You are on page 1of 5

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3

Câu 1: Khi phân tổ điều tra thống kê theo thu nhập bình quân hàng tháng, ta nên
chọn tiêu thức phân tổ nào?
A. Tiêu thức thuộc tính
B. Tiêu thức nguyên nhân
C. Tiểu thức kết quả
D. Tiêu thức lượng biến

Câu 2: Cho bảng số liệu về mức lương của công nhân tại doanh nghiệp X. Tiến
hành phân tổ điều tra thành 5 tổ, vậy khoảng cách mỗi tổ là bao nhiêu?
2500 2700 2600 2800 2200
2500 2200 2800 3000 2900
2100 2000 2700 2800 2600
A. 300
B. 400
C. 200
D. 100

Câu 3: Trong các ý sau, ý nào đúng khi nói về lượng biến rời rạc:
A. Đối với dãy số lượng biến rời rạc, mỗi lượng biến xếp vào một tổ
B. Phân tổ theo tiêu thức bậc thợ không thể sử dụng lượng biến rời rạc
C. Lượng biến rời rạc là lượng biến mà các giá trị của nó có thể đếm được
D. Câu A và C đúng
Câu 4: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào sử dụng tiêu thức thuộc về
tiêu thức thuộc tính:
A. Phân loại doanh nghiệp theo loại tiến hành phân tổ nhân viên theo vị trí công
việc.
B. Số công nhân trong một doanh nghiệp, số sản phẩm sản xuất ra trong một
ngày của một phân xưởng.
C. Năng suất cây trồng, giá bán h.hóa
D. Không có câu nào đúng
Câu 5: Trong những ý sau, ý nào đúng về tiêu thức phân tổ:
A. Tiêu thức được lựa chọn là căn cứ để tiến hành phân tổ
B. Tiêu thức được lựa chọn là phương pháp để tiến hành phân tổ
C. Tiêu thức được lựa chọn là đơn vị để tiến hành phân tổ
D. Tiêu thức được lựa chọn là kỹ thuật để tiến hành phân tổ

Câu 6: Để phản ánh số đơn vị tổng thể có lượng biến nhỏ hơn hoặc bằng một
lượng biến cụ thể nào đó, ta sử dụng
A. Tần số
B. Tần suất
C. Tần suất tích lũy
D. Tần số tích lũy

Câu 7: Trong những ý sau, ý nào đúng khi nói về tần suất:
A. Tần suất được biểu hiện bằng số tuyệt đối
B. Cho biết số đơn vị mỗi tổ chiếm bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ tổng thể
C. Là số lần lặp lại của một biểu hiện hoặc một lượng biến nào đó
D. Cả ba câu đều đúng

Câu 8: Trong trường hợp tổ có khoảng cách bằng nhau:


A. Các đơn vị tổng thể của hiện tượng nghiên cứu không có sự thay đổi lớn về
chất và đặc trưng cơ bản
B. Xác định khoảng cách tổ dựa vào bản chất của hiện tượng
C. Các đơn vị tổng thể của hiện tượng nghiên cứu có sự thay đổi nhiều về chất
D. Xác định khoảng cách tổ dựa vào sự tồn tại và phát triển của đối tượng
nghiên cứu.
Câu 9: Phân tổ hiện tượng kinh tế xã hội theo một trong hai tiểu thức: tiêu thức
nguyên nhân và tiêu thức kết quả thì biểu hiện về mặt lượng của tiểu thức còn
lại sẽ phản ánh:
A. Tốc độ phát triển doanh thu
B. Hiện tượng kinh tế - xã hội
C. Mối quan hệ nhân quả mà ta cần nghiên cứu
D. Tất cả các câu đều đúng

Câu 10: Khi phân tử điều tra về quy mô doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao ta
nên lựa chọn tiêu chí nào để phản đúng bản chất doanh nghiệp:
A. Số lượng công nhân làm việc
B. Giá trị máy móc thiết bị sản xuất
C. Doanh thu hàng năm
D. Số lượng nguyên vật liệu tiêu thụ

Câu 11: Thời gian cần thiết để hoàn thiện 1 sản phẩm của 40 công nhân thuộc
phân xưởng hoàn thiện được theo dõi như sau: Tính khoảng cách tổ với số tổ là
3 (khoảng cách tổ bằng nhau)
69 65 72 71 61 61 74 73
75 73 65 68 74 72 63 67
68 72 69 66 65 73 73 69
75 76 70 70 63 64 61 67
63 62 69 74 68 73 78 74

A. Đáp án khác B. 4 C. 5 D. 9

Câu 12: Năng suất làm việc của công nhân là:
A. Tiêu thức không gian
B. Tiêu thức thuộc tính
C. Tiêu thức kết quả
D. Tiêu thức nguyên nhân

Câu 13: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào sẽ phải thực hiện nguyên
tắc ghép tố:
A. Phân tổ chi tiết sản phẩm công nghiệp theo các kích thước
B. Phân tổ theo thành phần giai cấp
C. Phân tổ công nhân trong một doanh nghiệp theo độ tuổi.
D. Phân tổ theo ngành kinh tế
Câu 14: Khi nghiên cứu tay nghề của công nhân trong doanh nghiệp, ta sẽ tiến
hành phân tổ với tiêu thức phân tố
A. Năng suất lao động bình quân
B. Khách hàng
C. Trình độ kỹ thuật
D. Doanh thu hàng năm

Câu 15: Tiêu thức nào dưới đây là tiêu thức kết quả:
A. Khối lượng sản phẩm
B. Giá thành sản phẩm
C. Năng suất lao động
D. Cả A,B đều đúng

Câu 16: Tác dụng của bảng thống kê:


A. Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và cả tổng thể
B. Mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các số liệu thống kê
C. Là cơ sở áp dụng phương pháp phân tích thống kê cho phù hợp
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 17: Câu nào sau đây là sai khi nói về tiêu thức lượng biến có nhiều trị số:
A. Trị số đúng bằng giới hạn trên của tổ thì đơn vị đó được xếp vào tổ kế tiếp.
B. Trong trường hợp sử dụng tiêu thức lượng biến có nhiều trị số, phân tổ sẽ có
khoảng cách tổ và mỗi tố có hai giới hạn là giới hạn trên và giới hạn dưới.
C. Phân tổ các hộ gia đình theo số nhân khẩu sử dụng lượng biến có nhiều trị số
D. Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ gọi là khoảng
cách tổ.
Câu 18: Lượng hàng của các nhân viên trong một công ty dao động từ 160.000
– 640.000, số liệu được phân thành 10 tổ với khoảng cách tổ bằng nhau. Hãy chỉ
ra: khoảng cách tổ
A. 48.000
B. 50.000
C. 64.000
D. 58.000
Câu 19: Năng suất lao động là:
A. Lượng biến không liên tục
B. Lượng biến liên tục
C. Vừa là lượng biến liên tục, vừa là lượng biến không liên tục
D. Không có câu nào đúng

Câu 20: Phân tổ có nhiệm vụ:


A. Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
B. Biểu hiện sự khác nhau giữa các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu
C. Biểu hiện mối quan hệ giữa các tiêu thức của tổng thể và giữa các hiện tượng
với nhau.
D. Cả 3 câu đều đúng

You might also like