You are on page 1of 24

BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP

Chương 2 : Dự báo

Bài 1 : Một Công ty vật tư bưu điện có thống kê số lượng bán máy điện thoại di động
trong 5 năm qua như sau:
Năm Số máy bán ra
1 2400
2 3200
3 2700
4 3000
5 3900
Hãy dự báo số máy bán ra cho công ty trong năm tới bằng phương pháp:
1. Bình quân di động 3 năm một.
2. Bình quân di động hai năm một có trọng số 0,75 và 0,25.
3. San bằng số mũ, biết rằng dự báo cho năm thứ 4 là 3000 máy và  = 0,3.
4. San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng với α = 0,4 và β= 0,5
5. Hoạch định theo xu hướng

Bài tập 2. Nhu cầu của một loại sản phẩm được cho như sau:
Tháng Số thực tế Số dự báo Sai số
4 200 100 100
5 50 100 + 0,2 ( 200 - 100 ) = 120 - 70
6 150 120 + 0,2 ( 50 - 120 ) = 106 44
 = 214
Xí nghiệp dự báo tháng 4 có nhu cầu 100 chiếc, hệ số san bằng  = 0,2. Hãy nhận
xét khi dùng  = 0,2.

Bài tập 3. Một vùng ở tỉnh Quảng Bình có số thống kê trong 5 năm qua về sự tương quan
giữa lượng nước mưa và năng suất vụ Hè thu như sau:

Năm Lượng mưa Năng suất (tấn/ha )


1 16 5,10
2 20 6,16
3 18 5,43
4 13 4,65
5 17 5,30
a) Hãy xác định hàm tương quan giữa năng suất lúa với lượng mưa.
b) Nếu mùa mưa năm thứ 6 có cột nước là 14,75cm thì hy vọng 1 ha thu hoạch
được bao nhiêu trong năm thứ 6 ?
1
Bài tập 4. Một cửa hàng bán xe gắn máy ở thành phố Huế có thống kê số xe bán ra trong
12 quý vừa qua (3 năm qua) như sau:

Năm
Quý
1 2 3
1 90 130 190
2 130 190 220
3 200 250 310
4 170 220 300

Hãy dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để dự báo số xe được bán ra trong 4
quý năm tới (năm thứ 4) có điều chỉnh theo mùa.

Bài tập 5. Doanh thu bán hàng của công ty nước khoáng Thanh Tân trong các năm trước
tương ứng với số lần qủang cáo trên ti vi được cho ở bảng sau:
Số lần quảng cáo trên tivi 3 5 7 6 8 5
Doanh thu (tr.đ) 340 610 700 520 1000 767
a. Vẽ đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa 2 biến doanh thu và số lần quảng cáo trên ti vi ?
b. Xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối quan hệ trên và tính hệ số hồi quy ?
c. Dự báo doanh thu của công ty nếu trong năm tới công ty tiến hành 10 lần quảng cáo
trên ti vi ?

Bài tập 6: Một chủ hiệu báo thống kê được doanh số bán báo của cửa hiệu hàng
năm và dân số của thành phố trong 8 năm qua như sau:

Dân số (triệu) 2.0 2.4 2.8 3.0 3.2 3.6 3.8 4.0
Doanh số (ngàn) 3.0 3.5 4.1 4.4 5.0 5.7 6.4 7.0

a. Hãy sử dụng phương pháp hồi qui để ra lập phương trình hồi qui, qua đó dự
báo doanh số bán bao dựa trên ước đoán về
b. Hãy dự báo doanh số bán báo cho năm thứ 9 nếu dân số thành phố là 4.2
triệu người

2
Chương 4 : Hoạch định công suất

Bài 1 : Công ty Hòa Bình hiện đang sản xuất một sản phẩm với chi phí biến đổi 75.000
đồng/sản phẩm, giá bán là 125.000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định là 1,2 tỷ đồng. Sản
lượng hiện tại là 50.000 sản phẩm. Công ty có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm
bằng cách đầu tư thêm một thiết bị mới với chi phí cố định là 5 triệu đồng. Chi phí biển
đổi sẽ tăng lên 100.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên sản lượng có thể tăng lên đến 70.000
sản phẩm.
a) Công ty có nên mua thiết bị mới hay không ?
b) Xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn cho cả 2 trường hợp.

Bài 2 :Một nhà máy sản xuất giấy thơm có nhu cầu hàng năm với khả năng như sau :
Số hộp giấy sản xuất ( nghìn hộp) 300 400 450
Xác suất 0,5 0,3 0,2
Nếu công ty sử dụng thiết bị hiện có thì hằng năm chi phí cố định của công ty là 1 tỷ
đồng và chi phí biến đổi tương ứng với số hộp giấy bán được trong năm như sau :
Số hộp giấy sản xuất ( nghìn hộp) 300 400 450
Chi phí biến đổi ( nghìn đồng) 10 8 7
Nếu công ty đầu tư thêm thiết bị mới chi phí cố định hằng năm của công ty là 1,2 tỷ đồng
và chi phí biến đổi tương ứng với số hộp giấy bán được trong năm như sau :
Số hộp giấy sản xuất ( nghìn hộp) 300 400 450
Chi phí biến đổi ( nghìn đồng) 11 9 8
Biết rằng giá bán hộp giấy là 20.000 đ/hộp. Hãy tính lợi nhuận mong đợi của 2 phương
án trên.

Bài 3 : Công ty A dự định mở một phân xưởng sản xuất máy bơm nước. Theo điều tra
nghiên cứu nhu cầu thị trường, công ty thấy có 3 khả năng : thị trường rất thuận lợi; thị
trường thuận lợi và thị trường không thuận lợi. Sau đây là hiệu quả của 4 phương án công
suất dự kiến.
Phương án Lợi nhuận theo khả năng thị trường (USD)
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
1 + 5000 +20000 -10000
2 + 80000 +30000 -20000
3 +100000 +35000 -40000
4 + 300000 +23000 -160000
Biết rằng, xác suất cho 3 khả năng thị trường như sau :
- Thị trường rất thuận lợi : 20%
- Thị trường thuận lợi : 60%
- Thị trường không thuận lợi : 20%
Hãy vẽ cây quyết định cho các trường hợp trên và chọn công suất có hiệu quả cao nhất.

3
Bài 4 :Cho các số liệu ở bảng sau :
Các lựa chọn Lợi nhuận theo khả năng thị trường (tỷ đồng)
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
Quy mô lớn 250 100 -50
Quy mô nhỏ 200 50 -20
Làm thêm giờ 100 40 -5
Không làm gì 0 0 0
Hãy lựa chọn quyết định thích hợp trong điều kiện không chắc chắn khi sử dụng chỉ tiêu :
a. Maximax
b. Maximin
c. May rủi ngang nhau
d. Giá trị cơ hội bị bỏ lỡ

Bài 5 : Một cửa hàng bánh ngọt đang dự định đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh ngọt
mới. Để đặt hàng sản xuất dây chuyền mới này, cửa hàng đang xem xét 2 phương án : đổi
mới toàn bộ hoặc đổi mới một phần so với kế hoạch hiện tại . Khả năng lợi nhuận thu
được trong mỗi trường hợp được cho trong bảng sau :
Các lựa chọn Thị trường thuận lợi Thị trường không thuận
lợi
Đổi mới toàn bộ 100.000 $ 90.000 $
Đổi mới một phần 40.000 $ 20.000 $
Không làm gì 0$ 0$
Giả sử xác suất khả năng thị trường thuận lợi và không thuận lợi là ngang nhau.
a. Hãy vẽ cây quyết định
b. Hãy đưa ra lựa chọn tốt nhất sử dụng chỉ tiêu giá trị tiền tệ mong đợi (EMV)

Bài 6 :Phải mất 20 phút để thay dầu nhớt và bôi trơn động cơ cho động cơ thứ hai và 18
phút để thay dầu nhớt và bôi trơn cho động cơ thứ tư. Hãy tính :
a. Thời gian để thay dầu nhớt và bôi trơn động cơ đầu tiên.
b. Xác định hệ số kinh nghiệm
c. Thời gian để thay dầu nhớt và bôi trơn động cơ thứ ba
d. Thời gian để thay dầu nhớt và bôi trơn động cơ thứ tám

4
Chương 5 : Định vị doanh nghiệp

Bài 1 : Một nhà quản trị đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 địa điểm để thuê làm trung tâm
dạy ngoại ngữ. Ông ta đưa ra 4 nhân tố chính để đánh giá phương án lựa chọn. Bảng dưới
đây thể hiện các nhân tố lựa chọn, trọng số và điểm số từng địa điểm.
Nhân tố Trọng số Điểm số các địa điểm
A B C
Thuận đường 0,1 60 80 80
Yên tĩnh 0,1 80 85 90
Chi phí thuê 0,5 70 80 76
Mức độ ùn tắc giao thông 0,3 85 85 90
Hãy lựa chọn địa điểm phù hợp nhất.

Bài 2 :Hãy liệt kê 10 nhân tố quan trọng đối với từng địa điểm dưới đây mà theo bạn sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương án định vị.
a. Công ty sản xuất xi măng
b. Một chi nhánh của ngân hàng thương mại
c. Trung tâm dạy ngoại ngữ
d. Cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh KFC
e. Siêu thị

Bài 3 :Nhà máy A muốn chọn một địa điểm đặt kho hàng trung tâm trên cơ sở thông tin
về tọa độ của các cơ sở hiện có và khối lượng vận chuyển như sau :
Tọa độ trên bản đồ
Địa điểm Khối lượng vận chuyển ( tấn hàng / tháng )
x y
A 5 10 5
B 6 8 10
C 4 9 15
D 9 5 5
E 7 9 15
F 3 2 10
G 2 6 5
a. Hãy dùng phương pháp tọa độ trung tâm để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất ?
b. Bạn hãy cho biết khó khăn của phương pháp này là gì ?

Bài 4 : Doanh nghiệp A đang cân nhắc xây dựng một nhà máy mới tại 4 vùng. Người ta
dự kiến chi phí cố định và chi phí biến đổi của 4 vùng dự định đặt nhà máy như sau :
Chi phí cố định Chi phí biến đổi
Vùng
(triệu đồng/năm) (triệu đồng/sản phẩm)
A 1100 0,2

5
B 1100 0,35
C 750 0,5
D 900 0,3
a. Hãy dùng đồ thị để xác định các phương án định vị doanh nghiệp hợp lý theo các mức
năng lực sản xuất khác nhau.
b. Nếu công ty dự định sản xuất ở mức 1700 sản phẩm/năm công ty nên đặt địa điểm ở
đâu ? Vì sao ?

Bài 5 :Công ty An Ninh kinh doanh về mặt hàng mây tre đan muốn mở thêm một phân
xưởng để tăng quy mô sản xuất. Sau khi tiến hành điều tra các địa điểm, công ty dự tính
được chi phí cố định và chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm của các địa điểm lựa
chọn như sau : (Đvt: Triệu đồng)
Chi phí biến đổi trên một đơn vị
Địa điểm Chi phí cố định
Nguyên liệu Vận tải Nhân công Chi phí khác
A 1200 0,08 0,05 0,05 0,02
B 900 0,15 0,06 0,10 0,04
C 800 0,15 0,25 0,03 0,07
a. Hãy vẽ sơ đồ tổng chi phí của các địa điểm trên
b. Xác định các phương án định vị doanh nghiệp hợp lý theo các mức năng lực sản xuất
khác nhau.
c. Nếu doanh nghiệp dự định sản xuất với mức công suất là 3000 sản phẩm/năm, Công ty
nên đặt phân xưởng sản xuất tại địa điểm nào ?

Bài 6 :Thông tin về khả năng cung ứng của các cơ sở, nhu cầu của khách hàng và chi phí
vận chuyển trên 1 đơn vị sản phẩm đến từng khách hàng của một công ty phân phối hàng
tiêu dùng được cho trong bảng sau :
Chi phí vận chuyển đơn vị ($)
Nguồn cung Khả năng
A B C D
Cơ sở 1 4 7 7 1 100
Cơ sở 2 12 3 8 8 200
Cơ sở 3 8 10 16 5 150
Cầu 80 90 120 160

Bài 7 : Công ty A đang xem xét lựa chọn một địa điểm để đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.
Do chi phí nhân công và năng suất lao động ở các địa điểm khác nhau là khác nhau, nên
công ty đang tính toán để tìm nơi đặt cơ sở sao cho có lợi nhất.
Theo tính toán, ở Campuchia cứ 6 công nhân có thể làm ra 40 sản phẩm/ngày với
chi phí 3$/ngày. Ở Trung Quốc, cứ 10 công nhân có thể làm ra 45 sản phẩm/ngày với chi
phí 2$/ngày. Trong khi đó, ở Montana với 2 công nhân có thể làm ra 100 sản phẩm với
chi phí 60$/ngày.

6
a. Nếu chỉ dựa trên chi phí lao động, theo bạn công ty này nên chọn địa điểm nào ?
b. Giả sử chi phí vận chuyển đơn vị từ Campuchia tới Việt Nam là 1,5$/sản phẩm, từ
Trung Quốc tới Việt Nam là 1$/sản phẩm và từ Montana tới Việt Nam là 0,5$/sản phẩm.
Nếu tính cả chi phí vận chuyển và chi phí nhân công, bạn sẽ chọn địa điểm đặt nhà máy
tại đâu ?

Bài 8: Lựa chọn địa điểm công ty theo phương pháp chi phí thấp nhất
Một Công ty dự kiến mở nhà máy tại một trong 3 địa điểm là A,B,C. Mỗi địa điểm có
một chi phí cố định hang năm và chi phí biến đổi như sau: Hãy sử dụng phương pháp
phân tich chi phí theo vùng để lựa chọn địa điểm tối ưu để thiết lập nhà máy theo các
mức công suất. Vẽ biểu đồ đường tổng chi phí.
Địa điểm Tên nhà máy Chi phí cố định Chi phí biến đổi /
(USD) 1 ĐVSP (USD)
A Vĩnh Phúc 60.000 4
B Hưng Yên 50.000 8
C Thái Bình 40.000 7

Bài 9 : Lựa chọn địa điểm công ty theo phương pháp Tọa độ Trung tâm
Công ty Sơn Ánh Sao dự kiến lập tổng kho thành phẩm nhằm phục vụ cho 7 cửa hàng có
mã hiệu từ A đến G. Thông tin về tọa độ từng cừa hàng và lượng vận chuyển tương ứng
từ kho đến cửa hàng được tóm tắt theo bảng dưới đây.

Địa Tọa Tọa Khối lượng vận Địa Tọa Tọa Khối lượng vận
điểm độ độ chuyển điểm độ độ chuyển
X Y (tấn/ tháng) X Y (tấn/ tháng)
A 10 6 7 E 4 9 12
B 6 7 4 F 5 4 10
C 7 6 8 G 4 3 5
D 9 5 6
Hãy dùng phương pháp tọa độ trung tâm để xác định vị trí đặt tổng kho hợp lý.

Bài 10: Bài toán giao thông vận tải


Cho biết nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng của từng nhà máy, địa điểm đích đến.
Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung
Nhà máy số 1 4 5 4 20
Nhà máy số 2 6 3 2 25
Nhà máy số 3 6 3 2 30
Nhà máy số 4 3 2 4 20
Cầu 30 30 35 95
7
1) Xác định phương án ban đầu, tổng chi phí ban đầu
2) Kiểm tra tính tối ưu và dung phương pháp chuyển ô để cải tiến phương pháp ban
đâu nếu thấy cần.
3) Tính tổng chi phí phương án tối ưu.

8
Chương 6 : Bố trí mặt bằng sản xuất

Bài 1 :Một phân xưởng phải sản xuất 40 sản phẩm/ca với thời gian làm việc 8 tiếng/ca.
Các công việc, thời gian và trình tự thực hiện các công việc được cho trong bảng dưới
đây :
Công việc Thời gian thực hiện (phút) Công việc trước đó
A 2 -
B 2 A
C 8 -
D 6 C
E 3 B
F 10 D,E
G 4 F
H 3 G
Tổng thời gian 38 phút
a. Hãy xác định thời gian chu kỳ, số nơi làm việc tối thiểu và bố trí các khu vực làm việc
một cách hợp lý.
b. Xác định thời gian lãng phí và hiệu quả của dây chuyền.

Bài 2 :Để sản xuất 1 cây đàn điện, công ty A phải thực hiện 11 công việc với thời gian và
trình tự thực hiện như sau :
Công việc Thời gian thực hiện (phút) Công việc trước đó
A 40 -
B 55 -
C 75 -
D 40 A
E 30 A,B
F 35 B
G 45 D,E
H 70 F
I 15 G,H
J 65 I
K 40 C,J
Giả sử, thời gian làm việc của công ty là 8 tiếng/ngày và khả năng sản xuất của Công ty
là 220 cây đàn/ngày :
a. Hãy tính thời gian chu kỳ và số nơi làm việc tối thiểu
b. Hãy bố trí dây chuyền theo các nguyên tắc bố trí dây chuyền đã được học và tính hiệu
quả của dây chuyền.

9
Bài 3 :Giám đốc công ty An Phước đang xem xét bố trí mặt bằng các phòng ban của
công ty minh, hiện tại công ty có 6 văn phòng là :
A- Phòng nhận văn thư
B- Văn phòng thư ký
C- Phòng họp
D- Phòng tiếp khách
E- Phòng điều hành
F- Phòng chuyên viên
Số lần di chuyển hàng tuần giữa các phòng dự kiến như sau :
A B C D E F
A 10 12 16 8 2
B 14 20 12 14
C 15 10 8 10 5
D 20 10 6 9
E 10 16 7
F 8 10 8
Hãy xác định số lần di chuyển qua lại giữa các phòng mỗi tuần. Mỗi phòng có diện tích
5x5 m, kích thước khu nhà thuê là 15x11m. Hiện tại, chuyên viên thiết kế đề xuất phương
án sau :
A B C

F E D

Bài 4 : Một doanh nghiệp sử dụng ma trận Richard Muther để sắp xếp vị trí đặt các nơi
làm việc như sau :

Bố trí các bộ phận trên sao cho hợp lý.

10
Chương 7 : Hoạch định tổng hợp

Bài 1 : Giả sử số liệu dự báo về nhu cầu sản xuất sản phẩm từ tháng 1 đến tháng 6 của
một doanh nghiệp như sau :
Tháng Nhu cầu dự báo Số ngày sản xuất
1 900 22
2 700 18
3 800 21
4 1200 21
5 1500 22
6 1100 20
Tổng 6200 124
Doanh nghiệp đã tiến hành lập kế hoạch tổng hợp 6 tháng với mục tiêu tối thiểu hóa chi
phí, dựa trên những thông tin sau :
- Chi phí quản lý lưu kho : 5$/Sp/tháng
- Lương của lao động chính thức : 40$/ngày (8h/ngày)
- Làm thêm ngoài giờ : 7$/giờ
- Chi phí thuê và đào tạo : 400$/người
- Chi phí cho thôi việc : 600$/người
- Chi phí thuê gia công bên ngoài : 15$/Sp
- Chi phí thiếu hụt hàng hóa : 3$/Sp
- Năng suất lao động trung bình là 1,6h/Sp = 5 sp/ngày
Hãy tính tổng chi phí sản xuất theo các chiến lược thuần túy :
- Chiến lược thay đổi mức dự trữ
- Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu
- Chiến lược thay đổi cường độ lao động
- Chiến lược thuê ngoài

Bài 2 : Cho biết nhu cầu, khả năng cung ứng và các thông tin về chi phí của Công ty
Alpha như sau :
Khả năng cung ứng (đơn vị tính : 1000sp)
Quý Nhu cầu
Lao động chính thức Lao động thêm giờ Lao động thuê ngoài
I 25 5 6 40
II 28 4 6 35
III 30 8 6 30
IV 29 6 7 30
Biết rằng :
Dự trữ đầu kỳ 4000 sản phẩm
Chi phí lao động chính thức 20$/sản phẩm
Chi phí lao động làm thêm giờ 25$/sản phẩm

11
Chi phí lao động thuê ngoài 30$/sản phẩm
Chi phí lưu kho 1$/sản phẩm/quý
Hãy lập kế hoạch sản xuất cho công ty hóa chất Alpha sao cho có tổng chi phí là nhỏ
nhất.

12
Chương 8- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Bài 1 :Hãy lập lịch trình sản xuất cho một đơn hàng gồm 50 động cơ máy phát điện để
xuất đi vào tuần thứ 8, biết rằng doanh nghiệp đặt hàng theo lô và bảng dưới đây cho biết
thông tin về các động cơ :
Danh mục Thời gian chu kỳ Dự trữ sẵn có Thành phần
Động cơ 2 20 A(1), B(3), C(2)
A 1 10 D(1), F(2)
B 2 30 E(1), F(3)
C 3 10 D(2), E(3)
D 1 15
E 2 5
F 2 20
a. Hãy vẽ sơ đồ kết cấu sản phẩm
b. Xác định sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian
c. Lập kế hoạch nhu cầu NVL thực tế cho F

Bài 2 : Có số liệu nhu cầu thực về một loại vật tư trong bảng sau :
Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nhu cầu thực 35 30 40 0 10 40 30 0 30 55
Cho biết : chi phí thiết lập đơn hàng là 100$/lần
Chi phí lưu kho : 1$/Sp/tuần
Hãy lập kế hoạch đặt hàng theo các phương pháp:
a. Mua theo lô
b. Cân đối theo các giai đoạn bộ phận
c. Mô hình EOQ
Theo bạn, phương pháp nào có chi phí thấp nhất.

13
Chương 9- Điều độ sản xuất

Bài 1 : Phân xưởng cơ khí An Bình muốn phân giao 4 công nhân để thực hiện 4 công
việc. Cả 4 công nhân đều có khả năng thực hiện cả 4 công việc đó nhưng do khả năng
trình độ của từng người là khác nhau nên thời gian để thực hiện từng công việc của mỗi
người là khác nhau.Bảng dưới đây thể hiện thời gian của từng công nhân để làm các công
việc :
Công việc Thời gian thực hiện công việc (phút)
A B C D
1 17 18 18 15
2 16 15 17 15
3 19 18 16 15
4 15 16 15 15
Sử dụng nguyên tắc Hungary để phân giao công việc cho công nhân sao cho có thời gian
thực hiện là ngắn nhất.

Bài 2 : Có 5 công việc A, B, C, D, E đều phải thực hiện lần lượt trên máy khoan rồi
chuyển sang máy tiện. Thời gian thực hiện công việc trên các máy như sau :
Thời gian gia công ( phút)
Công việc
Máy khoan Máy tiện
A 12 22
B 4 5
C 5 3
D 15 16
E 10 8
Hãy sắp xếp thứ tự gia công và vẽ sơ đồ điều độ.

Bài 3 : Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A đã dự báo nhu cầu trong 8 tuần kế tiếp và
nhận được các đơn đặt hàng như trong bảng dưới đây. Biết thêm rằng, dự trữ đầu kỳ là 70
sản phẩm và mỗi loạt sản xuất của doanh nghiệp là 150 sản phẩm.
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Dự báo 50 50 50 50 60 60 60 60
Đơn hàng 20 15 20 10 10

Bài 4 :Công ty A có 4 lập trình viên và cả 4 người này đều có thể viết lập trình được một
trong 4 chương trình hiện có của công ty. Tuy nhiên thời gian hao phí của mỗi người cho
từng loại chương trình khác nhau. Bảng sau đây cho biết thời gian hao phí của từng người
cho từng chương trình :
Người Chương trình (ngày)
1 2 3 4

14
A 75 115 120 135
B 15 110 140 55
C 35 95 80 40
D 60 30 20 70
a. Hãy phân công công việc cho 4 người này sao cho tổng thời gian hoàn thành các
chương trình là ngắn nhất.
b. Giả sử theo yêu cầu của khách hàng thì từng chương trình phải hoàn thành trước 100
ngày, phương án phân giao công việc sẽ thay đổi như thế nào.
c. Giả sử theo yêu cầu của khách hàng thì từng chương trình phải hoàn thành trước 78
ngày, phương án phân giao sẽ thay đổi như thế nào.
d. Giả sử trong thời gian này A không có đủ khả năng làm công việc 2 thì phương án
phân giao thay đổi như thế nào.

Bài 5 : Một xưởng sản xuất có 5 sản phẩm được sản xuất theo một quy trình tuần tự qua
3 giai đoạn như sau :
Sản phẩm Thời gian thực hiện
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
A 2 2 4
B 3 3 5
C 1 1 4
D 3 2 6
E 4 3 7
a. Hãy kiểm tra điều kiện để xác định xem có thể áp dụng nguyên tắc Johnson hay không
?
b. Nếu ứng dụng được nguyên tắc Johnson, hãy sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc
trên sao cho thời gian hoàn thành các côn việc trên là nhỏ nhất.

Bài 6 : Có 16 sản phẩm được gia công trên hai bộ phận sản xuất A và B có quy trình
công nghệ khác nhau và thời gian gia công trên mỗi bộ phận sản phẩm tính bằng giờ thể
hiện trong dấu () ở bảng dưới đây :
Quy trình công Quy trình công
Sản phẩm Sản phẩm
nghệ nghệ
1 A(4)-B(2) 9 A(12)-B(9)
2 B(7) 10 A(10)
3 B(10)-A(8) 11 B(2)-A(5)
4 A(12) 12 B(4)
5 B(5) 13 A(3)
6 A(4)-B(8) 14 B(2)-A(12)
7 A(2) 15 B(5)
8 B(5)-A(4) 16 A(8)-B(4)

15
Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc trên sao cho có tổng thời gian thực hiện là
nhỏ nhất.
Bài 7 :Có 5 công việc cần phải thực hiện tại một cửa hàng nội thất như sau :
Công việc Số ngày để gia công Số ngày hoàn thành
A 2 5
B 8 8
C 6 12
D 4 10
E 1 4
1. Hãy so sánh các phương án phân giao theo các nguyên tắc :
a. Đến trước làm trước (FCFS)
b. Thời gian hoàn thành sớm nhất (EDD)
c. Thời gian thực hiện ngắn nhất (SPT)
d. Thời gian thực hiện dài nhất (LPT)
2. Tính hiệu quả của các phương án và đưa ra phương án khả thi nhất.
3. Giả sử hôm nay là ngày thứ 10, hãy tính chỉ tiêu CR

Bài 8: Phân công công việc: 2 việc trên 2 máy, Nguyên tắc Johnson
Phân Xưởng Cơ khí phải thực hiện 6 công việc trên 2 máy tiện M1 và M2. Qui trình
công nghệ qui định sản phẩm sau khi hoàn thành gia công ở máy M1 sẽ chuyển sang gia
công ở máy M2. Thời gian thực hiện công việc trên từng máy là:
A B C D E G
M1 4 8 3 6 15 14
M2 15 5 7 8 12 12
a. Hãy sử dụng phương pháp Johnson để xác định chu trình công việc
b. Hãy sử dụng biểu đồ Gantt để thể hiện tiến trình công việc của từng máy và xác định
tổng thời gian thực hiện toàn bộ 6 công việc.

Bài 9: Phân công n công việc cho n bộ phận.


A B C D
Đội 1 800 1100 1500 900
Đội 2 1400 1300 1900 2000
Đội 3 1500 1600 2000 1400
Đội 4 1000 900 1100 1300
1) Hãy sử dụng phương pháp Hungary để phân công công việc sao cho tổng chi phí
thực hiện là tối thiểu.
2) Hãy bố trí công việc sao cho tổng chi phí là tối thiểu đồng thời không có chi phí
nào vượt quá 2 tỷ đồng.

16
Chương 10 : Quản trị dự án sản xuất

Bài 1 : Công ty kinh doanh máy tính Nam Hải dự định thực hiện dự án lắp đặt hệ thống
máy tính cho một doanh nghiệp. Sau đây là các bước công việc, thời gian, chi phí cho các
công việc :
Thời Khả Chi phí Chi phí
Công gian dự năng rút chưa rút sau khi
Nội dung công việc
việc định ngắn ngắn rút ngắn
(ngày) (ngày) (USD) (USD)
AB Vận chuyển máy tính đến 4 2 8000 15000
BC Lắp đặt máy tính 12 4 20000 30000
CH Kiểm tra tổng thể 3 1 35000 45000
AD Hoàn thành thủ tục 3 1 2000 2500
DE Lập chương trình 8 2 68000 80000
AG Thiết kế chương trình ứng dụng 7 1 65000 70000
GH Lập lịch trình cho các Mhình 7 2 60000 76000
HI Kiểm tra mô hình ứng dụng 3 1 5000 8000
IJ Phân loại các mô hình ứng dụng 6 2 15000 18000
JN Cập nhật những dữ liệu mới 8 3 12000 15000
JK Điều khiển chương trình mới 6 2 12000 13000
KP Nối mạng cho hệ thống 4 1 40000 50000
AE Chuyển đổi 2 0 20000 20000
GE Điều chỉnh 4 2 5000 7000
EF Hướng dẫn thực hiện 12 4 6000 8000
FI Kiểm tra tổng thể 3 0 900 900
IL Hoàn thiện đồng bộ 15 5 30000 40000
LM Chạy thử không tải 2 1 1000 1500
MN Chạy thử có tải 12 4 12000 15000
NP Đánh giá và bàn giao 2 0 500 500
a. Phát triển sơ đồ mạng cho dự án
b. Tìm đường găng cho dự án ? Tổng thời gian ngắn nhất hoàn thành dự án nếu không áp
dụng các biện pháp rút ngắn thời gian ?
c. Hãy xác định thời gian rút ngắn các công việc sao cho :
Thời gian rút ngắn mong đợi cho toàn bộ dự án là 3 ngày ?
Thời gian rút ngắn mong đợi cho toàn bộ dự án là 10 ngày ?
Thời gian rút ngắn mong đợi cho toàn bộ dự án là 15 ngày ?

17
Chương 11 – Quản trị dự trữ

Bài 1 :Công ty kinh doanh tổng hợp Thái An có 10 loại nguyên vật liệu dự trữ mà ký
hiệu, số lượng nhu cầu một năm, giá mua về chúng được thể hiện trên bảng sau:
Ký hiệu NVL A2 B8 C7 D1 E9 F3 G2 H2 I5 J8
Nhu cầu năm 3000 4000 1500 6000 1000 500 300 600 1750 2500
Giá (nghìn VNĐ/đv) 50 12 45 10 20 500 1500 20 10 5
Hãy phân loại A, B, C 10 loại nguyên vật liệu kể trên.

Bài 2 :Một công ty chuyên bán 1 loại sản phẩm A trong suốt cả năm và dự báo lượng bán
ra hàng tuần là 96 sản phẩm (mỗi tuần làm việc 6 ngày ). Chi phí mua sản phẩm A là
1.000đ/đv.Chi phí thực hiện tồn kho bằng 10% so với giá mua. Chi phí đặt hàng là
25.000đ/1 đơn hàng. Hàng được cung cấp làm nhiều chuyến với số lượng trung bình 20
sản phẩm/ngày và cần 8 ngày để nhận hàng kể từ ngày đặt hàng. Hãy tính:
1) Lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu ?
2) Điểm đặt hàng lại ?
3) Tổng chi phí về tồn kho hàng năm là bao nhiêu ?
4) Số lần đặt hàng tối ưu trong năm ?
5) Số ngày cách quãng giữa hai lần đặt hàng, biết rằng một năm làm việc 300
ngày.

Bài 3 : Một loại sản phẩm được đặt hàng 1 lần trong năm và điểm đặt hàng lại nếu không
có dự trữ an toàn là 100 đơn vị. Chi phí thực hiện tồn kho 10.000đ/1đv/năm, xác suất nhu
cầu trong suốt thời kỳ đặt hàng lại là:
Nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng lại Xác suất
30 0,1
50 0,2
100 0,4
150 0,2
200 0,1
Chi phí thiệt hại do thiếu hàng gây ra là 50.000đ/đv/năm. Hãy xác định mức dự trữ
an toàn hợp lý ?

Bài 4 : Công ty điện tử Huế mua máy ghi hình với giá 350 USD/ máy, chi phí tồn trữ 35
USD/1máy/năm. Chi phí đặt hàng là 120 USD cho một lần đặt hàng. Số bán ra hàng tuần
là 42 máy. Công ty SHARP đề nghị chính sách giá khi mua nhiều như sau:
Số lượng mua Giá bán mỗi đơn vị (USD)
1 - 99 350
100 - 199 325
200 đơn vị trở lên 300

18
a) Hãy xác định số lượng hàng tối ưu và chi phí tối thiểu của hàng tồn kho ?
b) Nếu công ty điện tử Huế đề nghị tính chi phí tồn trữ bằng 10% giá mua chứ
không lấy giá cố định là 35 USD/đv như trên thì sản lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu ?
Và tổng chi phí tồn kho là bao nhiêu ? trong các trường hợp sau :
- Nhận hàng một lần
- Nhận hàng từ từ (nhiều lần) với mức cung ứng là 10 máy/ngày. Biết rằng cửa hàng mở
cửa cả tuần (7/7)

Bài 5 : Một công ty sản xuất bình cứu hỏa có sản lượng là 30.000 bình/năm. Mỗi một
bình cứu hỏa cần có một quai xách. Biết rằng chi phí lưu kho là 1,5$/quai xách, chi phí
cho hoạt động sản xuất là 150$ và mức độ cung ứng là 300 quai/ngày. Số ngày làm việc
trong một năm là 300 ngày. Hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu.

Bài 6 : Mặc dù không muốn làm mất lòng khách hàng nhưng cửa hàng kinh doanh Nam
Tiến vẫn phải thi hành chính sách dự trữ thiếu bởi giá trị sản phẩm quá lớn, nếu dự trữ
quá mức thì vốn ứ đọng nhiều. Theo chiến lược này, lượng dự trữ kinh tế tối ưu là bao
nhiêu? Lượng dữ trữ thực tế (lượng dự trữ có chấp nhận dự trữ thiếu) là bao nhiêu ?
Lượng dự trữ thiếu là bao nhiêu ? Điểm đặt hàng lại là bao nhiêu. Biết rằng :
Nhu cầu hàng năm của Công ty về loại hàng hóa trên là 3000 đơn vị. Chi phí đặt
một đơn hàng là 25 USD. Chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ/năm là 4 USD. Chi phí cho
một đơn vị dự trữ thiếu là 75 USD. Số ngày làm việc trong một năm là 300 ngày. Thời
gian kể từ khi gửi đơn hàng đến khi nhận được hàng tại cửa hàng là 10 ngày.

Bài 7: Quản lý hàng tồn trữ. Một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng dự báo nhu
cầu tiêu thụ một loại vật liệu trong năm tới là 8400 chiếc. Chi phí lưu kho ước tính là 100
nghìn/sản phẩm/năm; chi phí đặt hàng là 1 triệu đồng/đơn hàng. Chính sách đặt hàng hiện
tại của cửa hàng là 500 sản phẩm/lần. Tuy nhiên nhà phân phối đề nghị chính sách cung
cấp hàng theo tuần, mỗi tuần 40 sản phẩm. Biết thời gian làm việc trong năm là 280 ngày
và thời gian chờ hàng là 4 ngày.
a. Theo chính sách cung cấp của nhà phân phối, hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu,
số lần đặt hàng, điểm đặt hàng lại.
b. Tổng chi phí dự trữ của chính sách dự trữ nhà phân phối đề nghị là bao nhiêu?
Chính sách đặt hàng này có tiết kiệm hơn so với chính sách công ty đang áp dụng
không? Tại sao?

19
Chương 12 – Quản trị chất lượng và Bảo trì công nghiệp

Bài 1 : Cải tiến chất lượng tại Công ty NPH


Công ty NPH cung cấp dịch vụ viễn thông di động và mạng truyền thông với 800,000
khách hàng tại 39 Tỉnh & thành phố quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 350
vụ việc nhầm lẫn về hoàn trả/ hỗ trợ/ bồi thường cho khách hàng mua dịch vụ, gây tổn
thất khoảng 40 tỷ đồng cho Công ty.
Giám đốc Công ty yêu cầu Phòng Kiểm soát Chất lượng làm rõ các nguyên nhân gây
sai lỗi và tìm cách khắc phục, đặc biệt là tại 3 Dây chuyền 1,2,3
Trong tháng 1/2016 các nhân viên KSCL đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu các bảng mạch
được sản xuất ra hàng ngày tại 3 Dây chuyền 1,2,3 và cho kết quả tóm tắt trong bảng
dưới đây.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng
Kết quả kiểm tra lấy mẫu
Số lượng lỗi và các loại sai lỗi
Số
Thừa Thừa Rớt/nh Linh
lượng Linh Thẩm
Ng Dây kem keo iễm kiện Linh
sản kiện thấu
ày chuyề hàn dính bẩn lắp kiện bị
phẩm không chất
n quá quá keo ngược hỏng
kiểm đúng hàn
mức mức dính chiều
tra
100 1 1 0 2 1 0 0 1
1 100 2 2 1 0 3 1 5 0
100 3 0 0 0 5 0 0 3
100 1 0 1 2 2 0 0 0
2 100 2 3 1 0 0 2 3 0
100 3 0 2 1 6 0 0 0
100 1 1 0 0 2 0 0 0
3 100 2 0 2 0 0 0 3 0
100 3 1 0 2 1 1 0 3
100 1 0 0 3 1 1 0 0
4 100 2 0 0 0 0 0 2 0
100 3 0 0 1 3 1 0 3
100 1 0 1 5 0 0 0 0
5 100 2 0 2 1 0 0 2 1
100 3 0 0 0 3 0 0 2
100 1 0 0 2 0 0 0 0
8 100 2 1 0 1 1 0 1 0
100 3 0 0 0 3 0 0 3
9 100 1 0 1 1 0 0 0 0
20
100 2 1 2 1 1 0 1 0
100 3 0 0 0 3 0 0 4
100 1 1 3 1 0 0 0 0
10 100 2 1 0 1 1 1 0 0
100 3 0 1 0 5 0 0 4
100 1 0 0 1 0 0 0 0
11 100 2 0 0 0 0 0 0 0
100 3 0 0 0 4 0 0 4
100 1 0 0 3 0 1 0 0
12 100 2 2 0 1 0 0 0 0
100 3 3 3 0 5 0 0 4
100 1 0 0 2 0 0 1 0
15 100 2 1 0 0 0 0 1 0
100 3 0 0 0 3 0 0 3
100 1 0 0 2 0 4 0 0
16 100 2 0 0 0 0 0 0 0
100 3 0 0 0 3 0 0 3
100 1 0 1 1 0 0 0 0
17 100 2 0 0 1 0 0 0 1
100 3 0 0 0 3 0 0 3
100 1 1 0 2 0 0 0 0
18 100 2 0 0 0 0 0 1 0
100 3 0 0 1 4 0 0 1
100 1 0 0 2 0 0 0 0
19 100 2 0 0 0 0 0 0 0
100 3 0 0 0 3 1 0 1
100 1 0 1 1 0 0 0 0
22 100 2 0 0 0 0 0 0 0
100 3 0 0 0 3 2 1 2
100 1 0 0 4 0 0 0 0
23 100 2 0 0 0 0 0 0 1
100 3 0 0 1 4 2 0 3
100 1 0 0 2 0 0 1 0
24 100 2 0 1 0 0 0 0 0
100 3 0 0 1 4 0 0 3
100 1 0 0 1 0 0 0 0
25 100 2 0 0 0 1 1 0 0
100 3 2 1 0 2 0 0 4
26 100 1 1 0 1 0 0 0 0

21
100 2 0 1 0 1 0 0 0
100 3 0 0 0 2 0 0 3
100 1 0 1 2 0 0 0 0
29 100 2 0 2 1 0 0 0 0
100 3 0 1 0 2 0 0 3
100 1 0 0 2 0 0 0 0
30 100 2 0 0 0 0 1 0 0
100 3 0 0 0 2 0 0 2
Phòng KSCL cho biết chi phí để khắc phục các lỗi: Thừa kem hàn quá mức, Thừa keo
dính quá mức, Rớt/nhiễm bẩn keo dính, Linh kiện không đúng, Linh kiện lắp ngược
chiều, Linh kiện bị hỏng, Thẩm thấu chất hàn lần lượt là 150, 600, 300, 800, 550, 180,
120 ngàn đồng / lỗi (bao gồm toàn bộ chi phí như làm lại từ đầu, sửa chữa lại…. )
Câu hỏi:
1. Nếu đặt mục tiêu giảm 80 % sản phẩm lỗi thì nên tập trung vào loại trừ loại lỗi
nào? Tại sao?
2. Nếu đặt mục tiêu giảm thiểu 80% chi phí khắc phục lỗi thì nên tập trung vào giảm
thiểu loại lỗi nào ?
3. Các Dây chuyền có hoạt động ổn định không ? Cần tập trung nâng cao chất lượng
của Dây chuyền nào ? Tại sao ?

Bài 2 : Một xưởng sản xuất có 23 máy tiện hoạt động liên tục cả 7 ngày trong tuần, mỗi
ngày từ 7h sáng đến 11h đêm. Năm ngoái, xưởng đã ký hợp đồng với một công ty bảo
dưỡng để bảo trì máy móc hàng ngày( bao gồm tra dầu, lau chùi máy móc, kiểm tra tổng
thể). Công nhân của công ty bảo dưỡng làm việc từ 11h đêm đến 2h sáng. Vì vậy sẽ
không gây trở ngại gì cho hoạt động sản xuất của xưởng và xưởng phải trả 645$ mỗi tuần
cho dịch vụ này. Kể từ khi ký hợp đồng với công ty bảo dưỡng, mỗi năm xưởng chỉ có 3
máy bị hỏng. Khi một máy bị hỏng trong qua trình sản xuất, xưởng phải mất 250$ cho
chi phí sản xuất và sửa chữa. Sau khi xem xét lại số lượng máy hỏng trong năm trước qua
50 tuần ( thời kỳ trước khi ký hợp đồng với công ty bảo dưỡng) người quản lý xưởng sản
xuất đã tổng kết lại các số liệu như sau :
Số lượng máy hỏng mỗi tuần 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Số tuần xuất hiện máy hỏng 1 1 3 5 9 11 7 8 5
Người quản lý không cho rằng ký hợp đồng với công ty bảo dưỡng là giải pháp tài chính
tốt nhất. Bạn hãy phân tích tình huống này và hãy kiến nghị phương án mà người quản lý
nên làm.

Bài 3: Công ty A tiến hành kiểm tra chất lượng của 200 sản phẩm . Sau 2000 giờ hoạt
động có 4 sản phẩm bị hỏng; những sản phẩm còn lại vẫn hoạt động hết thời gian của
cuộc kiểm tra là 4000h
a. Xác định tỷ lệ số sản phẩm hỏng

22
b. Xác định số sản phẩm hỏng tính trên một giờ hoạt động
c. Xác định số sản phẩm hỏng tính cho một năm
d. Nếu công ty bán 500 sản phẩm. Hãy xác định số sản phẩm hỏng dự kiến mà công ty
phải bảo hành trong 1 năm.

Bài 4: BÀI TẬP BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN SCATTER


Sự tăng nhiệt độ của cuộn dây nhỏ của một dao cạo râu điện cần phải được kiểm soát cho
nó không vượt quá 50 độ C. Tuy nhiên, việc đo nhiệt độ mất rất nhiều thời gian và điều
này khiến nó không thể đo từng chiếc từ một số lớn sản phẩm. Trong khi đó việc đo nhiệt
độ bề mặt của mô tơ lại khá dễ dàng đối với một số lượng lớn các sản phẩm. Các dữ liệu
là kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành nhằm tìm ra mối quan hệ giữa nhiệt độ của
cuộc dây (x) và nhiệt độ của môtơ (y).
Bảng dữ liệu
STT x y STT x y
1 30.6 15.9 26 38.7 24.5
2 33.0 20.0 27 38.8 20.7
3 33.2 17.7 28 38.8 21.5
4 33.5 19.0 29 38.9 23.1
5 34.2 22.5 30 39.2 23.1
6 34.3 19.9 31 39.3 23.3
7 34.7 20.9 32 39.5 22.
8 35.6 20.3 3 39.5 24.5
9 35.6 22.9 34 40.0 22.0
10 35.7 19.7 35 40.3 23.0
11 35.7 21.9 36 40.4 20.9
12 35.9 23.7 37 40.5 21.3
13 36.0 18.9 38 40.5 26.9
14 36.2 21.2 39 40.6 25.7
15 36.3 20.5 40 41.0 23.7
16 36.4 22.3 41 41.2 24.4
17 37.0 23.2 42 41.3 22.2
18 37.1 21.5 43 41.3 25.7
19 37.2 22.4 44 41.8 26.8
20 37.5 20.1 45 42.0 25.0
21 37.5 23.3 46 42.1 23.1
22 37.8 21.8 47 42.8 26.6
23 37.8 23.0 48 42.9 25.5
24 38.3 23.3 49 43.8 26.3
25 38.6 22.9 50 44.5 26.8

Anh/chị hãy trả lới các câu hỏi sau đây:


 Vẽ biểu đồ phân tán nhiệt độ cuôn dây và nhiệt độ bề mặt (y)
 Kiểm tra và quan sát xem có mối quan hệ giữa (x) và (y) hay không?

23
Bài 5: Một công ty sản xuất xe đạp gồm có 3 phân xưởng, trong tháng 6 vừa qua họ thực
hiện việc kiểm tra số lượng khuyết tật và ghi lại theo bảng sau:
Loại lỗi Chi phí Số lượng lỗi
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3
Vết hàn khung xe 50.000 //// /// /// //// //
Màu sơn 10.000 //// //// //// /// //// // //// //// ////
Càng xe 500 //// //// /// //// / //// //// //// ///
Thắng xe 70.000 // //// /// //// //
Lốp xe 25.000 //// / // ////
Yên xe 150.000 /// // //// /
Cổ xe 80.000 //// //// ///
Khác 20.000 // / /
Số xe có từ 1 khuyết tật trở lên 20 15 25
Số xe được kiểm tra 150 80 270

Anh/ chị hãy:


a) Vẽ biểu đồ Pareto chung cho các lỗi gặp phải toàn bộ công ty. Anh chị có nhận xét
gì về biểu đồ Pareto trên.
b) Vẽ lại biểu đồ Pareto chi phí. So sánh với biểu đồ ở câu a, anh/chị có nhận xét gì.
Giải thích rõ tại sao lại có sự khác biệt ở câu a và b (nếu có)
c) Vẽ biểu đồ so sánh Pareto cho 3 phân xưởng trên. Biểu đồ anh/chị chọn tên gì?
Sau khi vẽ xong anh/chị có những nhận xét gì cho 3 phân xưởng trên.
d) Sau khi vẽ 3 biểu đồ ở cầu a, b, c anh/chị hãy cho biết cần khắc phục những lỗi
nào? Tại sao?
e) Nếu anh/chị là giám đốc sản xuất, anh chị sẽ quan tâm sửa chữa lỗi ở phân xưởng
nào trong 3 phân xưởng trên. Làm cách nào để khắc phục các lỗi đó.

24

You might also like