You are on page 1of 18

Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

Chương 4
LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
(1) Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào
hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm).
(2) Hãng ( doanh nghiệp) được hiểu là tổ chức kinh tế thuê mua các yếu tố sản xuất, sản
xuất ra các hàng hoá, dịch vụ để bán nhằm mục đích sinh lời. Trong thực tế, các hãng có hình
thức và quy mô khác nhau nhưng được giả định có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận.
(3) Trong lý thuyết sản xuất và chi phí người ta sử dụng hai khái niệm: ngắn hạn (SR) và
dài hạn (LR). Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào cố định. Dài hạn
được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng
trong quá trình sản xuất.
(4) Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa có thể thu được
từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với một trình độ công
nghệ nhất định. Dạng tổng quát của hàm sản xuất là : Q=f(x 1,x2…xn) trong đó : Q là sản lượng
(đầu ra), x1,x2…xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào). Hàm Cobb-Douglas với 2 đầu vào tư bản
và lao động có dạng: Q= f(K,L) = a.K .L; tổng các hệ số  và  có thể cho chúng ta biết hiệu
suất của quy mô. Nếu  +  =1 thì hàm sản xuất có hiệu suất không đổi của quy mô. Nghĩa là
nếu tăng gấp đôi các đầu vào sử dụng thì mức sản lượng cũng tăng gấp đôi. Nếu  +  <1 thì
hàm sản xuất có hiệu suất giảm của quy mô, nếu  +  >1 thì hàm sản xuất có hiệu suất tăng
của quy mô.
(5)Trong ngắn hạn tổng sản phẩm (TP) ký hiệu - Q là lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Sản phẩm bình quân (AP) là sản phẩm trên một đơn vị thời gian.
Chẳng hạn năng suất bình quân của lao động là AP L =Q/L. Đối với tư bản, sản phẩm bình
quân là APK = Q/K. Các tỷ số này được gọi là năng suất bình quân của lao động và năng suất
bình quân của tư bản. Năng suất cận biên phản ánh số sản phẩm tăng thêm khi hãng tăng thêm
1 đơn vị đầu vào biến đổi đó.
(6) Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng: Sản phẩm hiện vật cận biên của bất cứ
yếu tố sản xuất nào sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà càng có nhiều yếu tố
đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có (với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các
đầu vào cố định khác) hay nói cách khác mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử
dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn
đơn vị đầu vào trước đó.
(7) Các chi phí ngắn hạn bao gồm tổng chi phí - chi phí cố định- chi phí biến đổi và các
chi phí bình quân như chi phí cố định bình quân AFC = FC/Q. Chi phí biến đổi bình quân
AVC =VC/Q; Chi phí bình quân ATC =TC/Q hoặc có thể tính bằng tổng của chi phí biến đổi
bình quân và chi phí cố định bình quân ATC = AFC + AVC.
(8) Chi phí về tài nguyên (hay chi phí bằng hiện vật), chi phí kinh tế và chi phí tính toán,
chi phí cơ hội… là những khái niệm khác nhau và giúp phân biệt 2 khái niệm lợi nhuận kinh
tế và lợi nhuận tính toán hay còn gọi là lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa

40
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí kinh tế, còn Lợi nhuận tính toán là
phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí tính toán.
(9) Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC)
trong một khoảng thời gian xác định. Tổng lợi nhuận = lợi nhuận đơn vị x lượng bán, Trong
đó Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân.
(10) Quy tắc chung để hãng tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận
biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì
dừng lại khi MR=MC mức sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận (max).
(11) Để tối đa hoá doanh thu cần điều kiện MR =0
B . CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. Thế nào là đầu vào, đầu ra, hàm sản xuất, công nghệ sản xuất
2. Phân tích các yếu tố sản xuất (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) của hãng.
3. Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên
của một đầu vào biến đổi
4. Phân tích nội dung ý nghĩa của qui luật năng suất cận biên giảm dần.
5. Chi phí, tổng chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
6. Chi phí trung bình, chi phí cân biên trong ngắn hạn và dài hạn
7. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
8. Điểm hoà vốn, điểm bắt đầu sản xuất của doanh nghiệp.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tại sao năng suất biên của lao động rất có thể tăng sau đó giảm dần trong ngắn hạn.
(nhóm1)
2. Bạn là người chủ doanh nghiệp đang tìm người để lấp vào vị trí trống trong một dây
chuyền sản xuất. Bạn quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động trung bình hay năng
suất biên của người lao động cuối cùng muốn thuê? Nếu bạn nhận thấy rằng năng suất
trung bình của doanh nghiệp đang bắt đầu giảm bạn có nên thuê thêm bất kỳ công nhân
nào nữa không? tại sao? ( nhóm 2)
3. Đứng trước các điều kiện thay đổi liên tiếp, tai sao một hãng bao giờ cũng giữ yếu tố nào
đó cố định. Điều gì xác định một yếu tố là cố định hay biến đổi? ( nhóm 3)
4. Có thể có hay không có một hãng có hàm sản xuất cho thấy lợi tức tăng dẫn theo quy mô,
lợi tức không đổi theo quy mô, lợi tức giảm dần theo quy mô khi sản lượng tăng? Hãy lý
giải? ( nhóm 4)
5. Một hãng chi trả cho người kế toán của mình một khoản tiền là 100 triệu đồng /năm đây là
chi phí cố định hay biến đổi? Hãy giải thích? ( nhóm 5)
6. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất trong dài hạn khác với hàm sản xuất trong ngắn hạn
như thế nào?
7. Lợi tức giảm dần đối với một yếu tố sản xuất duy nhất và lợi tức không đổi theo quy mô
là không mâu thuẫn.

41
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

8. Độ cong của đường đồng lượng liên quan tới tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên dọc theo
đường đồng lượng như thế nào?
9. Cho một ví dụ về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn
10. Người chủ một cửa hàng bán lẻ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Bạn đo lường chi
phí cơ hội của người này khi làm công việc kế toán như thế nào? ( nhóm 6)
11. Giả sử một nhà sản xuất nhận thấy tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên ( MRTS) của vốn cho
lao động trong quá trình sản xuất lớn hơn tỷ lệ tiền thuê máy móc với tiền công cho dây
truyền sản xuất. Người chủ này phải thay đổi cách sử dụng vốn và lao động như thế nào
để tối thiểu hóa được chi phí sản xuất?
12. Tại sao đường đồng phí lại là đường thẳng?
13. Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình của sản xuất tăng dần hay
giảm dần ? Hãy giải thích?
14. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi trung bình? Điều này có thể cho
biết chi phí trung bình tăng dần hay giảm dần không? Hãy giải thích? (nhóm 7)
15. Nếu các đường chi phí trung bình của doanh nghiệp có hình chữ U, tại sao chi phí biến
đổi trung bình đạt điểm cực tiểu ở mức sản lượng thấp hơn đường chi phí trung bình.
16. Nếu một hãng được hưởng lợi tức tăng dần theo quy mô đến một mức sản lượng nào đó,
sau đó thì lợi tức không đổi theo quy mô, có thể nói gì về hình dáng của đường chi phí
trung bình trong dài hạn? (nhóm 8)
17. Một sự thay đổi trong giá của một đầu vào làm thay đổi đường phát triển trong dài hạn
như thế nào?
18. Một hãng có quy trình sản xuất trong đó các đầu vào là hoàn toàn thay thế trong dài hạn.
Bạn có thể nói gì về tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) là cao hay thấp không? Tại
sao?
19. Năng suất biên của lao động được biết là lớn hơn năng suất trung bình của lao động ở một
mức công việc nhất định . Năng suất trung bình tăng dần hay giảm dần? Hãy giải thích?
C. BÀI TẬP
1. Trong ngắn hạn, giả sử một doanh nghiệp sản xuất ghế, có các máy móc thiết bị là cố định,
biết rằng khi số người được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 tới 7, số ghế sản xuất
được thay đổi như sau: 10; 17, 22,25, 26, 25, 23.
a) Tinh năng suất biên và năng suất trung bình của doanh nghiệp.
b) Có phải hàm sản xuất của doanh nghiệp cho thấy lợi tức đối với lao động giảm dần? Giải
thích?
c) Giải thích điều gì sẽ làm cho năng suất biên của lao động trong doanh nghiệp trở nên có giá
trị âm?
2. Điền vào các khoảng trống trong bảng dưới đây
Số lượng các yếu tố Tổng sản lượng Năng suất biên của Năng suát trung bình
sản xuất biến đổi yếu tố sản suất biến của yếu tố sản xuất
đổi (MP) biến đổi (AP)

42
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

(1) (2) (3) (4)


0 0
1 150
2 200
3 200
4 760
5 150
6 150

3. Các hàm sản xuất sau đây cho thấy lợi tức tăng dần, không đổi hay giảm dần theo quy mô?
a) Q = 0,5KL
b) Q = 2K + 3L
4. Hàm sản xuất cho các máy tính cá nhân của công ty DISK được cho:
Q = 10. K0,5L0,5 trong đó số máy tính sản xuất được trong một ngày, K là số giờ chạy máy
và L là số lao động . Đối thủ cạnh tranh của DISK là FLOPPY dùng hàm sản xuất
Q = 10.K0,6L0,4.
a) Nếu hai công ty này dùng cùng số lượng vốn và lao động, thì công ty nào sản xuất ra
sản phẩm nhiều hơn.
b) Giả sử vốn giới hạn là 9 giờ máy, còn lao động được cung cấp không hạn chế, công ty
nào có năng suất biên ( MP) của lao động lớn hơn? Hãy giải thích.
5. Lúa mì được sản xuất theo hàm sản xuất Q = 100.K0,8L0,2
a) Bắt đầu với số vốn là 4 và số lao động là 49, hãy chỉ ra rằng các ăng suất biên của
lao động và năng suất biên của vốn đều giảm dần.
b) Hàm sản xuất cho thấy lợi tức theo quy mô tăng dần, không đổi hay giảm dần?
6. Một nhà sản xuất cần hai yếu tố đầu vào K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết nhà sản xuất
này đã chi một khoản tiền là TC = 15.000 để mua 2 yếu tố đầu vào này với giá tương ứng là
PK = 600 và PL = 300. Hàm sản xuất của nhà sản xuất này là:
Q = 2K (L -2)
a) Xác định năng suất biên của yếu tố K và L
b) Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa hóa đạt được
c) Nếu nhà sản xuất này muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm, tìm phương án sản xuất
tối ưu và chi phí tối thiểu.
7. Giả sử một hãng sản xuất máy vi tính đang sản xuất trong ngắn hạn, với chi phí cận biên
không đổi ở mức 1000$. Tuy nhiên chi phí cố định của hàng sản xuất bằng 10.000$.
a) Tìm các đường chi phí bình quân ( ATC, AVC)

43
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

b) Nếu hãng này muốn tối thiểu hóa tổng chi phí bình quân hãng này sẽ chọn mức sản lượng
rất lớn hay rất nhỏ? Giải thích?
8. Một hãng có mối quan hệ sản lượng và tổng chi phí dài hạn như sau:

Sản lượng ( đơn Tổng ($) Chi phí trung bình Chi phí biên dài hạn
vị/tuần) dài hạn
0 0
1 32
2 48
3 82
4 140
5 228
6 352

a) Tính chi phí trung bình dài hạn ( LAC) và chi phí cận biên dài hạn (LMC) điền vào
bảng trên.
b) Vẽ phác các đường LAC và LMC trên cùng một đồ thị.
c) Ở mức sản lượng nào chi phí trung bình dài hạn đạt giá trị nhỏ nhất.
d) Ở mức sản lượng nào chi phí cận biên dài hạn bằng chi phí trung bình dài hạn.
9. Cho hàm tổng chi phí ( K là chi phí cố định về tư bản)

TC = + aQ - +

a) Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân


b) Viết phương trình biểu diễn chi phí biến đổi bình quân
c) Viết phương trình biểu diễn chi phí cố định bình quân
d) Mức sản lượng đạt được chi phí biến đổi bình quân tối thiểu là bao nhiêu
e) Từ AVC hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên ( MC)
f) Ở mức sản lượng nào chi phí biến đổi bình quân bằng với chi phí cân biên
g) Chứng minh rằng đường MC luôn cắt đường ATC tại điểm cực tiểu của ATC.
10. Một hãng sản xuất dày thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là :
TC = 3Y2 + 100. Trong đó Y là lượng dày sản xuất
a) Chi phí cố định của hãng là bao nhiêu
b) Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân
c) Viết phương trình biểu diễn chi phí biến đổi bình quân
d) Viết phương trình biểu diễn chi phí cố định bình quân
e) Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu
44
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

f) Từ AVC hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên ( MC)
g) Ở mức sản lượng nào chi phí biến đổi bình quân bằng với chi phí cân biên
h) Chứng minh rằng đường MC luôn cắt đường AVC tại điểm cực tiểu của AVC.
11. Bảng dưới đây bao hàm những thông tin về tình hình thu và chi của một doanh nghiệp.
Sản lượng (đơn Giá ( USD) Tổng chi phí
vị/tuần) (USD)
1 25 10
2 23 23
3 20 38
4 18 55
5 15 75
6 12,5 98
a) Tính chi phí cận biên và doanh thu cận biên của doanh nghiệp
b) Ở mức sản lượng (gần đúng) nào lợi nhuận là tối đa
c) Hãy tính mức lợi nhuận tại mỗi mức sản lượng
12. Một hãng có đường cầu về sản phẩm của mình là: P = 40-Q. Hãng có chi phí bình quân
không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
a) Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu
b) Tính mức giá và sản lượng để hãng tối đa hoá lợi nhuận
c) Độ co giãn của cầu theo giá tại điểm hãng đạt lợi nhuận lớn nhất. Hãy giải thích tại
sao khi đó vẫn chưa đạt được doanh thu lớn nhất.
13. Một hãng sản xuất thiết bị điện tử đối mặt với hàm cầu của mình là :
P = 100-0,01Q trong đó P là giá tính bằng USD, Q là sản lượng tính bằng sản phẩm.
Chi phí bình quân của hãng là ATC = 50 + 30000/Q chi phí tính bằng USD.
a) Với các dữ liệu trên hãy chứng tỏ rằng đối với hãng: chiến lược tối đa hoá doanh thu khác
với chiến lược tối đa hoá lợi nhuận.
b) Giả sử nhà nước quyết định thu một khoản thuế 10USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra.
Khi đó giá cả, sản lượng và tổng sản lượng và tổng lợi nhuận của hãng thay đổi bao nhiêu?
c) Minh hoạ kết quả trên đồ thị.
14. Biết được hàm cầu và hàm tổng chi phí của doanh nghiệp như sau:
P = 12 - 0,4Q
TC = 0,6Q2 + 4Q + 5
Hãy xác định sản lượng tối ưu, giá, tổng lợi nhuận và tổng doanh thu
a) Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
b) Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu

45
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

c) Khi hãng theo đuổi mục tiêu đạt doanh thu càng nhiều càng tốt có điều kiện ràng
buộc về lợi nhuận phải đạt là 10.
15. Một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm không có mặt hàng thay thế trên thị trường.
Hàm cầu của sản phầm này là P = 186 – Q. Doanh nghiệp có các chi phí sản xuất sau: Chi phí
cố định FC=2400; chi phí biến đổi trung bình AVC =Q/10 + 10.
a) Nếu doanh nghiệp tự do quyết định trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn giá
bán và sản lượng bán ra là bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận.
b) Nếu doanh nghiệp phải trả một khoản thuế cố định là 1000 thì thuế này sẽ ảnh hưởng
đến việc quyết định giá bán, sản lượng bán ra trên thị trường và mức lợi nhuận của
doanh nghiệp như thế nào?
← BÀI TẬP TỰ GIẢI
16. Các hàm sản xuất sau thể hiện hiệu suất tăng, không đổi hay giảm dần theo quy mô
a) Q = K1/2L2/3
b) Q = K + 2L
c) Q =

d) Q = +

e) Q = aKαL1-α ( 0 < α <1 )


17. Giả sử hàm sản xuất với hai đầu vào : tư bản là (K), lao động là ( L) của một hãng có
dạng sau: Q = K1/2L2/3
a) Tính hệ số co dãn của Q theo K và L
b) Viết các biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K và L
c) Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa K và L
18. Hàm sản xuất trong ngắn hạn ( với 1 đầu vào Z) của một hãng là:
Q = 10 Z + Z2 - Z3/10
a) Viết phương trình biểu diễn sản phẩm cận biên, sản phẩm bình của yếu tố Z.
b) Sản phẩm cực đại trong ngắn hạn của hãng là bao nhiêu? Khi đó hãng phải sử dụng
bao nhiêu đầu vào Z.
c) Ở mức sản lượng nào sẽ xảy ra hiện tượng năng suất cận biên giảm dần.
d) Tại mức sản lượng nào năng suất bình quân là lớn nhất.
19. Một hãng tối thiểu hóa chi phí phát hiện ra rằng sản phẩm cận biên của đầu vào tư bản
( K) là 6 và đầu vào của lao động ( L) của hãng là 2. Khi đó tỷ số w/r phải là bao nhiêu.
20. Một hãng cạnh tranh có hàm sản xuất ở dạng sau
Q = 100.KL
Nếu w = 30$ và r = 120$, thì chi phí tối thiểu để sản xuất ra 1000 đơn vị sản phẩm là bao
nhiêu?
21. Là một người bán tạp phẩm John đã kiếm được 700$ trong một năm và bỏ ra 2000$ tiền
tiết kiệm để mua công trái Nhà nước với lãi suất 5% một năm. Năm ngoái John đã mua một

46
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

cửa hàng riêng của mình với giá 2000$. Tiền thu được trong năm đầu là 5000$ và chi phí là
3000$. John tính rằng lợi nhuận của anh ta là 2000$.
Hãy tính chi phí cơ hội và lợi nhuận thực tế của John
22. Cầu thị trường về sách hướng dẫn du lịch cho người nước ngoài là :
( D) Q = 2000 – 100P trong đó P là tính bằng đô la
Trong khi in cho sách Nhà xuất bản đã phải chi một khoản cố định là 1000$ cho việc trả tiền
viết và đánh máy bản thảo,...
a) Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cho việc xuất bản cuốn
sách này, nếu biết rằng chi phí bổ sung để in thêm 1 cuốn sách là 2$ .
b) Xác định số lượng sách in và giá bán khi nhà xuất bản theo đuổi các mục tiêu
- Tôi đa hóa doanh thu
- Tối đa hóa lợi nhuận
c) Nếu cơ quan quản lý Nhà nước quy định mức giá bán cao nhất cho 1 cuốn sách là 9$
thì lợi nhuận của nhà xuất bản này sẽ thay đổi như thế nào.
D. LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
1. Khi các đầu vào là thay thế hoàn toàn cho nhau thì
a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa hai đầu vào giảm dần
b) Các đường đồng lượng có dạng tuyến tính
c) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của hai đầu vào là hằng số
d) Cả b và c đều dúng.
2. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào đúng ứng với mức sản lượng tại đó chi phí
trung bình đạt cực tiểu
a) AVC = FC
b) MC = AVC
c) MC = ATC
d) P = AVC
3. Nếu đường chi phí cận biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi trung bình thì khi sản
lượng tăng lên điều nào dưới đây là đúng.
a) Tổng chi phí trung bình giảm xuống
b) Chi phí cố định trung bình tăng lên
c) Chi phí biến đổi trung bình giảm xuống
d) Chi phí biến đổi trung bình tăng lên
e) Không có câu nào ở trên là đúng
4. Chi phí nào trong các loại chi phí sau đây luân có xu hướng giảm dần khi sản lượng tăng.
a) Chi phí trung bình
b) Chi phí biến đổi bình quân
c) Chi phí cận biên

47
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

d) Chi phí cố định bình quân


e) Không câu nào ở trên đúng
5. Khi tiền lương lao động tăng
a) Các đường TC, ATC, AVC và MC đều dịch chuyển lên trên
b) Các đường ATC, AVC, AFC dịch chuyển lên trên
c) Các đường AFC,AVC, MC dịch chuyển lên trên
d) Các đường TC, VC và FC dịch chuyển lên trên.
6. Nếu hàm sản xuất biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô thì.
a) Sản phẩm cận biên của đầu vào tăng thì sản lượng tăng
b) Chi phí cận biên tăng cùng với sản lượng tăng
c) Năng suất cao hơn
d) Hàm sản xuất dốc xuống
e) Cả a và d
7. Chi phí cận biên là:
a) Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
b) Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị sản phẩm
c) Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
d) Các câu trên đều sai
8. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên giảm
a) Bằng năng suất trung bình
b) Tăng dần
c) Vượt quá năng suất trung bình
d) Nhỏ hơn năng suất trung bình
9. Để tối thiểu hóa chi phí các doanh nghiệp sẽ thực hiện phối hợp các yếu tố sản xuất theo
nguyên tắc.
a) MPa = MPb = MPc = ...
b) MPa/Pa = MPb/Pb = MPc/Pc =.....
c) MC = MR
d) MCa = MCb = MCc =......
10. Năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi là:
a) Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi
b) Sản phẩm tăng thêm trong tổng yếu tố đầu vào biến đổi
c) Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị chi phí của
các yếu tố đầu vào biến đổi.
d) Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu
vào biến đổi nào đó với các yếu tố đầu vào khác không đổi.
11. Trong dài hạn để tối thiểu hóa chi phí sản xuất các doanh nghiệp sẽ thiết lập.
48
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

a) Quy mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường LATC tại điểm cực tiểu của các đường
b) Thiết lập bất kỳ quy mô sản xuất nào theo ý muốn
c) Quy mô sản xuất ngắn hạn tiếp xúc với đường LATC tại mức sản lượng cần sản
xuất.
d) Tất các câu trên đều sai.
12. Mức sản lượng tối ưu của quy mô sản xuất là:
a) Mức sản lượng tương ứng với MC tối thiểu
b) Mức sản lượng tương ứng với AVC tối thiểu
c) Mức sản lượng tương ứng với ATC tối thiểu
d) Mức sản lượng tương ứng với AFC tối thiểu
13. Đường mở rộng sản xuất là:
a) Tập hợp các điểm phối hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất khi chi phí sản xuất
thay đổi, giá các yếu tố sản xuất không đổi.
b) Tập hợp các tiếp điểm của đường đồng phí và đường bàng quan.
c) Tập hợp các tiếp điểm của đường đồng lượng và đường đồng phí khi giá cả của
1 yếu tố sản xuất thay đổi.
d) Tập hợp các tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân sách.
14. Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào cùng tỷ lệ thì:
a) Năng suất tăng theo quy mô
b) Năng suất giảm theo quy mô
c) Năng suất không đổi theo quy mô
d) Cả a,b,c điều sai
15. Đường chi phí trung bình dài hạn là:
a) Tập hợp những điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình ngắn hạn
b) Tập hợp các phần rất bé của đường chi phí trung bình trong ngắn hạn
c) Đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi mức sản lượng khi danh
nghiệp thay đổi quy mô sản xuất theo mong muốn
d) Tất cả a,b,c đều đúng.
16. Khi giá cả các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên sẽ làm:
a) Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên
b) Dịch chuyển các đường chi phí trung bình xuống phía dưới
c) Các đường ATC vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
d) Các đường AVC dịch chuyển sang phải
17. Quy mô sản xuất tối ưu là:
a) Quy mô sản xuất có đường tổng chi phí bình quân ngắn hạn tiếp xúc với đường
tổng chi phí bình quân trong dài hạn tại mức sản lượng cần sản xuất.
b) Quy mô sản xuất có chi phí sản xuất bé nhất ở bất kỳ mức sản lượng nào.

49
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

c) Quy mô sản xuất có đường tổng chi phí bình quân ngắn hạn tiếp xúc với đường
tổng chi phí bình quân trong dài hạn tại điểm cực tiểu của cả hai đường.
d) Tất cả đều sai.
18. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết nhà sản xuất này đã
chi ra một khoản tiền là TC = 15.000 để mua hai yếu tố này với giá tương ứng là P K = 600; PL
= 300. Hàm sản xuất của nhà sản xuất này có dạng Q = 2K(L-2), thì hàm năng suất biên của
yếu tố K và L sẽ là.
a) MPK = 2K MPL = L- 2
b) MPK = 2L- 4 MPL = 2K
c) MPK = L - 2 MPL = 2K
d) Tất cả đều sai
19. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết nhà sản xuất này đã
chi ra một khoản tiền là TC = 15.000 để mua hai yếu tố này với giá tương ứng là P K = 600; PL
= 300. Hàm sản xuất của nhà sản xuất này có dạng Q = 2K(L-2), thì phương án sản xuất tối
ưu là
a) K = 10 L = 30
b) K = 5 L = 40
c) K = 12 L = 25
d) Tất cả đều sai
20. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết nhà sản xuất này đã
chi ra một khoản tiền là TC = 15.000 để mua hai yếu tố này với giá tương ứng là P K = 600; PL
= 300. Hàm sản xuất của nhà sản xuất này có dạng Q = 2K(L-2), thì sản lượng tối đa đạt
được là:
a) Q= 560 b) Q = 380 c) Q = 576 d) Q = 580
21. Hàm sản xuất Q = K2L là hàm sản xuất có:
a) Hiệu suất tăng theo quy mô.
b) Hiệu suất giảm theo quy mô.
c) Hiệu suất không đổi theo quy mô.
d) Tất cả đều sai
22. Đường đồng lượng biểu thị :
a) Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp bằng nhau về hai yếu tố sản
xuất biến đổi.
b) Những mức sản lượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau về hai yếu tố
sản xuất biến đổi.
c) Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp khác nhau về hai yếu tố sản
xuất biến đổi.
d) Những mức sản lượng như nhau với những mức chi phí như nhau.
23. Tổng chi phí sản xuất sản phẩm A là TC = 100 +2Q + Q2. Đường chi phí biến đổi sẽ là:
a) 2Q + Q2 b) 2 + 2Q
50
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

c) 100 d) ( 100/Q +2 + Q)
24. Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất cho số lượng vốn và lao động thay đổi, thì
đường cong biểu diễn sẽ được gọi là:
a) Đường chi phí biên
b) Đường tổng sản lượng
c) Đường sản phẩm trung bình
d) Đường đồng lượng
25. Sự cải tiến kỹ thuật:
a) Cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn so với cùng số lượng các yếu tố đầu vào so
với trước.
b) Có thể được biểu hiện qua việc dịch chuyển lên trên của đường tổng sản lượng.
c) Có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất suất cận biên giảm dần.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.
26. Điểm phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất với chi phí bé nhất là:
a) Tiếp điểm của đường đồng lượng và đường đồng phí
b) Thỏa mãn điều kiện : MPA/PA = MPB/PB = MPC/PC = ...
c) Thỏa mãn điều kiện : A.PA + B.PB + C. PC + ... = TC
d) Tất cả đều đúng
27. Đường tổng chi phí trong ngăn hạn của một doanh nghiệp được cho bởi hàm số sau đây:
TC = 190 + 53Q ( đơn vị tính là : 10.000)
Nếu doanh nghiệp sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, thì chi phí biến đổi trung bình bằng bao
nhiêu?
a) 72 b) 53 c) 70 d) Tất cả đều sai
28. Đường tổng chi phí trong ngăn hạn của một doanh nghiệp được cho bởi hàm số sau đây:
TC = 190 + 53Q ( đơn vị tính là : 10.000)
Nếu doanh nghiệp sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, thì chi phí cố định trung bình bằng bao
nhiêu?
a) 190 b) 19 c) 53 d) Tất cả đều sai
29. Đường tổng chi phí trong ngắn hạn của một doanh nghiệp được cho bởi hàm số sau đây:
TC = 190 + 53Q ( đơn vị tính là : 10.000)
Nếu doanh nghiệp sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, thì chi phí cận biên bằng bao nhiêu?
a) 19 b) 72 c) 53 d) Tất cả đều sai
30. Giả sử sản phẩm trung bình ( năng suất trung bình) của 6 công nhân là 15. Nếu năng suất
cận biên của người công nhân thứ 7 là 20 , thể hiện:
a) Năng suất biên đang giảm
b) Năng suất biên đang tăng
c) Năng suất trung bình đang tăng
d) Năng suất trung bình đang giảm
51
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

31. Đồ thị biểu diễn các đường đồng lượng sau phản ánh:

vốn a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên


không đổi.
b) Lao động và vốn được sử dụng theo
một tỷ lệ cố định
c) Lao động và vốn thay thế hoàn toàn
cho nhau.
d) Tất cả a,b,c đều đúng.

0 L

32. Một doanh nghiệp đầu tư chi phí C = 96 đvt để mua hai yếu tố sản xuất K và L với P K = 8
đvt; PL = 4 đvt. Năng suất cận biên của hai yếu tố như sau:

K MPK L MPL
4 8 5 5
5 7 6 4
6 6 7 3
7 5 8 2
8 4 9 1
Phối hợp 2 yếu tố K và L để tổng sản lượng là lớn nhất hoặc để chi phí trên một đơn vị
sản phẩm là bé nhất.
a) K = 8; L=3
b) K = 4; L = 11
c) K = 6; L=6
d) K = 9; L=8
33. Chọn câu sai trong những câu sau đây
a) Khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình cũng giảm dần.
b) Chi phí cố định trung bình giảm dần khi sản lượng càng lớn
c) Khi chi phí trung bình giảm dần thì chi phí biên cũng giảm dần
d) Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình khi chi phí trung bình tăng dần.

52
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

34. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào ( các
yếu tố đầu vào khác không đổi) gọi là:
a) Năng suất biên.
b) Lợi ích cận biên
c) Chi phí cận biên
d) Doanh thu cận biên
35. Giả sử mức sản phẩm cận biên của công nhân thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 10,9 và
8. Tổng số sản phẩm khi thuê 3 công nhân là:
a) Mức sản phẩm trung bình của 3 công nhân và bằng 9
b) Mức sản phẩm biên của công nhân thứ 3 nhân với 3 và bằng 24.
c) Bằng tổng mức sản phẩm biên của 3 công nhân nhân với 3 và bằng 81.
d) Bằng tổng mức sản phẩm biên của 3 công nhân và bằng 27.
36. Giả sử tại mức đầu vào hiện tại, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên là:
MRTS = -3. Với vốn được biểu diễn trên trục tung và lao dộng được biểu diễn trên trục hoành
thì:
a) Nếu doanh nghiệp thuê thêm 1 đơn vị vốn thì có thể sản xuất thêm 3 đơn vị sản phẩm.
b) Năng suất biên của lao động bằng 3 lần năng suất biên của vốn
c) Nếu sử dụng thêm 3 đơn vị lao động, doanh nghiệp cần phải sử dụng thêm 3 đơn vị
vốn.
d) Nếu giảm bớt một đơn vị vốn thì doanh nghiệp có thể thuê thêm 3 đơn vị lao động mà
sản lượng không đổi.
37. Trong ngắn hạn khi sản lượng tăng mà chi phí biên tăng dần và chi phí biến đổi trung
bình giảm dần là do:
a) MC < AVC b) MC > AVC
c) MC < AFC d) MC< ATC
38. Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm X là 15đvt, chi phí biên không đổi ở các mức
sản lượng là 10đvt. Tại mức sản lượng là 100 sản phẩm , chi phí trung bình đang:
a) Không xác định được
b) Tăng dần
c) Giảm dần
d) Không đổi
39. Câu phát biểu nào dưới đây không đúng với khái niệm dài dạn của kinh tế học.
a) Dài hạn là khoảng thời gian từ 5 năm trở lên.
b) Không có yếu tố sản xuất nào là cố định
c) Các doanh nghiệp ra khỏi ngành khi giá bán trở nên nhỏ hơn chi phí sản xuất trung
bình.
d) Các doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất
40. Hàm tổng chi phí biến đổi có dạng VC = Q + 4Q2 . Do vậy đường chi phí biên có dạng.
53
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

a) Nằm ngang song song với trục hoành


b) Đường thẳng dốc đứng
c) Hình chữ U
d) Đường thẳng dốc lên
41. Một trong các đường chi phí không có dạng chữ U hoặc chữ V đó là:
a) Đường chi phí trung bình
b) Đường chi phí cận biên
c) Đường chi phí biến đổi bình quân
d) Đường chi phí cố định bình quân.
42. Một doanh nghiệp đang kết hợp 100 công nhân với đơn giá là 1USD/giờ và 50 đơn vị vốn
với đơn giá 2,4USD/giờ để sản xuất 1 sản phẩm X. Hiện nay năng suất biên của lao động là
MPL = 3đvsp và năng suất biên của vốn là MP K = 6đvsp. Để tăng sản lượng mà chi phí không
đổi thì doanh nghiệp nên:
a) Giữ nguyên số lượng vốn và số lượng lao động nhưng phải cải tiến kỹ thuật.
b) Giảm bớt số lượng lao động để tăng thêm số lượng vốn
c) Giảm bới số lượng vốn để tăng thêm số lượng lao động.
d) Các câu trên đều sai.
43. Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học có nghĩa là
a) Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có một số yếu tố sản xuất
cố định và những yếu tố sản xuất khác thì biến đổi; dài hạn là khoảng thời gian đủ để doanh
nghiệp thay đổi số lượng tất cả các yếu tố đầu sản xuất.
b) Ngắn hạn là khoảng thời gian dưới 1 năm; còn dài hạn là khoảng thời gian trên 1
năm .
c) Ngắn hạn là khoảng thời gian dưới 3 tháng; còn dài hạn là khoảng thời gian trên
3 tháng.
d) Ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô; dài hạn thì không thể thay đổi quy mô.
44. Cho hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp như sau TC = Q 2 + 2Q + 50. Hàm chi phí cố
định của doanh nghiệp là:
a) Q2 + 50 b) 50 c) Q2 + 2Q d) 2Q + 50
45. Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp được cho là: Q = L 2 + K2 – KL (Q: là sản
lượng; L : số lượng lao động; K: số lượng vốn). Năng suất biên của lao động và của vốn là:
a) MPL = 2K – K MPK = 2L – K
b) MPL = 2L+2K – L MPK = 2K– L
c) MPL = 2L + K MPK = 2K + L
d) MPL = 2L – K MPK = 2K – L
46. Có mối quan hệ giữa tổng sản lượng Q với tổng chi phí của một doanh nghiệp như sau:
Q 0 1 2 3 4 5 6
TC 14 27 40 51 62 70 80
54
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

Chi phí cố định FC và chi phí biến đổi trung bình tại mức sản lượng Q = 4 là:
a) FC = 10 và AVC = 15
b) FC = 15 và AVC = 14
c) FC = 0 và AVC = 12
d) FC = 14 và AVC = 12
47 Khi đường năng suất biên của lao động nằm cao hơn đường năng suất trung bình của lao
động thì:
a) Cả hai đường đều dốc lên
b) Đường năng suất biên dốc lên
c) Đường năng suất trung bình dốc lên
d) Đường năng suất trung bình nghiêng xuống.
48. Chi phí cơ hội của phương án A là:
a) Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án có lợi nhất khác.
b) Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án khác
c) Lợi ích bị mất đi do không chọn phương án A mà chọn một phương án khác.
d) Các câu trên đều sai.
49. Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi dó là:
a) Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
b) Số lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí biến đổi
c) Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi một đơn vị yếu tố sản xuất đó
d) Không câu nào đúng
50. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên thể hiện:
a) Độ dốc của đường tổng sản lượng
b) Độ dốc của đường đồng phí
c) Độ dốc của đường đồng lượng
d) Độ dốc của đường ngân sách
51. Một đường đồng phí cho thấy
a) Phối hợp giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng như nhau.
b) Những phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất.
c) Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất mà với cùng một mức chi phí sản xuất mà
doanh nghiệp có thể thực hiện
d) Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất tạo ra mức sản lượng tôi đa
52. Độ dốc của đường đồng phí chính là:
a) Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.
b) Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố trên thị trường
c) Tỷ lệ giá cả của 2 yếu tố sản xuất
d) Câu (b) và câu ( c) đúng.
55
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

53. Nếu đường đồng lượng là một đường thẳng thì:


a) Chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào cố định ở các mức sử dụng khác nhau
b) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi
c) Xuất hiện doanh lợi tăng dần theo quy mô
d) Chỉ có một cách kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
54. Khi có sự kết hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất. Tại đó:
a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ số giá của 2 yếu tố sản xuất
b) Chi phí biên đạt cực tiểu tại mức sản lượng đó
c) Hệ số góc của đường đồng phí và đường đồng lượng bằng nhau.
d) Câu (a) và (c) đúng
55. Một hàm số thể hiện số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong môi đơn vị
thời gian tương ứng với mỗi cách kết hợp các yếu tố sản xuất được gọi là:
a) Một hàm sản xuất
b) Hàm Đẳng phí
c) Một đường cong bàng quan
d) Một hàm số tổng chi phí
56. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
a) Bằng năng suất trung bình
b) Tăng dần
c) Vượt quá năng suất trung bình
d) Nhỏ hơn năng suất trung bình
57. Khi chi phí trung bình tăng dần theo sản lượng thì:
a) Chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình
b) Chi phí biên bằng chi phí trung bình
c) Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình
d) Tất cả đều không đúng
58. Để lắp vào vị trí trống trên dây chuyền sản xuất, bạn sẽ:
a) Quan tâm tới năng suất biên hơn năng suất trung bình
b) Không thuê thêm công nhân nếu năng suất trung bình bắt đầu giảm
c) Dừng ngay việc thuê thêm công nhân nếu tổng sản lượng bắt đầu giảm.
d) Cả a và c đúng.
59. Ta có đồ thị sau, tại mức sản lượng Q1

56
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

Chi phí a) Mức chi phí cố định trung bình giảm


dần
TC b) Chi phí biên nhỏ hơn không
c) Tổng chi phí trung bình nhỏ nhất
TVC d) Chi phí biến đổi trung bình bằng với
chi phí cố định trung bình.
A TFC

Q
Q1

57

You might also like