You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Thống kê sinh học


ĐỀ THI Mã học phần: 806402

Thời hạn nộp bài: trước thời điểm thực hiện buổi phát vấn tối thiểu 3 ngày
(tính cả ngày lễ, thứ 7, chủ nhật)
Học kỳ: 1 ................................................................................................................................................... Năm học: 2021 – 2022 ....................................................................................................
Trình độ đào tạo: Đại học .......................................................................................... Hình thức đào tạo: Chính quy ...........................................................................
Họ tên sinh viên: .................................................................................................................... Mã số sinh viên: .....................................................................................................................

Câu 1. (0,25 điểm) Thế nào là một tập hợp, một phần tử? Cho ví dụ.
Câu 2. (0,25 điểm) Thế nào là sự kiện tất yếu, sự kiện ngẫu nhiên trong sinh học? Cho ví dụ.
Câu 3. (0,25 điểm) Hãy định nghĩa xác suất theo quan điểm thống kê và cho ví dụ.
Câu 4. (0,25 điểm) Thế nào là tổng thể, mẫu, quan hệ của tổng thể, mẫu và các khái niệm tập hợp?
Câu 5. (0,25 điểm) Cho biết các phương pháp và phương thức lấy mẫu.
Câu 6. (0,25 điểm) Thế nào là xử lý số liệu gốc, tầm quan trọng của việc xử lý số liệu gốc.
Câu 7. (0,25 điểm) Cho biết các cách biểu diễn dãy số liệu.
Câu 8. (0,25 điểm) Chiều dài của một nhóm lưỡng thê ở rừng Nam Cát Tiên như sau: (chiều dài đo bằng
mm, tần số tính theo đơn vị là con)
Chiều dài Số con Chiều dài Số con
11-12 6 18-19 0
12-13 13 19-20 1
13-14 14 20-21 3
14-15 11 21-22 6
15-16 5 22-23 5
16-17 1 23-24 4
17-18 0 24-25 1
Hãy thể hiện số liệu bằng biểu đồ các loại và nhận xét về nhóm lưỡng thê này.
Câu 9. (0,25 điểm) Thế nào là đại lượng trung bình? ý nghĩa?
Câu 10. (0,25 điểm) Cho dãy số liệu thống kê:
39 41 40 42 41 40 42 44 40 43 42 41 42 43 39 40 42 39 41 37 43 41
38 43 39 42 39 41 37 43 40 39 41 40 42 40 41 42 40 38 39 41 41
Hãy sắp xếp các số liệu trên.
Câu 11. (0,5 điểm) Hãy tính các đặc trưng thống kê của số liệu cho trong câu 10.
Câu 12. (0,5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng đến tính chống chịu sâu bệnh của một
giống cây trồng ở trung tâm nghiên cứu A, người ta thu được bảng số liệu sau: Thí nghiêm lặp lại 3 lần,
được tiến hành ở 4 nhóm.
Nhóm 1 2 3 4
Thí nghiệm lần 1 15 9 17 13
Thí nghiệm lần 2 17 12 20 12
Thí nghiệm lần 3 22 15 23 17
Hãy tính các đặc trưng thống kê của số liệu theo từng nhóm và toàn bộ các nhóm.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 1 / 3


Câu 13. (0,5 điểm) Giả sử không quan tâm đến nhóm và số lần thí nghiệm, sử dụng dãy số liệu cho trong
câu 12, để thiết lập một thống kê thứ tự và tính các đặc trưng kết cấu của thống kê thứ tự này.

Câu 14. (0,5 điểm) Lượng Vitamin có trong trái cây A là biến ngẫu nhiên X (mg) có độ lệch chuẩn 3.98
mg. Phân tích 250 trái cây A thì thu được lượng Vitamin trung bình là 20 mg. Với độ tin cậy 95%, hãy
ước lượng Vitamin trung bình có trong mỗi trái cây A?
Câu 15. (0,5 điểm) Điều tra hàm lượng calci trong huyết thanh của 100 người bình thường được số liệu
sau (đơn vị: mg/l)
104.6 113.9 113.7 97.2 102 107.7 96.7 106.3 104.2 124.6
94.9 116.8 97.4 79.9 102.1 100.8 112.8 110.8 110.1 95.6
100.6 109.1 95.2 117.9 88.1 101.6 103.8 97.1 103.8 105.9
110.2 110.3 98.5 96.4 111.8 102.7
Hãy xác định khoảng tin cậy của hàm lượng calci trung bình trong quần thể người bình thường với độ tin
cậy 99%.
Câu 16. (0,5 điểm) Với dữ liệu cho trong câu 15, Hãy chỉ ra ước lượng điểm và ước lượng khoảng với
độ tin cậy 95% cho tỷ lệ người có lượng calci trong một lít huyết thanh trên 100 mg/l.
Câu 17. (0,5 điểm) Một trại gà tây đang nuôi 250 000 con gà trống 22 tuần tuổi. Cân thử 160 con gà
trống này thì có 138 con đã đạt chuẩn (nặng hơn 12 kg). Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng số gà trống
của trại đã đạt chuẩn?
Câu 18. (0,5 điểm) Thửa ruộng có năng suất lúa trên 5.5(tấn/ha) là ruộng có năng suất cao. Khảo sát
năng suất X (tấn/ha) của 100 ha lúa ở huyện A, ta có bảng số liệu
X 3.25 3.75 4.25 4.75 5.25 5.75 6.25 6.75
S (ha) 7 12 18 27 20 8 5 3
Để ước lượng tỉ lệ diện tích lúa có năng suất cao ở huyện A có độ chính xác là 8.54% thì đảm bảo độ tin
cậy là bao nhiêu?
Câu 19. (0,5 điểm) Khi tiến hành đặt bẫy bắt chuột nhằm đánh giá kích thước quần thể chuột tại một địa
bàn quanh bệnh viện A, trạm y tế dự phòng của cơ sở đã đặt một số bẫy lồng là 400 bẫy trên toàn địa
bàn. Ngày hôm sau thu được 120 lồng có chuột sa bẫy. Gọi A là biến cố chuột mắc bẫy. Tần suất xuất
hiện A được lấy làm xác suất P(A). Cần phải đặt bao nhiêu bẫy, để với độ tin cậy 0.95 có thể khẳng định
rằng sai số mắc phải không vượt quá 10%?
Câu 20. (0,5 điểm) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng độ lệch bình phương trung bình của năng suất
sinh khối qua 7 lần lên men bã mía bằng một chủng vi sinh phân giải Xenluloza như sau:
STT 1 2 3 4 5 6 7
xi 50.98 55.19 46.16 33.75 22.2 34.31 37.3
Câu 21. (0,5 điểm) Cân nặng của các bé trai 10 tuổi thuộc hai địa điểm A và B như sau:
- Vùng A: nA = 814 em, x̅A = 21.06 kg, SA = 1.61 kg
- Vùng B: nB = 200 em, x̅B = 21.33 kg, SB = 1.6 kg
Hãy đánh giá xem trọng lượng trung bình của các trẻ em trai 10 tuổi hai vùng Có thật khác nhau hay
không?
Câu 22. (0,5 điểm) Để đánh giá khả năng tăng trọng bởi những chế độ ăn khác nhau, người ta chọn gà
cùng một lứa tuổi cùng trọng lượng ban đầu, cùng giới tính và không bị bệnh, được chia thành hai lô A
và B, mỗi lô có 4 con để làm thí nghiệm. Sau một thời gian cho ăn các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung
đạm, khoáng, vi lượng, ... khác nhau; gà được kiểm tra trọng lượng và so sánh với trọng lượng ban đầu

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2 / 3


khi chưa cho ăn thức ăn thí nghiệm. Kết quả độ tăng trọng lượng được ghi lại trong bảng sau (đơn vị:
gram):

Số gà thí nghiệm 1 2 3 4
Lô gà A 0.8 0.9 1 1.1
Lô gà B 0.5 0.6 0.6 0.7
Hãy đánh giá chế độ cho ăn nào tốt hơn cho thí nghiệm này? (Giả thiết rằng độ tăng trưởng của gà tuân
theo luật chuẩn, mức ý nghĩa 5%).
Câu 23. (0,5 điểm) Từ hai tổng thể X và Y người ta tiến hành kiểm tra 2 mẫu có kích thước nx = 1 000,
ny = 1 200 về 1 tính chất A thì được fx = 0.27 và fy = 0.3. Với mức ý nghĩa 9% hãy so sánh tỉ lệ px ,
py của hai tổng thể ?
Câu 24. (0,5 điểm) Kiểm tra 120 sản phẩm ở kho I thấy có 6 sản phẩm bị lỗi; 200 sản phẩm ở kho II thấy
có 24 sản phẩm bị lỗi. Hỏi chất lượng hàng ở hai kho có khác nhau không với mức ý nghĩa 5%?
Câu 25. (0,5 điểm) Nghiên cứu tác dụng của ba chế phẩm chống phóng xạ có nguồn gốc thực vật, người
ta làm thí nghiệm trên ba lô chuột nhắt trắng như sau: đem chiếu xạ (cùng liều lượng và thời gian chiếu)
chuột có cùng trọng lượng cơ thể, cùng giới tính và không bị bệnh tật, sau đó tiêm chế phẩm chống phóng
xạ trên vào từng lô chuột. Đánh giá tác động của chế phẩm chống phóng xạ, người ta đo bằng trọng lượng
(gram) của chuột bị giảm sau một tuần kể từ khi chiếu xạ. Kết quả cho bởi bảng sau:
Số đơn vị trọng lượng
giảm ở một cá thể
Lô A 9 7 8
Lô B 9 3 3 2 3
Lô C 9 8 5 6
Hãy đánh giá khả năng chống phóng xạ của ba chế phẩm trên (theo cơ chế làm chậm quá trình làm giảm
trọng lượng cơ thể sau khi bị tia xạ chiếu vào cơ thể), với mức ý nghĩa 5% .

 Hết 

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3 / 3

You might also like