You are on page 1of 9

Câu 1.

Một cuộc khảo sát về thu nhập (triệu đồng/tháng) của một nhóm sinh viên với kết
quả như sau

Dựa vào bảng phân tích kết quả SPSS ở trên, thì trung bình mẫu, độ lệch chuẩn, độ xiên Skewnees
và độ nhọn Kurtosis của bộ dữ liệu lần lượt là bao nhiêu?

a. 3.42, 3.347, 0.743, -0.084


b. 3.42, 1.82947, 0.743, -0.084
c. 3.25, 3.347, -0.084, 0.743
d. 3.25, 1.82947, -0.084, 0.743
Câu 2. Đối với bộ dữ liệu thu nhập này, dữ liệu có hình dạng như thế nào?
a. Phân phối cân đối
b. Phân phối lệch trái, do trung bình nhỏ hơn trung vị
c. Phân phối lệch phải, do trung bình lớn hơn trung vị
d. Không đủ thông tin để đưa ra kết luận
Câu 3. Để kiểm tra bộ dữ liệu thu nhập có phân phối chuẩn hay không, người ta dùng kiểm
định phi tham số Jarque Bera. Khi đó, giá trị kiểm định JB nhận giá trị là
a. 0.5201
b. 10.4025
c. 0.1983
d. 3.9650
Câu 4. Và một mẫu thứ hai khảo sát về thu nhập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế -
Luật, có kết quả như sau

Để so sánh sự biến thiên của thu nhập hai nhóm sinh viên: một nhóm sinh viên nói chung và một
nhóm sinh viên UEL thì cần sử dụng:

a. Hệ số biến thiên 𝐶𝑉, thì thấy nhóm sinh viên nói chung có độ biến động lớn hơn.
b. Độ lệch chuẩn 𝑆, thì thấy nhóm sinh viên nói chung có độ biến động lớn hơn.
c. Vì trung bình khác nhau, nên chỉ có thể dùng hệ số biến thiên 𝐶𝑉.
d. Sử dụng độ lệch chuẩn hay hệ số biến thiên đều được khi so sánh về độ biến thiên của hai
bộ dữ liệu.
Câu 5. Nếu khi hỏi về con số thu nhập cụ thể, người được phỏng vấn không sẵn lòng trả
lời cho câu hỏi. Vậy chúng ta nên chuyển câu hỏi về dưới dạng mức thu nhập nằm trong
các khoảng (dưới 3 triệu đồng/tháng, từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng, trên 10 triệu
đồng/tháng). Đối với câu hỏi như vậy, người phỏng vấn đang sử dụng thang đo gì?
a. Thang đo định danh
b. Thang đo tỷ lệ
c. Thang đo khoảng
d. Thang đo thứ bậc
Câu 6. Một mẫu ngẫu nhiên thu được từ cuộc điều tra về thời gian sử dụng Internet trong
ngày như sau

Thời gian Ít hơn 2 Từ 2 đến 4 Từ 4 đến 8 Trên 8


(giờ/ngày)
Số người 25 40 50 35
Giả sử thời gian sử dụng Internet có phân phối chuẩn. Tìm khoảng ước lượng đối xứng trung
bình thời gian sử dụng với mức ý nghĩa 5%. Biết 𝑧0.025 = 1.96, 𝑧0.05 = 1.645

a. (4.7971, 5.8029)
b. (4.8779, 5.7221)
c. (3.9735, 6.6265)
d. (3.7195, 6.8805)
Câu 7. Thời gian sử dụng Internet trong ngày được coi là bình thường nếu thời gian sử
dụng từ 4 đến 8 giờ/ngày. Hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng nhằm ước lượng tỷ lê những
người có thời gian sử dụng là bình thường, với độ tin cậy 99%. Biết 𝑧0.01 = 2.33, 𝑧0.005 =
2.575
a. (0.497, 0.703)
b. (0.297, 0.503)
c. (0.3068, 0.4932)
d. (0.5068, 0.6932)
Câu 8. Có hai mẫu khảo sát về số liệu của các sản phẩm X bán được trong khoảng thời
gian bốn tháng ở hai cửa hàng Co.op food và Vin mart như sau
Cửa hàng Co.op food
Số lượng 12 14 15 17 22 24 26 29
(gói)
Số ngày 10 15 15 20 30 20 5 5

Cửa hàng Vin mart


Số lượng (gói) 11 13 16 20 28
Số ngày 15 20 40 30 15
Có thông tin cho rằng, độ phân tán số lượng hàng hóa bán được của hai cửa hàng trên là
bằng nhau. Hãy kiểm định lại thông tin trên với mức ý nghĩa 0.05, biết
𝐹119,119,0.025 = 1.4349 và 𝐹119,119,0.975 = 0.6969.
a. Giá trị kiểm định là 1.1024, chứng tỏ độ phân tán của hai cửa hàng bằng nhau
b. Giá trị kiểm định là 1.0499, chứng tỏ độ phân tán của hai cửa hàng bằng nhau
c. Độ phân tán của hai cửa hàng khác nhau với mức ý nghĩa 0.05
d. Chưa đủ cơ sở để kết luận.
Câu 9. Đối với mẫu khảo sát ở trên, giả sử hai mẫu khảo sát về số liệu của các sản phẩm
X bán được trong khoảng thời gian bốn tháng ở hai cửa hàng Co.op food và Vin mart ở
trên có phương sai bằng nhau. Giá trị phương sai chung cho hai mẫu trên là
a. 4.8769
b. 23.7841
c. 11.313
d. 12.4711
Câu 10. Ở mức ý nghĩa 95%, nếu muốn ước lượng tỷ lệ cá nhiễm nấm trong một hồ nuôi,
cần kiểm tra tổi thiểu bao nhiêu con cá để đảm bảo độ sai lệch của tỷ lệ không quá 0.01,
biết 𝑧0.025 = 1.96
a. 9640
b. Không đủ thông tin về tỷ lệ mẫu để tính toán
𝑓+(1−𝑓)
c. Cần sử dụng công thức √𝑓 (1 − 𝑓) ≤ 2

d. 964000
Câu 11. Bảng khảo sát doanh thu của bốn cửa hàng tóm tắt qua bảng dữ liệu sau.
Giả sử doanh thu đảm bảo các điều kiện của phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Bảng
phân tích phương sai ANOVA cho kết quả ở trên tương đương với bảng nào sau đây:

a.

b.

c.
d.

Câu 12. Biết giá trị tra bảng Fisher như sau 𝐹3,26,0.01 = 4.6366, 𝐹3,26,0.025 = 3.6697,
𝐹3,26,0.05 = 2.9752, 𝐹3,26,0.1 = 2.3075
a. Ở mức ý nghĩa 1% và 2.5%, chứng tỏ doanh thu trung bình của bốn cửa hàng là
bằng nhau
b. Ở mức ý nghĩa 1% và 5%, chứng tỏ doanh thu trung bình của bốn cửa hàng là bằng
nhau
c. Ở mức ý nghĩa 1% và 10%, chứng tỏ doanh thu trung bình của bốn cửa hàng là
bằng nhau
d. Ở mức ý nghĩa 5% và 10%, chứng tỏ doanh thu trung bình của bốn cửa hàng là
bằng nhau
Câu 13. Sử dụng kiểm định dấu hạng Wilconxon cho bảng kết quả khảo sát về số lượng hồ
sơ (hồ sơ) sang tên đổi chủ của xe gắn máy sau khi có thông tin phạt xe không chính chủ,
tại 8 quận huyện trong khoảng thời gian hai tháng kề nhau trước và sau thông tin trên

Trước 100 120 130 120 102 100 104 126


𝑥𝑖
Sau 𝑦𝑖 120 200 160 105 92 110 130 107
Bảng xếp hạng tính giá trị sai lệch 𝑑𝑖 = 𝑥𝑖 − 𝑦𝑖 . Tổng các hạng của 𝑅 − là

a. 8.5
b. 36
c. 8
d. 27.5
Câu 14. Trong bài toán kiểm định Chi bình phương về sự phụ thuộc giữa hai biến định tính,
tần số lý thuyết 𝐸11 , 𝐸12 , 𝐸21 , 𝐸22 (𝐸𝑖𝑗 là ở vị trí hàng thứ 𝑖 và cột thứ 𝑗) lần lượt là

Thời gian học Dưới 8 (giờ/ngày) Trên 8 (giờ/ngày)


Xếp loại
Dưới Khá 100 50
Từ khá trở lên 200 250
a. 150, 150, 150, 150
b. 75, 75, 225, 225
c. 75, 225, 75, 225
d. 225, 225, 75, 75
Câu 15. Với số lượng 560 sản phẩm có trọng lượng trung bình là 140 gam và mức độ dao
động là 40 gam. Hỏi có bao nhiêu sản phẩm thuộc khoảng (100, 180) gam?
a. 95%
b. 90%
c. 532 sản phẩm
d. 504 sản phẩm
Câu 16. Phỏng vấn ngẫu nhiên 1000 người thấy có 43% cho rằng an toàn vệ sinh thực phẩm
là không đáng quan tâm. Sau một thời gian vận động về tuyên truyền các vấn đề liên quan
đến sức khỏe thấy rằng tỷ lệ người quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm là 67% trong
tổng số 2000 người được phỏng vấn. Trong bài toán ước lượng về sự sai khác giữa hai tỷ
lệ tổng thể thì tỷ lệ chung về quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm nhận giá trị là
a. 55.53%
b. 59.06%
c. 63.67%
d. 62.33%
Câu 17. Trong bài toán ước lượng phương sai của tổng thể có mẫu điều tra như sau

20 21 23 24 25 26 21 21 23 24
25 26 23 24 22 21 21 24 25 23
Biết trung bình của tổng thể là 22. Khi đó giá trị phương sai được sử dụng trong bài toán này
nhận giá trị bằng bao nhiêu

a. 3.3578
b. 3.19
c. 4.4
d. 4.6316
Câu 18. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng
a. Kiểm định dấu hạng Wilconxon là áp dụng cho bài toán kiểm định trung bình trên
một tổng thể, kiểm định sự sai khác trung bình trên tổng thể với điều kiện hai mẫu
phụ thuộc với nhau, nhưng vi phạm điều kiện tổng thể có phân phối chuẩn
b. Kiểm định tổng hạng Wilconxon và kiểm định dấu hạng Wilconxon đều giống nhau
c. Kiểm định Kruskal – Wallis áp dụng so sánh trung bình của nhiều tổng thể cần phải
thỏa mãn điều kiện là các tổng thể này có phân phối chuẩn.
d. Kiểm định Chi bình phương cho phép kiểm định về giá trị trung bình tổng thể
Câu 19. Biểu đồ nhánh lá nào phù hợp với bảng giá trị sau

12 13 14 24 12 25 36 27 38 27
13 12 25 12 24 36 36 28 29 21

VAR00001 Stem-and-Leaf Plot VAR00001 Stem-and-Leaf Plot

Frequency Stem & Leaf Frequency Stem & Leaf

7.00 1 . 2222334 7.00 1 . 2222334


.00 1 . .00 1 .
3.00 2 . 144 3.00 2 . 144
6.00 2 . 557789 6.00 2 . 557789
.00 3 . .00 3 .
4.00 3 . 6668 4.00 3 . 6668

Stem width: 10.00 Stem width: 100.00


Each leaf: 1 case(s) Each leaf: 1 case(s)
a. b.
VAR00001 Stem-and-Leaf Plot VAR00001 Stem-and-Leaf Plot

Frequency Stem & Leaf Frequency Stem & Leaf


7.00 1 . 2222334 7.00 1 . 2222334
.00 1 . .00 1 .
3.00 2 . 144 3.00 2 . 144
6.00 2 . 557789 6.00 2 . 557789
.00 3 . .00 3 .
4.00 3 . 6668 4.00 3 . 6668

Stem width: 0.10 Stem width: 10.00


Each leaf: 1 case(s) Each leaf: 2 case(s)

c. d.
Câu 20. Đại lượng thống kê mô tả nào là phù hợp nhất trong câu hỏi
Đánh giá chất lượng của căn tin trường với (1: rất không hài lòng, 2: ít hài lòng, 3: bình
thường, 4: hài lòng, 5: rất hài lòng)
a. Trung bình và sử dụng trong các bài toán ước lượng và kiểm định tham số
b. Trung bình, trung vị và sử dụng trong các bài toán ước lượng và kiểm định tham số
c. Trung bình, mode và sử dụng trong các bài toán ước lượng và kiểm định tham số
d. Trung vị, tứ phân vị và sử dụng trong các bài toán phi tham số.

You might also like