You are on page 1of 2

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã bám sát các lý luận

và triển khai
các ý nhằm giải thích các mục tiêu đã đề ra. Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi đã
làm rõ được những lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro nguồn nhân lực và quản trị rủi ro. Từ
đó nhóm đã nêu rõ khái niệm quản trị rủi ro nguồn nhân lực là các hoạt động quản trị rủi
ro liên quan đến tài sản con người của tổ chức. Thấy rằng tầm quan trọng của việc quản
trị rủi ro nhân lực này là rất cần thiết vì nguồn nhân lực nắm vai trò chủ chốt trong một
doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng này, bài nghiên cứu này đã giải thích các quá
trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước bắt đầu từ nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro
nhân lực cho đến đánh giá các tổn thất và cuối cùng là kiểm soát các rủi ro nhân lực đó.
Và với chủ đề “Rủi ro nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng”, nhóm nghiên cứu đã khái
quát qua tình trạng ngân hàng tại Việt Nam, sau đó nhóm đã nhận thấy ngành ngân hàng
tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhân lực.

Đầu tiên là rủi ro do con người, bài nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro này cho rằng nhiều
người lao động vừa thiếu, vừa yếu về mọi mặt (kiến thức, kỹ năng mềm,…), đặc biệt yếu
kém về nhận thức cuộc sống, dẫn đến thiếu đạo đức nghề nghiệp nhưng vẫn được Ban
lãnh đạo ngân hàng bố trí vào những vị trí công tác quan trọng trong tổ chức. Bên cạnh
đó, đội ngũ cán bộ ngân hàng mặc dù có trình độ nghiệp vụ vững vàng, đạo đức tốt,
nhưng khi thấy những sơ hở nhất định trong quy trình, chế độ, đã phút chốc nảy lòng
tham hoặc tin tưởng khách hàng, đồng nghiệp... bỏ qua quy trình để rồi vô tình phạm tội
lúc nào không biết, không những vậy, vì cạnh tranh, vì lợi nhuận, vì để đảm bảo khả năng
thanh khoản… nhân viên giành giật khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài
ra, vì sợ ảnh hưởng đến uy tín trên thị trường tài chính, sợ liên quan đến trách nhiệm
người đứng đầu nên một số tổ chức tín dụng đã không tố giác các hành vi vi phạm trong
nội bộ ngân hàng cũng như công khai thông tin. Tiếp đến là rủi ro do môi trường làm
việc, rủi ro này chỉ ra rằng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc và cảm xúc, thái
độ làm việc của nhân viên đó là rủi ro do môi trường điều kiện vật chất và do môi trường
điều kiện tinh thần. Đối với các rủi ro do môi trường điều kiện vật chất, đối với ngành
ngân hàng, quá trình làm việc nhiều giờ trong môi trường máy lạnh tác động tiêu cực đến
sức khỏe của nhân viên, từ đó làm giảm hiệu xuất làm việc và lâu dẫn sẽ gây ảnh hưởng
xấu doanh nghiệp. Còn đối với rủi ro do môi trường điều kiện tinh thần, TS Nguyễn
Quốc Nghi cho rằng “khi stress công việc càng cao thì kết quả công việc của nhân viên
ngân hàng càng thấp và ngược lại.”, điều này đúng với những bằng chứng mà nhóm
nghiên cứu đã đưa ra, vì thế rủi ro này cho rằng nguồn nhân lực trong ngành cũng bị ảnh
hưởng không kém khi nhận biết được môi trường làm việc tiêu cực và đầy áp lực. Và từ
những điều trên, nhóm tác giả tìm ra bằng chứng rằng lượng nhân viên ngân hàng nghỉ
việc khá cao, cụ thể theo khảo sát của Anphabe thì tỷ lệ lao động nghỉ việc mong muốn
chuyển sang ngành khác của ngành Ngân hàng lên đến 25% và đứng thứ 19 trong bảng
xếp hạng của khảo sát này. Bên cạnh việc nhân viên rời ngành, ngành ngân hàng cũng đối
mặt với tình trạng thiếu nhân sự, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số và hệ thống thông tin
được xem trọng, các bằng chứng và khảo sát mà nhóm nghiên cứu đưa ra cho thấy rằng
ngành ngân hàng thiếu rất nhiều nhân sự trong thời kỳ chuyển đổi số và trong lĩnh vực an
toàn thông tin dữ liệu. Ngoài 2 rủi ro trên thì còn rủi ro do pháp lý, rủi ro này đến từ sự
kiện pháp lý bất ngờ thay đổi hoặc một sự việc bất ngờ xảy đến làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh tế, hoạt động kinh doanh... của doanh nghiệp. Rủi ro này đến từ
nôi bộ kinh doanh hoặc tranh chấp bên ngoài và còn có những rủi ro khách quan khác.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng liên quan và chỉ ra rằng các rủi ro pháp lí
phổ biến trong ngân hàng chủ yếu là từ hợp đồng, sự sai phạm do vô tình hoặc cố ý từ
phía nhân việc và thiếu đạo đức nghề nghiệp. Nhận thức được các rủi ro trên trong ngành
ngân hàng, với mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá rủi ro nguồn nhân lực tại các
ngân hàng, nhóm tác giả đã đo lường yếu tố mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của
bốn nhóm rủi ro trên về nhân sự và từ đó đưa ra hàm ý quản trị rủi ro cho toàn ngành
ngân hàng. Nhóm đã đưa ra một số phương thức nhằm né tranh và giảm thiểu tổn thất
đến từ nhân lực và pháp lý vì đây là 2 rủi ro phổ biến nhất tại ngành ngân hàng tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc tham gia vào quản lý của các cấp nhà nước là cần thiết, nhằm
tăng cường công tác quản lý, hạn chế rủi ro nhân sự và thúc đẩy phát triển của nguồn
nhân lực. Nhóm nghiên cứu đề xuất 1 số biện pháp về phía nhà nước như: xây dựng chiến
lược đào tạo nhân lực, đổi mới phương pháp dạy và học, tạo mội trường học tập nghiên
cứu lành mạnh cho sinh viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách ưu đãi đối với các
cơ sở giáo dục đào tạo và đội ngũ giảng viên, mở rộng đào tạo và hợp tác quốc tế nguồn
nhân lực, xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu
chuẩn nghề nghiệp, đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các ngân hàng, tuyển chọn
nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế thi đua, khen thưởng, đào tạo hoặc đào tạo lại đội ngũ
cán bộ, thành lập cơ quan chuyện môn dự báo nguồn nhân lực. Và một số đề xuất về phía
ngân hàng thương mại như là: hoạt định nhân lực, tuyển chọn nhân lực, bố trí và sử dụng
nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực,
… Các đề xuất trên dựa trên sự đo lường mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của 4
nhóm rủi ro mà nhóm đã đưa ra các bằng chứng. Có thể thấy, nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia nói chung, ngành ngân
hàng nói riêng. Thị trường tài chính – ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh thị
trường hội nhập quốc tế hiện tại. Chính vì vậy, việc sẵn sàng nguồn nhân lực qua đào tạo
có đạo đức nghề nghiệp cao, trình độ chuyên môn, sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu chuyển
đổi số và phát triển của ngành ngân hàng.

You might also like