You are on page 1of 7

Bài 1: Giải thích và nhận xét ý nghĩa hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy đơn:

Sử dụng dữ liệu 34 năm (1960-1993) của Mỹ nghiên cứu về tác động của chi cho
nghiên cứu và phát triển (tỷ đô) lên số ứng dụng bằng sáng chế được ghi nhận:
^
patents = 34.571 + 0.792R&D

Bài 2: Bạn của bạn có một công việc làm thêm tại trường là gọi điện thoại cho các cựu
sinh viên kêu gọi đóng góp cho quỹ hàng năm của trường đại học đó và cô ấy tự hỏi
liệu cuộc gọi của mình có tạo ra sự khác biệt nào không. Để đo lường tác động của các
cuộc gọi của sinh viên đối với việc gây quỹ, cô ấy thu thập dữ liệu từ 50 cựu sinh viên
và ước tính phương trình sau:

GIFT: Số tiền tài trợ thường niên năm 2016 (bằng đô la) từ cựu sinh viên thứ i
INCOME: thu nhập ước tính năm 2016 (tính bằng đô la) của cựu sinh viên thứ i
CALLS: số cuộc gọi đến cựu sinh viên thứ i để kêu gọi quyên góp trong năm 2016
a. Giải thích ý nghĩa của từng hệ số ước lượng được. Dấu của các hệ số ước lượng
có đúng với kỳ vọng của bạn?
^ mà không phải là
b. Tại sao biến bên trái trong phương trình của bạn bạn là GIFT
GIFT?
c. Bạn của bạn đã không viết sai số ngẫu nhiên u trong phương trình ước lượng
được. Đây có phải là một sai lầm? Tại sao có hoặc tại sao không?
d. Giả sử rằng bạn của bạn quyết định thay đổi đơn vị INCOME từ “đô la” thành “hàng
nghìn đô la”. Điều gì sẽ xảy ra với các hệ số ước lượng của phương trình?
e. Nếu bạn có thể thêm một biến nữa vào phương trình này, nó sẽ là gì? Giải thích.
Income tăng 1 dv -> trung bình GIFT tăng 0.001 dv (trong đk các yếu tố còn lại không
đổi)
New income tăng 1 dv (income tăng 1000) -> trung bình GIFT tăng 1 dv (trong dk các
yếu tố còn lại không đổi).
f. Giả sử rằng bạn của bạn quyết định thay đổi đơn vị GIFT từ “đô la” thành “hàng
nghìn đô la”. Điều gì sẽ xảy ra với các hệ số ước lượng của phương trình?

Bài 3: Xét một mô hình kinh tế lượng mà tiền lương của công nhân thứ i trong một lĩnh
vực cụ thể như là một hàm của các biến kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và giới
tính của công nhân đó:
WAGE: mức lương của công nhân thứ i
EXP: số năm kinh nghiệm làm việc của công nhân thứ i
EDU: những năm học vượt cấp ba của công nhân thứ i
GEND: giới tính của công nhân thứ i (1 = nam và 0 = nữ)
Giả sử rằng bạn có cơ hội thêm một biến khác vào phương trình. Biến nào sau đây là
tốt nhất? Giải thich câu trả lơi của bạn.
i. Tuổi của công nhân thứ i
ii. Số lượng công việc trong lĩnh vực này
iii. Mức lương trung bình trong lĩnh vực này
iv. Số giải thưởng “nhân viên của tháng” mà công nhân thứ i giành được
v. Số con của công nhân thứ i

Bài 4: Một doanh nghiệp nhỏ thuê tư vấn để dự báo doanh thu nếu số tiền chi cho
quảng cáo là $2000 mỗi tuần. Nhà tư vấn ghi lại số tiền công ty đã chi quảng cáo mỗi
tuần và doanh số hàng tuần tương ứng trong 6 tháng qua. Chuyên gia tư vấn viết
“Trong 6 tháng qua, chi tiêu trung bình hàng tuần cho quảng cáo là $1500 và doanh thu
trung bình hàng tuần là $10.000. Dựa trên kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đơn, tôi
dự đoán doanh thu sẽ là $12.000 nếu mỗi tuần chi cho quảng cáo $2000”.
a. Mô hình hồi quy đơn mà nhà tư vấn đã ước lượng được là gì?
b. Vẽ đồ thị đường hồi quy mẫu. Ghi chú các giá trị trung bình trên đồ thị.

Bài 5: Một đơn vị cung cấp nước ngọt cho các trận đấu bóng đá của đại học bang
Louisiana nhận xét rằng nhiệt độ càng ấm tại thời điểm diễn ra trận đấu thì số lượng
sô-đa bán ra được càng nhiều. Dựa trên dữ liệu của 32 trận đấu trên sân nhà trong 5
năm, nhà cung cấp ước lượng mối quan hệ giữa doanh số bán soda và nhiệt độ là ŷ =
−240 + 20x, trong đó y = số lượng nước ngọt bán được và x = nhiệt độ tính bằng độ F.
a. Giải thích ý nghĩa hệ số chặn và hệ số góc ước lượng được. Kết quả có hợp lý
không? Tại sao có hoặc tại sao không?
b. Vào một ngày mà nhiệt độ tại thời điểm trò chơi được dự báo là 80°F, hãy dự
báo có bao nhiêu nước sô-đa nhà cung cấp sẽ bán được.
c. Doanh số dự đoán là 0 dưới nhiệt độ nào?
d. Vẽ đồ thị của đường hồi quy ước lượng được.
Bài 6: Dựa trên dữ liệu năm 2008 về y = thu nhập bình quân đầu người (đơn vị: nghìn
đô la) và x = phần trăm dân số có bằng cử nhân trở lên cho 50 tiểu bang của Hoa Kỳ
cộng với Quận Columbia, tổng cộng N = 51 quan sát; ước lượng một hồi quy tuyến tính
đơn y theo x.
a. Phương sai sai số ước lượng σ^ 2= 14,24134. Tổng các phần dư bình phương là
bao nhiêu?
b. Phương sai ước lượng của b2 là 0,009165. Sai số chuẩn của b2 là bao nhiêu?
c. Hệ số góc ước lượng b2 = 1.02896. Giải thích kết quả này.
d. Sử dụng x = 27,35686 và y = 39,66886, hãy tính ước lượng của hệ số chặn.
e. Đối với bang Georgia, giá trị của y = 34,893 và x = 27,5. Tính số dư tương ứng,
sử dụng thông tin trong câu (c) và (d)

Bài 7: Giải thích và nhận xét ý nghĩa hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy bội:
a. Price = 129.062 + 0.1548SQFT – 21.588BEDRMS – 12.193BATHS + e
b. NS = 8.47 + 0.02K – 12.4L + e
se (732) (0.000) (1.96)
2
R =0.817 F-stat=425.5 n=188
c. Wage = 4.164 + 0.906grade + e
N=100, R2=0.08, R2=0.07
d. wage = -6.85 + 1.33grade + 0.306exp + e
2 2
R =0.26, R =0.24
e. CT = 50.6 + 0.79TN + 0.016TS + e
Se (8.82) (0.016) (0.004)
2
R =0.999545

Bài 8: Giải thích ý nghĩa kết quả ước lượng trong mô hình dạng logarit sau:
a. W = 1,25 + 202,6 ln(TR) + e
Với W là tiền lương người lao động, TR là doanh thu của công ty.

b. ^
ln ⁡(Q)=0,23+0,62 ln ( K ) +0,57 ln ⁡( L)
Với Q là sản lượng, K là vốn, L là lao động
c. ln(TR) = 4,51 + 0,153T + e
Với TR là doanh thu; T là biến thời gian, nhận giá trị = 1, 2, 3,… theo các năm
Bài 9: Cho kết quả hồi quy lợi nhuận công ty (triệu đồng) theo tiền thưởng cho giám
đốc (triệu đồng) và số năm kinh nghiệm của giám đốc (dạng đa thức bậc 2) như sau:
^ = 29.23 + 383TH + 10.6KN – 0.45 KN 2
ln
a. Giải thích ý nghĩa các hệ số góc
b. Dấu của biến KN và KN 2 cho biết điều gì? Có phù hợp kỳ vọng không? Giải thích
c. Hãy tìm mức năm kinh nghiệm mà từ đó trở đi thì KN không còn tác động tích
cực đến lợi nhuận công ty nữa.
d. Từ kết quả ước lượng trên có thể kết luận rằng mọi giám đốc có trên 12 năm
kinh nghiệm thì đều cần sa thải để thay giám đốc mới hay không?

Bài 10: Cho kết quả hồi quy điểm trung bình theo chỉ số IQ và thời gian tự học
(giờ) như sau (dạng đa thức bậc 2):
ĐTB = 2.923 + 0.0038IQ + 1.06TH – 0.09TH 2
a. Dấu TH và TH 2cho biết điều gì về mối quan hệ giữa thời gian tự học và điểm của
sinh viên? Có phù hợp kỳ vọng hay không?
b. Tìm mức thời gian tự học mà từ đó trở đi thì việc tăng thời gian tự học sẽ không
còn tác động tích cực đến điểm số nữa? Bình luận về con số đó.

Bài 11: Giải thích ý nghĩa kết quả ước lượng trong mô hình với biến giả sau:
a. Wage = 1986.99 + 7.72exper – 639.74clerical + e
b. Wage = 1518.69 + 622.84exper + 710.04exper*clerical + e
Trong đó Wage là mức lương, exper là số năm kinh nghiệm, clerical = 1 nếu là nhân
viên văn phòng và clerical = 0 nếu không phải nhân viên văn phòng.
c. Wage = 2565 + 157.76 urban +57.88edu+e
d. Wage = 2815.83 – 190.27urban +38.91edu + 26.14urban*edu+e
Trong đó Wage là mức lương, edu là số năm đi học, urban=1 nếu người lao động sống
ở thành thị và urban=0 nếu họ sống ở nông thôn

Bài 12: Ước lượng mô hình hồi quy có biến định tính
Giả sử bạn muốn tìm xem giới tính có tạo ra sự khác biệt trong mức lương của giáo sư
đại học hay không, thu thập số liệu về mức lương khởi điểm của 10 giáo sư đại học
theo giới tính như sau:
Lương khởi điểm (nghìn đô) Giới tính
22.0 Nam
19.0 Nữ
18.0 Nữ
21.7 Nam
18.5 Nữ
21.0 Nam
20.5 Nam
17.0 Nữ
17.5 Nữ
21.2 Nam

a. Ước lượng mô hình hồi quy phù hợp?


b. Giải thích ý nghĩa kết quả ước lượng và nhận xét.

Bài 13: Giả sử ta muốn hồi quy chi tiêu y tế hàng năm của 1 cá nhân theo thu nhập và
trình độ học vấn (TĐHV) của cá nhân đó. Xét biến TĐHV có 3 phạm trù: dưới trung học
phổ thông, trung học phổ thông và từ đại học trở lên.
a. Thiết lập mô hình hồi quy phù hợp
b. Giải thích các hệ số góc ước lượng
c. Xác định chênh lệch trung bình chi tiêu y tế của trình độ đại học so với trình độ
dưới PTTH?
d. Muốn biết tác động của thu nhập lên chi tiêu y tế có khác nhau giữa các mức
trình độ học vấn hay không thì làm thế nào?

CTYT= beta0 + beta1*TN + beta2*D1 + beta3*D2 + beta4*TN*D1 +


beta5*Tn*D2+ u

Bài 14: Phần suy diễn thống kê


 Ví dụ 3.1 trong slides
 Bài tập số 1 cuối mindmap phần Ước lượng khoảng và kiểm định giả thuyết
 Chú ý xác định cặp giả thuyết đúng (phần xác định giả thuyết là quan trọng nhất)
 Cách tra cứu giá trị tới hạn của quy luật phân phối xác suất Student trong Excel:
dùng hàm tinv(2*mức ý nghĩa, số bậc tự do)

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Oc9lhHNvlg7WoUr_zUoq2e3BFLSt1TyQsyyCW3u77U8/
edit#gid=0

Bài 15: Phần khuyết tật mô hình


Mô hình 1 Mô hình 2
Dependent variable: TR Dependent variable: TR
Included observations: 50 Included observations: 50
Variable Coef Std.error Prob Variable Coef Std.erro Prob
r
C 2.672 4.822 0.951 C 1.425 4.827 0.981
K 1.603 0.105 0.000 K 1.484 0.255 0.001
L 2.128 0.823 0.026 L 3.563 0.101 0.000
AD 3.471 1.150 0.000 AD 1.001 0.953 0.599
R-sq 0.656 Prob(F_stat) D*K -0.146 0.246 0.465
0.000
White Prob 0.0421 D*L 2.471 0.652 0.012
Ramsey Prob 0.0314 R-sq 0.8225 Prob(F-stat) 0.000
White Prob 0.0232
Ramsey Prob 0.2354

1. Kiểm định White và Ramsey cho biết điều gì về mô hình? Ước lượng của mô hình 1 và 2
có phải là tốt nhất không?
2. Có nhận xét gì về ý nghĩa thống kê của hệ số biến AD trong 2 mô hình? Hãy nêu 1 cách
giải thích về hiện tượng đó.
3. Mô hình 2 có tốt hơn mô hình 1 không? Tại sao?
4. Dùng kiểm định F cho biết có nên thêm 2 biến vào mh 1 để được mh 2 không?
5. Nhận xét ý kiến cho rằng các ước lượng là không chệch và hiệu quả?
6. Mô hình 2 có vi phạm gt nào của OLS không? Nếu có, hãy nêu 1 cách để khắc phục hiện
tượng đó

You might also like