You are on page 1of 6

BÀI TẬP MÔN HỌC: MARKETING

Bài 1 :
Khi xác định chính sách giá bán sản phẩm doanh nghiệp có 2 phương án
như sau :
Các chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2
Mức giá dự kiến (đ/sp) 10.000 12.000
Khối lượng SP dự kiến bán ra (SP) 100.000 85.000
Tổng chi phí cố định (đ) 300.000.000 300.000.000
Chi phí biến đổi đơn vị SP (đ/sp) 6.000 6.000

Yêu cầu :
1. Tính tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của mỗi phương án?
2. Xác định điểm hòa vốn của mỗi phương án?
3. Tính mức giá cơ sở tại điểm hòa vốn nếu tỷ lệ lợi nhuận dự kiến tối thiểu
đạt 10% giá thành?
4. Nếu bán theo mức giá cơ sở tại điểm hòa vốn thì với khối lượng bán
hàng dự kiến trong mỗi phương án doanh nghiệp có thể giảm giá bán cho khách
hàng bao nhiêu %? Đồng thời cho nhận xét về sự khác nhau của các chính sách
giá trong mỗi phương án?
5. Nếu mức lợi nhuận mục tiêu đề ra là 200 triệu thì khối lượng sản phẩm
đạt lợi nhuận mục tiêu là bao nhiêu?

Bài 2 :
Một doanh nghiệp chuẩn bị đưa ra thị trường 1 loại sản phẩm mới. Doanh
nghiệp tiến hành bán thử với các mức giá khác nhau để biết được mức độ chấp
nhận của người tiêu dùng và có kết quả như sau :

Giá bán (1.000đ/sp) 10 9,5 9 8,5 8 7,5


Khối lượng hàng bán ra (sp) 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Yêu cầu :
1. Tính độ đàn hồi cầu của loại sản phẩm trên (nếu ta coi lượng hàng bán ra
là nhu cầu của thị trường).
2. Vẽ đồ thị và nhận xét
3. Với kết quả tính toán trên, doanh nghiệp nên áp dụng chính sách giá tăng
dần hay giảm dần? Vì sao?
Bài 3 :

1
Một doanh nghiệp có chi phí cố định là 36 triệu đồng, chi phí biến đổi là
38.000 đồng/sp (đến sản phẩm thứ 3.000) và từ sản phẩm thứ 3.001 trở đi là
42.000 đồng/sp. Với giá bán là 54.000 đồng/sp, nếu muốn thu lợi nhuận là 18
triệu thì phải bán được bao nhiêu sản phẩm?

Bài 4 :
Một doanh nghiệp có chi phí cố định là 85 triệu đồng tính đến sản phẩm
thứ 4.000, nếu tiếp tục sản xuất thì tốn thêm 55 triệu đồng chi phí cố định các
loại. Giả định chi phí biến đổi là 74.000 đồng/sp. Giá bán là 99.000 đồng/sp. Để
đạt được lợi nhuận là 30 triệu đồng thì phải bán được bao nhiêu sản phẩm?

Bài 5:
Hãy xác định sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp trong trường hợp:
- Chi phí cố định là 84 triệu đồng đến sản phẩm thứ 5.000. Nếu tiếp tục sản
xuất thì phải tốn thêm 60 triệu đồng cho chi phí cố định các loại.
- Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm là 79.000 đồng.
- Giá bán không đổi và bằng 90.000 đồng/sp.

Bài 6 :
Chi phí cố định của doanh nghiệp X là 600 triệu đồng hàng năm. Các sản
phẩm được bán với giá 20.000 đồng/đvsp và có chi phí biến đổi là 15.000
đồng/sp.
Yêu cầu :
1. Tính sản lượng hòa vốn hàng năm của doanh nghiệp X.
2. Vẽ sơ đồ thể hiện tổng doanh thu, tổng chi phí, điểm hòa vốn. Dựa trên
cơ sở đó để tính lợi nhuận hàng năm nếu có 1,8 triệu sản phẩm được bán ra.

Bài 7 :
Một công ty dự kiến đưa vào sản xuất một loại sản phẩm mới. Số liệu có
liên quan tới sản phẩm như sau :
a. Chi phí cố định :
- Lãi vay ngân hàng : 15 triệu/năm
- Thuê nhà xưởng : 23 triệu/năm.
- Khấu hao máy móc, thiết bị : 11 triệu/năm.
...
Cộng : 63 triệu đồng.
b. Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm :

2
- Nguyên vật liệu : 16.000đ
- Tiền lương : 8.000đ.
- Nhiên liệu : 9.000đ
...
Cộng : 35.000đ
c. Giá bán dự kiến : 55.000 đồng/sp.
d. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp : 25%

Yêu cầu :
1. Để không bị lỗ công ty cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Doanh thu
phải đạt là bao nhiêu?
2. Muốn đạt lợi nhuận sau thuế là 10.500.000 đồng thì sản lượng phải đạt
bao nhiêu?

Bài 8 :
Một cơ sở sản xuất bàn ghế có chi phí cố định hàng tháng là 9 triệu đồng.
Để làm ra 1 bộ bàn ghế cơ sở đó phải chi phí 400.000đ tiền gỗ, 50.000đ tiền dầu
bóng và 10.000đ tiền đinh và giấy ráp. Cơ sở này bán 1 bộ bàn ghế với giá
660.000 đồng.
Yêu cầu :
1. Sản lượng hòa vốn là bao nhiêu?
2. Giả sử cơ sở đó phải trả tiền vay hàng tháng là 400.000 đồng. Vậy cơ sở
đó phải bán được bao nhiêu bộ bàn ghế 1 tháng để trả được khoản tiền này?
3. Nếu cơ sở đó muốn trả cả gốc món vay 20 triệu đồng vào cuối tháng thứ
10 và tích lũy được món tiền 4 triệu đồng cũng đến thời điểm đó thì mỗi tháng
họ phải bán được bao nhiêu sản phẩm?

Bài 9 : Một công ty có số liệu bán hàng như sau :

3
Tháng Doanh số thực tế
Doanh số thực tế Tháng
1 120 7 130
2 125 8 123
3 128 9 131
4 134 10 146
5 148 11 150
6 136 12 159
Yêu cầu :
1. Dự báo bán hàng bằng phương pháp trung bình động (với n = 3).
2. Dự báo bán hàng bằng phương pháp trung bình động có trọng số,
(với các trọng số : một tháng trước = 0,5, hai tháng trước = 0,3, ba tháng
trước = 0,2)

Bài 10 :
Một công ty có thống kê số lượng bán sản phẩm A trong 5 năm qua như
sau :
Năm Số sản phẩm bán ra (chiếc)
1 2500
2 3300
3 2800
4 3100
5 4000
Yêu cầu :
Hãy dự báo số sản phẩm bán ra cho năm tới bằng phương pháp:
1. Trung bình động với n=3
2. Trung bình động hai năm có trọng số (0,75 và 0,25).
3. San bằng số mũ biết rằng dự báo cho năm thứ 5 là 3000 sp và α = 0,3.
4. Xác định xu hướng dòng cầu?

Bài 11 :
Cửa hàng bán xe máy có thống kê doanh số bán hàng trong 12 quý như sau:

4
Quý Năm
1 2 3
1 100 140 200
2 160 200 250
3 200 260 320
4 200 230 310

Yêu cầu :
Hãy dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để dự báo số xe được bán ra
trong năm thứ 4 có điều chỉnh theo mùa?

Bài 12 :
Một công ty có dữ liệu bán hàng trong năm như sau :
Tháng Doanh số (1.000đ) Tháng Doanh số (1.000đ)
1 22.000 7 22.000
2 23.000 8 18.000
3 21.000 9 22.000
4 24.000 10 25.000
5 25.000 11 27.000
6 23.000 12 29.000
Yêu cầu :
1. Xác định xu hướng dòng cầu?
2. Xác định hệ số thời vụ của dòng cầu?
3. Xác định hệ số biến động ngẫu nhiên?
4. Dự báo mức bán hàng 6 tháng đầu năm sau.

Bài tập 13
Một công ty dự kiến đưa vào sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm mới.
Các số liệu có liên quan tới sản phẩm như sau:
- Tổng chi phí cố định: 57.000.000đ.
- Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm: 29.000đ/sp.
- Giá bán dự kiến: 49.000đ/sp.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%.

5
Yêu cầu:
1. Nếu chấp nhận kinh doanh loại sản phẩm mới này mà không bị lỗ thì số
lượng sản phẩm cần tiêu thụ là bao nhiêu? Doanh thu phải đạt bao nhiêu?
2. Muốn đạt lợi nhuận sau thuế là 7 triệu đồng thì sản lượng tiêu thụ phải
đạt bao nhiêu?
3. Vẽ đồ thị hoà vốn và cho biết ý nghĩa.

You might also like