You are on page 1of 4

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ 3

Câu 1 (5 điểm): Một mẫu gồm 82 công nhân được chọn có tiền thưởng trung bình trong năm là
22,5 triệu đồng. Độ lệch chuẩn của tổng thể tiền thưởng là 5 triệu đồng. Khoảng tin cậy 99% của
tiền thưởng trung bình trong năm là:
A. (21,1 ; 23,9) B. (22,3 ; 24,8)
C. (23,5 ; 25,6) D. (24,7 ; 26,5)

Câu 2 (5 điểm): 9 công nhân trong một xưởng lắp ráp tham gia khóa huấn luyện. Năng suất trong
ca của nhóm này trước và sau khi huấn luyện (đơn vị: số sản phẩm) được cho trong bảng sau:
Công
1 2 3 4 5 6 7 8 9
nhân
Trước 730 860 850 880 860 710 850 1200 950
Sau 750 860 840 920 890 720 840 1250 975
Tính khoảng tin cậy 95% cho sự khác biệt về trung bình của năng suất trong ca (trước – sau). Giả sử
phân phối có dạng phân phối chuẩn.
A. (-41,131 ; 6,686) B. (-35,086 ; -1,581)
C. (-33,653 ; -0,791) D. (-30,472 ; -3,972)

Câu 3 (5 điểm): Một doanh nghiệp muốn nghiên cứu sự hài lòng của người tiêu dùng về chính sách
hậu mãi của doanh nghiệp. Một khảo sát được thực hiện với qui mô mẫu là 100 khách hàng. Trong
đó, có 93 khách hàng đánh giá hài lòng. Hãy dùng dữ liệu trên để ước lượng tỷ lệ hài lòng của
khách hàng về chính sách hậu mãi của doanh nghiệp với độ tin cậy 90%.
A. Khoảng tin cậy 90% cho tỷ lệ hài lòng của khách hàng về chính sách hậu mãi của doanh nghiệp
là từ 0,8880 đến 0,9720.
B. Khoảng tin cậy 90% cho tỷ lệ hài lòng của khách hàng về chính sách hậu mãi của doanh nghiệp
là từ 0,8815 đến 0,9785.
C. Khoảng tin cậy 90% cho tỷ lệ hài lòng của khách hàng về chính sách hậu mãi của doanh nghiệp
là từ 0,8706 đến 0,9894.
D. Khoảng tin cậy 90% cho tỷ lệ hài lòng của khách hàng về chính sách hậu mãi của doanh nghiệp
là từ 0,8642 đến 0,9958.

Câu 4 (5 điểm): Trong ước lượng khoảng với các yếu tố khác như nhau, nếu dùng độ tin cậy 95%
thay vì độ tin cậy 90% thì khoảng ước lượng sẽ:
A. Hẹp hơn. B. Rộng hơn. C. Như nhau. D. Chính xác hơn.
Câu 5 (5 điểm): Để nghiên cứu tỷ lệ khách hàng tiếp tục mua sắm một thương hiệu tại một siêu thị
ở lần mua sắm tiếp theo, cỡ mẫu với sai số nằm trong khoảng ±2% và độ tin cậy 90% tính được là:
A. 1691 B. 2401 C. 4160 D. 16641

Số liệu dùng cho câu 6 đến câu 8:


Giám đốc kỹ thuật một xí nghiệp sản xuất pin sử dụng trong các loại khóa tự động cho biết tuổi thọ
trung bình của pin này là 307 ngày. Tuổi thọ của pin này tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Xí
nghiệp vừa thực hiện cải tiến để nâng cao tuổi thọ của pin này. Một mẫu gồm 20 pin sau khi cải tiến
được đem thử nghiệm và kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình của mẫu này là 313 ngày với độ lệch
chuẩn là 14 ngày. Có chứng cứ nào cho thấy việc cải tiến làm nâng cao tuổi thọ của pin hay không
với mức ý nghĩa của kiểm định là 0,05 ?
Câu 6 (5 điểm): Giả thuyết H0 và giả thuyết H1 của phép kiểm định là:
A. H0: µ ≥ 307 H1: µ < 307
B. H0: µ ≤ 307 H1: µ > 307
C. H0: µ < 307 H1: µ ≥ 307
D. H0: µ = 307 H1: µ ≠ 307
Câu 7 (5 điểm): Để thực hiện kiểm định giả thuyết, ta tính được giá trị thống kê kiểm định là:
A. 1,8534 B. 1,9166 C. 2,0081 D. 2,1459
Câu 8 (5 điểm): Để thực hiện kiểm định giả thuyết, phân phối được dùng là:
A. Phân phối chuẩn. B. Phân phối F.
C. Phân phối t. D. Phân phối Tukey.

Số liệu dùng cho câu 9 đến câu 12:


Hạnh Phúc là xí nghiệp sản xuất các loại keo dán công nghiệp và dân dụng. Phân xưởng 2 trong xí
nghiệp sản xuất các ống keo dán Vạn Lực với trọng lượng mỗi ống là 16 g. Biết rằng trọng lượng
các ống là phân phối chuẩn có trung bình là 16 g và độ lệch chuẩn là 0,16 g. Lấy một mẫu gồm 55
ống kiểm tra thấy trọng lượng trung bình mẫu là 16,018 g. Có chứng cứ nào từ mẫu cho thấy trọng
lượng trung bình keo dán khác 16 g không với mức ý nghĩa 0,05 ?
Câu 9 (5 điểm): Giả thuyết H0 và giả thuyết H1 của phép kiểm định là:
A. H0: µ ≤ 16 H1: µ > 16
B. H0: µ ≥ 16 H1: µ < 16
C. H0: µ < 16 H1: µ ≥ 16
D. H0: µ = 16 H1: µ ≠ 16
Câu 10 (5 điểm): Xác suất của sai lầm loại I là:
A. 0,1 B. 0,05 C. 0,03 D. 0,01
Câu 11 (5 điểm): Giá trị p của kiểm định giả thuyết là:
A. 0,1762 B. 0,2033 C. 0,3844 D. 0,4066
Câu 12 (5 điểm): Quyết định của bạn đối với giả thuyết H0:
A. Không bác bỏ H0 B. Bác bỏ H0

Câu 13 (5 điểm): Để đánh giá chất lượng sản xuất của 3 máy A, B và C gia công cùng chủng loại
sản phẩm, giám đốc xưởng thu thập số lượng sản phẩm hỏng từ 3 máy với số liệu như sau:
A B C
10 6 5
12 10 9
9 3 12
15 2 8
11 3 3
Thực hiện phân tích phương sai với mức ý nghĩa 5%, ta có bảng ANOVA như sau:
Tổng các độ lệch Trung bình các độ Giá trị kiểm
Nguồn biến thiên Bậc tự do
bình phương lệch bình phương định F
Giữa các nhóm 110,53 ??
Nội bộ các nhóm 113,20
Tổng cộng
Giá trị ?? trong bảng ANOVA là:
A. 5,86 B. 6,54 C. 7,77 D. 8,88

Câu 14 (5 điểm): Dữ liệu về chi tiêu (triệu đồng/tháng) và thu nhập (triệu đồng/tháng) của một số
cá nhân được cho trong bảng sau:
Chi tiêu 11 12 18 22 23 14 10 20 23 25
Thu nhập 15 17 25 32 35 18 12 27 30 37
Để kiểm định mối liên hệ tương quan thuận của hai biến trên với mức ý nghĩa 5%, kiểm định giả
thuyết thuộc loại:
A. Kiểm định hai đuôi. B. Kiểm định đuôi trái.
C. Kiểm định đuôi phải. D. Tất cả các câu trên đều sai.

Số liệu dùng cho câu 15 đến câu 19:


Dữ liệu về doanh số bán được (đơn vị: triệu đồng, ký hiệu Y) và số năm kinh nghiệm làm việc với
công ty (đơn vị: năm, ký hiệu X) của 12 đại diện bán hàng được cho trong bảng sau:
Doanh số 468 455 272 641 222 447 346 238 312 269 655 562
Số năm 3 5 2 8 2 6 7 1 4 2 9 6
Câu 15 (5 điểm): Hệ số tương quan mẫu của 2 biến trên là:
A. r = 0,72 B. r = 0,85 C. r = 0,96 D. r = 1,00
Câu 16 (5 điểm): Phương trình hồi quy tuyến tính của mẫu là:
A. ŷi = 49,29 xi + 181,34 B. ŷi = 181,34 xi + 49,29
C. ŷi = -49,29 xi + 181,34 D. ŷi = -49,29 xi - 181,34
Câu 17 (5 điểm): Hệ số xác định của hồi quy tuyến tính là:
A. R2 = 0,38 B. R2 = 0,52 C. R2 = 0,72 D. R2 = 0,98
Câu 18 (5 điểm): Khi tăng số năm kinh nghiệm làm việc với công ty lên 1 năm thì doanh số bán
được:
A. Tăng 49,29 triệu đồng. B. Giảm 49,29 triệu đồng.
C. Tăng 181,34 triệu đồng. D. Giảm 181,34 triệu đồng.
Câu 19 (5 điểm): Số năm kinh nghiệm làm việc với công ty ……………….. ảnh hưởng đến doanh
số của các đại diện bán hàng với mức ý nghĩa 5%.
A. Có. B. Không.

Câu 20 (5 điểm): Dữ liệu về chi tiêu (triệu đồng/tháng) và thu nhập (triệu đồng/tháng) của một số
cá nhân được cho trong bảng sau:
Chi tiêu 11 12 18 22 23 14 10 20 23 25
Thu nhập 15 17 25 32 35 18 12 27 30 37
Để kiểm định mối liên hệ tương quan thuận của hai biến trên với mức ý nghĩa 5%, phân phối sau
đây được dùng trong kiểm định giả thuyết:
A. Phân phối F. B. Phân phối chuẩn.
C. Phân phối t. D. Phân phối Tukey.

You might also like