also like