You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

TRONG DN VN

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài.

Trong doanh nghiệp hiện nay, nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, là những nhân tố thiết
yếu góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển
tiên tiến và vượt bậc, nhiều thiết bị máy móc và robot ra đời thay thế con người trong rất nhiều
việc, trí óc của nhân loại là điều không thể thay thế được. Trí tuệ, sự sáng tạo của nhân viên được
coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Một đội ngũ nhân viên giỏi có thể ví như mạch máu chảy trong doanh nghiệp bới nó giúp gia
tăng hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, tỷ lệ nhân viên có ý định nghỉ việc đang có xu hướng tăng lên.
Theo khảo sát của công ty TNHH Loan Lê về hiện trạng việc làm của người lao động tại 300
doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả cho thấy có tới 41% nhân viên làm việc trong khoảng thời giản
từ 1- 6 tháng thì xin nghỉ việc hoặc bị thôi việc. Trong đó: 80% nhân viên cho biết nguyên nhân
nghỉ việc do muốn tìm nơi làm khác có lương cao hơn, 63% cho rằng nơi làm việc xa chỗ ở, 60%
do mức độ công việc khó khăn. Thêm vào đó, đại dịch Covid 19 trong 3 năm vừa qua đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế ổn định của Việt Nam, dẫn đến hiện tượng nghỉ việc số
lượng lớn của nhân viên tại nhiều doanh nghiệp nhất là ở các lĩnh vực du lịch, khách sạn, y tế.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tâm lý muốn chuyển sang làm việc ở những ngành an toàn
hơn, ít có biến động của người lao động.

Hiện trạng nhiều nhân viên nghỉ việc gây ra nhiều tổn thất và khó khăn cho doanh nghiệp. Do
đó, việc nghiên cứu về ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam là một
điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam” để thực hiện
nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh
nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra một số phương pháp giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, để
nhân viên gắn bó lâu dài với công việc.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Mục tiêu 1: Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến ý định nghỉ việc.

Mục tiêu 2: Xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
nghỉ việc của nhân viên.
Mục tiêu 3: Qua những phân tích nghiên cứu trên, đề ra một số giải pháp làm tăng động lực làm
việc của nhân viên, giúp doanh nghiệp thấu hiểu tâm lí nhân viên, từ đó giúp hạn chế ý định xin
nghỉ việc ở nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu về ý định nghỉ việc của nhân viên trong các
doanh nghiệp trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam
- Về thời gian: từ
Số liệu: từ 2008 đến nay
- Lĩnh vực nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu của đề tài


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Quốc tế

Năm 2008, Moon Fai Chan, Andrew Leung Luk, Sok Man Leong, Siu Ming Yeung và Iat Kio
Van đã thực hiện một nghiên cứu về ý định nghỉ việc của các điều dưỡng ở Macao. Nhóm tác giả
đã sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc tự điền ở hai bệnh viện và
thời gian trung bình để hoàn thành bảng câu hỏi này; 968 câu hỏi đã được gửi đi và 792 câu trả
lời được nhận về đã cho thấy có tới năm yếu tố ảnh hưởng đến việc đi làm của nhân viên: (1)
Lương và phúc lợi, (2) Các khoản hỗ trợ, (3) Quyền tự chủ và cơ hội nghề nghiệp, (4) Kế hoạch
tương lai và (5) Các mối quan hệ.

Nghiên cứu của Mohammad Alzayed và Mohsen Ali Murshid (2017) về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bộ thông tin ở Kuwait thông qua phương pháp lấy mẫu
thuận tiện, một mẫu gồm 200 người được lấy từ các nhân viên làm việc trong các phòng ban
khác nhau cũng cho kết quả: (1) Chính sách phúc lợi, (2) Sự công nhận trong công việc, (3) Khối
lượng công việc, (4) Sự gắn bó với công việc, (5) Sự hài lòng với công việc

2. Trong nước

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên
trong các doanh nghiệp
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương và Lê Thị Kiều Diễm (2017) , dữ liệu được thu thập qua
bảng hỏi khảo sát với 309 nhân vên làm việc tại địa bàn và được xử lý trên SPSS. Qua phân tích
độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy bội (RA) nghiên cứu đưa ra kết
quả có 5 yếu tố ảnh hưởng gồm: (1) Tiền lương, (2) Chính sách phúc lợi, (3) Sự công bằng, (4)
Hành vi lãnh đạo và (5) Khuyến khích tài chính.
Kế thừa kết quả của nghiên cứu trên, Huỳnh Thị Thu Sương cùng với Phan Thiện Tâm (2019),
trong một đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại bưu
điện thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 52
cũng chỉ ra rằng có 6 nhân tố dẫn đến tâm lý muốn rời bỏ công việc của nhân viên đó là: (1) Thu
nhập; (2) Điều kiện làm việc; (3) Áp lực công việc; (4) Hành vi lãnh đạo; (5) Áp lực bên ngoài
và (6) Đào tạo và phát triển. Nghiên cứu trên phân tích dựa vào 400 mẫu thu hồi được từ 450
bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để kiểm tra dữ liệu. Huỳnh Thị Thu Sương và Phan
Thiện Tâm cũng tìm ra được 2 yếu tố mới là Đào tạo - phát triển và Áp lực bên ngoài có ảnh
hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên.
Một nghiên cứu khác của Lê Hoàng Thuya trong luận án tiến sĩ khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Trà Vinh (2021) về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và sự gắn bó
của nhân viên với ngân hàng : Trường hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp:
phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận 12 chuyên gia, khảo sát 33 chuyên gia) và định
lượng (khảo sát 547 nhân viên ngân hàng) đồng thời kiểm định thang đo bằng các phương pháp
phân tích khác nhau đã cho thấy có 11 nhân tố chính tác động đến Động lực làm việc và 1 nhân
tố Động lực làm việc tác động đến Sự cam kết gắn bó của nhân viên ngân hàng: (1) Đặc điểm
công việc, (2) Đào tạo thăng tiến, (3) Tiền lương,(4) Phúc lợi, (5) Cấp trên, (6) Đồng nghiệp, (7)
Đánh giá thành tích, (8) Chính sách lao động, (9) Điều kiện làm việc, (10) Áp lực công việc, (11)
Rủi ro tác nghiệp, (12) Động lực làm việc. Nghiên cứu của Lê Hoàng Thuya so với những
nghiên cứu trước đó có sự chi tiết và đầy đủ hơn. Ngoài các phương pháp phân tích dữ liệu phổ
biến, ông còn sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...., ông cũng đã tìm ra được hai nhân tố
mới là Áp lực công việc và Rủi ro tác nghiệp có tác động đến Động lực làm việc và Sự cam kết
gắn bó của nhân viên với ngân hàng.

Khoảng trống nghiên cứu

You might also like