You are on page 1of 6

SLIDE 1

Kính chào Quý Thầy cô và các anh chị,


Em là Lê Hữu Công, Đầu tiên, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy cô
đã tham gia giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Đức Toàn – là giảng viên hướng dẫn em
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình. Em cảm ơn toàn thể hội đồng đã sắp
xếp thời gian để tham gia hội đồng đánh giá chi tiết luận văn của em
Sau đây em xin báo cáo đề cương chi tiết luận văn với đề tài: Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên công ty TNHH
MTV SXKT Quảng Nam.
Tính cấp thiết của đề tài :
Nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố then chốt quyết  định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh  tế thị trường. Một
doanh nghiệp có thể có hạ tầng và công nghệ hiện đại, nhưng nếu thiếu độ ngũ lao
động làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp khó có  thể bền vững và cạnh tranh với các
doanh nghiệ khác . Để quản lý có hiệu  quả nguồn nhân lực thì điều trước hết nhà
quản trị phải xem con người là hạt  nhân trung tâm của sự phát triển doanh nghiệp, từ
đó tạo điều kiện để khơi dậy và phát huy tố đa khả năng tiềm ẩn ở trong mỗi con
người. 

Là nhân viên đang công tác tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết  Quảng
Nam, hàng ngày tiếp xúc và trao đổi với những cán bộ nhân viên của  công ty, tác giả
nhận thấy hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên còn  nhiều hạn chế một
phần vì thiếu động lực làm việc. Để giải quyết từ gốc vấ đề này, cần phải hiểu rõ đâu
là những nhân tố hay những nhóm nhân tố ảnh hưởng  tới động lực làm việc của độ
ngũ cán bộ nhân viên. Từ đó đưa ra được những  giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
làm việc cho cán bộ nhân viên của công ty.  Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng  đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên
công ty TNHH MTV Xổ số kiến  thiết Quảng Nam” làm đề tài luận văn của mình.

SLIDE 2
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách
SLIDE 3
Chương 1 có 4 nội dung chính:
4.1. Khái niệm và vai trò của động lực làm việc
4.2. Các lý thuyết nền tảng về động lực làm việc
4.3. Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động
4.4. Mô hình nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc của người lao động
Vì thời gian có hạn, nên em xin phép bỏ qua 1 số nội dung của chương 1 và chỉ
trình bày 04 mô hình nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc của người lao động
mà luận văn tham khảo.
SLIDE 4
Thứ nhất là Mô hình nghiên cứu của Kovach. Theo ông, mười yếu tố tạo động
lực cho nhân viên gồm:
(1) Công việc thú vị
(2) Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc
(3) Sự tự chủ trong công việc
(4) Công việc lâu dài
(5) Tiền lương cao
(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
(7) Điều kiện làm việc tốt
(8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
(9) Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị
(10) Sự giúp đỡ của cấp trên
mô hình mười yếu tố động viên của Kovach (1987) sau khi được công bố đã
được phổ biến rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định nhằm khám phá ra
các yếu tố động viên nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng ở
nhiều quốc gia
SLIDE 5
Thứ hai là mô hình nghiên cứu Teck-Hong và Waheed. Trong 11 nhân tố tác
động đến động lực làm việc như trên slide thì kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng
động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc. Sự công nhận là yếu tố đáng kể thứ
hai, tiếp theo chính sách công ty và các yếu tố tài chính.
SLIDE 6
Thứ ba là mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung
Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc trong mô hình lý thuyết được
đề xuất là: (1) niềm tin ở tổ chức, (2) quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc. Kết quả hành
vi được xem như là kết quả của động lực. Ngoài ra, các quan hệ đặc biệt ở nơi làm
việc có mối quan hệ trực tiếp đến việc nhận thức của nhân viên về niềm tin ở tổ chức.
SLIDE 7
Thứ 4 là Mô hình nghiên cứu của Vũ Minh Hùng
Kết quả nghiên cứu có 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên
gồm Điều kiện làm việc, Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc, Cân bằng cuộc
sống và công việc, Phúc lợi, Công nhận thành tích, Đào tạo, Thu nhập và Sự đảm bảo
trong công việc.
Mặc dù các mô hình nghiên cứu được thực hiện ở nhiều phạm vi không gian
khác nhau và ở các ngành khác nhau nhưng có sự đồng nhất cao ở một số nhân tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc của người lao động như: Thu nhập và phúc lợi, bản
chất công việc, môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, sự công nhận, cơ hội
đào tạo và thăng tiến.
Em xin được phép chuyển sang chương 2: Thiết kế nghiên cứu
SLIDE 8
Đầu tiên, em xin giới thiệu đôi nét về công ty XSKT Quảng Nam.
Loại hình doanh nghiệp: TNHH Một thành viên.
Ngành nghề kinh doanh: Các loại hình vé xổ số.
Trụ sở chính: 04 Trần Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam
Hiện tai, công ty có 07 Văn phòng đại diện phát hành và tiêu thụ các loại hình
vé xổ số tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
Số lượng lao động của công ty năm 2020 là 274 người và số lượng lao động
này phân bổ ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Do đó, việc quản lý lao động nói chung và
tạo động lực làm việc cho người lao động là một yêu cầu cấp thiết.
SLIDE 9
Nghiên cứu được thực hiện qua ba bước là nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu định
tính và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua các tài liệu thứ nhằm hỗ trợ cho
việc đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo.
- Nghiên cứu định tính được thực hiện theo phương pháp thảo luận nhóm nhằm
đưa ra mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc khảo sát cán bộ nhân
viên của Công ty XSKT Quảng Nam. Sau khi sàng lọc các mẫu phiếu khảo sát, các
phiếu đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
SLIDE 10
Sau khi nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu chính
thức được đề xuất gồm có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao
động thuộc công ty XSKT Quảng Nam gồm: Thu nhập và phúc lợi, bản chất công
việc, môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, sự công nhận, cơ hội đào tạo và
thăng tiến.
SLIDE 11
Kết quả nghiên cứu chính của luận văn thể hiện ở 5 nội dung chính là: Thống
kê mô tả mẫu nghiên cứu, Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha,
Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy, phân tích sự khác biệt.
SLIDE 12
Về mẫu nghiên cứu, Trong tổng số 165 CBNV được khảo sát, CBNV nam chiếm
44,2% và CBNV nữ là 55,8%; CBNV trẻ chiếm tỷ trọng cao, Độ tuổi từ 18 tuổi đến 30
tuổi chiếm 46,7; trình độ chuyên môn chủ yếu là trung học phổ thông, chiếm 52,1%.
Tỷ lệ này khá cân đối và phù hợp với tổng thể nghiên cứu.
SLIDE 13
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy 2 biến bị loại khỏi mô hình là TP3
và DN4 do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Các thang đo còn lại có hệ số
Cronbach Alpha đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 31 biến quan sát đều
lớn hơn 0,3 nên thỏa mãn yêu cầu để tiếp tục phân tích.
SLIDE 14
Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ nhất đối với biến độc
lập, TP4 có chênh lệch hệ số tải nhân tố ở các nhóm nhân tố nhỏ hơn 0,3 nên bị loại
và tiếp tục phân tích EFA lần thứ hai, kết quả cho thấy:
- Chỉ số KMO = 0,839; Sig= .000
- Tổng phương sai trích là 73,869%
- Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ
số tải nhân tố ở các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,3
- 6 nhân tố được trích từ 27 biến quan sát với hệ số Eigenvalue = 1,307.
Đối với Biến phụ thuộc:
- Chỉ số KMO = 0,726; Sig= .000
- Tổng phương sai trích là 86,498%.
- Có 1 nhân tố được trích tại eigenvalue 2,595
Như vậy, sau khi phân tích EFA, biến quan sát TP4 bị loại khỏi mô hình, 30
biến quan sát còn lại (gồm 27 biến quan sát cho biến độc lập và 3 biến quan sát cho
biến phụ) được sử dụng để tiếp tục phân tích hồi quy đa biến. Mô hình nghiên cứu
gồm có 6 biến độc lập là Lãnh đạo và đồng nghiệp, Thu nhập và phúc lợi, Môi trường
làm việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Bản chất công việc, Sự công nhận.
SLIDE 15
Dựa vào kết quả hồi quy, có thể thấy R 2 là 0,705 và R2 điều chỉnh là 0,694.
Như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp, có khoảng 69,4 % phương sai của động lực
làm việc được giải thích bởi 6 biến độc lập.
Ngoài ra, F = 62,888 với sig = 0.000 nên có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng tất
cả các hệ số hồi quy bằng 0, nghĩa là mô hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu nghiên
cứu và có thể sử dụng tốt.
Thống kê Durbin Watson bằng 1,882 nằm trong đoạn 1,5 đến 2,5 vì vậy mô
hình không có hiện tượng tự tương quan.
Hệ số VIF nằm trong khoản 1,153 đến 1,603<5 nên không có hiện tượng đa
cộng tuyến hoặc hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra không đáng kể.
Tất cả các nhân tố đều có hệ số hồi qui lớn hơn 0 và Sig <0,05 tất cả các giả
thuyết mà mô hình đưa ra đều được chấp nhận. Trong đó, thứ tự tác động của các
nhân tố đến động lực làm việc của người lao động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần
như sau: Thu nhập và phúc lợi, Môi trường làm việc, Lãnh đạo và đồng nghiệp, Bản
chất công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Sự công nhận.
SLIDE 16
Kết quả kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động theo
các đặc điểm cá nhân cho thấy là không có sự khác biệt về động lực làm việc của
người lao động theo giới tính, độ tuổi và trình độ chuyên môn.
SLIDE 17
Dựa trên kết quả nghiên cứu, em xin đưa ra 1 số kiến nghị với công ty nhằm
nâng cao động lực làm việc của người lao động ở 6 khía cạnh chính là
Thu nhập và phúc lợi,
Môi trường làm việc,
Lãnh đạo và đồng nghiệp,
Bản chất công việc,
Cơ hội đào tạo và thăng tiến,
Sự công nhận.

Em xin kết thúc bài báo cáo của mình.


Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô để bài luận văn được
hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn Hội đồng đã lắng nghe bài báo cáo.

You might also like