You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP NỘI DUNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

1. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất dài hạn khác hàm sản xuất ngắn hạn như thế nào?
2. Tại sao năng suất biên của lao động có thể tăng và sau đó giảm trong ngắn hạn?
3. Lợi tức giảm dần đối với một yếu tố sản xuất duy nhất và lợi tức không đổi theo quy mô là không mâu
thuẫn. Giải thích?
4. Bạn là người chủ đang tìm người để lấp vào vị trí trống trên một dây chuyền sản xuất. Bạn quan tâm
nhiều hơn đến năng suất lao động trung bình hay năng suất biên của lao động đối với người cuối cùng
được thuê? Nếu bạn nhận ra rằng năng suất trung bình của bạn đang bắt đầu giảm, bạn có nên thuê
thêm bất kỳ công nhân nào nữa không? Tình huống này hàm ý gì về năng suất biên của công nhân sau
cùng được thuê?
5. Đứng trước các điều kiện thay đổi liên tiếp, tại sao một hãng sản xuất bao giờ cũng giữ yếu tố nào đó
cố định. Điều gì xác định yếu tố là cố định hay biến đổi?
6. Độ cong của đường đẳng lượng liên quan tới tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên dọc theo một đường đẳng
lượng như thế nào?
7. Có thể có hay không một hãng có hàm sản xuất cho thấy lợi tức tăng dần theo quy mô, lợi tức không
đổi theo quy mô và lợi tức giảm theo quy mô khi sản lượng tăng. Giải thích?
8. Cho một ví dụ về một quá trình sản xuất trong đó ngắn hạn bao gồm một ngày hay một tuần và dài hạn
bao hàm bất kỳ thời gian nào dài hơn một tuần?
9. Một hãng chi trả cho người kế toán của mình một khoản tiền 100 triệu đồng trong một năm. Đây là chi
phí biểu hiện (explicit cost) hay chi phí ẩn (implicit cost)?
10. Người chủ một cửa hàng bán lẻ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Bạn đo lường chi phí cơ hội về
công việc của bà ta thế nào?
11. Giả sử một nhà sản xuất ghế nhận thấy tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) của vốn cho lao động trong
quá trình sản xuất lớn hơn tỷ lệ tiền thuê máy móc với tiền công cho dây chuyền sản xuất. Ông ta phải
thay đổi cách sử dụng vốn và lao động như thế nào để tối thiểu hóa được chi phí sản xuất?
12. Tại sao các đường đẳng phí thẳng?
13. Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình tăng dần hay giảm dần? Giải thích?
14. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, điều đó có cho bạn biết chi phí trung
bình tăng dần hay giảm dần không? Giải thích?
15. Nếu các đường chi phí trung bình của hãng hình chữ U, tại sao chi phí biến đổi trung bình đạt điểm cực
tiểu ở mức sản lượng thấp hơn đường chi phí trung bình?
16. Nếu một hãng được hưởng lợi tức tăng dần theo quy mô đến một mức sản lượng nào đó, sau đó thì lợi
tức không đổi theo quy mô, có thể nói gì về hình dáng của đường chi phí trung bình dài hạn?
17. Một sự thay đổi trong giá cả của một đầu vào làm thay đổi đường phát triển dài hạn (long-run expansion
path) như thế nào?
18. Hãy phân biệt giữa lợi tức tăng dần theo quy mô và các nền kinh tế có triển vọng. Tại sao cái này có
thể tồn tại mà không cần có cái kia?

BÀI TẬP
1
Bài 1: Điền vào các khoảng trống trong bảng dưới đây:
Số lao động Tổng sản lượng Năng suất biên của Năng suất trung bình của
(người) bột mì (tấn) lao động (tấn) lao động
(1) (2) (3) (tấn/người)
(4)
0 0 0 0
1 3 … …
2 … … 5
3 … 14 …
4 36 … …
5 … 4 …
6 … … 7
7 … 0 …
8 40 … …

Bài 2: Trong ngắn hạn một xí nghiệp có thể thay đổi số lượng lao động (L) nhưng không thể thay đổi vốn
(K). Bảng số liệu dưới đây mô tả số lượng sản phẩm thay đổi tương ứng với số lượng lao động.

L 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Q 0 3 8 15 18 18 17 15 12

1. Hãy lập bảng tính năng suất biên của lao động (MPL) và năng suất trung bình của lao động (APL).
2. Hãy biễu diễn MPL và APL vào đồ thị.
3. Hãy cho biết bắt đầu từ đơn vị lao động nào thì xuất hiện quy luật năng suất biên giảm dần?
4. Hãy cho biết ở mức đơn vị lao động nào phân xưởng đạt hiệu quả sử dụng vốn?
5. Hãy cho biết ở mức đơn vị lao động nào phân xưởng đạt hiệu quả sử dụng lao động?
Bài 3: Một cơ sở sản xuất chổi có số liệu về sản lượng chổi làm ra mỗi ngày tương ứng với số lao động đến
làm việc được cho ở bảng dưới đây:

L (người) 0 1 2 3 4 5 6 7
Q (chiếc) 0 20 50 90 120 140 150 155
1. Tính năng suất trung bình và năng suất biên tương ứng với các mức lao động được sử dụng. Vẽ đồ thị
biểu diễn các đường tổng sản lượng, năng suất trung bình và năng suất biên?
2. Tiền lương trả cho các lao động là PL = 100 nghìn đồng/1 người mỗi ngày, còn chi phí cố định để vận
hành cơ sở là 200 nghìn đồng/ngày. Hãy lập bảng tính tổng chi phí vận hành, chi phí biến đổi trung bình,
chi phí trung bình, và chi phí biên tương ứng với mỗi mức lao động được sử dụng?

2
3. Từ số liệu tính toán trong hai câu trên, hãy giải thích mối quan hệ giữa năng suất biên và chi phí biên?
Mối quan hệ giữa chi phí trung bình và chi phí biên?
Bài 4: Giá của các yếu tố K và L của một xí nghiệp sản xuất lần lượt là: PK = 200 đvt/đv ytsx, PL = 400
đvt/đv ytsx, chi phí cho hai yếu tố này là: TC = 2400 đvt. Sản lượng sản xuất được biểu thị qua bảng sau:
K QK L QL
1 30 1 60
2 68 2 140
3 123 3 240
4 188 4 370
5 273 5 545
6 353 6 715
7 438 7 880
8 508 8 1020
9 570 9 1140
10 624 10 1240
1. Tìm số lượng yếu tố K và yếu tố L doanh nghiệp cần đầu tư sao cho đạt mức sản lượng cao nhất trong
khoảng tiền đầu tư của mình. Sản lượng có thể đạt trong phương án đầu tư mới tìm sẽ là bao nhiêu?
2. Tính mức sản lượng có thể đạt trong phương án đầu tư mới tìm?
3. Viết phương trình đường đẳng phí?
Bài 5: Một doanh nghiệp có tổng số chi phí hoạt động là 620 đvt, doanh nghiệp dùng tiền đầu tư sản xuất
hàng hóa X với chi phí như sau: Giá yếu tố K là: PK = 40 đvt/1 đv ytsx; Giá yếu tố L là: PL = 20 đvt/1 đv
ytsx; Năng suất hai yếu tố này được đo lường nhu sau:

Số lượng yếu tố Năng suất biên Số lượng yếu Sản lượng theo yếu
K (đơn vị) yếu tố K (đơn vị) tố L (đơn vị) tố L (đơn vị)

1 280 1 180
2 400 2 480
3 600 3 810
4 840 4 1260
5 1200 5 1860
6 1440 6 2580
7 1560 7 3330
8 1760 8 4110
9 1960 9 5010
10 2100 10 6000
11 2200 11 7050

3
12 1980 12 7980
13 1860 13 8850
14 1680 14 9660
15 1600 15 10410
1. Tìm số lượng yếu tố K và yếu tố L doanh nghiệp cần đầu tư sao cho đạt mức sản lượng cao nhất trong
khoảng tiền đầu tư của mình. Sản lượng có thể đạt trong phương án đầu tư mới tìm sẽ là bao nhiêu?
2. Nếu doanh nghiệp dành số tiền là 440 đvt để đầu tư thì phương án đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? Tính
mức sản lượng đạt được trong phương án này.
3. Viết phương trình đường đẳng phí trong hai trường hợp câu (1) và (2).
Bài 6: Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng nhà sản xuất này đã chi ra
một khoản tiền là TC = 1820 đvt để mua hai yếu tố trên với giá tương ứng PK = 65 đvt/đv ytsx, về PL = 130
đvt/đv ytsx. Hàm sản xuất được cho:
1
Q = K2 + 2L2
2
1. Hãy viết phương trình đường đẳng phí của nhà sản xuất này?
2. Hãy viết hàm năng suất biên của hai yếu tố K và L?
3. Để đạt được mức sản lượng tối đa thì nhà sản xuất này cần phải phối hợp số lượng K và L như thế nào?
4. Hãy tính mức sản lượng tối đa theo phương án sản xuất vừa mới tìm ra?
Bài 7: Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng nhà sản xuất này đã chi ra
một khoản tiền là TC = 150 đvt để mua hai yếu tố trên với giá tương ứng PK = 6 đvt/đv ytsx. về PL = 3
đvt/đv ytsx. Hàm sản xuất được cho: Q = K (2L-2)
1. Hãy viết phương trình đường đẳng phí của nhà sản xuất này?
2. Hãy viết hàm năng suất biên của hai yếu tố K và L?
3. Để đạt được mức sản lượng tối đa thì nhà sản xuất này cần phải phối hợp số lượng K và L như thế nào?
4. Hãy tính mức sản lượng tối đa theo phương án sản xuất vừa mới tìm ra?

Bài 8: Một người có năng lực làm việc với mức lương có thể kiếm được là 240 triệu đồng/năm. Nhưng
người này đã bỏ ra 500 triệu đồng để thiết lập một cửa hàng thời trang với chi phí hoạt động như sau:
✓ Tiền thuê mặt bằng là 50 triệu đồng/tháng.
✓ Tiền thuê các nhân viên bán hàng là 10 triệu đồng/tháng.
✓ Tiền vốn mua quần áo thời trang là 400 triệu đồng mỗi đợt (6 tháng).
✓ Tiền thuế là 5 triệu đồng/tháng.
✓ Các chi phí khác là 10 triệu đồng/tháng.
✓ Doanh thu một năm của cửa hàng này là 1880 triệu đồng.
✓ Lãi suất ngân hàng dành cho người gửi tiền là 12%/năm.
Hãy tính:
1. Chi phí kế toán trong một năm của doanh nghiệp này?

4
2. Chi phí cơ hội của doanh nghiệp?
3. Lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp này, từ đó hãy cho biết việc quyết định thành lập và vận hành cửa
hàng thời trang của người chủ doanh nghiệp này có lợi hơn việc đi làm việc cho một hãng khác hay không?
Vì sao?
Bài 9: Hãy điền các số liệu còn trống trong bảng sau:
Q TFC AFC TVC AVC TC AC MC
0 12 - 0 - 12 - -
1 12 12 10 10 22 22 10
2 … 6 16 … 28 … …
3 … … 21 7 … … …
4 … 3 … … 40 … 7
5 … 2.4 … … 52 10.4 12
6 … … … 10 … 12 …
7 … 1.7 91 13 103 … 31
Bài 10: Bảng dưới đây thống kê số liệu về tổng chi phí ngắn hạn của xí nghiệp sản xuất bàn nhỏ.

Q (chiếc) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TC (triệu đồng) 3 3,3 3,8 4,5 5,4 6,5 7,8 9,3 11 12,9 15

1. Từ số liệu trong bảng trên, hãy tính các loại chi phí của xí nghiệp gồm TVC, TFC, AC, AFC, AVC, và
MC trong ngắn hạn.
2. Vẽ các đường AVC, AC, MC lên đồ thị; xem xét MC có đi qua điểm thấp nhất của 2 đường còn lại
không?
3. Nếu xí nghiệp đang cố gắng tăng sản xuất từ 5 đến 6 chiếc bàn /ngày, chi phí biên ngắn hạn có thể cao
hơn. Giải thích tại sao điều này lại có thể xảy ra?
Bài 11: Một công ty sản xuất giày có 200 công nhân, mỗi tháng đã xuất xưởng 300 nghìn đôi giày. Chi phí
tính được như sau:
✓ Tiền lương công nhân là 700 triệu đồng.
✓ Khấu hao máy móc thiết bị là 1.000 triệu đồng.
✓ Tiền thuê nhà xưởng là 200 triệu đồng.
✓ Tiền mua nguyên vật liệu là 18.000 triệu đồng.
✓ Tiền thuế VAT là 3.000 triệu đồng.
✓ Chi phí bộ phận quản lý là 200 triệu đồng.
✓ Các chi phí biến đổi khác là 3.000 triệu đồng.
1. Tính tổng chi phí cố định và tổng chi phí của công ty?
2. Tính các chi phí trung bình trong tháng của công ty.
3. Do tình hình kinh tế khó khăn nên công ty giảm bớt 50 công nhân thì số lượng sản xuất còn 200 nghìn
đôi giày/tháng. Tính các chi phí tổng và chi phí trung bình biết rằng:
✓ Tiền lương công nhân là 510 triệu đồng
✓ Tiền mua nguyên vật liệu là 12.000 triệu đồng
✓ Tiền thuế VAT 2.000 triệu đồng

5
✓ Các chi phí biến đổi khác là 2.000 triệu đồng
✓ Các chi phí khác không thay đổi
Bài 12: Một xí nghiệp có tổng chi phí cố định là 200 đô la, còn tổng chi phí biến đổi theo các mức sản
lượng thì được cho ở bảng sau:

Q 1 2 3 4 5 6 7

TVC 10 20 40 80 160 320 640

Hãy tính:
1. Các loại chi phí trung bình tương ứng với các mức sản lượng?
2. Chi phí biên của xí nghiệp?
3. Phân tích tính hiệu quả của việc tăng quy mô của xí nghiệp này?
Bài 13: Trong ngắn hạn, chi phí sản xuất sản phẩm X của một doanh nghiệp như sau:
đvt: nghìn đồng
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TVC 0 1000 1900 2600 3600 4600 5800 7100 8600 10400 12400
Biết tổng chi phí cố định là 2000 nghìn đồng. Tính TC, AFC, AVC, AC và MC?
Bài 14: Trong ngắn hạn chi phí sản xuất sản phẩm X của một doanh nghiệp như sau:
đvt: nghìn đồng

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TVC 0 50 80 100 125 140 149 170 185 190 200
Biết rằng: TFC = 100. Hãy tính các chi phí sau: TC, AFC, AVC, AC và MC?
Bài 15: Trong ngắn hạn, chi phí sản xuất sản phẩm X của một doanh nghiệp như sau:
đvt: nghìn đồng
Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC 50 100 128 148 162 180 200 222 260 305 360
Hãy tính các chi phí sau: TVC, AFC, AVC, AC và MC?
Bài 16: Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty sản xuất kim may được cho bởi phương trình: TC =
2.500 + 350Q
(Trong đó: đơn vị tính cho chi phí là 1.000.000 đồng, còn đơn vị tính cho sản lượng là 1.000.000 sản phẩm).
1. Cho biết chi phí cố định của công ty là bao nhiêu?
2. Nếu công ty sản xuất 5 triệu sản phẩm thì chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu? Chi phí cố định trung
bình là bao nhiêu?
3. Chi phí biên mỗi đơn vị sản xuất là bao nhiêu?
4. Giả sử công ty vay tiền và mở rộng nhà xưởng. Chi phí cố định tăng 500 triệu đồng, nhưng tổng chi phí
biến đổi giảm xuống 50.000.000 đồng/1 triệu sản phẩm. Lãi suất (i) cũng được đưa vào phương trình. Mỗi
một mức gia tăng trong lãi suất (i) làm tăng chi phí 5 triệu đồng. Viết phương trình đường tổng chi phí mới?
6
Bài 17: Một xí nghiệp may cặp da có hàm tổng chi phí như sau:
TC = 3q2 + 100, trong đó q là lượng cặp da được sản xuất.
1. Hãy cho biết tổng chi phí cố định của xí nghiệp này là bao nhiêu? Tổng chi phí biến đổi là bao nhiêu?
2. Hãy viết phương trình biểu diễn đương chi phí trung bình?
3. Hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí biên từ tổng chi phí biến đổi?
4. Hãy cho biết mức sản lượng tối ưu của xí nghiệp trong ngắn hạn là bao nhiêu?
5. Hãy cho biết ở mức sản lượng nào thì chi phí trung bình bằng chi phí biên?
Bài 18: Hàm tổng phí ngắn hạn của một xí nghiệp là: TC = q3 – 5q2 + 10q + 50
1. Hãy tìm hàm tổng chi phí biến đổi, hàm chi phí biến đổi trung bình, hàm chi phí trung bình, hàm chi phí
biên?
2. Hãy tính các giá trị của các loại chi phí tổng, các loại chi phí trung bình và chi phí biên tương ứng với
các mức sản lượng từ 1 đến 10?
3. Hãy cho biết mức sản lượng tối ưu của xí nghiệp trong ngắn hạn là bao nhiêu?
Bài 19: Công ty Poni chuyên sản xuất kem đã tiến hành điều tra thị trường tại 3 khu vực đông dân nhất của
một địa phương. Kết quả cho thấy công ty có thể hy vọng bán được 15.000 kg, 7.500 kg, 3.750 kg kem
trong 1 tuần ở 3 địa điểm với giá bán là 3 đô la/1kg kem. Ban giám đốc đã xem xét lực chọn một trong hai
phương án sau để xây dựng các nhà máy kem.
Phương án 1: Xây dựng một nhà máy duy nhất cách đều 3 địa điểm trên có công suất là 30.000 kg kem/tuần
với chi phí cố định là 9.000 đô la/tuần và chi phí biến đổi trung bình là 1,05 đô la/kg kem.
Phương án 2: Xây dựng 3 nhà máy ở 3 khu vực trên với công suất hàng tuần lần lượt là 18.000 kg, 9.000
kg và 4.500 kg. Các chi phí cố định hàng tuần là 6.000 đô la, 4.500 đô la, 3.000 đô la. Chi phí biến đổi
trung bình là 0,9 đô la/kg kem.
Hãy tính toán các khoản chi phí cần thiết của các phương án và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nếu điều tra thị trường là đúng thì phương án nào tốt hơn?
2. Nếu lượng mua tăng lên bằng công suất của từng phương án thì phương án nào tốt hơn.
Bài 20: Công ty X dự định đưa ra thị trường một loại dầu gội đầu mới. Kết quả điều tra thị trường cho thấy
công ty có thể hy vọng hằng tháng số lượng bán được tại các địa phương X, Y, Z tương ứng là 15.000
chai/tháng, 20.000 chai/tháng và 12.000 chai/tháng. Công ty dự kiến hai phương án như sau:
Phương án 1: Xây dựng một nhà máy sản xuất duy nhất ở địa điểm cách đều ba địa phương trên với
công suất 50.000 chai/tháng và tổng chi phí cố định để vận hành nhà máy này là 175.000.000 đồng/tháng,
còn chi phí biến đổi trung bình là 10.000 đồng/chai.
Phương án 2: Xây dựng ba nhà máy tại mỗi địa phương trên với công suất lần lượt là 20.000
chai/tháng, 25.000 chai/tháng và 15.000 chai/tháng. Các mức tổng chi phí cố định mỗi tháng tương ứng ba
nhà máy là là 60.000.000 đồng, 75.000.000 đồng, và 45.000.000 đồng. Chi phí biến đổi trung bình là 9.500
đồng/chai do giảm được chi phí vận chuyển.
1. Giả định điều tra thị trường là đúng thì ban giám đốc nên chọn phương án nào?
2. Nếu giá bán là 25.000 đồng/chai thì tổng lợi nhuận đạt được hằng tháng với phương án được chọn ở câu
(1) là bao nhiêu?
3. Nếu trong trường hợp hàng sản xuất bao nhiêu cũng bán hết thì phương án nào tốt hơn? Vì sao?

7
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
1. Năng suất biên MP của một yếu tố sản xuất biến đổi là:
a. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
b. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các yếu tố sản xuất.
c. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đồng chi phí của các yếu tố sản
xuất biến đổi.
d. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi,
các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên.
2. Trong dài hạn, để tối thiểu hóa các chi phí sản xuất, các xí nghiệp sản xuất sẽ thiết lập:
a. Quy mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường LAC tại điểm cực tiểu của cả hai đường.
b. Thiết lập bất kỳ quy mô sản xuất nào theo ý muốn.
c. Quy mô sản xuất ngắn hạn tiếp xúc với đường LAC tại số lượng cần sản xuất.
d. Không có câu nào đúng.
3. Xuất lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là:
a. Xuất lượng tương ứng với MC tối thiểu.
b. Xuất lượng tương ứng với AVC tối thiểu.
c. Xuất lượng tương ứng với AC tối thiểu.
d. Xuất lượng tương ứng với AFC tối thiểu.
4. Chi phí biên MC là:
a. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
b. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một sản phẩm.
c. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí sản xuất khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
d. Là độ dốc của đường tổng doanh thu.
5. Đường mở rộng sản xuất:
a. Tập hợp các điểm phối hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất khi chi phí sản xuất thay đổi, giá các
yếu tố sản xuất không đổi.
b. Là tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí.
c. Tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí khi giá một yếu tố sản xuất thay
đổi.
d. Tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
6. Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5 KL. Khi giá các yếu tố đầu vào cùng tỷ lệ thì:
a. Năng suất tăng theo quy mô.
b. Năng suất giảm theo quy mô.
c. Năng suất không đổi theo quy mô.
d. Không có câu nào đúng.
7. Khi giá các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên sẽ làm:
8
a. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên.
b. Dịch chuyển đường AC xuống dưới.
c. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
d. Các đường AVC dịch chuyển sang phải.
8. Quy mô sản xuất tối ưu là:
a. Quy mô sản xuất có các đường SAC tiếp xúc với LAC tại số lượng cần sản xuất.
b. Quy mô sản xuất có chi phí bé nhất ở bất kỳ xuất lượng nào.
c. Quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với LAC tại điểm cực tiểu của cả hai đường.
d. Không có câu nào đúng.
9. Đường đẳng lượng biểu thị:
a. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp bằng nhau về hai yếu tố sản xuất biến đổi.
b. Những mức sản lượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau về hai yếu tố sản xuất biến
đổi.
c. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp khác nhau về hai yếu tố sản xuất biến đổi.
d. Những mức sản lượng như nhau với những mức chi phí như nhau.
10. Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất, và cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì đường
cong biểu diễn sẽ được gọi là:
a. Đường chi phí biên.
b. Đường tổng sản phẩm.
c. Đường sản phẩm trung bình.
d. Đường đẳng lượng.
11. Sự cải tiến kỹ thuật:
a. Cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố sản xuất đầu vào cho trước.
b. Có thể được biểu hiện qua sự dịch chuyển lên trên của đường tổng sản phẩm.
c. Có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất biên giảm dần.
d. Cả 3 câu đều đúng.
12. Giả sử sản phẩm trung bình (năng suất trung bình) của 6 công nhân là 15. Nếu sản phẩm biên
(năng suất biên) của người công nhân thứ 7 là 20, thể hiện:
a. Năng suất biên đang giảm.
b. Năng suất biên đang tăng.
c. Năng suất trung bình đang tăng.
d. Năng suất trung bình đang giảm.
13. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
a. Chi phí biên.
b. Chi phí biến đổi trung bình.

9
c. Chi phí trung bình.
d. Chi phí cố định trung bình.
14. Chọn câu sai trong các câu dưới đây:
a. Khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình cũng giảm dần.
b. Chi phí cố định bình quân giảm dần khi sản lượng càng lớn.
c. Khi chi phí trung bình giảm dần thì chi phí biên cũng giảm dần.
d. Khi chi phí trung bình tăng dần thì chi phí biên cũng tăng dần.
e. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình khi chi phí trung bình tăng dần.
15. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm 1 đơn vị của một yếu tố đầu vào (các yếu tố
đầu vào khác được sử dụng với sản lượng không đổi) gọi là:
a. Năng suất biên.
b. Hữu dụng biên.
c. Chi phí biên.
d. Doanh thu biên.
16. Trong ngắn hạn khi sản lượng tăng mà chi phí biên (MC) tăng dần và chi phí biến đổi trung bình
(AVC) giảm dần do:
a. MC < AVC.
b. MC > AVC.
c. MC < AFC.
d. MC < AC.
17. Câu phát biểu nào dưới đây không đúng với khái niệm dài hạn trong kinh tế học:
a. Dài hạn là khoảng thời gian từ 5 năm trở lên.
b. Không có yếu tố sản xuất nào là cố định.
c. Các doanh nghiệp ra khỏi ngành khi giá bán nhỏ hơn chi phí sản xuất trung bình.
d. Các doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất.
18. Một trong các đường chi phí không có dạng hình chữ U (hoặc chữ V) đó là:
a. Đường chi phí trung bình (AC).
b. Đường chi phí biên (MC).
c. Đường chi phí biến đổi trung bình (AVC).
d. Đường chi phí cố định trung bình.
19. Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học có nghĩa là:
a. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó xí nghiệp có một số yếu tố sản xuất cố định và những yếu
tố sản xuất khác thì biến đổi; dài hạn là khoảng thời gian đủ để xí nghiệp thay đổi số lượng tất cả
các yếu tố sản xuất.
b. Ngắn hạn là khoảng thời gian một năm trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên một năm.
c. Ngắn hạn là khoảng thời gian 3 tháng trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên 3 tháng.

10
d. Ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô, dài hạn thì không thể thay đổi quy mô.
20. Chi phí cơ hội của phương án A là:
a. Lợi ích mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án có lợi nhất khác.
b. Lợi ích mất đi do chọn phương án A mà không chọn một phương án khác.
c. Lợi ích mất đi do không chọn phương án A mà chọn một phương án khác.
d. Không có câu nào đúng.
21. Năng suất trung bình của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là:
a. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
b. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi.
c. Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi một đơn vị yếu tố sản xuất đó.
d. Không có câu nào đúng.
22. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện:
a. Độ dốc của đường tổng sản lượng.
b. Độ dốc của đường đẳng phí.
c. Độ dốc của đường đẳng lượng.
d. Độ dốc của đường ngân sách.
23. Một đường đẳng phí cho thấy:
a. Phối hợp giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng như nhau.
b. Những phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất.
c. Những phối hợp giữa các yếu tố tạo ra mức sản lượng tối đa.
d. Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất với cùng một mức chi phí sản xuất xí nghiệp có thể thực
hiện được.
24. Độ dốc (hệ số góc) của đường đẳng phí chính là:
a. Tỷ số năng suất biên của hai yếu tố sản xuất.
b. Tỷ lệ đánh đổi giữa hai yếu tố sản xuất trên thị trường.
c. Tỷ số giá cả của hai yếu tố sản xuất.
d. Câu (b) và (c) đều đúng.
25. Nếu đường đẳng lượng là một đường thẳng thì:
a. Chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào cố định ở mức sử dụng khác nhau.
b. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi.
c. Xuất hiện doanh lợi tăng dần theo quy mô.
d. Chỉ có một cách kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
26. Khi có sự kết hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất. Tại đó:
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ số giá của hai yếu tố sản xuất.
b. Chi phí biên đạt cực tiểu tại mức sản lượng đó.

11
c. Hệ số góc của hai đường đẳng phí và đường đẳng lượng bằng nhau.
d. Câu (a) và (c) đúng.
27. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
a. Bằng năng suất trung bình.
b. Tăng dần.
c. Vượt quá năng suất trung bình.
d. Nhỏ hơn năng suất trung bình.
28. Khi chi phí trung bình tăng dần theo sản lượng thì:
a. Chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình.
b. Chi phí biên bằng chi phí trung bình.
c. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
29. Để lắp vào vị trí trống trên dây chuyền sản xuất, bạn sẽ:
a. Quan tâm đến năng suất biên hơn năng suất trung bình.
b. Không thuê thêm công nhân nếu năng suất trung bình bắt đầu giảm.
c. Dừng ngay việc thuê thêm công nhân nếu tổng sản lượng giảm.
d. Câu (a) và (c) đúng.

12

You might also like