You are on page 1of 47

LỜI MỞ ĐẦU

Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng
những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người,
kinh tế học luôn nhấn mạnh đến sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng
những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Tài nguyên có giới hạn còn nhu cầu con người thì không có giới hạn nên con người luôn
phải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng tài nguyên đó có hiệu quả nhất và đó cũng
chính là lý do để kinh tế học tồn tại và phát triển.Kinh tế học vi mô là một bộ phận của
kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu
dùng và người sản xuất) trên từng loại thị trường, từ đó, rút ra những vấn đề mang tính
quy luật kinh tế. Ví dụ: khi tăng số lượng lao động nhưng vẫn giữ nguyên vốn, vậy làm
thế nào để đạt được sản lượng đầu ra tối đa nhất nhưng vẫn tối thiểu hóa chi phí sản xuất
với số vốn không đổi và trình độ kĩ thuật nhất định. Như vậy, đã có một sự mâu thuẫn ở
đây, và kinh tế học vi mô sẽ giúp chúng ta đi tìm cách áp dụng lý thuyết sản xuất vào tính
chi phí sản xuất, từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu cũng như lợi nhuận tối đa.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì mỗi một doanh nghiệp, một công ty nếu muốn
tồn tại và phát triển, thì không thể nghĩ tới việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa
chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định hoặc tối đa hóa sản lượng với một mức chi
tiêu nhất định, với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận để đưa công ty mình ngày
càng phát triển hơn. Như vật hai vấn đề tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa sản lượng là
hai khía cạnh khác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tối đa hóa lợi nhuận. Và nó
cũng có vai trò vô cùng quan trọng cho một nền kinh tế đang phát triển và phát triển. Vì
nó là nhân tố quyết định sự phát triển hay trí tuệ của một công ty hay nói rộng hơn là của
một quốc gia. Các doanh nghiệp nên áp dụng hai chiến lược kinh doanh này trong quá
trình phát triển công ty của mình chắc chắn sẽ đạt được mong muốn. Do đó, trong quá
trình SXKD của mình, các doanh nghiệp cần phải hạch toán chi phí đầu vào một cách
hợp lý, tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh gây lãng
phí. Việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát
chi phí sản xuất. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, các doanh
nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, vì thế họ phải không ngừng
nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần
lớn, làm tăng doanh thu. Như vậy, tính chi phí sản xuất là một phần hành trọng tâm trong
toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Từ việc cung cấp thông tin đúng
về chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị có các
quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các nhà quản trị còn đánh giá được việc
thực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm
giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,
nhóm 6 đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH VÀ LẤY VÍ DỤ MINH HỌA CHO PHẦN LÝ
THUYẾT SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI KIM
NĂM 2020-2021” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu ích
góp phần vào công việc đổi mới phương thức quản lý của Công ty Cổ phần Đại Kim hiện
nay.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN
XUẤT
Như chúng ta thấy, các doanh nghiệp, do cũng phải đối diện với sự khan hiếm về nguồn
lực, cần phải tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực giới hạn của mình để đạt những mục
tiêu tối ưu đề ra. Việc nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp thông qua các lý
thuyết sản xuất, chi phí và lợi nhuận sẽ giúp nhà doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi
này.
1.1 Một số lý luận cơ bản về sản xuất và chi phí sản xuất tại một doanh nghiệp
1.1.1 Lý thuyết về sản xuất
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu sản xuất là gì? Sản xuất đơn giản được hiểu là quá trình
chuyển hóa các yếu tố đầu vào, hay còn gọi là nguồn lực, thành hàng hóa hay dịch vụ đầu
ra phục vụ cho nhu cầu của con người.Đầu ra có thể hàng hóa ( ví dụ như ô tô, máy tính
quần áo, lúa gạo…) nhưng cũng có thể là dịch vụ. Ví dụ như VNPT cung cấp cho người
tiêu dùng dịch vụ viễn thông, Vietcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng,... Quá trình sản
xuất có thể mô tả thông qua sơ đồ sau:

Hình 1.1.Quá trình sản xuất


Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất,có một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó là mối
quan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu ra là như thế nào? Hay nói cách khác,
khi một doanh nghiệp sử dụng một lượng đầu ra mà nó tạo ra là bao nhiêu? Mối quan hệ

này được
các nhà kinh tế học thể hiện qua một mô hình gọi là hàm sản xuất
1.1.2. Hàm sản xuất
Về mặt khái niệm thì Hàm sản xuất mô tả sản lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được
bởi một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định tương ứng với trình độ kỹ
thuật nhất định.
Hàm sản xuất có thể được thể hiện bằng phương trình sau:
Q = f(X1,X2,...Xn)
Trong đó: Q là lượng đầu ra tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất ra, các đầu vào
X1,X2,...Xn là số lượng đầu vào thứ nhất, thứ hai…thứ n doanh nghiệp sử dụng trong quá
trình sản xuất
Khi nói về hàm sản xuất, cần chú ý mấy điểm sau:
Thứ nhất, lượng đầu ra mà hàm sản xuất thể hiện là lượng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp
có thể đạt được từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào. Với giả định này, hàm sản
xuất luôn thể hiện quá trình sản xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật.
Thứ hai mỗi hàm sản xuất ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ sản
xuất thay đổi thì hàm sản xuất cũng sẽ thay đổi
Để đơn giản,chúng ta sẽ giả định rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào
là vốn và lao động khi đó hàm sản xuất sẽ viết như sau Q = f(K, L) trong đó:
Q: sản lượng đầu ra
K: vốn
L: lao động
Sau đây là sự khác nhau giữa sản xuất ngắn hạn và dài hạn

Sản xuất ngắn hạn (SR) Sản xuất dài hạn (LR)

Yếu tố sản xuất cố định. Vốn K không Yếu tố sản xuất biến đổi. Vốn(K)
đổi thay đổi
-) Quy mô sản xuất không đổi Lao động (L) thay đổi
Yếu tố sản xuất biến đối. Lao động (L) -) Quy mô sản xuất thay đổi
biến đổi -) Hàm sản xuất dài hạn
-) Hàm sản xuất ngắn hạn : Q=F(L) Q=f(K,L)
Ví dụ:

Số lượng vốn(K)

Số 0 1 2 3 4 5 6 7 8
lượng
lao 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
động(L)
1 0 25 52 74 90 100 108 114 118

2 0 55 112 162 198 224 242 252 258

3 0 83 170 247 303 342 369 384 394

4 0 108 220 325 400 453 488 511 527

5 0 125 258 390 478 543 590 631 653

Bảng 1.2. Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào khác nhau
Từ bảng trên ta thấy, 8K kết hợp với 2L sẽ tạo ra 258 sản phẩm. Như vậy nếu trong ngắn
hạn, khi lượng vốn bằng 8 không thể thay đổi, để sản xuất ra 258 sản phẩm doanh nghiệp
sẽ chỉ có một sự lựa chọn đầu vào duy nhất, đó là sử dụng 2 đơn vị lao động. Tuy nhiên
nếu sản xuất trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, doanh nghiệp có thể lựa chọn tập hợp đầu
vào khác như 2K và 5L
1.1.3. Sản xuất trong ngắn hạn
Về hàm sản xuất trong ngắn hạn:
Khi phân tích về sản xuất, các nhà kinh tế học sẽ sản xuất thành hai quá trình: sản xuất
trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào không thể thay
đổi được. Ngược lại dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều có
thể thay đổi. Như vậy sản xuất trong ngắn hạn là sản xuất khi có ít nhất một yếu tố đầu
vào thay đổi được. Yếu tố đầu vào không thể thay đổi được. Yếu tố đầu vào không thay
đổi được gọi là yếu tố đầu vào cố định. còn sản xuất dài hạn là sản xuất khi tất cả các yếu
tố đầu vào đề thay đổi đổi được. Trong dài hạn không còn yếu tố đầu vào cố định nữa.
Đối với các doanh nghiệp, yếu tố đầu vào dễ thay đổi thường là lao động. Tuy nhiên lao
động không luôn luôn là yếu tố đầu vào biến đổi. Việc tìm kiếm thêm một lao động lành
nghề nhiều khi cũng mất khá nhiều thời gian. Tương tự như vậy, vốn có thể là yếu tố đầu
vào cố định nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào biến đổi.
Nếu giả định một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, nếu
sản xuất trong ngắn hạn với số lượng cố định, hàm sản xuất có thể viết như sau:
Q= f(K,L)=f(L)
Do số lượng vốn không đổi nên số lượng đầu ra chỉ còn phụ thuộc duy nhất vào yếu tố
đầu vào lao động
Trong trường hợp vốn là yếu tố đầu vào biến đổi còn lao động là yếu tố đầu vào cố định,
ta có hàm sản xuất
Q= f(K,L)=f(K)
Về một số chi tiêu sản xuất cơ bản:
Để đo lường về hiệu quả sản xuất, người ta sử dụng một số chi tiêu sau:
● Sản phẩm trung bình của một số yếu tố đầu và
● (AP): là sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian
nhất định
Sản phẩm trung bình của lao động (APL) là sản phẩm tính bình quân do một đơn vị đầu
vào lao động tạo ra:
APL=Q/L
Sản phẩm trung bình của vốn (APK) là số sản phẩm tính bình quân do một đơn vị đầu
vào vốn tạo ra:
APK= Q/K
● Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào MP: là sự thay đổi trong tổng số sản
phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào đó tăng thêm một đơn vị
Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản
xuất ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một đơn vị:
MPL= ΔQ/ΔL
MPL=Q’(L)
Tương tự ta có công thức tính sản phẩm cận biên vốn (MPK)
MPK=ΔQ/ΔK hoặc MPK=Q’(K)
● Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Khi nghiên cứu về sản xuất trong ngắn hạn, các nhà kinh tế học nhận ra một quy luật liên
quan đến sự biến động của sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi. Quy luật đó
được nhà kinh tế gọi là Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần hay còn được gọi với một
cái tên khác là Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần
Quy luật sản phẩm cận biên có thể được giải thích tổng quát như sau: Trong quá trình sản
xuất cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào. Năng suất của một yếu tố đầu vào
không chỉ phụ thuộc vào bản thân đầu vào đó mà còn phụ thuộc vào yếu tố đầu vào khác
cùng sử dụng với nó và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận. Ban đầu, khi gia tăng yếu
tố đầu vào biến đổi, sự tăng lên của các yếu tố đầu vào sẽ giúp cho các doanh nghiệp có
thể thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và làm cho năng suất tăng lên. Tuy nhiên khi các
yếu tố đầu vào khác là cố định trong khi cho một yếu tố đầu vào biến đổi tăng lên, yếu tố
đầu vào biến đổi này sẽ được làm việc với ngày càng ít hơn các yếu tố đầu vào cố định và
do vậy làm năng suất của nó bị giảm dần. Chính vì vậy trong sản xuất ngắn hạn, sản
phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi ban đầu tăng lên và sau đó bắt đầu giảm đi khi
bị quy luật chi phối
● Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào
Trên trục tọa độ hai chiều ta biểu diễn đường sản lượng với trục tung là sản lượng Q và
trục hoành biểu diễn số lượng lao động L. Sản lượng tăng lên cho đến khi đạt mức tối đa
sau đó giảm xuống. Đoạn đi xuống xuất phát từ đỉnh C, khi sản xuất vượt quá mức sản
lượng tương ứng với L3 đơn vị lao động sẽ không hiệu quả nữa và do đó không còn là
nằm trong hàm sản xuất. Hàm sản xuất kỹ thuật không chấp nhận những mức sản phẩm
cận biên âm. Đồ thị hai chiều thứ hai biểu diễn hai đường MPL và APL với trục tung là
các giá trị MPL và APL; trục hoành biểu diễn số lượng lao động L.

Đồ thị 1.3. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên trong ngắn
hạn. (Nguồn giáo trình vi mô chương 4 trang 157)

Có thể tóm tắt hình dạng các đường như sau: Giai đoạn 1 (0 - L1): Sản lượng Q tăng,
MPL tăng và APL cũng tăng Giai đoạn 2 (L1 - L3): Quy luật sản phẩm cận biên giảm
dần phát huy tác dụng. MPL giảm dần làm sản lượng đầu ra vẫn tăng nhưng tốc độ chậm
dần. Tại L2 thì APL đạt giá trị cực đại. Giai đoạn 3 (L3 - ∞): MPL âm làm sản lượng đầu
ra giảm dần, APL giảm dần. Mối quan hệ giữa MPL và APL: Nếu MPL > APL thì khi
tăng sản lượng sẽ làm cho APL tăng lên. Nếu MPL < APL thì khi tăng sản lượng sẽ làm
cho APL giảm dần. Khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất
1.1.4. Sản xuất trong dài hạn
Về hàm sản xuất trong dài hạn:
Nếu giả định doanh nghiệp khi sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động trong dài
hạn khi tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi thì lượng đầu ra sẽ phụ thuộc vào cả
vốn và lao động. Hàm sản xuất sẽ có dạng : Q=f(K,L).
Trong sản xuất dài hạn, để tạo ra một lượng đầu ra nhất định, doanh nghiệp có thể có
nhiều phương án sử dụng lao động và vốn khác nhau. Hay nói cách khác, sản xuất dài
hạn mang tính linh hoạt hơn nhiều so với sản xuất trong ngắn hạn
Đường đồng lượng:
Để mô tả khả năng sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp, các nhà kinh tế học đã sử
dụng công cụ đường đồng lượng
Đường đồng lượng là tập hợp các điểm trên đồ thị thể hiện tất cả những sự kết hợp có thể
có của các yếu tố đầu vào có khả năng sản xuất một lượng đầu ra nhất định. Đường đồng
lượng được kí hiệu là Q. Trên hình 1.4 tập hợp đầu vào A và B có số lượng đầu vào vốn
và lao động khác nhau nhưng đều tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra Q1. Theo đúng khái
niệm, hai tập hợp đầu vào A và B này sẽ cùng nằm trên một đường đồng lượng

Đồ thị 1.4. Đường đồng lượng


Về mặt khái niệm hình vẽ, đường đồng lượng gợi ý cho chúng ta liên tưởng đến đường
bàng quan, tất nhiên giữa chúng có những sự khác nhau cơ bản. Đường đồng lượng cũng
có bốn tính chất giống như bốn tính chất của đường bàng quan, cụ thể:
● Các đường đồng lượng luôn có độ dốc âm
● Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau
● Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện mức sản lượng đầu ra càng lớn và
ngược lại
● Đi từ trên xuống dưới, đường đồng lượng có độ dốc giảm dần
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn (MRTSL/K) là lượng vốn có thể
giảm đi khi dùng thêm một đơn vị lao động nữa mà vẫn giữ nguyên mức sản lượng. Hay
nói cách khác, MRTSL/K thể hiện 1 đơn vị lao động có thể thay thế cho bao nhiêu đơn vị
vốn mà sản lượng đầu ra không thay đổi. Độ dốc của mỗi đường đồng lượng cho thấy có
thể thay thế một đầu vào này bằng một lượng đầu vào kia mà không thay đổi mức sản
lượng
Về mặt giá trị, MRTS chính là trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng lượng

Đồ thị 1.5 Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên trên đường đồng lượng
Cho thấy khi di chuyển dọc theo đường đồng lượng và liên tục thay thế vốn bằng lao
động trong quá trình sản xuất, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng và sản phẩm biên của lao
động giảm (theo quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần).
Kết quả là MRTS giảm dần khi đường đồng lượng trở nên thoải hơn và nó làm cho đường
đồng lượng là đường có độ dốc âm, giảm dần và là đường cong lồi về phía gốc tọa độ.
Ngoài trường hợp thông thường, có một số trường hợp đặc biệt của đồng lượng:

Đồ thị 1.6.Hai đầu vào thay thế hoàn hảo


* Trường hợp hai đầu vào thay thế hoàn hảo cho nhau: trong trường hợp này, một đơn vị
lao động sẽ luôn luôn thay thế được cho nhau lượng vốn nhất định. Do đó độ dốc của
đường đồng lượng không đổi, đường đồng lượng trở thành đường thẳng dốc
Đồ thị 1.7.Hai đầu vào bổ sung hoàn hảo
* Trường hợp hai đầu vào bổ sung hoàn hảo cho nhau: Quá trình sản xuất lại thể hiện
rằng một đơn vị đầu vào này luôn luôn phải kết hợp với một lượng nhất định đầu vào
khác mới ra sản phẩm, còn nếu tăng đầu vào này mà không thay đổi đầu kia ngược lại, sẽ
không thể làm gia tăng số lượng sản phẩm
Hiệu suất kinh tế theo vi mô:
Do trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi cho nên đặt ra vấn đề nếu ta gia
tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỉ lệ thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ thay đổi
như thế nào:
● Nếu tăng tất cả yếu tố đầu vào lên t lần (t>1) khiến cho số lượng sản phẩm đầu ra
tăng lớn hơn t lần f(tK,tL)>t.f(K.L) thì hàm phản ánh hiệu suất kinh tế tăng theo
quy mô
● Ngược lại, tăng tất cả các yếu tố đầu vào t lần khiến cho số lượng sản phẩm đầu ra
tăng ít hơn t lần thì hàm sản xuất phảnh giảm theo quy mô
● Còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần, khiến cho số lượng sản phẩm đầu
ra tăng đúng t lần f(tK,tL)=t.f(K,L) thfi hàm sản xuất phản ánh hiệu suất kinh tế
không đổi theo quy mô
Hiệu suất theo quy mô là do hiệu quả đạt được từ sự chuyên môn hóa lao động, tìm được
nguồn đầu vào rẻ. Hiệu suất giảm theo quy mô là do quy mô của doanh nghiệp lớn, bộ
máy cồng kềnh, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Thông thường, khi quy mô của doanh
nghiệp còn nhỏ, việc mở rộng quy mô sản xuất có thể giúp các doanh nghiệp đạt được
hiệu suất theo quy mô, nhưng nếu tiếp tục mở rộng quy mô đến một lúc nào đó các doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề hiệu suất giảm theo quy mô
1.2 Lý thuyết chi phí sản xuất
1.2.1 Chi phí và cách tiếp cận chi phí
Chi phí sản xuất là toàn bộ các phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà
các doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ như, chi
phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí khấu hao
máy móc…
Chi phí kế toán là toàn bộ các khoản chi được thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà các
doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh, các chi phí kế toán sẽ được hạch toán
trong các sổ sách kế toán. Chi phí này còn được gọi là chi phí hiện. Còn chi phí kinh tế là
toàn bộ các chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được đưa vào trong sản xuất. Nó bao
gồm cả chi phí cơ hội hiện (chi phí hiện) và chi phí cơ hội ẩn (chi phí ẩn) - tức các chi phí
cơ hội của việc sử dụng nguồn lực nhưng không thực hiện bằng một khoản chi trực tiếp
bằng tiền.
1.2.2 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh chịu trong giai đoạn
mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không thay đổi.
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC) là toàn bộ tiền mà doanh nghiệp chi ra trong một
khoảng thời gian nhất định, thường được hạch toán cho một ngày, tháng, quý hay năm.
Nó bao gồm hai thành phần: Chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi (TVC).
TC=TFC+TVC
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Được hình thành từ
các yếu tố đầu vào cố định, ví dụ như các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu hao
nhà xưởng, xà máy,... Ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải
chịu chi phí cố định. Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh bánh mì thuê cửa hàng là 10
triệu đồng/tháng. Khi đó, dù doanh nghiệp có sản xuất bao nhiêu bánh thì vẫn phải trả 10
triệu đồng/tháng, và ngay cả khi không sản xuất (Q=0) doanh nghiệp vẫn phải chịu chi
phí này.
Chi phí biến đổi (TVC) là chi phí luôn thay đổi đồng biến theo mức đầu ra (Q). Tùy theo
trường hợp, chi phí cố định thường là chi phí xây dựng và mua trang thiết bị, tuy nhiên
cũng có các phí tổn cố định cho việc vận hành nhà máy, bảo hiểm, thậm chí là chi phí cho
một lượng nhỏ nhân công, đó là những chi phí không thay đổi cho dù nhà máy thay đổi
mức sản xuất. Chi phí biến đổi bao gồm các phí tổn về tiền lương, và các chi phí cho
nguyên nhiên vật liệu. TVC tăng lên khi đầu ra tăng. Do đó, chi phí biến đổi là một phần
phải xem xét khi đưa ra quyết định của nhà quản lý. Để quyết định mức sản xuất, nhà
quản lý doanh nghiệp cần biết chi phí biến đổi tăng lên như thế nào theo mức đầu ra.
Khi biểu diễn trên đồ thị, do không thay đổi theo sản lượng nên đường chi phí cố định sẽ
luôn cách trục hoành một khoảng không đổi, đường TFC song song với trục hoành và cắt
trục tung ở giá trị chi phí cố định C0.
Đường chi phí biến đổi sẽ bắt đầu từ gốc tọa độ và có độ dốc dương, thể hiện rằng khi sản
lượng tăng thì chi phí biến đổi cũng tăng. Thông thường, trong ngắn hạn đường chi phí
biến đổi giống một đường cong bậc 3 hình chữ S ngược. Nguyên nhân của điều này là do
sự tác động của quy luật cận biên giảm dần.
Đường tổng chi phí trong ngắn hạn sẽ được hình thành bằng cách cộng theo chiều dọc hai
đường TFC và TVC. Vì vậy, đường TC sẽ bắt đầu từ điểm mà đường TFC cắt với trục
tung và luôn cách đường TVC một khoảng không đổi, khoảng cách này chính là chi phí
cố định.

Đồ thị 1.8. Các đường tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi

Ngoài tổng chi phí, ta cũng cần quan tâm đến chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hay chi
phí bình quân.
Chi phí cố định bình quân (AFC) là mức chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vị
sản phẩm, AFC=TFC/Q. Do chi phí cố định không thay đổi nên khi doanh nghiệp gia
tăng sản xuất, chi phí cố định bình quân sẽ luôn giảm. Do đó khi biểu diễn trên đồ thị,
đường AFC sẽ là một đường có độ dốc dương. Hình dáng của đường AFC giống một
đường hypebol tiệm cận với hai trục.
Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vị
sản phẩm, AVC=TVC/Q. Do tác động của quy luật cận biên giảm dần nên ban đầu chi phí
biến đổi bình quân giảm dần sau đó lại tăng lên. Do đó, đường AVC có dạng hình chữ U
hay hình lòng chảo, ban đầu đi xuống và sau đó đi lên.
Tổng chi phí bình quân (ATC) là mức chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm,
ATC=TC/Q.
Hoặc: ATC=TC/Q=(TFC+TVC)/Q=AFC+AVC
Giá trị của ATC ban đầu giảm sau đó lại tăng, do ở giai đoạn đầu AFC và AVC đều có xu
hướng giảm nên ATC cũng giảm. Ở giai đoạn tiếp theo AVC bắt đầu tăng lên, nhưng sự
giảm xuống của AFC có xu hướng mạnh hơn nên ATC vẫn giảm. Chỉ đến khi sự tăng lên
của AVC chiếm ưu thế thì giá trị của ATC mới bắt đầu tăng lên.
Nếu biểu diễn trên đồ thị, đường ATC cũng có dạng chữ U, dạng lòng chảo. Cụ thể,
đường ATC được xác định bằng cách cộng theo chiều dọc hai đường AFC và AVC.
Do AFC giảm dần khi mức sản lượng gia tăng nên khoảng cách giữa ATC và AVC ngày
càng thu hẹp về phía bên phải.
Chi phí cận biên trong ngắn hạn (MC hay SMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí khi
doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Giá trị của chi phí cận biên trả lời cho
câu hỏi khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp tốn thêm
một chi phí bao nhiêu.
MC=∆TC/∆Q=TC(Q)
Trong đó:
∆TC là sự thay đổi trong tổng chi phí.
∆Q là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí cận biên cũng có thể tính theo chi phí biến đổi như sau:
MC=∆TVC/∆Q=TVC(Q)
Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên giá trị của MC ban đầu cũng giảm
dần và sau đó tăng lên, làm đường chi phí cận biên cũng có dạng hình chữ U.
● Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
Khi chi phí bình quân giảm, chi phí cận biên luôn thấp hơn chi phí bình quân. Nguyên
nhân là vì nếu chi phí để tạo ra thêm một đơn vị sản phẩm kéo AC xuống, thì tự nó phải
thấp hơn AC. Khi AC tăng, MC phải lớn hơn AC vì nếu chi phí để tạo ra thêm một đơn
vị sản phẩm kéo AC lên, thì tự nó phải cao hơn AC. Vì vậy, đường AC cắt đường MC tại
điểm cực tiểu của đường AC.

Đồ thị 1.9. Các đường chi phí bình quân ATC, AFC, AVC và chi phí cận biên

1.2.3 Chi phí sản xuất trong dài hạn


Chi phí sản xuất trong dài hạn là chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
thời kỳ đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất đầu vào đều có thể biến đổi theo sản lượng sản
xuất.
● Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn
Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để tiến hành sản xuất trong kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể thay đổi.
Trong dài hạn các doanh nghiệp có thể có nhiều phương án kết hợp đầu vào khác nhau để
sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra, cho nên để đảm bảo hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ
luôn chọn phương án kết hợp đầu vào có chi phí thấp nhất. Do vậy, có thể nói chi phí
trong dài hạn là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất tương ứng với
từng mức sản lượng đầu ra.
Đồ thị 1.10. đường tổng chi phí trong dài hạn
Trong dài hạn, không còn yếu tố đầu vào cố định mà tất cả các yếu tố đầu vào đều là yếu
tố biến đổi. Vì vậy, đường tổng chi phí trong dài hạn LTC sẽ xuất phát từ gốc toạ độ và có
độ dốc dương để thể hiện rằng khi sản lượng tăng lên thì tổng chi phí cũng tăng.
Về hình dạng, đường LTC cũng có dạng một đường cong bậc 3 hình chữ A ngược nhưng
thoải hơn so với đường tổng chi phí trong ngắn hạn. Đường LTC có hình dáng như vậy là
do sự thay đổi của tính kinh tế theo quy mô.
● Chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn
Chi phí bình quân trong dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản
phẩm trong dài hạn.
LAC=LTC/Q
Chi phí cận biên trong dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanh
nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
LMC=∆LTC/∆Q=LTC'(Q)
Trong dài hạn, hình dáng của các đường chi phí do sự tác động của tính kinh tế theo quy
mô. Thông thường, đường chi phí bình quân dài hạn LAC có dạng hình chữ U, ban đầu đi
xuống và sau đó sẽ đi lên. Khi đó, nó quyết định hình dáng của đường tổng chi phí dài
hạn LTC có dạng hình chữ S ngược và đường chi phí cận biên cũng có dạng chữ U.
Trong trường hợp thông thường, giữa LAC và LMC cũng có mối quan hệ như mối quan
hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân trong ngắn hạn. Tức là khi LCM<LAC thì
khi gia tăng sản lượng sẽ làm cho giá trị của LAC giảm xuống, ngược lại, nếu
LMC>LAC thì khi gia tăng sản lượng sẽ làm cho giá trị của LAC tăng lên, còn khi
LMC=LAC thì LAC đạt giá trị nhỏ nhất.

Đồ thị 1.11. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài
hạn

● Đường đồng phí


Đường đồng phí cho biết các tập hợp đầu vào mà doanh nghiệp có thể mua hay thuê với
một lượng chi phí nhất định và giá cả của đầu vào là biết trước.
Phương trình đường đồng phí:
C=w.L+r.K
trong đó:
C: chi phí nhất định của doanh nghiệp
r: giá thuê vốn
w: giá thuê lao động
Mỗi điểm trên đường đồng phí phản ánh một đầu vào có mức chi phí cố định. Đường
đồng phí có thể được viết tắt là: K=C/r - (w/r).L, do vậy, độ dốc của đường đồng phí bằng
-w/r. Giá trị độ dốc này phản ánh một đơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu
đơn vị vốn để tổng chi phí là không đổi.
Đồ thị 1.12. Đường đồng phí
Khi giá của các yếu tố đầu vào và mức chi phí thay đổi sẽ làm cho đường đồng phí thay
đổi. Khi tổng chi phí tăng mà giá các yếu tố đầu vào không đổi thì sẽ dẫn tới sự dịch
chuyển song song lên phía trên của đường đồng phí. Ngược lại, nếu tổng chi phí giảm mà
các yếu tố đầu vào không đổi sẽ dẫn đến sự dịch chuyển song song về phía dưới của
đường đồng phí. Nếu tồn tại vô số các đường đồng phí thì mỗi đường đồng phí thể hiện
một mức tổng chi phí nhất định.
1.3 Lựa chọn đầu vào tối ưu
1.3.1 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng
nhất định.
Giả sử một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động lần lượt là r và w.
Hãng muốn sản xuất ra một lượng sản phẩm Q0 , vậy hãng sẽ lựa chọn đầu vào như thế
nào để sản xuất với một mức chi phí là thấp nhất?
Dựa vào đường đồng lượng và đường đồng phí chúng ta sẽ giải quyết được bài toán này
theo hai nguyên tắc:
- Tập hợp các đầu vào tối ưu nằm trên đường đồng lượng Q0 và phải nằm trên
đường đồng phí
- Đường đồng phí phải là đường gần gốc toạ độ nhất
Như vậy, tập hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí chính là điểm tiếp xúc giữa
đường đồng phí và đường đồng lượng. Do là điểm tiếp xúc nên lúc này độ dốc của đường
đồng phí bằng với độ dốc của đường đồng lượng. Từ đó suy ra:
-w/r=-MPL/MPK→MPL/w=MPK/r
Đây chính là điều kiện cần để tối thiểu hóa chi phí. Ý nghĩa của điều kiện này là, để tối
thiểu hóa chi phí, các doanh nghiệp phải lựa chọn tập hợp đầu vào sao cho số sản phẩm
tạo ra trên mỗi đơn vị chi tiêu cho các đầu vào khác nhau phải như nhau.
Kết hợp với điều kiện đủ là tập hợp đầu vào đó phải sản xuất ra được mức sản lượng Q0,
tức là f(K,L)=Q0, ta có điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí là:
+ MPL/w=MPK/r
+ Q0=f(K,L)

Đồ thị 1.13 Lựa chọn đầu vào tối thiểu hóa chi phí
1.3.2 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khí có một mức chi phí nhất định
Giả sử một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động lần lượt là r và w.
Hãng muốn sản xuất với mức chi phí là C0, vậy hãng làm thế nào để sản xuất ra được
mức sản lượng lớn nhất?
Nguyên tắc của sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một mức chi tiêu
nhất định là:
- Tập hợp các đầu vào tối ưu nằm trên đường đồng phí C0 và phải nằm trên đường
đồng lượng
- Đường đồng lượng phải là đường nằm xa gốc toạ độ nhất (để có mức sản lượng tối
đa)
Theo nguyên tắc này, tập hợp đầu vào đó là tập hợp được xác định tại điểm tiếp xúc giữa
đường đồng phí C0 và đường đồng lượng. Từ đó rút ra được điều kiện cần và đủ để tối đa
hóa sản lượng là:
+ MPL/w=MPK/r
+ C=w.L+r.K
Đồ thị 1.14. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI KIM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2021
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Đại Kim
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đại Kim là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân,
được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng, hoạt động theo luật và điều lệ
công ty.
Công ty Cổ phần Đại Kim có tên giao dịch là: DAI KIM JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở chính tại địa chỉ số 2 đường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam. Cơ sở sản xuất của DN nằm trên Km 17, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên.
Mã số thuế của công ty Cổ phần Đại Kim là: 0100100382. Các kênh liên lạc chính thức
của DN bao gồm: Điện thoại:0321.378.6021 / 378.5894, Fax: 0321.378.6022, Website:
Nhuadaikim.com
và địa chỉ Email: daikimjoinstock@nhuadaikim.vn
Công ty Cổ phần Đại Kim khởi đầu là xí nghiệp nhựa Đại Kim được hình thành và đi vào
hoạt động trong thời kỳ đất nước đổi mới. Xí nghiệp được tự chủ hơn trong sản xuất kinh
doanh nhưng bên cạnh đó cùng đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đứng trước những
khó khăn, thử thách đó, toàn thể Ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên của xí
nghiệp đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục, dần ổn định sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo đời
sống cho người lao động vừa làm nghĩa vụ với Nhà nước.
Ngày 10/11/1993, Xí nghiệp nhựa Đại Kim đổi tên thành Công ty nhựa Đại Kim theo
quyết định số 3008/ QĐ UB ngày 13/08/1993 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 01/01/2000 thực hiện QĐ 5829/ QĐ UB ngày 29/12/1999 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước từ Công ty nhựa Đại Kim
thành Công ty cổ phần Đại Kim. Từ khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần cho đến
nay, Công ty cũng đã đạt được những kết quả nhất định trên nhiều mặt. Quá trình cổ phần
hóa đã huy động được nguồn vốn của cán bộ, công nhân viên trong công ty, tạo cho
những người lao động trong doanh nghiệp ý thức tự tin và sự tự giác trong công việc,
nâng cao vai trò chủ đạo, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển, đạt
hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Vốn điều lệ: 26 tỷ đồng (Hai mươi sáu tỷ đồng)
Số lao động: 155 người
Mức lương trung bình: 4.500.000 đồng/ người.
2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Đại
Kim của công ty bao gồm: Sản xuất kinh doanh tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Sản
xuất mút xốp PUR và các loại mút xốp phục vụ cho công nghiệp Sản xuất các mặt hàng
nhựa gia dụng và các chi tiết nhựa công nghiệp Sản xuất đồ chơi trẻ em Sản xuất hàng
trang trí nội thất Xuất khẩu trực tiếp làm đại lý cho các công ty trong nước, ngoài nước ở
mọi lĩnh vực trên. Được phép mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy
định của nhà nước. Công ty Cổ phần Đại Kim sản xuất kinh doanh chủ yếu Nhựa và Mút
xốp.
Một số sản phẩm cụ thể như sau: Thứ nhất là “mút xếp” dành cho đệm giường,
đệm ghế salon, đệm ghế sofa , các loại xốp phục vụ cho công nghiệp. Thứ hai là “mút
đúc” trong khuôn dành cho đệm ghế ô tô, xe máy, ghế hội trường. Và cuối cùng là các
sản phẩm chi tiết nhựa kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp ( Các chi tiết linh kiện máy in
cho Công ty TNHH Canon Việt Nam) và hàng gia dụng.
2.1.3 Phương châm của công ty cổ phần Đại Kim
Với phương châm chất lượng là hàng đầu, công ty luôn nỗ lực hết mình để cung
cấp các sản phẩm chất lượng cao nhằm mang đến sự hài lòng tối đa cho khách
hàng.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Đại kim


Hội đồng quản trị: là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh công ty. Hội đồng cổ đông có nhiệm vụ xây dựng chiến lược hoạt động,
hoạch định bước phát triển của công ty.
Giám đốc công ty: là nhà quản trị cấp cao, có trình độ và kinh nghiệm quản lý,
thâm niên trong vai trò lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động,
chịu trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hoạt động SXKD, chịu sự giám sát của
hội đồng quản trị về nghĩa vụ được giao.
Phó giám đốc KD: tham mưu cho giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và
KD của công ty, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, có thể thay mặt
giám đốc xử lý, quyết định công việc khi có ủy quyền.
Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản
phẩm, theo dõi kiểm tra kỹ thuật tiến độ, chất lượng sản phẩm.
Phòng tổ chức hành chính: Bố trí, sắp xếp lao động phù hợp, tổ chức bộ máy quản
lý, phân xưởng, chăm lo đời sống sức khỏe của người lao động. Các loại nguyên
vật liệu Pha cắt Hệ thống bơm thủy lực Đổ nguyên liệu vào khuôn Định hình Sản
phẩm thô Pha cắt Thành phẩm & nhập kho May bọc Đề xê sản xuất mút xốp
Phòng kinh doanh: tham mưu việc sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thành các chỉ
tiêu sản xuất kinh doanh Công ty đề ra, nâng cao hiệu quả, mở rộng và phát triển
sản xuất.
Phòng Tài chính - kế toán: tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính
nhằm đảm bảo công ty kinh doanh có lãi, thu nhập công ty tăng.
Phòng kỹ thuật cơ điện: quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, duy trì, tu bổ, sửa
chữa, lắp đặt, chế tạo thiết bị nhằm sản xuất ổn định hiệu quả.
Phòng bảo vệ: giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế, giữ gìn pháp luật, nội
quy, quy chế Công ty.
Phân xưởng sản xuất mút: chuyên sản xuất các sản phẩm từ mút (2 loại: Mút xốp
PUR và mút ép hơi).
Phân xưởng sản xuất nhựa: chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa
công nghiệp.
2.1.5 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất tại công ty cổ phần Đại Kim ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện để
phục vụ cho sản xuất nhựa mà mút xốp. Công ty có xây dựng hai phân xưởng.
*Phân xưởng sản xuất Nhựa:
Bước 1: Nguyên vật liệu và phụ gia (theo tỷ lệ quy định) đưa vào bình trộn.
Bước 2: Hỗn hợp được đưa vào bình làm nóng dưới tác dụng của nhiệt độ cao vật liệu bị
nóng chảy thành chất lỏng.
Bước 3: Phun chất lỏng vào khuôn mẫu định hình dưới tác dụng của thủy lực Bước 4:
Sản phẩm được tự động làm nguội trong máy sau vài phút máy đưa ra sản phẩm, công
nhân lấy sản phẩm kiểm tra, sửa via và đóng gói nhập kho.

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất Nhựa


*Phân xưởng sản xuất Mút xốp
Bước 1: Nguyên vật liệu chính là hóa chất PUR, các chất hóa học khác TDI, PDG, các
chất phụ gia trộn lẫn theo tỷ lệ quy định trong thùng khuấy .
Bước 2: Dùng bơm thủy lực bơm lên khuôn định hình thành khối mút lớn Hạt nhựa &
phụ gia Pha trộn Xử lý nhiệt độ Phun áp lực Lấy sản Làm nguội Khuôn mẫu phẩm & sửa
via Đóng gói & nhập kho thành phẩm .
Bước 3: Chuyển sang pha cắt theo yêu cầu rồi đưa đến xưởng may bọc, đề xê thừa lại của
mút thì đem băm nhỏ để sản xuất mút ép.
Sơ đồ số 3: Quy trình sản xuất Mút xốp3
Để phù hợp với đặc điểm SXKD của Doanh nghiệp, công ty đã áp dụng tương đối chặt
chẽ và đảm bảo quy trình công nghệ sản xuất. Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001-2000 nhằm đảm bảo những sản phẩm được sản xuất ra đều
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm thiểu tối đa sản phẩm bị lỗi. Trước khi xuất xưởng, tất cả
các sản phẩm sản xuất đều được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng đầy đủ, hợp lệ.
2.2. Thực trạng sản xuất tại Công ty cổ phần Đại Kim từ 2020-2021
2.2.1. Các yếu tố đầu vào của Công ty

❖ Yếu tố đầu vào cố định:


Các yếu tố đầu vào cố định bao gồm hệ thống cửa hàng và máy móc. Đây là các
yếu tố cố định bởi khi sản lượng thay đổi thì doanh nghiệp vẫn sử dụng đầu vào cố
định như cũ

Về cửa hàng, đa số các cửa hàng trực thuộc công ty đều đang thuộc quyền sở hữu
của công ty và được phân bổ rộng rãi trên toàn quốc. Các cửa hàng thường được
xây dựng sao cho phù hợp với nhu cầu mua bán và thường dao động khoảng
150m2.

Về hệ thống máy móc thiết bị, các loại máy bao gồm:
● Máy băm nhựa
Đúng như tên gọi, máy băm nhựa là thiết bị dùng để nghiền các nguyên liệu
từ nhựa PVC,PE, LDPE, LLDPE, HDPE,PP, ABS, PS, PA, PC thành dạng
thật nhỏ. Thiết bị này hỗ trợ đắc lực cho xưởng sản xuất tái chế các dòng
sản phẩm từ chất liệu kể trên thành dạng hạt nhựa.
Để có thể thực hiện tốt công năng này, máy băm nhựa được cấu thành từ
hợp kim chống han gỉ, chịu được khả năng ăn mòn vượt trội. Đặc biệt, sản
phẩm dễ khởi động, điều khiển và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người
dùng.
Căn cứ vào cách vận hành, người ta còn chia ra thành máy nghiền phá thô
hoặc máy nghiền dạng bào thủy lực.

● Máy nghiền phá thô nhựa dạng hai trục


Thiết bị dùng để phá nhựa các dòng có kích thước lớn như nhựa ống, can
nhựa, nhựa tấm hoặc nhựa cục,..Đặc biệt đây là thiết bị rất thích hợp để phá
thùng phi nhựa kích thước lớn.
Dòng này có ưu việt nổi bật ở khả năng nghiền chậm, chống xoay, chịu va
đập, chống mài mòn rất tốt nên hợp với các nhà máy sản xuất nhựa tái chế
quy mô. Nhờ đó, nhựa được nghiền nát với chất lượng cao, nhỏ, năng suất
lớn, tốc độ nhanh vượt trội.

● Máy nghiền nhựa dạng bào thủy lực


Trong khi đó máy nghiền nhựa dạng bào thủy lực còn được biết là dòng
máy ngành nhựa đa năng. Nó có thể tham gia phá nhựa với nhiều hình
dạng, đặc điểm khác nhau như: Nhựa cứng, Nhựa cục, Thùng phuy, Can
nhựa, Nhựa ống HDPE. Ngoài ra, thiết bị này có thể sở hữu dao băm chịu
lực, chống xoay và lật xoay 4 góc khi bị mòn linh động. Vì thế, có thể tiết
kiệm đáng kể chi phí, kéo dài thời gian sử dụng dòng này đáng kể

● Máy hút liệu


Các công ty máy ngành nhựa hoạt động lâu năm còn cho biết, ngoài máy
băm nhựa thì máy hút liệu hiện cũng được đánh giá cao, là thiết bị đang
ngày càng phổ biến. Máy hút liệu còn được gọi với tên khác là máy hút
chân không ngành nhựa.
Đây là loại máy móc thiết bị ngành nhựa đặc biệt cần thiết cho các doanh
nghiệp sản xuất: Hạt nhựa, hạt – bột pha trộn PP, PS, PE, PET, EVA,
…TiO2 Bột viên mềm CaCO3,…Với ưu việt nổi bật ở khả năng dễ dàng di
chuyển vì kích thước nhỏ gọn, hoạt động khép kín, giảm bớt phế liệu gây ô
nhiễm môi trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, dòng này cũng
giúp các công ty bán máy móc ngành nhựa thu được năng doanh thu lớn bởi
tính hữu dụng mà nó mang lại.
● Phễu sấy nhựa
Với thiết kế từ thép không gỉ, hệ thống khung chắc chắn, khả năng giữ nhiệt
cao, có thể kiểm soát nhiệt chính xác,…phễu sấy nhựa là thiết bị không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất của các công ty tái chế nhựa.
Dòng này sẽ sấy nhựa trước khi đưa vào sản xuất. Nó nhanh chóng sấy
nóng nguyên liệu, kiểm soát tình trạng nhựa bị ẩm vượt trội. Nhờ thế, sản
phẩm sau khi tái chế không bị rỗ bề mặt hay có bọt khí. Nhờ thế, khách
hàng/đối tác sẽ đánh giá cao hơn về chất lượng và tính chuyên nghiệp của
quý công ty trong quá trình sản xuất dòng này.
● Máy thổi nhựa
Trong hệ thống máy móc linh kiện ngành nhựa phổ biến hiện nay còn
không thể thiếu được máy thổi nhựa. Đúng như tên gọi, dòng này sẽ tạo
hình chai lọ từ vật liệu nhựa bao gồm HDPE, PP, LDPE, PE, PVC, ...
Nhờ cơ chế vận hành hoàn toàn tự động, thiết bị nhanh chóng tạo hình sản
phẩm đúng ý như yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, các thao tác lập trình
đều thực hiện trên máy tính nên đảm bảo độ chính xác, đồng đều vượt trội.
Chưa hết, máy còn được gắn thiết bị giảm thanh, hoạt động ổn định, nhẹ
nhàng tạo ra sự êm ái trong suốt quá trình vận hành. Dòng này còn được
đánh giá cao bởi các thế mạnh hiếm có như:
Mang đến khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả Các ty trượt hoạt động
đạt chuẩn, tạo ra chuyển động trên thanh bi trượt êm ái. Nhờ thế việc đóng
mở khuôn dễ dàng và chính xác. Bằng cách này sản phẩm không xuất hiện
khe hở xấu làm giảm khả năng cạnh tranh khi ra mắt cạnh tranh.Máy dùng
biến tần hiện đại đảm bảo phát hiện quá tải và chủ động dừng hoạt động để
tránh chập cháy.
Đây cũng là giải pháp giúp rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất
lượng, gia tăng về số lượng sản phẩm đúng như kế hoạch của các công ty.
Ngoài ra, dòng này còn rất ít khi phải bảo dưỡng, giúp quý vị tiết kiệm chi
phí đáng kể trong quá trình vận hành
● Máy cán màng nhựa
Máy cán màng nhựa mang đến khả năng ép đùn màng nhiều lớp giúp sản
phẩm được đóng gói kỹ lưỡng, bảo vệ chất lượng tốt như mong đợi trong
thời gian dài. Thiết bị này sử dụng nhựa PP, EVA, EVOH, PS và PE.
Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy cán màng như dạng:
Máy cán màng đối xứng 5 lớp, máy cán màng phân phối không đối xứng 7
lớp, máy sấy ép trục đơn, ép đùn tấm PET công suất lớn…Căn cứ vào nhu
cầu sử dụng, quý vị nên tìm chọn thiết bị phù hợp để mang lại công suất
cao, khả năng tiết kiệm chi phí như mong đợi. Tuy có nhiều dòng đa dạng
nhưng ưu việt nổi bật chung của các máy móc dòng này đều mang tới.
Khả năng bảo vệ cao với lớp chống thấm vượt trội, giúp sản phẩm hạn chế
bị ẩm, mốc gây ảnh hưởng tới chất lượng phù hợp với nhiều lĩnh vực sản
xuất như đóng gói thịt, thực phẩm cũng như trong y học và mỹ phẩm.
● Máy cắt nhựa
Sự có mặt của máy cắt nhựa đã góp phần tạo nên những bước ngoặt lớn
trong ngành gia công, sản xuất các chế phẩm từ vật liệu nhân tạo này.
Nhờ loại máy móc ngành bao bì nhựa kể trên, các công ty có thể dễ dàng
cắt xén các sản phẩm nhân tạo như da, vải sợi và những dòng vật liệu khác
để tạo thành đế, mũ, túi xách, găng tay, đồ chơi, quần áo, nhựa và hàng thủ
công,…đẹp mắt, độc đáo như mong đợi. xem thêm : Máy xử lý rác thải
nhựa
Dòng này có kích thước nhỏ gọn, thiết kế dễ dùng và khả năng cắt xén linh
động. Với độ chính xác cao, các lập trình được thực hiện tự động trên máy
tính, đây cũng là lựa chọn giúp quý vị tăng năng suất, đảm bảo độ đồng đều
của sản phẩm vượt trội như ý.
● Máy hàn nhựa
Đây là thiết bị dùng để hàn các bộ phận nhựa nhiệt dẻo, tạo ra kết nối bền
chắc và đẹp mắt. Thông thường dòng máy này sẽ lắp rạp vào các máy
chuyên dụng hoặc tự động hóa để dễ dàng gia công hơn.
Nó cho phép bạn có thể thực hiện nhanh chóng, đảm bảo sự đồng đều trên
toàn bộ sản phẩm. Bởi lẽ bằng công nghệ hiện đại, các thay đổi được thực
hiện thông qua máy tính, thiết bị này đã mang tới sự thay đổi lớn trong lĩnh
vực sản xuất đồ gia dụng và các sản phẩm từ nhựa.
❖ Yếu tố đầu vào biến đổi:
Các yếu tố đầu vào biến đổi của công ty bao gồm: nguyên liệu gồm các bột nhựa
và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than và
lượng lao động.
Về lượng lao động, công ty CP Đại Kim với số lượng thành viên chia theo từng
phân xưởng và tổng số thành viên là hơn 1400 người tăng theo từng năm.
Nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP,
PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than. Trong đó 75%-80%
nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập
khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn
nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP), đặc biệt thiếu nguồn cung
nguyên liệu nhựa tái sinh, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.
Tổng số nguyên liệu thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ngành sản xuất
nhựa. Có những năm, lượng nguyên liệu đã tăng kỉ lục đến con số 35% và cho đến
nay đã đạt đến gần 400.000 tấn. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng cũng
như sản xuất của người dân.
Xu hướng nhựa phát triển cũng dẫn đến thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP đã
tăng từ 1 lên 3% kể từ 01/01/2017. Hiện nay, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu mà
ngành công nghiệp nhựa Việt Nam từ nước ngoài lên tới 80% tổng nhu cầu cho
chất dẻo nguyên liệu. Hạt nhựa PP là một trong hai nguyên liệu nhựa phải nhập
khẩu nhiều nhất, việc tăng thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP sẽ tác động không
nhỏ tới chi phí đầu vào của các công ty sản xuất nhựa nói chung và đặc biệt là
những công ty sản xuất nhựa bao bì có nguồn gốc PP.
❖ Mối quan hệ giữa số lượng đầu vào và đầu ra:

Q (tấn) L Nguyên liệu hạt nhựa và Điện Nước


(chục người) bột nhựa (tấn) (kWh) (tấn)

0 0 0 0 0

60 1 210 17 12

180 2 415 35 25

390 3 623 55 39

520 4 851 70 50

640 5 1059 89 64

744 6 1245 111 75


834 7 1463 126 89

918 8 1691 140 97

998 9 1881 155 110

1020 10 2113 174 131

Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của CTCP Đại Kim năm 2021

2.2.2. Các chỉ tiêu sản xuất của Công ty cổ phần Đại Kim từ 2020-2021

Q (tấn) L(chục APL MPL


người)

0 0 - -

60 1 60 60

180 2 90 120

390 3 130 210

520 4 130 130

640 5 128 120

744 6 124 104


834 7 119.1 90

918 8 114.7 84

998 9 110.8 80

1020 10 102 22

Bảng 2.2. Giá trị sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên

2.3. Thực trạng chi phí sản xuất của công ty cổ phần Đại Kim
2.3.1. Tổng chi phí

STT Khoản mục chi phí Năm 2021


( triệu VND)

1 Máy băm nhựa 1740

2 Máy cắt nhựa 1190


3 Máy hút liệu 450

4 Máy nghiền phá thô nhựa 1217


dạng hai trục

5 Phễu sấy nhựa 1000

6 Máy nghiền nhựa dạng bào 1643


thủy lực

7 Máy hàn nhựa 1055

8 Máy thổi nhựa 1546

9 Máy cán màng nhựa 659

10 Chi phí thuê cửa hàng 4500

Tổng cộng 15000

Bảng 2.3 Chi phí cố định của công ty cổ phần Đại Kim

Chi phí biến đổi


( Số lượng được ước tính và theo số lượng trung bình)

Q (tấn) Điện Nước Nguyên liệu hạt nhựa và TVC


(triệu
đồng) (triệu bột nhựa (triệu đồng) (triệu
đồng) đồng)

0 0 0 0 0

60 1689 1420 1091 4200

180 2458 2341 2441 7240

390 3450 3156 1794 8400

520 4288 3666 1353 9307

640 5197 3598 955 9750

744 6041 3407 2458 11904

834 5871 5330 2977 14 178

918 6988 6080 3456 16 524

998 7823 6797 5340 19 960

1020 8428 7651 6361 22 440

Bảng 2.4 Chi phí biến đổi của công ty cổ phần Đại Kim

Q TFC (tỷ TVC AFC AVC ATC MC TC


(tấn) đồng)
0 15000 0 - - - 0 15 000

60 15000 4200 250 70 320 4200 19 200

180 15000 7240 83,3 40,2 123,5 3040 22 240

390 15000 8400 38,4 21,5 59,9 1160 23 400

520 15000 9307 28,8 17,9 46,7 907 24 307

640 15000 9750 23,4 15,2 38,6 443 24 750

744 15000 14 136 20.1 19 39,1 4,386 29 136

834 15000 19 182 17,9 23 40,9 5046 34 182

918 15000 25 704 16,3 28 44,3 6522 40 704

998 15000 32 934 15 33 48 7230 47 934

1020 15000 40 800 14,7 40 54,7 7866 55 800

Bảng 2.5. Bảng biến động mức chi phí khi sản lượng thay đổi tại công ty cổ phần Đại
Kim
L ( chục Q VC AVC AFC ATC MC
người) (tấn)

0 0 0 --- --- --- 0

1 10 1000 100 150 250 100

2 20 1900 95 75 170 90

3 30 2799 93,3 50 143,3 90

4 40 3600 90 37,5 127,5 80

5 50 4600 92 30 122 100

6 60 5802 96,7 25 121,7 120

7 70 7098 101,4 21,4 122,8 130


8 80 8600 107,5 18,8 126,3 150

9 90 10404 115,6 16,7 132,3 180

10 100 12400 124 15 139 200

Bảng 2.6. Bảng biến động các mức chi phí khi sản lượng thay đổi tại công ty cổ phần
Đại Kim
Dựa vào dữ liệu ta đã tính được, ta thấy
Chi phí biến đổi bình quân( AVC) được tính theo công thức VC/Q cho thấy chi phí AVC
biến thiên theo dạng hình chữ U, ban đầu giảm sau đó lại tăng lên.
Chi phí cố định trung bình AFC giảm dần
Với MC, lý do khoản chi phí ban đầu giảm là vì tính hiệu quả của việc phân công lao
động khiến năng suất tăng (không liên quan định phí). Nguyên nhân MC tăng trong giai
đoạn sau thì giống như nguyên nhân làm AC tăng, nghĩa là bị tác động bởi năng suất biên
giảm dần; trả cho một lao động cũng bấy nhiêu đó tiền nhưng lao động tăng thêm ngày
càng tạo ra ít sản phẩm khiến chi phí gánh chịu cho mỗi sản phẩm tăng lên.

2.4. Phân tích sự tác động của quy luật sản phẩm đến sản xuất và chi phí sản xuất
tại công ty cổ phần Đại Kim
2.4.1. Phân tích sự biến đổi của sản phẩm cận biên và chi phí cận biên
2.4.1.1: Sản phẩm cận biên
● Khi thay đổi yếu tố đầu vào là người lao động một đơn vị thì sản phẩm trung bình,
sản phẩm cận biên của lao động cũng thay đổi.

Q (tấn) L(chục APL MPL


người)
0 0 - -

60 1 60 60

180 2 90 120

390 3 130 210

520 4 130 130

640 5 128 120

744 6 124 104

834 7 119.1 90

918 8 114.7 84

998 9 110.8 80

1020 10 102 22

● Thông qua bảng số liệu, mỗi khi tăng lên 10 người lao động đầu vào:
Sản lượng đầu tăng nhanh từ mốc 10 đến 100 người lao động, vì thế làm cho giá trị sản
phẩm trung bình (APL) tăng theo. Cụ thể với 20 người lao động chỉ có thể sản xuất được
180 tấn sản phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm trung bình (APL) và sản phẩm cận biên
(MPL) lần lượt là 90 và 120, nhưng khi tăng thêm 20 đơn vị đầu vào tức 40 người lao
động thì con số sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên lên đến 130.
Tuy nhiên vì giá trị sản phẩm cận biên (MPL) và giá trị sản phẩm trung bình (APL) của
công ty cổ phần nhựa Đại Kim có sự biến đổi như:
+ Khi MPL>APL thì tăng số người lao động sẽ làm cho APL tăng
+ Khi MPL<APL thì khi tăng số giờ lao động sẽ làm cho APL giảm

2.4.1.2: Chi phí cận biên


● Chi phí bình quân ATC biến thiên theo hình chữ U . Điều này được giải thích như
sau: Ban đầu chi phí trung bình cao do chi phí cố định trung bình (AFC) cao. Khi
sản lượng tăng, AFC sẽ giảm dần nên ATC giảm. Nhưng ở mức sản lượng càng
cao khi sử dụng nhiều lao động có năng suất biên thấp dần thì chi phí biến đổi
trung bình (AVC) từ việc thuê lao động kéo ATC lên.
● Kết quả cho người sản xuất là cần xác định mức sản lượng tối ưu sau cho chi phí
trong bình thấp nhất. Nếu sản xuất ít thì chi phí trung bình cao do định phí bình
quân cao. Nếu sản xuất nhiều thì biến phí trung bình sẽ làm tăng tổng chi phí trung
bình, khiến nhà sản xuất ít cơ hội cạnh tranh.
● Chi phí biên MC biến thiên giống xu hướng của ATC.
2.4.2. Tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần đến quá trình sản xuất
của hãng trong ngắn hạn
Trong thực tế, doanh nghiệp cũng cố gắng tối đa hóa lợi ích thông qua việc tận dụng hết
mọi nguồn lực hiện có. Đến một lúc nào đó thì doanh nghiệp phải tăng đồng đều các yếu
tố theo một tỷ lệ nào đó thì mới giúp cho năng suất cận biên vẫn tiếp tục tăng còn không
nếu chỉ tăng 1 yếu tố trong khi yếu tố khác không đổi thì sẽ làm năng suất cận biên giảm
dần.

Q (tấn) L APL MPL


(chục
người)

0 0 - -
60 1 60 60

180 2 90 120

390 3 130 210

520 4 130 130

640 5 128 120

744 6 124 104

834 7 119.1 90

918 8 114.7 84

998 9 110.8 80

1020 10 102 22

Bảng 2.8. Giá trị sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên tại công ty cổ phần Đại
Kim

Dựa vào số liệu bảng trên ta có thể thấy:


Dưới tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần, với số vốn K cố định; ở giai
đoạn đầu,việc gia tăng số lượng lao động từ 10 người lên 20 người đã làm tổng sản lượng
của hãng tăng lên thành 180 tấn, sản phẩm cận biên MPL và APL đều tăng lần lượt là 90
và 120 đơn vị cho thấy rằng hiệu quả sản xuất đã tăng.
Khi tiếp tục gia tăng tới 30 lao động, lúc này MPL=APL max, lúc này năng suất trung
bình đạt cực đại và chi phí sản xuất đạt cực tiểu cho thấy được việc sản xuất lúc này đạt
hiệu quả cực đại.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục giữ nguyên số vốn đầu vào (K) và tiếp tục gia
tăng yếu tố biến đổi (L) ở mức 40 lao động, lúc này sản phẩm cận biên MPL < sản phẩm
trung bình APL, năng suất trung bình và năng suất cận biên bắt đầu giảm, sản lượng tăng
chậm lại và hiệu quả sản xuất bị giảm dần.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI KIM
3.1. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu
3.1.1. Những thành công của Công ty cổ phần Đại Kim trong việc thực hiện
sản xuất và chi phí sản xuất giai đoạn từ 2020 đến 2021
Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với
nhiều thách thức gây ra bởi đại dịch Covid-19, giá nguyên vật liệu tăng cao, cũng như
suy thoái kinh tế toàn cầu, công ty Đại Kim vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và phát
triển vững chắc. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 89 tỷ đồng với mức lợi nhuận đạt 49,8
tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm 2021, doanh thu hợp nhất của 2 giai đoạn nghiên cứu của
công ty đã đạt 128 tỉ đồng với mức lợi nhuận là 88 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,7% và gấp
đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những kết quả khả quan, thể hiện sự bền vững và
bản lĩnh của doanh nghiệp trong thời kỳ hồi phục hậu Covid, đồng thời thiết lập nền tảng
vững chắc cho các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Dưới tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần, với số vốn 26 tỷ cố định; ở giai
đoạn đầu,việc gia tăng số lượng lao động từ 100 người lên 200 người đã làm tổng sản
lượng của hãng tăng lên thành 180 tấn, sản phẩm cận biên MPL và APL đều tăng lần lượt
là 90 và 120 đơn vị cho thấy rằng hiệu quả sản xuất đã tăng..
Tổng số nguyên liệu thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ngành sản xuất nhựa. Có
những năm, lượng nguyên liệu đã tăng kỉ lục đến con số 35% và cho đến nay đã đạt đến
gần 32000 tấn.
Công ty đã phân loại và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng
của chi phí sử dụng trong kế toán tài chính đã giúp cho việc quản lý chi phí được thuận
lợi hơn, đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin chi phí trên báo cáo tài chính theo quy
định của nhà nước Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đại Kim bước đầu đã xây dựng được
định mức và dự toán chi phí trên cơ sở kế hoạch SXKD của Công ty. Ngoài ra, việc thực
hiện lập các báo cáo quản trị định hướng kinh doanh cũng như báo cáo quản trị về giá
thành sản phẩm đã được đưa vào góp phần phục vụ cho việc đánh giá, so sánh của các
nhà quản trị được sâu sắc hơn.
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Các phát hiện Qua nghiên cứu chi phí sản xuất của công ty Cổ phần Đại Kim, tác giả còn
phát hiện ra một số hạn chế cần được hoàn thiện nhằm phát huy vai trò, tầm quan trọng
và hiệu quả của công tác sản xuất và chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
Một là, hiệu suất hoạt động sụt giảm: mặc dù có nhiều cải thiện trong những năm 2021
và 2022 nhưng trong cả 2 giai đoạn 2020 và 2021 hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
còn nhiều hạn chế. Lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm khá mạnh, chỉ đạt 49 tỷ đồng, giảm
8% so với cùng kỳ năm 2019. Việc biên lợi nhuận của công ty sụt giảm trước sức ép tăng
giá nguyên vật liệu đầu vào là kịch bản đã được dự báo trước trong xu hướng tăng giá của
các loại hạt nhựa suốt từ nửa cuối năm 2020 đến nay.
Hai là, khả năng sinh lời chưa cao và giá trị thị trường chưa tương ứng với sổ sách của
doanh nghiệp: chỉ tiêu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp giai đoạn 2020 đến 2021 đều
thấp hơn và giảm mạnh so với thời điểm trước. Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng
cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa. Tuy nhiên, công ty không thể chủ động
nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào. Tình trạng
này dẫn đến việc công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng
thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Hạn chế này là đặc điểm chung của cả
ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới. Bên cạnh đó, giá nhựa
nguyên liệu nhập khẩu thường biến động tương ứng với thay đổi của giá dầu (nhất là thời
gian vừa qua khi giá dầu tăng/giảm bất thường và khó dự báo), tạo nên những rủi ro về
chi phí đầu vào và lỗ do chênh lệch tỷ giá USD/VND, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của các công ty nội địa. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chỉ mới tập
trung vào một số sản phẩm nhựa, chưa có cơ chế và chính sách hỗ trợ riêng cho toàn
ngành.
Khi gia tăng liên tiếp số lượng lao động (giai đoạn 0 đến 3) ta thấy thi doanh nghiệp ở
giai đoạn 3 lao động thì sản phẩm cận biên lao động là 210 nhưng khi lên giai đoạn 4 lao
động thì giảm xuống còn 130, như thế việc tăng lao động để tạo ra nhiều sản phẩm của
doanh nghiệp chưa hợp lí khiến hiệu quả của quá trình sản xuất giảm mà sản lượng cũng
bị giảm.
Ta thấy chi phí biên MC thay đổi do bị tác động bởi năng suất biên giảm dần; trả cho một
lao động cũng bấy nhiêu đó tiền nhưng lao động tăng thêm ngày càng tạo ra ít sản phẩm
khiến chi phí gánh chịu cho mỗi sản phẩm tăng lên.
Chưa phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Về kế toán chi phí sản
xuất Công ty vẫn chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà chỉ khi chi
phí này phát sinh mới ghi nhận tập hợp vào chi phí SXKD. Việc hạch toán như vậy sẽ
làm ảnh hưởng tới chính xác của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm nhất là
khi phát sinh chi phí này thì giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ lại cao hơn so với
mức bình thường.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty cổ phần Đại
Kim trong thời gian tới
3.2.1 Về thúc đẩy quá trình sản xuất
● Đầu tư vào máy móc hiện đại, trang thiết bị đầy đủ để tiết kiệm nhiên liệu trong quá
trình sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc
● Chú trọng nghiên cứu và phát triển bền cứng mặt hàng nhựa
● Tăng cường đào tạo, nâng cao kỹ thuật sản xuất của nguồn nhân lực lao động
● Thực hiện chính sách tăng lương phù hợp làm đòn bẩy nâng cao hiệu quả sản xuất
3.2.2 Về phân bố chi phí
● Phân chia theo chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp
● Kết cấu hợp lý về chi phí phù hợp với định hướng phát triển của công ty
Về quản lý tiết kiệm chi phí
● Nâng cao công tác quản lý đối với bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp
● Hạn chế chi phí nhân công không cần thiết, chi phí công tác văn phòng, hội thảo
hoặc các chương trình phỏng vấn
● Tiết kiệm nguồn điện nước khi không sử dụng, giảm các văn phòng phẩm không
cần thiết ở văn phòng.
KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tăng
thu nhập, tiết kiệm chi phí, đạt được lợi nhuận cao nhất. Xác định chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng trong hệ thống quản
lý tài chính, đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị ra quyết định sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến xác định
chi phí sản xuất và áp dụng lý thuyết chi phí sản xuất vào thực tiễn, bài thảo luận đã hoàn
thành các vấn đề sau: Bài thảo luận đã hệ thống, trình bày những vấn đề lý luận chung về
lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp. Bài thảo luận đã
khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất sản
phẩm nhựa tại Công ty cổ phần Đại Kim Luận văn đã nêu rõ chiến lược phát triển, sự cần
thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhựa
Canon tại Công ty cổ phần Đại Kim.

Qua nghiên cứu ứng dụng lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất vào doanh nghiệp Đại
Kim có thể thấy, doanh nghiệp đã ứng dụng thành công trong việc áp dụng lý thuyết vào
sản xuất và để lại những thành tựu đáng kể đã được nêu ở mục trên, qua đó, bài thảo luận
cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty nhựa Đại Kim tối đa hóa sản lượng
nhằm tối đa hóa sản lượng cũng như doanh thu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phan Thế Công và các thành viên. Giáo trình kinh tế vi mô I. lần thứ 2
ed., Hà Nội, NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ, 2019.
2. Bùi Thị Lan Phương. “Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Đại Kim.” Luận văn, 18 August 2021,
<https://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-ke-toan-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-th
anh-san-pham-tai-cong-ty-co-phan-dai-kim-80620/. Accessed 16 November
2022.>
3. Th.s Đinh Thị Thu Hiền. “Bài viết-ThS. Đinh Thị Thu Hiền - PHÂN TÍCH CHI
PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP - Bài viết.” Khoa Kế
Toán - Đại học Duy Tân, 17 May 2021,
<https://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/132/3512/bai-vietths.-dinh-
thi-thu-hien-phan-tich-chi-phi-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep. Accessed
16 November 2022.>
4. Công ty TNHH SX TM Cơ Khí Thành Tài. “Danh Sách Các Loại Máy Ngành
Nhựa Đang Cháy Hàng Hiện Nay.” Cơ Khí Thành Tài,
<https://cokhithanhtai.com/tin-tuc/may-moc-nganh-nhua-20.html. Accessed 16
November 2022.>
5. Geyser. “Giá nước sạch dùng cho sản xuất và những phương pháp tiết kiệm.”
Geyser.vn, 19 October 2017,
<https://geyser.vn/tin-tuc-moi/gia-nuoc-sach-dung-cho-san-xuat-va-nhung-phuong
-phap-tiet-kiem.html. Accessed 16 November 2022.>
6. Tập đoàn điện lực Việt Nam. “Trang thông tin điện tử - Tập đoàn Điện lực Việt
Nam.” Trang thông tin điện tử - Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
<https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx.
Accessed 16 November 2022.>

You might also like