You are on page 1of 7

Đề thi tuyển sinh cao học tháng 5 năm 2014 – Đại học Kinh tế Quốc dân

Thí sinh làm phần Toán cơ sở và phần Xác suất thống kê vào các tờ giấy thi riêng.
PHẦN TOÁN CƠ SỞ
Câu 1 (1 điểm): Cho mô hình cân bằng thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G0; C = 200 + 0,3Y ; I = 100 + 0,1Y
trong đó: Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư, G0 là chi tiêu chính
phủ.
a) Tìm thu nhập quốc dân cân bằng và tiêu dùng hộ gia đình cân bằng.
b) Tính độ co giãn của tiêu dùng hộ gia đình cân bằng theo G0 tại G0 = 100.
Câu 2 (2 điểm): Một doanh nghiệp có hàm sản xuất: Q = 0,4𝐾0,5 + 0,6𝐿0,5
với Q là sản lượng, K là vốn, L là lao động. Cho giá vốn bằng 3, giá lao động bằng 2.
a) Sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange xác định mức sử dụng vốn và lao động tối thiểu
hóa chi phí khi sản xuất ở mức sản lượng Q = 1 đơn vị.
b) Gọi C là chi phí tối thiểu khi sản xuất ở mức sản lượng Q. Tính giá trị của 𝜕C/𝜕Q tại Q = 1
đơn vị và cho biết ý nghĩa kinh tế của giá trị tìm được.
Câu 3 (2 điểm): Ma trận hệ số kỹ thuật (A) và ma trận cầu cuối cùng (B) của một nền kinh tế
có ba ngành sản xuất là:
 0.2 0.3 0.1   10 
   
A   0.2 0.1 0.4  ; B   20 
 0.3 0.4 0.2   25 
   
Ký hiệu: 𝑥1, 𝑥2, 𝑥3 là tổng cầu tương ứng của mỗi ngành.
a) Viết hệ phương trình xác định các tổng cầu 𝑥1, 𝑥2, 𝑥3 và tính tổng cầu của ngành thứ 2.
b) Tính giá trị phần tử thuộc dòng 2 cột 3 của ma trận (E − A)-1 trong đó E là ma trận đơn vị.
Giải thích ý nghĩa kinh tế của giá trị đó.

PHẦN XÁC SUẤT THỐNG KÊ


Câu 4 (1 điểm): Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của trường A là 60%.
Điều tra ngẫu nhiên 500 sinh viên tốt nghiệp trường B thấy có 350 người có việc làm ngay
sau khi tốt nghiệp.
a) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
của trường B là cao hơn của trường A hay không?
b) Với độ tin cậy 95%, ước lượng tối thiểu cho tỷ lệ sinh viên của trường B có việc làm ngay
sau khi tốt nghiệp.
Câu 5 (3 điểm): Điều tra thu nhập của 100 nhân viên một công ty thu được các số liệu sau:
Thu nhập/tháng (triệu) 10 11 12 13 14 15 16
Số nhân viên 5 10 20 30 15 12 8
Giả thiết thu nhập/tháng của nhân viên công ty có phân phối chuẩn.
a) Với độ tin cậy 95%, ước lượng thu nhập trung bình/tháng của nhân viên công ty.
b) Trước đây tỷ lệ nhân viên của công ty có thu nhập/tháng trên 15 triệu là 7%. Với mức ý
nghĩa 5%, có thể cho rằng hiện nay tỷ lệ này đã tăng lên hay không?
c) Năm trước, khi điều tra thu nhập/tháng của 100 nhân viên công ty đó thì độ lệch chuẩn
mẫu là 1,2 triệu. Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng mức độ phân tán về thu nhập/tháng của
nhân viên công ty đó đã tăng lên hay không?
d) Nếu cho rằng tỷ lệ nhân viên của công ty có thu nhập/tháng trên 15 triệu là 7% thì khi điều
tra ngẫu nhiên 200 nhân viên của công ty, với mức xác suất 0,95 có tối thiểu bao nhiêu nhân
viên có thu nhập/tháng trên 15 triệu?
Câu 6 (1 điểm): Cho biến ngẫu nhiên X tuân theo quy luật phân phối chuẩn N(µ;9). Với mẫu
ngẫu nhiên kích n lập từ X, tìm ước lượng hợp lý tối đa cho µ.
Cho: P(U > 1,645) = 0,05; P(U > 1,96) = 0,025; P(F(99,99) > 1,39) = 0,05.
21
Đề thi tuyển sinh cao học tháng 5 năm 2015 – Đại học Kinh tế Quốc dân

Thí sinh làm phần Toán cơ sở và phần Xác suất thống kê vào các tờ giấy thi riêng.
PHẦN I: TOÁN CƠ SỞ
Câu 1 (1 điểm) : Một nghiên cứu thị trường về một loại hàng hóa chỉ ra rằng hàm cung ngược
có dạng p = QS2 + 14 và hàm cầu ngược có dạng p = 174 – 6QD; trong đó p là giá, QS và QD
lần lượt là lượng cung và lượng cầu. Hãy xác định mức giá cân bằng.
Câu 2 (1 điểm): Giá bán (p) mỗi đơn vị sản phẩm của một hãng sản xuất phụ thuộc vào sản
1000
lượng (x) có dạng p  . Hãy xác định doanh thu cận biên của hãng khi hãng sản xuất
0.3x 2  8
4 đơn vị sản phẩm.
Câu 3 (3 điểm): Ma trận hệ số kỹ thuật (A) và ma trận cầu cuối (D) của một nền kinh tế có ba
ngành lần lượt là:
 0.2 0.2 0   40 
   
A   0.3 0.1 0.3  ; D   60 
 0.1 0 0.2   80 
   
a) Nêu ý nghĩa kinh tế của tổng các phần tử thuộc cột thứ nhất của ma trận A.
b) Hãy tính tổng cầu của ngành 2 và cho biết tổng chi phí đầu vào của ngành 2.

PHẦN II: THỐNG KÊ TOÁN


Câu 4 (2 điểm): Cân thử khối lượng 100 gói bánh do nhà máy A sản xuất, tính được trung
bình mẫu là 302 (g), độ lệch chuẩn mẫu là 5,2 (g).
a) Với độ tin cậy 95%, ước lượng khối lượng trung bình các gói bánh do nhà máy A sản xuất
bằng khoảng tin cậy đối xứng.
b) Cân thử khối lượng 100 gói bánh cùng loại do nhà máy B sản xuất, tính được trung bình
mẫu là 300 (g) và độ lệch chuẩn mẫu là 5 (g). Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng khối
lượng trung bình các gói bánh do hai nhà máy sản xuất là khác nhau hay không?
Giả sử khối lượng các gói bánh do các nhà máy sản xuất là phân phối chuẩn.
Câu 5 (2 điểm): Kiểm tra ngẫu nhiên 400 sản phẩm do nhà máy C sản xuất thấy có 45 phế
phẩm.
a) Với độ tin cậy 95%, ước lượng tối đa tỷ lệ phế phẩm do nhà máy C sản xuất.
b) Trước đây, tỷ lệ phế phẩm do nhà máy C sản xuất là 10%. Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho
rằng hiện nay tỷ lệ chính phẩm do nhà máy C sản xuất đã thay đổi hay không?
Câu 6 (1 điểm): Chi phí hàng tháng của mỗi sinh viên học đại học là biến ngẫu nhiên phân
phối chuẩn (đơn vị: triệu đồng/tháng) với mức chi phí trung bình 3 (triệu đồng/tháng) và độ
lệch chuẩn 0,5 (triệu đồng/tháng). Chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên để lấy thông tin về thu
nhập, tính xác suất để mức chi phí trung bình hàng tháng của 100 sinh viên này nhận giá trị
nhỏ hơn 3,098 (triệu đồng/tháng).
Cho các giá trị tới hạn: u0,05 = 1,645; u0,025 = 1,96.

22
Đề thi tuyển sinh cao học tháng 5 năm 2016 – Đại học Kinh tế Quốc dân

Thí sinh làm phần I (Toán cơ sở) và phần II (Xác suất thống kê) vào các tờ giấy thi riêng.
PHẦN I: TOÁN CƠ SỞ
Câu 1 (1,0 điểm): Giả sử hàm cầu của một loại hàng hóa là Q  400  0, 01 p 2 , trong đó p là
giá của mỗi đơn vị hàng hóa. Hãy tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại p = 120 và giải thích ý
nghĩa kinh tế của kết quả nhận được.
Câu 2 (1,0 điểm): Hàm doanh thu cận biên và chi phí cận biên của một loại sản phẩm của
một doanh nghiệp sản xuất lần lượt là MR(Q) = 200Q-0,5 và MC(Q)=0,4Q, trong đó Q là sản
lượng. Cho biết chi phí doanh nghiệp tại mức sản lượng Q = 25 là 2100. Hãy xác định lợi
nhuận của doanh nghiệp tại mức sản lượng Q = 36.
Câu 3 (3,0 điểm): Hàm sản xuất của một doanh nghiệp là Q = 30K0,6L0,4, trong đó K, L và Q
lần lượt là số đơn vị tư bản, số đơn vị lao động và sản lượng của doanh nghiệp. Biết giá một
đơn vị tư bản pK=6 và giá một đơn vị lao động pL = 4.
a. Với mức sản lượng Q0 = 900, hãy sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange xác định
(K,L) để chi phí của doanh nghiệp đạt cực tiểu.
b. Khi doanh nghiệp tăng sản lượng lên 1 đơn vị so với mức sản lượng ở câu 3a thì chi
phí cực tiểu thay đổi như thế nào?

PHẦN II: THỐNG KÊ TOÁN


Câu 4 (2,0 điểm): Mức thu nhập hàng tháng (đơn vị: triệu đồng) của các công nhân được
chọn ngẫu nhiên ở công ty A được cho trong bảng sau:
Mức thu nhập 4 5 6 7 8
Số công nhân 10 20 40 22 8
Giả thiết rằng mức thu nhập hàng tháng của công nhân công ty A là biến ngẫu nhiên phân
phối chuẩn.
a. Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng mức thu nhập trung bình của các công nhân công
ty A bằng khoảng tin cậy đối xứng.
b. Độ chính xác của ước lượng trong câu 4a bằng bao nhiêu? Nếu vẫn giữ nguyên độ tin
cậy 95% và muốn độ chính xác của ước lượng không vượt quá 50 nghìn đồng thì cần
phải điều tra thêm ít nhất bao nhiêu người nữa?
Câu 5 (2,0 điểm): Chọn ngẫu nhiên 100 lao động nam, tính được năng suất trung bình và độ
lệch chuẩn của mẫu này lần lượt là 60 sản phẩm và 6 sản phẩm. Giả thiết năng suất lao động
nam là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
a. Với mức ý nghĩa bằng 5%, có thể cho rằng lao động nam có năng suất trung bình cao
hơn năng suất trung bình của lao động nữ hay không? Biết rằng năng suất trung bình
của lao động nữ là 55 sản phẩm.
b. Kết luận của câu 5a có thể mắc sai lầm loại gì? Xác suất mắc sai lầm loại này bằng
bao nhiêu? Diễn giải sai lầm này trong tình huống nêu trên.
Câu 6 (1,0 điểm): Lấy một mẫu ngẫu nhiên (X1, X2, X3) từ một tổng thể có trung bình  và
X  X2  X3 X  2 X 2  3X3
phương sai 2. Thành lập ba thống kê G1  1 ; G2  1 ;
3 6
2 X1  X 2  2 X 3
G3  . Trong ba thống kê trên, thống kê nào là ước lượng không chệch của ?
30
Vì sao?
Cho các giá trị tới hạn: u0,05 = 1,645; u0,025 = 1,96.
23
Đề thi tuyển sinh cao học năm 2007 tại Tây Bắc – Đại học Kinh tế Quốc dân

Câu 1 (2 điểm) : Doanh nghiệp có hàm sản xuất Q = 5KL – 2K2 – 3L2 với Q: mức sản lượng;
K, L: mức sử dụng vốn, lao động (K, L > 0). Gọi MPK, MPL, APK, APL là các hàm sản
phẩm (năng suất) cận biên, sản phẩm (năng suất) trung bình của K, L.
a) Các hàm Q, MPK, APL có phải là hàm thuần nhất?
Chứng minh rằng: 2Q = K.MPK + L.MPL
b) Hàm sản xuất trên có thể hiện quy luật hiệu quả cận biên giảm dần? Cố định K, xác định
mức sử dụng lao động để APL cực đại.
Câu 2 (2 điểm): Xét mô hình cân bằng thị trường với các hàm cầu: Qd1, Qd2, hàm cung: Qs1,
Qs2, giá hàng hóa 1, 2: P1, P2.
Qd1 = a – 2P1 + 4P2 Qd2 = 40 + 3P1 - 4P2
Qs1 = -20 + 2P1 - 2P2 Qs2 = -30 – 2P1 + 6P2
a) Tìm biểu thức tính giá cân bằng P1 , P2 theo a và tính giá trị P1 , P2 khi a = 10.
b) Tính hệ số co giãn của P1 theo a khi a = 15.
 0.2 0.3 10 
Câu 3 (1 điểm) Ma trận hệ số kỹ thuật A    ; véc tơ cầu cuối cùng B   
 0.4 0.1 10 
-1
a) Tính ma trận (E - A) và giải thích ý nghĩa kinh tế của phần tử nằm ở dòng 2 cột 1 của ma
trận này.
b) Với véc tơ B, hãy tính véc tơ tổng cầu X.
Câu 4 (1 điểm):
a) Chứng minh rằng tần suất mẫu (f) là ước lượng không chệch của tham số p trong phân bố
A(p).
b) Chứng minh rằng độ lệch bình phương trung bình mẫu (MS) là ước lượng chệch của tham
số 2 trong phân bố chuẩn N(,2).
Câu 5 (1 điểm): Cho  X1 , X2 , X 3 là mẫu ngẫu nhiên từ tổng thể có biến ngẫu nhiên gốc X
phân phối chuẩn với trung bình: 20, độ lệch chuẩn: 2. Tìm quy luật phân phối xác suất của các
thống kê: Y1 = (X1 + X2)/2; Y2 = (X1 + X2 + X3)/3. Nếu dùng các thống kê trên để ước lượng
cho trung bình của tổng thể thì thống kê nào có hiệu quả hơn?
Câu 6 (3 điểm): Điều tra doanh thu/tuần của 100 hộ kinh doanh mặt hàng Z thu được bảng số
liệu sau:
Mức doanh thu (triệu đồng) 10 15 20 25 30
Số hộ 15 25 30 20 10
Giả thiết doanh thu hàng tuần của hộ kinh doanh tuân theo phân phối chuẩn.
a) Với độ tin cậy 95%:
 Hãy ước lượng doanh thu trung bình/tuần của mỗi hộ.
 Nếu muốn độ chính xác của các ước lượng trên không vượt quá 0,5 triệu thì phải điều tra
thêm tối thiểu bao nhiêu hộ?
 Tổng số hộ kinh doanh mặt hàng trên là 15000, hãy ước lượng số hộ có doanh thu/tuần cao
hơn doanh thu trung bình của 100 hộ được điều tra ở trên.
b) Nếu trước đây doanh thu trung bình của các hộ kinh doanh mặt hàng trên luôn thấp hơn 20
triệu/tuần thì với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng hiện nay doanh thu trung bình/tuần của
các hộ kinh doanh đã tăng?
Cho biết P(U < 1,96) = 0,975; P(U < 1,645) = 0,95

24
Đề thi tuyển sinh cao học năm 2010 đợt II – Đại học Kinh tế Quốc dân
Câu 1 (3 điểm) : Doanh thu hàng tháng của các cửa hàng phân phối ga tại thành phố A là
biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn. Năm ngoái, doanh thu trung bình của các cửa hàng này là
500 triệu đồng/tháng. Năm nay, tiến hành điều tra 100 cửa hàng thu được bảng kết quả sau:
Doanh thu (triệu đồng) 450 480 510 540 570 600
Số cửa hàng 15 20 25 15 15 10
a) Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết doanh thu trung bình hàng tháng của các cửa hàng trong
năm nay có cao hơn năm ngoái không?
b) Ước lượng doanh thu trung bình tối thiểu của các cửa hàng với độ tin cậy 95%.
c) Với độ tin cậy 95%, ước lượng tỷ lệ các cửa hàng có doanh thu lớn hơn 500 triệu đồng một
tháng trong năm nay.
Câu 2 (1 điểm): Cho mẫu ngẫu nhiên kích thước n = 25 lập từ biến ngẫu nhiên phân phối
chuẩn N(10,4).
a) Tính xác suất để trung bình mẫu nằm trong khoảng từ 9,5 đến 10,5.
b) Tính xác suất để thống kê MS nhỏ hơn 2.
Câu 3 (1 điểm): Giả sử tỷ lệ phế phẩm của một lô hàng lớn là p. Gọi X1, X2 là tần suất mẫu
về tỷ lệ phế phẩm của hai mẫu ngẫu nhiên được chọn từ lô hàng trên với kích thước tương
ứng là 100 và 200.
a) Tìm kỳ vọng của X1 và X2.
b) Nếu X1 và X2 được dùng làm ước lượng cho tham số p. Cho biết ước lượng nào hiệu quả
hơn?
Câu 4 (2 điểm): Cho hàm cầu (D) và hàm cung (S) về một loại hàng hóa có dạng sau:
D = 2,5p-0,5M0,5 ; S = 2p2 – 5p – 25
Trong đó p: giá hàng hóa; M: thu nhập của người tiêu dùng; p > 0; M > 0.
a) Với điều kiện nào của giá p, cả mức cung và cầu đều dương?
b) Hàm cầu có phải là hàm thuần nhất? bậc mấy? Nêu ý nghĩa thực tế của đặc điểm này của
hàm cầu.
c) Với thu nhập M = 100, chứng tỏ rằng tồn tại giá cân bằng trong khoảng (5,6). Khi thu nhập
tăng, hãy phân tích tác động tới giá và lượng cân bằng.
Câu 5 (2 điểm): Một công ty độc quyền sản xuất hai loại hàng hóa 1 và 2. Hàm cầu đói với
hai loại hàng hóa lần lượt là : P1 = 300 – 7Q1 và P2 = 525 – 4Q2 trong đó Q1 và Q2: sản lượng
hàng hóa 1, 2. Hàm tổng chi phí (hỗn hợp) có dạng: TC = 600 + 2Q12 + 3Q1Q2 + Q22. Hãy tìm
các mức sản lượng sao cho cực đại lợi nhuận.
Câu 6 (1 điểm): Cho hàm doanh thu cận biên của một doanh nghiệp độc quyền là:
MR(Q) = 3Q2 – 12Q + 10; trong đó Q là sản lượng.
a) Hãy xác định hàm doanh thu và hàm cầu hàng hóa của doanh nghiệp.
b) Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức sản lượng Q0 = 10 và nêu ý nghĩa kinh tế của
nó.
Cho biết: P(U < 1,96) = 0,975; P(U < 1,645) = 0,95; P(U < 1,25) = 0,8944;
P(2 (24) > 12,5) = 0,9737.

25
Đề thi tuyển sinh sau đại học tháng 9 năm 2012 – Đại học Kinh tế Quốc dân

Câu 1 (3 điểm) : Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất 2 loại hàng hóa 1 và 2 với hàm
tổng chi phí hỗn hợp TC = 0,3Q12 + 0,1Q1Q2 + 0,2Q22 + 135 trong đó Q1, Q2 lần lượt là sản
lượng hàng hóa 1, 2. Cho p1 = 21; p2 = 15 lần lượt là giá trị hàng hóa 1, 2.
a) Xác định Q1, Q2 để cực đại hàm tổng lợi nhuận. Khi đó tổng doanh thu bằng bao nhiêu?
b) Viết bài toán cực tiểu hóa hàm tổng chi phí với ràng buộc về mức tổng doanh thu tìm được
ở câu a. Chứng tỏ rằng Q1, Q2 tìm được ở câu a là nghiệm của bài toán này.
Câu 2 (1 điểm): Một doanh nghiệp độc quyền sản xuất và cung ứng cho thị trường một loại
hàng hóa có hàm doanh thu cận biên là MR(Q) = 20Q – 3Q2 trong đó Q là cầu của thị trường.
a) Hãy xác định hàm tổng doanh thu của doanh nghiệp.
b) Tính hệ số co giãn của tổng doanh thu theo cầu tại mức Q0 = 5.
Câu 3 (1 điểm): Cho hàm sản xuất có dạng Y = aK0,4L0,5 trong đó a > 0, K = K0 + 0,1t ,
L = L0 + 0,2t; với Y là sản lượng, K là vốn, L là lao động, t là thời gian.
Tính nhịp tăng trưởng của Y tại t = 10, K0 = 200, L0 = 100.
Câu 4 (2 điểm): Cho kết quả điều tra ngẫu nhiên chiều cao của 100 sinh viên trường A và
100 100
100 sinh viên trường B (đơn vị: cm) như sau:  xAi  16200, sA  8;  xBi  16400, sB  10;
i 1 i 1

trong đó xA, xB lần lượt là chiều cao sinh viên trường A và B, sA, sB lần lượt là hai độ lệch
chuẩn mẫu chiều cao sinh viên trường A và trường B.
a) Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói độ đồng đều (đo bằng phương sai) của chiều cao sinh viên
hai trường là như nhau hay không?
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói chiều cao trung bình của sinh viên hai trường là như nhau
hay không?
Giả thiết chiều cao của sinh viên là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
Câu 5 (2 điểm): Trọng lượng đóng bao gạo xuất khẩu theo quy định là 50 kg. Kiểm tra ngẫu
nhiên 100 bao từ một lô mới đóng bao thu được kết quả sau đây:
Trọng lượng bao (kg) 49 49,5 50 50,5 51
Số bao 10 28 35 20 7
a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng trọng lượng trung bình của các bao gạo bằng khoảng
tin cậy đối xứng.
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng trọng lượng trung bình của các bao gạo là thấp hơn
so với quy định hay không?
Giả thiết trọng lượng các bao gạo là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
Câu 6 (1 điểm): Trọng lượng một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn với
trung bình 35 (kg) và độ lệch chuẩn 3 (kg). Lấy ngẫu nhiên từ lô sản phẩm này ra một mẫu
gồm 100 sản phẩm và gọi Xi, i= 1, 2, 3,…,100 lần lượt là trọng lượng của các sản phẩm này.
1 100
a) Nêu quy luật phân phối xác suất của thống kê G   Xi
100 i 1
b) Tính xác suất để G tối đa là 35,6.
Cho: P(U > 2) = 0,0228; u0,05 = 1,645; u0,025 = 1,96;
(99,99)
f0,025  1,49; f0,975
(99,99)
 0,67.

26
Đề thi tuyển sinh sau đại học tháng năm 2013 đợt II – Đại học Kinh tế Quốc dân

Câu 1 (1 điểm) : Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí cận biên là
MC = Q2 – 6Q + 2, trong đó Q là sản lượng. Hãy xác định hàm lợi nhuận và tìm sản lượng để
tối đa hóa lợi nhuận khi giá bán là 74.
Câu 2 (1 điểm): Cho mô hình thị trường một mặt hàng: D = a – 2P; S = -20 + P2; D = S,
trong đó D là cầu, S là cung, P là giá, a > 0, P > 0.
Tính hệ số co giãn của giá cân bằng theo a, tính giá trị cụ thể tại a = 25 và giải thích ý nghĩa.
Câu 3 (3 điểm): Một doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa có hàm sản xuất
Q = 10K0,5L0,5, trong đó Q là sản lượng, K là vốn, L là lao động. Biết giá hai nhân tố lần lượt
là pK = 8 và pL = 2.
a) Bằng phương pháp nhân tử Lagrange, hãy tìm K và L để tổng chi phí cho các nhân tố nhỏ
nhất với điều kiện sản lượng Q0 = 1500.
b) Khi Q0 tăng 1 đơn vị thì tổng chi phí cho các nhân tố nhỏ nhất thay đổi như thế nào?
Câu 4 (2 điểm): Theo dõi giá cổ phiếu A (ký hiệu là XA) và giá cổ phiếu B (ký hiệu là XB)
trên thị trường chứng khoán trong 121 phiên giao dịch được chọn ngẫu nhiên, người ta thu
được các kết quả sau (đơn vị: nghìn đồng):
Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn mẫu
XA 132 1,5
XB 135 2,5
Giả thiết giá cổ phiếu là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
a) Với độ tin cậy 95%, tìm khoảng tin cậy cho giá trung bình cổ phiếu A.
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng giá trung bình của cổ phiếu A và B là thực sự khác
nhau không?
c) Với mức ý nghĩa 5%, phải chăng giá cổ phiếu A biến động ít hơn giá cổ phiếu B?
Câu 5 (2 điểm): Kiểm tra ngẫu nhiên 200 sản phẩm của một lô hàng thấy có 184 sản phẩm là
chính phẩm. Lô hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn xuất xưởng nếu tỷ lệ phế phẩm lớn hơn 5%.
a) Phải chăng lô hàng trên không đủ tiêu chuẩn xuất xưởng? Cho kết luận với mức ý nghĩa
5%.
b) Giả sử tỷ lệ phế phẩm của lô hàng là 8% thì với xác suất 0,95 khi kiểm tra ngẫu nhiên 400
sản phẩm sẽ có ít nhất bao nhiêu chính phẩm?
Câu 6 (1 điểm): Chứng minh rằng tần suất mẫu f là ước lượng hợp lý tối đa của xác xuất p
trong tổng thể có phân phối A(p).
(120,120)
Cho: u0,05 = 1,645; u0,025 = 1,96; f 0,05  1,35

27

You might also like