You are on page 1of 50

1

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

THU THAÄP VAØ TRÌNH BAØY DÖÕ LIEÄU

Bài 1: Công ty điện lực X xây dựng bảng câu hỏi nhằm nghiên cứu khách hàng, trong đó có
các câu hỏi về các yếu tố/biến (variable) như sau:
1. Giới tính của người chủ gia đình.
2. Tuổi của người chủ gia đình.
3. Nghề nghiệp của người chủ gia đình.
4. Số người có trong gia đình.
5. Có sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời (có/không).
6. Số lượng máy điều hòa nhiệt độ sử dụng trung bình mỗi ngày (qui đổi thành máy
lạnh 1 CV).
7. Thời gian trung bình sử dụng máy điều hòa nhiệt độ mỗi ngày.
8. Số lượng ti vi.
9. Thời gian sử dụng tính trung bình cho 1 ti vi mỗi ngày.
10. Thu nhập/tháng (triệu đồng) của người chủ gia đình
<5 5–7  7 – 10  ≥ 10
11. Tổng thu nhập mỗi tháng của tất cả những người trong gia đình.
12. Số tiền điện trung bình trong hóa đơn mỗi tháng.
Hãy xác định loại thang đo và loại biến - định tính/định lượng – rời rạc hay liên tục - thể hiện
qua các yếu tố trên.

*Bài 2: Để kiểm tra chất lượng sản phẩm, người ta tiến hành đo chiều dày (cm) 40 sản phẩm,
kết quả thu được như sau:
20,0 20,3 20,2 20,1 20,0 21,0 20,9 20,5
21,0 21,0 20,5 22,0 21,2 20,4 20,8 20,9
21,2 21,2 22,0 20,8 20,4 20,3 20,6 20,7
21,0 22,0 20,1 20,4 20,5 21,2 21,8 20,9
21,2 22,0 21,3 21,0 21,4 20,3 20,9 21,0
Yêu cầu:
1. Trình bày số liệu theo phương pháp Nhánh và Lá (chọn nhánh bằng hai chữ số đầu).
2. Bằng cách phân nhóm có khoảng cách đều, hãy trình bày lại số liệu trên: lập bảng phân
phối tần số, tần số tương đối.
3. Tính tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy.
4. Vẽ biểu đồ phân phối tần số, tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy.

Bài 3: Trong chương trình quốc gia nghiên cứu thể chất của người Việt Nam, số liệu về chiều
cao (cm) của một mẫu gồm 50 thanh niên tại một địa phương ghi nhận được như sau:

164 155 160 162 172 171 162 160 162 159
2

BAØI TAÄP
160 158 166 172 158 163 165 164 161 158
160 170 168 157 168 166 160 162 163 167
171 164 167 158 159 160 163 167 168 159
160 162 170 168 164 160 168 165 165 160
Yêu cầu:
1. Phân lớp (nhóm) dữ liệu trên thành 5 nhóm với khoảng cách đều nhau: lập bảng phân
phối tần số, tần số tương đối, tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy.
2. Vẽ biểu đồ phân phối tần số (Histogram), tần số tương đối tích lũy.
3. Vẽ biểu đồ Nhánh-Lá (Stem and leaf); xác định stem-width.

Bài 4: Điều tra doanh số hàng tháng (triệu đồng) của 25 doanh nghiệp kinh doanh một ngành
hàng, ta thu được số liệu sau đây:

97 93 94 108 102
102 103 100 115 116
111 117 117 116 117
113 115 123 129 124
122 128 122 132 130

Yêu cầu:
1. Trình bày số liệu theo phương pháp Nhánh và Lá.
2. Tính trung bình, Median.
3. Bằng cách phân nhóm có khoảng cách đều, hãy trình bày lại số liệu trên: lập bảng phân
phối tần số, tần số tương đối.
4. Tính tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy.
5. Vẽ biểu đồ phân phối tần số, tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy.

TOÙM TAÉT DÖÕ LIEÄU

Bài 5: Tỷ lệ lãi trên vốn của hai công ty trong cùng một ngành kinh doanh từ 2002 - 2008 ghi
nhận được như sau:

Năm Tỷ lệ lãi trên vốn (%)


Công ty A Công ty B
3

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
2002 4,0 6,5
2003 14,3 4,4
2004 19,0 3,8
2005 -14,7 6,9
2006 -26,5 8,0
2007 37,2 5,8
2008 23,8 5,1
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Tỷ lệ lãi trên vốn trung bình cho từng công ty trong thời kỳ trên.
2. Độ lệch tuyệt đối trung bình, phương sai, và độ lệch tiêu chuẩn.
3. Hệ số biến thiên.
4. Căn cứ vào kết quả đã tính, Anh (Chị) hãy cho nhận xét.

***Bài 6: Số liệu về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán được của 15 đại lý trong tháng 2-20XX
như sau: 1, 7, 4, 10, 11, 10, 10, 12, 10, 10, 12, 10, 16, 14, 13.
1. Giả sử 15 đại lý trên xem như một tổng thể, hãy tính (a) trung bình số học, (b) số trung
vị, (c) mốt cho số hợp đồng bảo hiểm bán được.
2. Theo Anh (Chị) thì giá trị nào ở (1) tiêu biểu cho số hợp đồng bán được trung bình của
mỗi đại lý.
3. Tính các trị số tứ phân vị. Vẽ biểu đồ hình hộp và giải thích ý nghĩa.
4. Tính khoảng biến thiên, độ trải giữa, độ lệch tuyệt đối trung bình, phương sai, độ lệch
tiêu chuẩn, và hệ số biến thiên.

Bài 7: Trở lại các bài tập 2, 3, 4.


1. Hãy tính giá trị trung bình từ dữ liệu phân nhóm, và so sánh kết quả với giá trị trung bình
được tính từ dữ liệu gốc. Nhận xét?
2. Tính các trị số tứ phân vị. Vẽ biểu đồ hình hộp và giải thích ý nghĩa.

Bài 8: Giám đốc công ty sản xuất quạt điện X cho rằng tỉ lệ sản phẩm bị lỗi là ít hơn 10%.
Trung bình một ngày, công ty sản xuất 1000 sản phẩm. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm
xuất xưởng ở một ngày, tỉ lệ sản phẩm bị lỗi là 8%. Hãy xác định:
1. Tổng thể và mẫu.
Tham số của tổng thể (parameter), và gíá trị thống kê (statistic) của mẫu.
2. Anh (Chị) hình dung phương pháp thống kê nào dùng để kết luận về ý kiến của Giám
đốc.

Bài 9: Số liệu về giá cả (ngàn đồng/lít) của 20 nhãn hiệu nước khoáng và nước suối tại một
siêu thị như sau:

10,1 11,0 10,4 10,0 13,3 10,5 10,8 10,3 11,2 9,2
10,6 9,8 9,1 10,2 11,2 10,4 11,6 10,4 11,4 9,8
4

BAØI TAÄP
Yêu cầu:
1. Giả sử 20 hiệu nước khoáng và nước suối nói trên là một tổng thể. Hãy tính (a) giá bán
trung bình, (b) số trung vị, (c) mốt, (d) khoảng biến thiên, (e) độ trải giữa, (f) phương sai
và độ lệch tiêu chuẩn, và (g) hệ số biến thiên.
*N= 20; μ =10,565 ngàn đồng/lít; Median =X10+X11= 10,4 ngàn đồng/lít.
Mode=10,4 (f=3)

2. Hãy xác định giá trị của phân vị thứ 65 (the 65 th percentile). Hãy giải thích ý nghĩa của
giá trị tính được.
3. Tính hệ số lệch và cho nhận xét?
4. Có bao nhiêu (%) giá trị nằm trong khoảng  2 so với trung bình.

Bài 10: Tập Aerobic có thể làm giảm cân? Chọn ngẫu nhiên 9 người tham gia tập Aerobic
trong một câu lạc bộ thể hình. Chênh lệch trọng lượng (kg) trước và sau 8 tuần luyện tập bộ
môn này của 9 người nói trên được ghi nhận như sau:

1,5 1,0 1,2 1,2 -9,0 1,0 1,0 1,2 0,5

Yêu cầu: Hãy tính:


1. Mức trọng lượng tăng (hoặc giảm) trung bình, số trung vị, và mốt.
2. Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn.
3. Giả sử 9 người tập Aerobic nói trên là một tổng thể, dữ liệu đó có chứng tỏ rằng tập
Aerobic không có tác dụng làm giảm trọng lượng?

***Bài 11: Trở lại bài tập 8. Số liệu về số sản phẩm bị lỗi của mỗi ngày trong một tháng 30
ngày như sau:
93 88 111 102 93 61
101 67 79 66 65 64
87 98 67 67 92 61
68 75 102 101 82 72
61 64 103 61 66 119
Yêu cầu:
1. Hãy vẽ biểu đồ phân phối tần số, tần số tích lũy, tần số tương đối tích lũy
2. Hãy trình bày dữ liệu bằng biểu đồ nhánh và lá.
3. Hãy xác định các trị số tứ phân vị bằng 2 cách: dùng biểu đồ nhánh -lá
4. Hãy vẽ biểu đồ hộp.
5. Hãy nhận xét về phân phối của dữ liệu.

Bài 12: Số lượng xe ô tô các loại qua trạm thu phí Y ở xa lộ SG-HN ghi nhận được trong một
phút như sau:

10 12 11 19 22 21 23 22 24
25 23 21 28 26 27 27 29 26
5

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
22 28 30 32 25 37 34 35 62

Hãy trình bày dữ liệu bằng các biểu đồ: phân phối tần số, tần số tích lũy, tần số tương đối tích
lũy, và nhánh và lá. Nhận xét của Anh (Chị)?

***Bài 13: Số sản phẩm sản xuất được trong một ca làm việc của năm nhóm công nhân ghi
nhận được như sau:

Nhóm 1:14 10 18 8 16 20 12
Nhóm 2: 1 25 15 8 17 17 15
Nhóm 3: 7 25 15 9 14 16 12
Nhóm 4: 12 16 5 18 15 15 17
Nhóm 5: 14 10 15 18 13 14 14

Số sản phẩm sản xuất trong một ca tính trung bình của năm nhóm công nhân trên đây đều
bằng nhau.

Yêu cầu:

1. Không cần tính toán, bạn hãy sắp xếp các nhóm trên theo độ lớn của phương sai từ lớn
đến nhỏ.
2. Hãy kiểm tra lại nhận xét của bạn bằng cách tính các độ lệch tiêu chuẩn của từng nhóm.
3. Theo Anh (Chị), giá trị trung bình ở nhóm nào là đại diện tốt nhất? Giải thích?

Bài 14: Số liệu năng suất lao động (tấn) của hai phân xưởng trong một xí nghiệp như sau:

Phân xưởng A Phân xưởng B


Năng suất lao động Số công nhân Năng suất lao động Số công nhân
5 20 5 4
6 12 6 12
7 2 7 24
8 2 8 24
9 2 9 12
10 2 10 4

Yêu cầu:
1. Hãy xác định:
 Năng suất lao động trung bình của công nhân từng phân xưởng và chung của xí
nghiệp.
 Mốt và số trung vị về năng suất lao động của mỗi phân xưởng.
 Các trị số tứ phân vị về năng suất lao động của mỗi phân xưởng.
6

BAØI TAÄP
2. Vẽ biểu đồ hộp cho mỗi phân xưởng. Giải thích ý nghĩa.
3. Hệ số biến thiên về năng suất lao động cho từng phân xưởng.
4. Căn cứ vào kết quả đã tính, Anh (Chị) hãy cho nhận xét.

***Bài 15: Mức điện sinh hoạt tiêu thụ hàng tháng của một mẫu gồm 100 hộ gia đình sinh
sống ở khu vực thành thị được ghi nhận và trình bày trong bảng sau:
Lượng điện tiêu thụ (kwh ) Số hộ
Ít hơn 100 14
100 – 120 16
120 – 140 28
140 – 160 20
160 – 180 9
180 – 200 8
 200 5
Yêu cầu:
1. Vẽ biểu đồ phân phối tần số.
2. Tính (a) mức sử dụng điện trung bình hàng tháng của một hộ, (b) số trung vị, và (c) mốt.
3. Tính (a) độ lệch tuyệt đối trung bình, (b) phương sai, (c) độ lệch tiêu chuẩn, và (d) hệ số
biến thiên.

*Bài 16:

CHIEUCAO Stem-and-Leaf Plot


Frequency Stem & Leaf
11.00 15 . 00012222333
22.00 15 . 5555555555777888888899
15.00 16 . 000001222333344
20.00 16 . 55555555667777788999
7.00 17 . 0122333
3.00 17 . 557
2.00 18 . 00
Stem width: 10.00
Each leaf: 1 case(s)
7

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

Descriptives

Statistic Std. Error


CHIEUCAO Mean 162.0125 .8240
95% Confidence Lower Bound 160.3724
Interval for Mean Upper Bound
163.6526

5% Trimmed Mean 161.7778


Median 162.0000
Variance 54.316
Std. Deviation 7.3700
Minimum 150.00
Maximum 180.00
Range 30.00
Interquartile Range 12.0000
Skewness .386 .269
Kurtosis -.478 .532

Trên đây là kết quả xử lý dữ liệu (từ SPSS) về chiều cao của một mẫu ngẫu nhiên các sinh
viên ở một trường Đại học.

Yêu cầu:
1. Tính các trị số tứ phân vị và vẽ biểu đồ hình hộp.
2. Vẽ biểu đồ phân phối tần số và mô tả dữ liệu nói trên.

Bài 17: Số liệu về chiều cao và trọng lượng của một mẫu gồm 68 thanh niên được trình bày
trong bảng sau:

Trọng lượng Chiều cao (cm) Cộng


(kg) 155-159 159-163 163-167 167-171 ≥ 171
62-66 2 2 4 2 10
58-62 3 4 4 5 16
54-58 2 5 7 3 3 20
50-54 2 4 6 3 2 17
< 50 3 2 5
Cộng 7 16 19 14 12 68
8

BAØI TAÄP

Yêu cầu:
1. Vẽ biểu đồ phân phối tần số, tần số tích lũy về chiều cao và trọng lượng.
2. Tính các giá trị trung bình về chiều cao và trọng lượng cho từng nhóm cũng như cho cả
mẫu (các phương pháp khác nhau).
3. Tính mốt, số trung vị.
4. Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn.
5. Tỷ lệ thanh niên (a) có chiều cao ≥163 cm, (b) có chiều cao <163 cm.

Bài 18: Bảng dưới đây trình bày tuổi của một mẫu gồm 50 nhân viên trong một công ty:

Tuổi Số nhân viên


21-25 5
26-30 7
31-35 13
36-40 8
41-45 6
46-50 6
51-55 5
Yêu cầu:
1. Vẽ biểu đồ phân phối tần số.
2. Tính một cách xấp xỉ các giá trị (a) tuổi trung bình (b) mốt (c) số trung vị.
3. Tính độ lệch tuyệt đối trung bình, phương sai, và độ lệch tiêu chuẩn.

Bài 19: Kết quả xử lý dữ liệu về điểm kiểm tra môn học Thống kê của một mẫu sinh viên
(chọn ngẫu nhiên) năm thứ III ở một trường ĐH được trình bày dưới đây. Hãy mô tả dữ liệu
này, và ước lượng khoảng tin cậy 95% về điểm kiểm tra môn Thống kê của sinh viên ở trường
này.

Điểm
Mean 7.5222
Standard Error 0.1205
Median 8
Mode 8
Standard Deviation 1.1438

Sample Variance 1.308


Kurtosis 0.1244
Skewness -0.3091
Range 6
Minimum 4
9

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
Maximum 10
Sum 677
Count 90
Confidence Level(95.0%) 0.2395

10.00

9.00

8.00

7.00

6.00

5.00

4.00

Diem

XAÙC SUAÁT CAÊN BAÛN –


PHAÂN PHOÁI NHÒ THÖÙC
10

BAØI TAÄP
Bài 20: Thực đơn của nhà hàng Làng Nướng gồm có: 10 món nướng với các loại hải sản khác
nhau, 6 món lẩu, 5 món rau trộn, và 4 món tráng miệng. Giả sử bạn chọn nhà hàng đó để đặt
tiệc. Hỏi có bao nhiêu thực đơn có thể chọn từ bốn món ăn kể trên?

Bài 21: Một lô hàng có 15 sản phẩm, trong đó có 5 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Lấy ra
đồng thời 3 sản phẩm. Tính xác suất:
1. Để cả 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
2. Trong 3 sản phẩm lấy ra, có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Bài 22: Ba khách hàng không quen biết nhau vào một siêu thị nhỏ có 5 quầy hàng. Giả sử các
khách hàng chọn các quầy hàng để mua sắm một cách ngẫu nhiên. Tính các xác suất sau:
1. Cả 3 khách hàng vào cùng một quầy.
2. Ba khách hàng vào 3 quầy khác nhau.
3. Có hai khách hàng vào cùng một quầy.

Bài 23: Một người gọi điện thoại cho bạn nhưng lại quên mất hai chữ số cuối và chỉ nhớ rằng
chúng khác nhau. Tính xác suất để người này quay một lần được đúng số của bạn.

*Bài 24: Có hai lô hàng, mỗi lô hàng có 12 sản phẩm. Lô thứ I có 10 sản phẩm đạt chất lượng
và 2 không đạt chất lượng. Lô II số sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng lần lượt
là 8 và 4. Mỗi lô hàng chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm. Tính xác suất:
1. Các sản phẩm chọn ra đều không đạt chất lượng.
2. Có 1 sản phẩm đạt chất lượng.
3. Có 2 sản phẩm đạt chất lượng.
4. Có 3 sản phẩm đạt chất lượng.
5. Tất cả sản phẩm chọn ra đều đạt chất lượng.

Bài 25: Một công ty sử dụng hai hình thức quảng cáo sản phẩm là truyền hình và nhật báo.
Giả sử 30% khách hàng biết được sản phẩm của công ty qua truyền hình, 25% khách hàng
biết được sản phẩm của công ty qua báo và 15% khách hàng biết được sản phẩm của công ty
qua hai hình thức quảng cáo nói trên. Tính xác suất để chọn ngẫu nhiên một khách hàng thì
người đó biết được sản phẩm của công ty?

Bài 26: Sản phẩm để được nhập kho phải trải qua 3 bộ phận kiểm tra hoạt động độc lập với
nhau. Xác suất phát hiện ra phế phẩm của các bộ phận lần lượt là 0,90; 0,95; và 0,98. Tính
xác suất sản phẩm kém chất lượng vẫn được nhập kho.

Bài 27: Một chùm chìa khóa gồm 9 chiếc có bề ngoài giống hệt nhau, trong đó chỉ có 2 chiếc
mở được kho. Người thủ kho thử ngẫu nhiên từng chìa, tính xác suất để cửa kho được mở ở
lần thứ 3.

Bài 28: Một nhà máy có 3 phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm. Phân xưởng A sản
xuất 50%, phân xưởng B sản xuất 30%, và phân xưởng C sản xuất 20% tổng số sản phẩm của
11

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
nhà máy. Tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của phân xưởng A, phân xưởng B,
phân xưởng C tương ứng là 6,0%, 5%, và 8%. Một người mua 1 sản phẩm do nhà máy sản
xuất.
1. Hãy mô tả bài toán bằng 2 cách: dùng cây xác suất và dùng bảng.
2. Tính xác suất người này mua được sản phẩm tốt.
3. Nếu người này mua được sản phẩm tốt, theo bạn sản phẩm đó do phân xưởng nào sản
xuất?

Bài 29: Một cửa hàng bán 3 hiệu máy vi tính. Tỉ lệ sản phẩm của các nhãn hiệu như sau: 40%
máy hiệu A, 25 % máy hiệu B, và 35% máy hiệu C. Máy của mỗi hiệu đều được bảo hành
trong một năm. Biết rằng máy của hiệu A cần phải sửa chữa trong thời gian bảo hành là 12%,
máy hiệu B là 15%, và máy của hiệu C là 8%. Một khách hàng chọn mua ngẫu nhiên một
máy.
1. Hãy mô tả bài toán bằng 2 cách: dùng cây xác suất và dùng bảng.
2. Tính xác suất để máy của khách hàng không phải sửa chữa lại trong thời gian bảo hành.
3. Nếu biết máy khách hàng đã mua không phải sửa chữa lại trong thời gian bảo hành, thì
khả năng máy đó là của hiệu nào?

Bài 30: Một công ty du lịch thu thập ý kiến đánh giá của mẫu 150 khách hàng về chất lượng
dịch vụ của công ty. Kết quả ghi nhận được như sau:

Đánh giá về chất lượng Khách hàng sẽ tiếp tục sử Khách hàng sẽ không sử
dịch vụ dụng dịch vụ của công ty dụng dịch vụ của công ty
nữa
Kém 3 15
Trung bình 12 15
Tốt 51 21
Tuyệt vời 30 3
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Xác suất để một người được chọn ngẫu nhiên sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty và
đánh giá chất lượng dịch vụ là tốt.
2. Xác suất để một người được chọn ngẫu nhiên đánh giá chất lượng dịch vụ là trung bình.
3. Tỉ lệ khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ là tốt sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công
ty.
4. Tỉ lệ khách hàng cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty đánh giá chất lượng
dịch vụ là tốt.
5. Xác suất để một khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty hay đánh giá chất
lượng dịch vụ là trung bình.
6. Hai biến cố “Khách hàng sẽ không sử dụng dịch vụ của công ty nữa” và “đánh giá chất
lượng dịch vụ là tuyệt vời” có xung khắc với nhau không? Hãy giải thích.
12

BAØI TAÄP
7. Hai biến cố “Khách hàng sẽ không sử dụng dịch vụ của công ty nữa” và “đánh giá chất
lượng dịch vụ là kém” là độc lập với nhau? Hãy giải thích.
8. Trình bày bài toán bằng cây xác suất.

Bài 31: Cô Thanh, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y quyết định mở phòng khám
để chăm sóc các loại vật cưng nuôi trong nhà. Cô Thanh nhận định rằng cơ hội thành công là
50-50. Tuy nhiên, để có thêm thông tin thị trường trong lĩnh vực kinh doanh này, cô Thanh ký
một hợp đồng với một chuyên gia về nghiên cứu marketing với chi phí là 10 triệu đồng. Theo
kinh nghiệm của chuyên gia đó thì trong số những trường hợp thành công thì kết quả nghiên
cứu thị trường có triển vọng là 90%. Được biết xác suất cho kết quả nghiên cứu thị trường có
triển vọng là 0,60.

Yêu cầu:
1. Hãy mô tả bài toán bằng 2 cách: dùng cây xác suất và dùng bảng.
2. Nếu kết quả nghiên cứu thị trường có triển vọng thì khả năng thành công là bao nhiêu?
3. Nếu kết quả nghiên cứu thị trường không có triển vọng thì khả năng thành công là bao
nhiêu?
4. Trong số những trường hợp không thành công có bao nhiêu phần trăm kết quả nghiên
cứu cho thấy thị trường có triển vọng?

Bài 32: Sau khi bộ phim nhiều tập “Mãnh long” được công chiếu trên kênh truyền hình quốc
gia, công ty X chuyên sản xuất các loại đồ chơi trẻ em dự định tung ra thị trường một sản
phẩm mới có liên quan đến bộ phim đó. Trong quá khứ, khả năng các sản phẩm của công ty
tung ra thị trường thành công là 40%. Để có thêm thông tin, ban giám đốc công ty ký hợp
đồng với Công ty Hành Vi Khách Hàng để tiến hành một nghiên cứu. Kinh nghiệm của công
ty X cho thấy trong những trường hợp thành công thì 80 % có các báo cáo nghiên cứu là
thuận lợi, và trong những trường hợp sản phẩm tung ra thị trường không thành công thì 70%
kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thị trường không thuận lợi.
Yêu cầu:
1. Hãy mô tả bài toán bằng 2 cách: dùng cây xác suất và dùng bảng.
2. Tính xác suất thành công nếu kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thị trường thuận lợi.
3. Tính xác suất thành công nếu kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thị trường không
thuận lợi.

Bài 33: Được biết tỷ lệ mắc bệnh K trong một vùng dân cư là 5%. Để chẩn đoán bệnh, người
ta thực hiện xét nghiệm A. Nếu một người được xét nghiệm có bệnh K thì xét nghiệm cho kết
quả dương tính với xác suất là 0,96; nếu người được xét nghiệm không có bệnh K thì kết quả
vẫn có thể dương tính với xác suất 0,02.
Yêu cầu:
1. Hãy mô tả bài toán bằng 2 cách: dùng cây xác suất và dùng bảng.
2. Tính xác suất kết quả xét nghiệm là dương tính.
3. Tính xác suất để một người bị bệnh K và kết quả xét nghiệm là dương tính.
13

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
4. Nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính thì xác suất để người đó mắc bệnh K là
bao nhiêu?

Bài 34: Hai con xúc xắc có hình dáng giống hệt nhau. Tuy nhiên có một con xúc xắc không
công bằng. Xác suất xuất hiện mặt 6 chấm khi tung con xúc xắc công bằng 1/6. Xác suất xuất
hiện mặt 6 chấm khi tung con xúc xắc không công bằng là 0,60.
Chọn ngẫu nhiên một con và tung con xúc xắc đó lên: mặt 6 chấm xuất hiện.
Với kết quả này, hãy tính:
1. Xác suất con xúc xắc được chọn là công bằng?
2. Xác suất con xúc xắc được chọn là không công bằng?

Để khẳng định thêm niềm tin về con xúc xắc nói trên, ta tung con xúc xắc đó lên lần thứ hai:
mặt 6 chấm lại xuất hiện.
Với thông tin mới này, hãy tính:
3. Xác suất con xúc xắc được chọn là công bằng?
4. Xác suất con xúc xắc được chọn là không công bằng?

Bài 35: X là biến ngẫu nhiên có phân phối nhị thức, hãy tính các xác suất sau:
1. X ~ B(n = 5, p = 0,12). Tính P(X = 0), P(X = 1), P(X > 1).
2. X ~ B(n = 10, p = 0,40). Tính P(X = 0), P(X = 1), P(X > 5).
3. X ~ B(n = 15, p = 0,50).
Tính P(X = 0), P(X = 1), P(X > 10), P(X ≤ 10).
4. X ~ B(n = 8, p = 0,80). Tính P(X = 0), P(X = 1), P(X ≥ 5).
5. X ~ B(n = 10, p = 0,90).
Tính P(X = 0), P(X = 6), P(X ≤ 5), P(X > 5).

Bài 36: Kết quả khảo sát của hội sinh viên một trường đại học cho thấy 40% sinh viên không
tìm được việc làm trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp. Chọn ngẫu nhiên 20 sinh viên tốt
nghiệp trong năm vừa qua. Tính xác suất:
1. Có 10 sinh viên tìm được việc làm.
2. Ít nhất 5 sinh viên tìm được việc làm.
3. Chọn một mẫu khác với 40 sinh viên tốt nghiệp trong năm vừa qua thì ghi nhận được có
đến 33 sinh viên đã tìm được việc làm. Hãy cho biết nhận xét của Anh (Chị).

Bài 37: Xác suất khỏi bệnh K khi sử dụng loại thuốc A là 4/5. Có 5 bệnh nhân mắc bệnh K
dùng thuốc A. Tính xác suất:
1. Có 3 người khỏi bệnh.
2. Có ít nhất 1 người khỏi bệnh.
3. Có nhiều nhất 2 người khỏi bệnh.
4. Kỳ vọng có bao nhiêu người khỏi bệnh.
14

BAØI TAÄP
Bài 38: Số liệu thống kê của một hãng sản xuất ô tô cho thấy 10% sản phẩm của hãng bán ra
trong vòng một năm cần được cung cấp dịch vụ bảo hành. Trong tuần vừa qua, một đại lý của
hãng bán được 12 chiếc ô tô.
Tính xác suất để trong vòng một năm:
1. Không có chiếc nào cần được bảo hành.
2. Có đúng 1 chiếc cần được bảo hành.
3. Có đúng 2 chiếc cần được bảo hành.
4. Có trên 2 chiếc cần được bảo hành.
5. Tính trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của sản phẩm cần được bảo hành.

Bài 39: Một nghiên cứu thị trường cho thấy 60% khách hàng thích loại sản phẩm A. Chọn
ngẫu nhiên 18 khách hàng.
1. Kỳ vọng có bao nhiêu khách hàng ưa thích sản phẩm A?
2. Tính xác suất có đúng 10 khách hàng ưa thích sản phẩm A.
3. Tính xác suất có từ 10 khách hàng trở lên ưa thích sản phẩm A.
4. Giả sử với một mẫu 18 khách hàng chỉ ghi nhận được 4 khách hàng ưa thích sản phẩm A.
Hãy cho nhận xét của Anh (Chị).

Bài 40: Cô Thanh giảng dạy môn Xác suất ở một trường đại học. Cô đang chuẩn bị đề thi giữa
kỳ. Trong 15 câu hỏi có 3 câu có liên quan đến phân phối Poisson. Đề thi gồm 5 câu được chọn
ngẫu nhiên. Hãy tính xác suất:
1. Trong đề thi không có câu nào liên quan đến phân phối Poisson.
2. Có ít nhất một câu liên quan đến phân phối Poisson.

Bài 41: Hãng Co-Pal gần đây tung ra thị trường một loại thuốc đánh răng mới có vị mật ong.
Trong một nghiên cứu thị trường người ta chọn 15 khách hàng, kết quả cho thấy có 6 khách
hàng thích sản phẩm mới. Trong số 15 khách hàng này, người ta chọn 4 khách hàng để tiếp
tục tham gia một cuộc phỏng vấn sâu hơn. Tính xác suất để trong 4 người này, có 2 người
thích sản phẩm mới.

Bài 42: Hãy xem xét các gia đình có 3 con. Giả sử xác suất để có con trai và con gái là như
nhau.
1. Hãy vẽ cây xác suất.
2. Tính xác suất để một gia đình có 2 trai và 1 gái (theo thứ tự bất kỳ), 1 trai và 2 gái (theo
thứ tự bất kỳ).
3. Tính xác suất để một gia đình có 3 con đều là trai, hoặc đều là gái.
4. Nếu một gia đình đã có 2 gái, hãy tính xác suất đứa thứ ba sẽ tiếp tục là gái nữa. Xác suất
đứa thứ ba sẽ là trai?

Bài 43: Giả sử xác suất để một chiếc ôtô đã qua sử dụng cần phải sửa chữa trong vòng một
năm là 40%, trong khi đối với xe mới chỉ là 10%. Ở một đại lý ôtô, 35% số xe bán ra là hoàn
15

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
toàn mới. Hãy tính xác suất để 1 chiếc xe bất kỳ bán ra vào hôm nay cần phải sửa chữa trong
vòng một năm tới.

Bài 44: Trong một phân xưởng dệt có 20 máy dệt hoạt động độc lập với nhau. Khả năng các
máy bị hỏng trong một ca sản xuất là như nhau và bằng 0,05.
1. Xác định quy luật phân phối xác suất của số máy bị hỏng trong một ca sản xuất.
2. Số máy bị hỏng trung bình trong một ca?
3. Xác suất để trong ca có ít nhất 16 máy hoạt động tốt?
Bài 45: Ông X ước lượng khả năng tăng giá của cổ phiếu của công ty X vào một ngày nào đó
vào khoảng 50%. Ông ta đang quan tâm đến số ngày tăng giá của cổ phiếu này trong 1 tháng
(30 ngày liên tiếp) và cho rằng có thể áp dụng phân phối nhị thức để xem xét. Anh (Chị) hãy
tính toán giúp ông X:
1. Số ngày cổ phiếu sẽ tăng giá trong tháng.
2. Xác suất có ít nhất 10 ngày trong tháng cổ phiếu sẽ tăng giá.
3. Theo Anh (Chị) có thể áp dụng phân phối nhị thức vào trường hợp này hay không?

Bài 46: Kết quả khảo sát ở một siêu thị cho thấy: hàng ngày trong khoảng thời gian từ 17 đến
19 giờ, trung bình có 4 khách hàng đang chờ được tính tiền ở các quầy. Giả sử ngày hôm nay,
Anh (Chị) đến siêu thị đó mua sắm vào khoảng thời gian nói trên. Hãy tính xác suất:
1. Không có khách hàng nào chờ ở các quầy tính tiền.
2. Có 4 khách hàng chờ ở các quầy tính tiền.
3. Ít hơn 4 khách hàng chờ ở các quầy tính tiền.
4. Có ít nhất 4 khách hàng chờ ở các quầy tính tiền.

PHAÂN PHOÁI CHUAÅN

Bài 47: Gọi Z là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn chuẩn hóa. Hãy tính các xác suất sau
đây:
1. P (0  Z  2,50)=0,4938 4. P (-2,50  Z  1,50)
2. P (-1,50  Z  2,50) =0,4332+0,4938 5. P (Z  4,0)=0,5-0,4997
3. P (Z  - 2,50)=0,4938+0,5 6. P (Z  0)=0,5

*Bài 48: Gọi X là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình bằng 120 và độ lệch
tiêu chuẩn là 10. Hãy tính các xác suất sau:
1. P (80  X  140) 4. P (100  X 140)
2. P (90  X  110) 5. P (X  120)
3. P (X  100) 6. P (X 140)
16

BAØI TAÄP
Bài 49: Điểm thi trắc nghiệm môn tiếng Anh của một trung tâm ngoại ngữ có phân phối
chuẩn với trung bình bằng 500 và độ lệch tiêu chuẩn là 50. Chọn ngẫu nhiên một học viên,
tính xác suất để điểm của người đó:
1. Lớn hơn 500. 3. Trong khoảng từ 500 đến 600
2. Trong khoảng từ 460 đến 520 4. Nhỏ hơn 450

Bài 50: Mức chi tiêu thực phẩm trung bình hàng tháng của hộ gia đình ở các thành phố lớn là
1200 ngàn đồng với độ lệch tiêu chuẩn bằng 250 ngàn đồng. Giả sử mức tiêu dùng thực phẩm
của các hộ gia đình có phân phối chuẩn. Hãy tính:
1. Tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu dùng thực phẩm ít hơn 900 ngàn đồng.
2. Tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu dùng thực phẩm từ 1000 đến 1400 ngàn đồng.
3. Tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu dùng thực phẩm nhiều hơn 1500 ngàn đồng.

*Bài 51: 6 ngàn vận động viên tham gia cuộc dự tuyển chạy marathon tại thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả chỉ có 5,4 ngàn vận động viên đã hoàn thành cự ly ấy. Yêu cầu của cuộc thi là
người chạy phải hoàn tất 42 km với thời gian ít hơn 3 giờ 10 phút.

1. Hãy tính xác suất để một vận động viên hoàn thành theo yêu cầu về thời gian của cuộc
thi? Được biết thời gian chạy hoàn thành 42 km theo quy định có phân phối chuẩn với
thời gian trung bình là 3 giờ 40 phút và độ lệch tiêu chuẩn bằng 28 phút.
2. Hy vọng có bao nhiêu vận động viên hoàn thành theo yêu cầu về thời gian của cuộc thi?

Bài 52: Một cuộc khảo sát về mức sống dân cư cho thấy số giờ xem ti vi trung bình hàng
ngày của các hộ gia đình là 6 giờ. Một hãng sản xuất ti vi muốn tăng khả năng cạnh tranh với
các công ty khác đã đưa ra chế độ bảo hành sản phẩm (cho bóng đèn hình) là 2 năm (trước
đây là 18 tháng).
Một khách hàng mua sản phẩm của hãng. Hãy xác định khả năng sản phẩm đó bị hỏng (bóng
đèn hình) trong thời gian bảo hành? Được biết tuổi thọ của bóng đèn hình của hãng có phân
phối chuẩn với trung bình là 12.000 giờ và độ lệch tiêu chuẩn bằng 1.000 giờ.

Bài 53: Công ty bánh kẹo VK chuẩn bị ký một hợp đồng với hãng lữ hành Phương Đông về
việc VK sẽ cung cấp cho công ty Phương Đông 1.500.000 thanh kẹo với trọng lượng tịnh mỗi
thanh là 90 gram. Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm trên là đậu phộng, bạc hà, và
đường tinh luyện. Trong hợp đồng sắp được ký kết có một điều khoản quan trọng: trong tổng
số hàng hóa giao nhận thì các thanh kẹo có trọng lượng thực tế ít hơn 90 gram không được
quá 0,3%. Tổng giám đốc của VK, bà Mai Liên thật sự chưa hiểu rõ về điều khoản trên và đề
nghị ông Minh là giám đốc phụ trách sản xuất giải thích thêm.

Ông Minh đã sử dụng dùng biểu đồ dưới đây để giải thích:


17

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

0,3% 90g ?
Quá trình cho hỗn hợp nguyên liệu vào khuôn do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nên
trọng lượng thực tế của các thanh kẹo luôn dao động. Ông Minh cho biết trọng lượng của sản
phẩm có phân phối chuẩn với trọng lượng mỗi thanh sẽ xấp xỉ bằng 90 gram với độ lệch tiêu
chuẩn là 2 gram. Tuy nhiên với quy trình sản xuất hiện tại thì công ty có thể bảo đảm trong
tổng số sản phẩm ra sẽ không quá 0,3% thanh kẹo có trọng lượng ít hơn 90 gram - ông Minh
nói thêm 0,3% đó là diện tích phía bên trái của đường cong phân phối chuẩn. Căn cứ vào sự
giải thích của ông Minh:
1. Anh (Chị) hãy xác định trọng lượng trung bình (giá trị thực) của sản phẩm?
2. Ông Minh trình bày một đề án cải tiến lại quá trình sản xuất: hiệu quả của việc cải tiến sẽ
làm giảm dao động ở công đoạn cho nguyên liệu vào khuôn với độ lệch tiêu chuẩn chỉ
còn 1,2 gram. Trong trường hợp này giá trị thực của trọng lượng trung bình của sản phẩm
sẽ là bao nhiêu?
3. Chi phí của đề án cải tiến quá trình sản xuất của ông Minh là 200 triệu đồng. Theo Anh
(Chị) nếu thực hiện đề án đó thì hiệu quả kinh tế sẽ như thế nào? Được biết giá 1 kg hỗn
hợp nguyên liệu để sản xuất sản phẩm trên là 100 ngàn đồng.

Bài 54: Giả sử điểm thi TOEFL có phân phối chuẩn với điểm trung bình bằng 480 và độ lệch
chuẩn là 86. Cô Hà vừa tham dự kỳ thi TOEFL để chuẩn bị du học:
1. Với mong muốn nằm trong nhóm 20% có số điểm cao nhất, cô Hà cần đạt tối thiểu bao
nhiêu điểm?
2. Giả sử với 530 điểm đạt được vào kỳ thi này, cô Hà có thực hiện được mong muốn hay
không? Hãy cho biết thứ hạng của cô Hà.

Bài 55: Giả sử chiều cao của các em nam sinh Việt Nam tuổi 17 có phân phối xấp xỉ chuẩn
với trung bình là 162cm và phương sai bằng 18. Chọn ngẫu nhiên một học sinh nam lứa tuổi
17. Tính xác suất học sinh đó có chiều cao từ 164cm đến 168cm.
Trong một lớp gồm 50 em nam ở lứa tuổi 17, thì trung bình có bao nhiêu em có chiều cao từ
164cm đến 168cm?
18

BAØI TAÄP
Bài 56: Tuổi của các phụ nữ sinh con đầu lòng có phân phối xấp xỉ chuẩn với trung bình là
26,4 và độ lệch tiêu chuẩn bằng 3,2. Hãy tính:

1. Tỉ lệ phụ nữ sinh con đầu lòng có độ tuổi dưới 20?


2. Được biết 1/4 phụ nữ sinh con đầu lòng khi đã ở độ tuổi X trở lên. Hãy xác định tuổi X?

Bài 57: Giả sử X ~ Bin(150, 0,70). Hãy chứng tỏ có thể sử dụng phân phối chuẩn tính một
cách xấp xỉ, và tính các xác suất: P(X ≥ 100), P(X > 100), P( 90 < X < 110).

Bài 58: 30% các giáo viên có thâm niên trên 25 năm có các vấn đề về bệnh viêm họng. Hãy
ước lượng xác suất có nhiều hơn 35 người có các vấn đề về bệnh viêm họng trong một mẫu
ngẫu nhiên 80 giáo viên có thâm niên trên 25 năm.

Bài 59: Công ty Z sản suất các loại bia và các loại nước uống có gas. Khi vận chuyển hàng từ
kho của công ty tới các đại lý, mỗi xe vận chuyển 1000 chai bia và 2000 chai nước uống có
gas. Số liệu của công ty cho biết tỷ lệ chai bia và nước uống có gas bị vỡ lần lượt là 0,3% và
0,5%.
1. Tính xác suất có ít nhất một chai bia bị vỡ.
2. Nhân viên vận chuyển được thưởng nếu không có hơn một chai bị vỡ. Tính xác suất nhân
viên vận chuyển được thưởng.
19

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

PHAÂN PHOÁI MAÃU

Bài 60: Doanh số (triệu đồng) của một cửa hàng thương mại trong 5 tháng ghi nhận được như
sau: 300, 350, 250, 300, 400. Giả sử doanh số trong 5 tháng trên đây được xem như là một
tổng thể.
1. Với n = 2, hãy tính giá trị trung bình của các trung bình mẫu và sai số chuẩn. Trình bày
phân phối của trung bình mẫu (bằng bảng và bằng đồ thị).
2. Với n = 3, sai số chuẩn sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích ý nghĩa của sự khác biệt.
3. Tổng quát, khi kích thước mẫu tăng lên thì sai số chuẩn của trung bình mẫu sẽ thay đổi
như thế nào? Hãy minh họa bằng đồ thị.

*Bài 61: Số ngày nghỉ trong năm của 5 nhân viên trong một doanh nghiệp nhỏ như sau: 5, 4,
6, 3, 2. Giả sử 5 nhân viên trên đây được xem như là một tổng thể.
Yêu cầu:
1. Tính trung bình tổng thể.
2. Chọn mẫu theo cách thức không có trả lại với kích thước mẫu bằng 2.
a. Hãy liệt kê tất cả các mẫu có thể chọn và tính các giá trị trung bình mẫu.
b. Tính trung bình của tất cả giá trị trung bình mẫu.
3. Chọn mẫu theo cách thức có trả lại với kích thước mẫu bằng 2.
a. Hãy liệt kê tất cả các mẫu có thể chọn và tính các giá trị trung bình mẫu.
b. Tính trung bình của tất cả giá trị trung bình mẫu.
4. Từ kết quả tính toán trên đây, hãy cho nhận xét.

*Bài 62: Ở một công ty, số lượng sản phẩm xuất xưởng đạt yêu cầu kỹ thuật tính trung bình
một ngày là 48 với độ lệch chuẩn 10,3. Lượng sản phẩm xuất xưởng đạt yêu cầu trong 100
ngày được ghi nhận, và giám đốc công ty hứa sẽ thưởng cho toàn bộ nhân viên công ty trong
dịp lễ 1/5 sắp tới nếu lượng sản phẩm đạt yêu cầu tính trung bình của mẫu 100 ngày này vượt
quá 50. Hãy tính khả năng các nhân viên ở công ty được thưởng.

Bài 63: Một tổng thể có phân phối chuẩn với trung bình là 60 gram và độ lệch tiêu chuẩn
bằng 12 gram. Chọn ngẫu nhiên 9 phần tử từ tổng thể đó. Hãy tính xác suất để trung bình
mẫu:
1. Lớn hơn 63.
2. Nhỏ hơn 56.
3. Trong khoảng từ 56 đến 63.

Bài 64: Một tổng thể gồm 7 nhân viên, mức lương ngày của mỗi nhân viên cho trong bảng
sau:
20

BAØI TAÄP
Nhân viên Mức lương (ngàn đồng/ngày)
A 70
B 70
C 80
D 80
E 70
G 80
H 90
Yêu cầu:
1. Tính trung bình tổng thể.
2. Chọn mẫu theo cách thức không có trả lại với kích thước mẫu bằng 3.
a. Hãy liệt kê tất cả các mẫu có thể chọn và tính các giá trị trung bình mẫu.
b. Tính trung bình của tất cả giá trị trung bình mẫu.
3. Từ kết quả tính toán, hãy cho nhận xét.

*Bài 65: Mẫu ngẫu nhiên 100 khách hàng ở một siêu thị được chọn ngẫu nhiên để ước lượng
số tiền chi tiêu trung bình cho việc mua sắm ở siêu thị trong một tháng. Độ lệch tiêu chuẩn về
số tiền chi tiêu cho việc mua sắm ở siêu thị xem như đã biết (từ nghiên cứu ở các siêu thị
tương tự) là 200 ngàn đồng. Hãy tính:
1. Xác suất để trung bình mẫu không vượt quá 50 ngàn đồng so với trung bình tổng thể.
2. Xác suất để trung bình mẫu nhỏ hơn trung bình tổng thể từ 30 ngàn đồng trở lên.
3. Giả sử số tiền chi tiêu trung bình cho việc mua sắm ở siêu thị của một khách hàng trong
một tháng là 600 ngàn đồng. Hãy tính xác suất để

khác biệt giữa trung bình tổng thể và trung bình mẫu không vượt quá 20 ngàn đồng.

Bài 66: Một tổng thể không có phân phối chuẩn với trung bình là 750, độ lệch tiêu chuẩn là
50. Với một mẫu gồm 49 phần tử chọn từ tổng thể đó, hãy tính xác suất để trung bình mẫu:
1. Nhỏ hơn 740.
2. Trong khoảng từ 740 đến 760.
3. Trong khoảng từ 760 đến 770.
4. Lớn hơn 770.

Bài 67: Được biết tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của một nhà máy là 0,95. Chọn
ngẫu nhiên 120 sản phẩm. Tính sai số chuẩn của tỷ lệ mẫu.

Bài 68: Số liệu thống kê thu thập trong một tháng ở một nhà hàng cho thấy 80 trong số 120
khách hàng nước ngoài thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hãy tính sai số chuẩn của tỷ lệ mẫu.

Bài 69: Tuổi thọ bóng đèn hình của hãng Flatron giả sử có phân phối chuẩn với trung bình là
10.000 giờ và độ lệch tiêu chuẩn bằng 300 giờ. Với một mẫu gồm 36 sản phẩm, hãy xác định:
1. Sai số chuẩn của trung bình mẫu.
21

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
2. Giải thích ý nghĩa của kết quả vừa tìm được ở (1).
3. Sai số chuẩn của trung bình mẫu sẽ thay đổi ra sao nếu cỡ mẫu tăng lên gấp bốn.

Bài 70: Độ bền một loại vỏ xe của hãng Goodyear có phân phối chuẩn với độ bền trung bình
là 38.000 km, độ lệch tiêu chuẩn bằng 3.000 km.
Một doanh nghiệp sửa chữa ô tô mua 20 vỏ xe của hãng Goodyear để lắp cho 5 chiếc ô tô của
khách hàng.
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Xác suất để 20 sản phẩm nói trên bị hỏng trước 36.000 km.
2. Xác suất để độ bền của 20 sản phẩm nằm trong khoảng 1000 km so với trung bình.
3. Xác suất để độ bền trung bình của 4 vỏ xe lắp cho một chiếc ô tô bất kỳ thấp hơn 35000
km.

4. Xác suất để 4 vỏ xe lắp cho một chiếc ô tô bất kỳ có độ bền rơi vào khoảng 1.200 km so
với trung bình.

Bài 71: Số liệu của công ty điện thoại một địa phương cho thấy thời gian trung bình của một
cuộc điện đường dài là 5 phút với phương sai bằng 2,25. Giả sử thời gian của các cuộc điện
đường dài có phân phối chuẩn.
Yêu cầu:
1. Tính xác suất để thời gian của một cuộc điện đường dài từ 3 đến 6 phút.
2. Với một mẫu gồm 16 cuộc điện, hãy tính xác suất để thời gian trung bình của mẫu đó từ 3
đến 6 phút. So sánh kết quả giữa câu 1 và câu 2, hãy cho nhận xét.
3. Tính xác suất của một cuộc điện có thời gian kéo dài hơn 5 phút.

Bài 72: Hãng Sony tung ra thị trường sản phẩm “AM/FM Walkman” sử dụng pin đôi có tuổi
thọ trung bình là 35 giờ. Được biết tuổi thọ của pin có phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn
bằng 5,5 giờ. Để kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyên viên kỹ thuật của hãng chọn ngẫu
nhiên 25 bộ pin:
1. Có thể nói gì về hình dáng phân phối của trung bình mẫu.
2. Tính sai số chuẩn của trung bình mẫu.
3. Tính xác suất để tuổi thọ của trung bình mẫu trong khoảng từ 34,5 giờ đến 36 giờ.
4. Tính xác suất để tuổi thọ của trung bình mẫu ít hơn 33 giờ.

Bài 73: Số liệu của Viện Thống Kê Quốc Gia công bố tuổi trung bình của nam khi kết hôn lần
đầu là 26,5, và tổng thể có phân phối lệch phải. Chọn ngẫu nhiên 64 người (nam) kết hôn lần
đầu, kết quả cho thấy độ lệch tiêu chuẩn bằng 4,5.
1. Tính xác suất để tuổi trung bình của họ trong khoảng từ 24 đến 28.
2. Tính xác suất để tuổi trung bình của họ lớn hơn 28.
3. Tính xác suất để tuổi trung bình của họ ít hơn 24.
22

BAØI TAÄP
Bài 74: Doanh số bán trung bình mỗi cửa hàng của một công ty bán lẻ trong năm 20XX là
3400 triệu đồng với độ lệch tiêu chuẩn bằng 250 triệu đồng. Chọn ngẫu nhiên 36 cửa hàng để
khảo sát.
1. Hãy xác định sai số trung bình mẫu.
2. Giả sử công ty có mạng lưới bán lẻ gồm 100 cửa hàng, hãy xác định sai số trung bình
mẫu.

ÖÔÙC LÖÔÏNG &


KIEÅM ÑÒNH GIAÛ THUYEÁT

Bài 75: Một tổ chức xã hội vừa thực hiện một nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc
sử dụng thuốc lá. Số liệu điều tra trên một mẫu 81 người hút thuốc lá thường xuyên cho thấy
mức chi cho thuốc lá trung bình một tuần là 150 ngàn đồng với độ lệch chuẩn bằng (s) 60
ngàn đồng.
1. Mức chi trung bình một tuần của những người hút thuốc lá thường xuyên là bao nhiêu?
2. Tìm khoảng tin cậy 90% cho mức chi tiêu trung bình hàng tuần của những người hút
thuốc lá thường xuyên.
3. Tìm khoảng tin cậy 98% cho mức chi tiêu trung bình hàng tuần của những người hút
thuốc lá thường xuyên.

Bài 76: Trong một kỳ thi của một trung tâm Anh ngữ, người ta chọn ngẫu nhiên 49 bài thi và
đếm số lỗi viết sai chính tả. Kết quả cho thấy số lỗi trung bình của mỗi bài là 6,5 và độ lệch
chuẩn bằng 3,44. Hãy tính:
1. Số lỗi trung bình mỗi bài của tất cả các bài thi?
2. Tìm khoảng tin cậy 90% về số lỗi trung bình của tất cả các bài thi?
3. Với độ tin cậy 95%, nếu muốn sai số ước lượng cho số lỗi trung bình không quá  1,2 thì
cần chọn bao nhiêu bài thi để kiểm tra?

Bài 77: Một cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu số giờ xem ti vi trung bình một tuần
của học sinh tiểu học. Kết quả ở một cuộc điều tra thí điểm cho thấy số giờ xem ti vi trung
bình là 15 giờ với độ lệch chuẩn bằng 6 giờ. Với độ tin cậy 95%, nếu muốn sai số ước lượng
không quá 1,2 giờ, thì cần chọn bao nhiêu học sinh để điều tra?

Bài 78: Một mẫu ngẫu nhiên 16 khách hàng sử dụng dịch vụ ATM (rút tiền tự động) thuộc hệ
thống của một ngân hàng thương mại được ghi nhận về thời gian (giây) thực hiện xong một
dịch vụ:

65 30 40 58 26 60 75 45
23

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
50 36 76 34 38 50 44 56

Giả sử thời gian thực hiện dịch vụ qua ATM có phân phối chuẩn.
1. Hãy tìm khoảng tin cậy 95% cho thời gian trung bình thực hiện dịch vụ qua ATM.
2. Có thể nói rằng trung bình thời gian thực hiện dịch vụ qua ATM tối đa là một phút được
không?

Bài 79: Một loại nước chấm muốn thâm nhập vào thị trường X thì hàm lượng chất 3-MCPD
không được vượt quá 1,5mg/kg. Từ một lô hàng của công ty Y người ta chọn ngẫu nhiên 16
sản phẩm, kết quả xác định hàm lượng 3-MCPD của mẫu trên như sau:

1,6 1.8 1,6 1,4 1,6 1,5 1,8 1,3


1,4 1,8 1,9 1,6 1,4 1,8 1.3 1,7

Được biết hàm lượng chất 3-MCPD trong loại sản phẩm nói trên có phân phối chuẩn.
1) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng hàm lượng chất 3MCPD trung bình của lô hàng
2) Với mức ý nghĩa 2,5%, lô hàng trên có đạt tiêu chuẩn để được nhập vào thị trường X
hay không?
3) Tính giá trị p (một cách gần đúng).

Bài 80: Căn cứ vào số liệu của bài tập 15: n=100 hộ
1. Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng mức tiêu thụ điện trung bình của các hộ gia đình.
2. Giá trung bình của điện sinh hoạt là 800 đồng/1kwh. Hãy ước lượng mức chi phí sử dụng
điện trung bình mỗi tháng của các hộ gia đình.
3. Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu thụ điện mỗi tháng
từ 160 kwh trở lên.

Bài 81: Một mẫu 36 quan sát chọn từ tổng thể có phân phối chuẩn. Kết quả cho thấy trung
bình mẫu là 21 và độ lệch tiêu chuẩn bằng 5. Hãy thực hiện kiểm định giả thuyết sau:
H0:  = 20
H1:   20
Với mức ý nghĩa 0,05, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Kết luận về giả thuyết H0.
4. Xác định giá trị p.

Bài 82: Một mẫu gồm 49 quan sát chọn ngẫu nhiên từ tổng thể có phân phối chuẩn. Kết quả
cho thấy trung bình mẫu bằng 448 gram với phương sai là 30,25. Hãy thực hiện kiểm định giả
thuyết sau:
H0:   450
H1:   450
24

BAØI TAÄP
Với mức ý nghĩa 0,01, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Kết luận về giả thuyết H0.
4. Xác định giá trị p.

Bài 83: Một mẫu gồm 64 quan sát chọn ngẫu nhiên từ tổng thể có phân phối chuẩn. Kết quả
cho thấy trung bình mẫu bằng 252 gram với phương sai là 14,44. Hãy thực hiện kiểm định giả
thuyết sau:
H0:   250
H1:   250
Với mức ý nghĩa 0,1, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Kết luận về giả thuyết H0.
4. Xác định giá trị p.

Bài 84: Chuyên viên kiểm tra chất lượng của một nhà máy sản xuất bóng đèn chọn ngẫu
nhiên 16 sản phẩm: kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình là 925 giờ.
Biết tuổi thọ sản phẩm có phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn bằng 45 giờ.
Yêu cầu:
1. Tìm khoảng tin cậy của tuổi thọ sản phẩm với độ tin cậy 90%, và 95%. Hãy cho nhận xét.
2. Giám đốc sản xuất của nhà máy cho biết tuổi thọ của sản phẩm không ít hơn 950 giờ. Lời
tuyên bố đó có thể tin được không?

Bài 84 bis.Chuyên viên kiểm tra chất lượng của một nhà máy sản xuất bóng đèn chọn ngẫu
nhiên 16 sản phẩm: kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình là 925 giờ và độ lệch chuẩn bằng 45
giờ.
Biết tuổi thọ sản phẩm có phân phối chuẩn.
Yêu cầu:
1) Tìm khoảng tin cậy của tuổi thọ sản phẩm với độ tin cậy 90%, và 95%. Hãy cho nhận
xét.
2) Giám đốc sản xuất của nhà máy cho biết tuổi thọ của sản phẩm không ít hơn 950 giờ.
Lời tuyên bố đó có thể tin được không?

*Bài 85: Độ bền sản phẩm của nhà máy sản xuất vỏ xe giả sử có phân phối chuẩn. Chuyên
viên kiểm tra chất lượng của nhà máy chọn ngẫu nhiên 16 sản phẩm. Kiểm tra độ bền (ngàn
km) của sản phẩm, kết quả như sau:

22,42 18,36 21,46 19,20 23,40 27,38 23,46 23,51


20,62 26,47 19,75 20,30 17,84 26,34 28,27 24,73
25

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
Yêu cầu:
1. Tìm khoảng tin cậy 95% của độ bền trung bình sản phẩm của nhà máy trên.
2. Tìm khoảng tin cậy 95% của phương sai về độ bền của sản phẩm.
3. Giám đốc của nhà máy tuyên bố độ bền của sản phẩm ít nhất là 20.000 km. Lời tuyên bố
của giám đốc nhà máy có tin được không?Kết luận với mức ý nghĩa 5%.

Bài 86: Trở lại dữ liệu ở bài tập 3, giả sử chiều cao của thanh niên có phân phối chuẩn. Hãy
ước lượng khoảng tin cậy 95% về chiều cao trung bình của thanh niên ở địa phương. Có ý
kiến cho rằng chiều cao trung bình của thanh niên ở địa phương trên là 162cm. Ý kiến của
Anh (Chị) như thế nào? Hãy chứng minh bằng phép kiểm định.

Bài 87: Tổng số công nhân của một công ty là 1250 người. Một mẫu ngẫu nhiên gồm 25
người cho thấy mức lương trung bình mỗi công nhân là 262 ngàn đồng/tuần với độ lệch tiêu
chuẩn 45 ngàn đồng. Giả sử mức lương tuần của công nhân xấp xỉ phân phối chuẩn.
Yêu cầu:
1. Tìm khoảng tin cậy 90% của mức lương trung bình tuần của công nhân trong doanh
nghiệp.
2. Ước lượng tổng mức lương tuần của tất cả công nhân trong doanh nghiệp. Kết luận với
độ tin cậy 90%.

Bài 88: Trở lại số liệu của bài 68, giả sử không biết tuổi thọ trung bình của sản phẩm. Nhân
viên kiểm tra chất lượng của nhà máy chọn ngẫu nhiên 49 sản phẩm. Kết quả cho thấy tuổi
thọ trung bình là 9.800 giờ và độ lệch tiêu chuẩn bằng 320 giờ. Căn cứ vào mẫu đó, hãy:
1. Xác định sai số trung bình mẫu.
2. Ước lượng tuổi thọ trung bình của sản phẩm với độ tin cậy 99%.

*Bài 89: Một nhà sản xuất các loại nước giải khát vừa tung ra thị trường một sản phẩm mới
có dung tích ghi trên bao bì là 1500 ml. Quá trình sản xuất dao động nên dung tích thực của
sản phẩm luôn có sự khác biệt. Để bảo đảm uy tín đối với khách hàng, nhà sản xuất muốn
dung tích thực mỗi chai không được ít hơn dung tích đã ghi. Mặt khác, họ cũng không muốn
dung tích thực nhiều hơn số lượng đã ghi vì ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng. Hôm nay vào
8 giờ sáng, chuyên viên kiểm tra chất lượng của nhà máy chọn ngẫu nhiên 16 sản phẩm, kết
quả cho thấy dung tích trung bình

bằng 1495 ml. Được biết tổng thể có phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn 4,25 ml.

Yêu cầu:
1. Tìm khoảng tin cậy 95% cho trung bình của tổng thể.
2. Số liệu trên có chứng tỏ rằng dung tích thực của sản phẩm ít hơn số lượng đã ghi trên bao
bì hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 0,05.
26

BAØI TAÄP
Bài 90: Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty Huỳnh Quang thực hiện một
nghiên cứu để đánh giá chất lượng sản phẩm. Chọn ngẫu nhiên 16 sản phẩm và kiểm tra tuổi
thọ (giờ). Kết quả ghi nhận như sau:

500 530 520 515 540 520 530 515


520 510 510 525 530 540 510 525

Yêu cầu:
1. Được biết tuổi thọ của loại bóng đèn nói trên có phân phối chuẩn. Hãy tìm khoảng tin cậy
của tuổi thọ trung bình với độ tin cậy 95%. Nếu muốn khoảng tin cậy 95% khi ước lượng
tuổi thọ trung bình của sản phẩm không rộng quá 5 giờ thì cần phải chọn ít nhất bao
nhiêu sản phẩm để kiểm tra?
2. Tìm khoảng tin cậy 95% của phương sai và độ lệch tiêu chuẩn về tuổi thọ của sản phẩm.

Bài 91: Thời gian tự học trong ngày (giờ) của 100 sinh viên năm thứ I (được chọn ngẫu
nhiên) ở một trường ĐH ghi nhận được như sau:

Thời gian tự học (giờ) Số SV


<4 25
4–5 35
5-7 25
7 15

Hội sinh viên của trường cho rằng trung bình sinh viên năm thứ I của trường dành ít nhất 5
giờ trong một ngày để tự học. Dựa vào số liệu trên, niềm tin này có được xác nhận không?

Bài 92: Dữ liệu sau đây trình bày kết quả phân nhóm một mẫu 260 con của một loại cá da
trơn.

Chiều dài (cm) Số con


7,5 – 10,0 35
10,0 – 12,5 70
12,5 – 15,0 80
15,0 – 17,5 20
17,5 – 20,0 13
20,0 – 22,5 30
22,5 – 25 12

Theo quy định cá khai thác là hợp pháp nếu cá có kích thước ít nhất bằng 15 cm. Anh (Chị)
hãy:
1. Ước lượng tỉ lệ cá có thể khai thác hợp pháp, với độ tin cậy 95%.
27

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
2. Hiệp hội bảo vệ nguồn lợi thủy sản tuyên bố rằng tỷ lệ cá có thể được khai thác hợp pháp
là 30%. Với mức ý nghĩa 5%, Anh (Chị) hãy nhận định về tuyên bố nói trên.

Bài 93: Một công ty dược phẩm quan tâm đến mức độ tạp chất trong sản phẩm (thuốc viên),
tối đa không được vượt quá 3%. Lấy mẫu ngẫu nhiên 100 viên thuốc từ một lô sản phẩm, mức
độ tạp chất trung bình là 3,09%. Giả sử rằng mức độ tạp chất tuân theo phân phối chuẩn với
độ lệch chuẩn 0,5%.

Yêu cầu:
1. Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho mức độ tạp chất.
2. Ở mức ý nghĩa 5% có thể nói rằng mức độ tạp chất trong sản phẩm tối đa là 3% được
không?
3. Tính toán giá trị p (p-value).
4. Giả sử rằng kiểm định được thực hiện hai bên. Không cần tính toán, hãy cho biết p-value
sẽ thay đổi ra sao? (lớn hơn, nhỏ hơn, hay không thay đổi so với kết quả ở (3).
5. Ở bài tập này, theo Anh (Chị), nên thực hiện kiểm định hai bên hay một bên? Tại sao?

Bài 94: Trưởng phòng nhân sự một công ty muốn ước lượng số ngày nghỉ trung bình trong
năm do yếu tố con ốm của công nhân nữ. Chọn ngẫu nhiên 16 công nhân nữ, ghi nhận số
ngày nghỉ trong năm của họ do con ốm. Giả sử tổng thể có phân phối chuẩn, độ lệch chuẩn là
4 ngày.

Yêu cầu:
1. Số ngày nghỉ trung bình của công nhân nữ được ước lượng trong khoảng từ 13 đến 15
ngày, hãy xác định độ tin cậy?
2. Nếu muốn khoảng tin cậy 85% của trung bình tổng thể thay đổi trong khoảng  0,5 ngày
so với trung bình mẫu thì cần lấy mẫu bao nhiêu công nhân nữ?
3. Ở mức ý nghĩa 1%, có thể kết luận rằng số ngày nghỉ trung bình trong năm do con ốm
của nữ công nhân ở công ty là 16 được không?

Bài 95: Một dây chuyền đóng gói, nếu hoạt động bình thường, sẽ cho ra sản phẩm với trọng
lượng trung bình là 550 gram. Chọn ngẫu nhiên 9 sản phẩm, trọng lượng (gram) ghi nhận
được như sau:

606 545 545 584 592 569 542 595 589

Hãy ước lượng khoảng tin cậy 90% cho trọng lượng trung bình của sản phẩm. Giả sử tổng
thể phân phối chuẩn, ở mức ý nghĩa 0,1, có thể kết luận rằng dây chuyền hoạt động bình
thường được không?

Bài 96: Chọn ngẫu nhiên 12 mẫu nguyên liệu, ghi nhận tỉ lệ tạp chất (%) như sau:
2,8 3 3,1 1,8 1,9 3,4
2 2,4 3 2,7 1,9 2,5
28

BAØI TAÄP
Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho tỉ lệ tạp chất trung bình và biến thiên về tỉ lệ tạp chất
trong nguyên liệu. Ở mức ý nghĩa 5%, có thể nói rằng tỉ lệ tạp chất trung bình là 2,5% được
không?

Bài 97: Một hãng sản xuất vỏ xe quảng cáo rằng sản phẩm X của hãng có thể sử dụng 100
ngàn km. Một công ty vận tải mua 64 sản phẩm X, sau một thời gian sử dụng kết quả cho thấy
độ bền trung bình là 98,5 ngàn km và độ lệch chuẩn bằng 12 ngàn km.

Yêu cầu:
1. Phát biểu giả thuyết (Đặt GT)/Hypothesis statement)
2. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
3. Với mức ý nghĩa 5%,; hãy cho nhận xét lời quảng cáo của nhà sản xuất?
4. Tính giá trị p.

Bài 97 bis: Một hãng sản xuất vỏ xe quảng cáo rằng sản phẩm Y của hãng có thể sử dụng
không dưới 100 ngàn km. Một công ty vận tải mua 49 sản phẩm Y, sau một thời gian sử dụng
kết quả cho thấy độ bền trung bình là 98,5 ngàn km và độ lệch chuẩn bằng 12 ngàn km.

Yêu cầu:
5. Phát biểu giả thuyết.
6. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
7. Với mức ý nghĩa 5%, số liệu trên có chứng tỏ rằng độ bền trung bình của sản phẩm ít hơn
so với lời quảng cáo hay không?
8. Tính giá trị p.

Bài 98: Cho giả thuyết dưới đây:


H0: p= 0,75
H1: p 0,75
Một mẫu ngẫu nhiên gồm 150 quan sát cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,77. Với mức ý nghĩa 0,05,
hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p.
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 99: Cho giả thuyết dưới đây:


H0: p  0,60
H1: p  0,60
Một mẫu gồm 120 quan sát cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,54. Với mức ý nghĩa 0,025, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
29

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 100: Cho giả thuyết sau đây:


H0: p  0,80
H1: p  0,80
Một mẫu gồm 200 quan sát cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,815. Với mức ý nghĩa 0,025, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0.

*Bài 101: Chọn ngẫu nhiên 500 công dân của một nước để thăm dò ý kiến về chương trình
phát triển năng lượng hạt nhân của chính phủ trong tương lai. Kết quả cho thấy 350 người
không ủng hộ chương trình đó của chính phủ. Với độ tin cậy 90%, hãy tìm khoảng tin cậy về
tỷ lệ công dân không ủng hộ chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của chính phủ. Nếu
muốn sai số khi ước lượng tỷ lệ của tổng thể không quá 0,04, với độ tin cậy 90%, thì phải
chọn mẫu ít nhất bao nhiêu người?

Bài 102: Giám đốc một công ty muốn đưa ra một sản phẩm mới. Để ra quyết định, một khảo
sát được thực hiện nhằm ước lượng tỉ lệ khách hàng sẽ mua sản phẩm mới. Với độ tin cậy
95%, nếu muốn sai số ước lượng trong khoảng 5%, thì cần chọn mẫu bao nhiêu khách hàng?

Bài 103: Phỏng vấn ngẫu nhiên 250 khách du lịch nước ngoài thì thấy có 78 người đã từng đi
du lịch đến Việt Nam trước đó. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ khách quay lại Việt Nam lần hai
không quá 30%1. Dựa vào mẫu phỏng vấn trên, Anh (Chị) có nhận xét gì về ý kiến này?

Bài 104: Cơ quan cảnh sát giao thông cho rằng nhiều nhất là 10% người lái xe gắn máy 100
phân khối trở lên không có bằng lái. Chọn ngẫu nhiên 150 người lái xe, kết quả kiểm tra cho
thấy 133 người có bằng lái. Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết ý kiến của Anh (Chị) về nhận
định của cơ quan cảnh sát giao thông.

Bài 105: Một trung tâm cai nghiện ma túy công bố rằng tỉ lệ bệnh nhân sau khi đã được điều
trị bị nghiện trở lại trong vòng một năm nhiều nhất là 10%. Theo dõi 120 bệnh nhân được
điều trị của trung tâm cho thấy số người tái nghiện trong vòng một năm là 18 người. Với mức
ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng công bố của trung tâm là ít hơn so với thực tế hay không?

*Bài 106: Ban giám đốc của hệ thống một siêu thị nhận định rằng ít nhất 70% khách hàng
của siêu thị có số tiền mua sắm mỗi lần từ 100 ngàn đồng trở lên. Chọn ngẫu nhiên 250 khách

1
http://forum.vietnamtourism.com.vn/yaf_postst1629_Vn-ho225-du-lch--nh236n-t-ph237a-
ch-nh224.aspx
30

BAØI TAÄP
hàng, kết quả cho thấy có 170 khách hàng chi tiêu nhiều hơn 100 ngàn đồng.

1. Phát biểu giả thuyết.


2. Với mức ý nghĩa 0,05, hãy kết luận về tuyên bố nói trên.
3. Tính giá trị p.

Bài 107: Với mẫu ngẫu nhiên 266 khách hàng mua sản phẩm điện tử, 26 người cho rằng giá
cả là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn nhãn hiệu. Hãy ước lượng khoảng
tin cậy 80% cho tỉ lệ của tổng thể. Một nhà thống kê dựa vào thông tin này ước lượng tỉ lệ của
tổng thể trong khoảng từ 0,08 đến 0,116. Độ tin cậy của ước lượng này là bao nhiêu? Ở mức ý
nghĩa 5%, có thể nói rằng ít nhất 15% khách hàng cho rằng giá cả là tiêu chuẩn quan trọng
nhất được không?

Bài 108: Cho giả thuyết sau đây:


H0: 1 - 2 = 0
H1: 1 - 2  0
Một mẫu cặp với 15 quan sát, kết quả cho thấy trung bình của các chênh lệch d i bằng –2,24,
phương sai là 1,44. Được biết các chênh lệch d i có phân phối chuẩn. Với mức ý nghĩa 0,05,
hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p.
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 109: Nhằm giảm bớt số tai nạn giao thông trên một quốc lộ, người ta cho thiết lập hệ
thống đèn báo hiệu ở các giao lộ. Sau đây là số tai nạn giao thông ghi nhận trong vòng một
năm trên 8 giao lộ trước và sau khi có hệ thống đèn báo hiệu:

Số tai nạn xảy ra trên các giao lộ


1 2 3 4 5 6 7 8
Trước 5 7 6 4 8 8 8 5
Sau 3 5 7 0 4 6 5 2

Với mức ý nghĩa 1%, số liệu trên có chứng tỏ số tai nạn giao thông đã giảm sau khi có hệ
thống đèn báo hiệu? (Giả sử khác biệt về số tai nạn có phân phối chuẩn).

Bài 110: Một mẫu 9 người tập Aerobic được chọn ngẫu nhiên trong một câu lạc bộ thể hình.
Trọng lượng ghi nhận của họ trước và sau tám tuần luyện tập bộ môn này như sau:

Trọng lượng (kg)


1 2 3 4 5 6 7 8 9
31

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
Trước khi 60 62 55 70 57 60 62 61 59
Sau khi 58,5 61 56,8 68,8 58 59 65 59,8 58,5
Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận tập Aerobic có tác dụng làm giảm trọng lượng hay
không? (Giả sử chênh lệch trọng lượng trước và sau khi tập Aerobic có phân phối chuẩn).
Bài 111: Công ty điện lực thực hiện các biện pháp khuyến khích tiết kiệm điện. Lượng điện
tiêu thụ ghi nhận ở 15 hộ gia đình trước và sau khi có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm
điện như sau:
Lượng điện tiêu thụ trước và sau khi
Hộ gia đình khuyến khích tiết kiệm (kwh)
Trước khi Sau khi
1 70 72
2 50 55
3 115 82
4 78 65
5 76 61
6 94 76
7 85 72
8 87 68
9 69 69
10 72 77
11 77 65
12 89 62
13 134 73
14 98 105
15 88 61

Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho khác biệt giữa lượng điện tiêu thụ trước và sau khi có
các biện pháp khuyến khích tiết kiệm. Ở mức ý nghĩa 0,05, có thể nói rằng các biện pháp
khuyến khích tiết kiệm đã làm giảm lượng điện tiêu thụ trung bình của một hộ gia đình ít nhất
là 20 kwh được không? (Giả sử chênh lệch về lượng điện tiêu thụ có phân phối chuẩn)

Bài 112: Một nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh tốc độ của hai kiểu xe đua thể thao, X
và Y. Mẫu 40 tài xế và 40 xe đua mỗi loại được chọn ngẫu nhiên, mỗi tài xế sẽ lái cả hai loại
xe. Sự khác biệt về thời gian (xe X – xe Y) được ghi nhận, với trung bình là 5 giây, độ lệch
chuẩn 2,3 giây. Ở mức ý nghĩa 5%, có thể nói rằng kiểu xe nào có tốc độ cao hơn? Hãy ước
lượng khoảng tin cậy 95% cho thời gian khác biệt (tính bằng giây) giữa hai kiểu xe.

*Bài 113: Một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hóa. Tỷ lệ lãi trên vốn (%) trước và sau cổ
phần hoá của một mẫu gồm 15 doanh nghiệp được ghi nhận như sau:
32

BAØI TAÄP
Doanh Tỷ lệ lãi trên vốn (%)
nghiệp Trước cổ phần hóa Sau cổ phần hóa
1 3,5 4
2 5,1 4,8
3 4 6
4 4,2 6,8
5 5 5,2
6 6 6,4
7 5,8 6
8 6 5
9 4,5 5
10 5 5,4
11 6 6,5
12 4 5
13 5 5,6
14 6 6,2
15 5,4 6,5

Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau
khi cổ phần hoá cao hơn so với trước đây được không? (Giả sử khác biệt về tỷ lệ lãi trước và
sau cổ phần hóa có phân phối chuẩn)

Bài 114: Cho giả thuyết sau đây:


H0: 1= 2
H1: 1  2
Từ tổng thể thứ nhất người ta chọn 36 sản phẩm, kết quả cho thấy trung bình mẫu bằng 950
giờ với độ lệch tiêu chuẩn là 60 giờ. Một mẫu khác gồm 49 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai,
kết quả cho thấy trung bình bằng 980 giờ với độ lệch tiêu chuẩn là 75 giờ.
Với mức ý nghĩa 0,05, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 115: Cho giả thuyết sau đây:


H0: 1 - 2  10
H1: 1 - 2 < 10
Một mẫu gồm 12 quan sát, kết quả cho thấy trung bình mẫu bằng 54 ngàn km với độ lệch tiêu
chuẩn là 5,6 ngàn km. Một mẫu khác gồm 10 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai, kết quả cho
thấy trung bình bằng 49 ngàn km với độ lệch tiêu chuẩn là 5,2 ngàn km. Được biết hai tổng
thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau.
Với mức ý nghĩa 0,05, hãy:
33

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 116: Cho giả thuyết sau đây:


H0: 1  2
H1: 1  2
Một mẫu gồm 25 quan sát, kết quả cho thấy trung bình mẫu bằng 1540 ngàn đồng với độ lệch
tiêu chuẩn là 156 ngàn đồng. Một mẫu khác gồm 36 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai, kết quả
cho thấy trung bình bằng 1850 ngàn đồng với độ lệch tiêu chuẩn là 250 ngàn đồng. Giả sử
rằng hai tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau.
Với mức ý nghĩa 0,025, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.

2. Tính giá trị kiểm định.


3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0.

Bài 117: Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện một nghiên cứu để đánh giá chất lượng
giữa hai nhãn hiệu vỏ xe được sản xuất ra của hai nhà máy X và Y. Chọn ngẫu nhiên mỗi
nhãn hiệu 50 sản phẩm, kết quả cho thấy độ bền sản phẩm của nhà máy X là 65 ngàn km với
phương sai bằng 18, các chỉ số tương ứng của nhà máy Y là 62 và 20. Với mức ý nghĩa 5%,
có thể kết luận rằng sản phẩm của nhà máy X tốt hơn của nhà máy Y được không?

Bài 118: Một công ty sản xuất các loại sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em thực hiện một nghiên
cứu để đánh giá chất lượng của loại sữa bột Z của công ty với một sản phẩm cùng loại của
một đối thủ cạnh tranh. Một mẫu 40 trẻ sơ sinh sử dụng loại sữa Z của công ty sau 3 tháng có
mức tăng trọng lượng trung bình là 3,25 kg với độ lệch tiêu chuẩn bằng 1,2 kg. Một mẫu khác
gồm 50 trẻ sơ sinh sử dụng sữa của đối thủ cạnh tranh, sau 3 tháng có mức tăng trọng lượng
trung bình là 3,55 kg với độ lệch tiêu chuẩn bằng 1,45 kg. Ở mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận
trẻ sơ sinh khi sử dụng sản phẩm của công ty có mức tăng trọng lượng ít hơn so với sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh hay không?

Bài 119: Để so sánh mức sống dân cư ở hai vùng ngoại thành của một thành phố, ở mỗi vùng
dân cư người ta chọn 100 hộ. Một phần kết quả của cuộc nghiên cứu được cho trong bảng
sau:

Thu nhập trung bình Độ lệch tiêu chuẩn


(ng.đ/ tháng) (ngàn đồng)
Vùng A 2875 320
Vùng B 2150 270
34

BAØI TAÄP
Yêu cầu:
1. Với độ tin cậy 90%, hãy ước lượng mức khác biệt về thu nhập trung bình giữa hai vùng
dân cư.
2. Có thể kết luận rằng thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở vùng A cao hơn vùng B ít
nhất là 500 ngàn đồng hay không?

*Bài 120: Một nhà sản xuất máy đọc đĩa CD muốn biết liệu việc giảm giá 10% có làm tăng
sản phẩm tiêu thụ hay không. Trong hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của hãng, người ta
chọn ngẫu nhiên 22 cửa hàng: 10 cửa hàng vẫn bán sản phẩm với giá bình thường và 12 cửa
hàng giá bán giảm 10%. Số sản phẩm tiêu thụ ghi nhận trong một tháng như sau:

Sản phẩm tiêu thụ


của cửa hàng bán 138 121 88 115 141 125 96 95 100 145
với giá bình
thường (cái)
Sản phẩm tiêu thụ
của cửa hàng bán 128 134 152 135 114 106 112 120 98 100 142 94
giảm giá 10% (cái)

Yêu cầu: Số liệu trên có chứng tỏ rằng việc giảm giá 10% đã làm tăng lượng sản phẩm tiêu
thụ hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 5%. Hãy cho biết giả định của Anh (Chị).

Bài 121: Nhằm gây ấn tượng mạnh về “chất lượng đặc biệt với giá cả hợp lý” của nhãn hiệu
bia cao cấp mới sản xuất, công ty bia Z định giá của loại bia này thấp hơn 3 ngàn đồng so với
giá của loại bia truyền thống của công ty S – một nhãn hiệu vốn vẫn được phần lớn ngưới tiêu
dùng ưa chuộng. Khảo sát giá 2 nhãn hiệu bia nói trên ở các nhà hàng và cửa hàng ăn uống tại
thành phố H, bộ phận kinh doanh của công ty Z ghi nhận được như sau:

Giá bia của 12 14 16 13 12 14,5 12 12 14 15 14,5 15 14


công ty Z
(ng.đồng/chai
330ml)
Giá bia của 16 15,5 16 18 15 15 13 15 15 14 14 16 16
công ty S
(ng.đồng/chai
330ml)

Với mức ý nghĩa 5%, Anh (Chị) hãy giúp công ty Z kết luận xem việc định giá của công ty có
được thực hiện hay không? (Anh, Chị có thể đặt thêm giả định, nếu thấy cần thiết).

Bài 122: Bộ phận bán hàng của một công ty bách hóa thực hiện một nghiên cứu xem nơi bày
bán lưỡi dao cạo có ảnh hưởng đến lượng hàng bán hay không. Trong mạng lưới tiêu thụ của
35

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
công ty, người ta chọn ngẫu nhiên 13 cửa hàng: 7 cửa hàng đặt sản phẩm nơi quầy tính tiền; 6
cửa hàng khác sản phẩm được bày chung khu vực với các loại mỹ phẩm. Số lượng hàng bán
(hộp) mỗi tuần ghi nhận được như sau:

Nơi để sản phẩm Số lượng bán


Quầy tính tiền 107 140 100 130 120 90 120
Khu vực bán 90 83 86 94 89 93 -
mỹ phẩm

Giả sử sản phẩm tiêu thụ xấp xỉ phân phối chuẩn, có phương sai bằng nhau. Hãy so sánh mức
bán trung bình mỗi tuần giữa hai nơi trưng bày hàng. Kết luận với mức ý nghĩa  = 5%.

Bài 123: Bộ phận kiểm tra chất lượng của một doanh nghiệp sản xuất vỏ xe chọn ngẫu nhiên
một số sản phẩm của hai phân xưởng. Kết quả cho trong bảng sau:

Phân xưởng Độ bền (ngàn km)


Dưới 50 50-55 55-60 60-65 Trên 65
Phân xưởng A 7 13 30 20 10
Phân xưởng B 10 15 40 9 6

Yêu cầu:
1. Có thể kết luận độ bền trung bình của sản phẩm sản xuất giữa hai phân xưởng là không
khác nhau?
2. Giám đốc của doanh nghiệp công bố sản phẩm có thể sử dụng ít nhất là 50 ngàn km. Lời
công bố ấy có quá sự thật không?

Bài 124: Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của 2 chiến dịch khuyến
mãi khác nhau đến doanh số (triệu đồng/tuần) của một công ty sản xuất nước giải khát. Căn
cứ vào bảng kết quả dưới đây, hãy kết luận về nghiên cứu này.

t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances


Khuyến mãi 1 Khuyến mãi 2
Mean 127.0769231 97.81818182
Variance 2899.076923 748.5636364
Observations 13 11
Pooled Variance 1921.570884
Hypothesized Mean Difference 0
36

BAØI TAÄP
df 22
t Stat 1.629257885
P(T<=t) one-tail 0.05874745
t Critical one-tail 1.717144187
P(T<=t) two-tail 0.117494899
t Critical two-tail 2.073875294

Bài 125: Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của 2 mẫu thiết kế bao bì
đến số lượng bán được (hộp/tuần) của một loại kẹo chocolate. Căn cứ vào kết quả xử lý dữ
liệu dưới đây, hãy kết luận về nghiên cứu này (giải thích rõ).
Group Statistics

Std. Error
MBBI N Mean Std. Deviation Mean
SLBAN mau bao bi 1 7 114.5714 16.9692 6.4137
mau bao bi 2 6 93.1667 9.2826 3.7896

Levene’s test
for t-test for Equality of Means
Equality of
Variances
F Sig. t df Sig. Mean Std. Error
(2-tailed) Difference Difference
SL BAN Equal 3.562 0.086 2.746 11 0.019 21.4048 7.7935
variance assumed
Equal variance not 2.873 9.527 0.017 21.4048 7.4496
assumed

Bài 126: Một giảng viên dạy Toán tin rằng nam sinh viên ở các lớp ông dạy thường có kết
quả kiểm tra cao hơn các nữ sinh viên. Để kiểm chứng, ông ta chọn ngẫu nhiên 15 sinh viên
nam và 20 sinh viên nữ từ các lớp ông dạy. Các sinh viên này được làm một bài kiểm tra, kết
quả cho thấy điểm trung bình của nam là 7,9 với độ lệch chuẩn là 3,85; các chỉ số tương ứng
37

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
của nữ là 7,5 và 2,6. Với mức ý nghĩa 5%, điều tin tưởng của giảng viên trên có được xác
nhận không? (bạn có thể đặt thêm giả định, nếu thấy cần thiết).

Bài 127: Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện một nghiên cứu để đánh giá chất lượng
sản phẩm hai nhãn hiệu pin có cùng chủng loại. Chọn mỗi nhãn hiệu 15 sản phẩm, kết quả
như sau:
Nhãn hiệu Số sản phẩm Tuổi thọ trung bình Phương sai
(giờ)
A 15 160 10
B 15 157 12
Yêu cầu:
1. So sánh phương sai về tuổi thọ giữa hai nhãn hiệu, kết luận với mức ý nghĩa 5%.
2. Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng pin A có thời gian sử dụng lâu hơn pin B được
không?

Bài 128: Kết quả điều tra thể lực thanh niên của hai địa phương như sau:
Số Chiều cao (cm) Trọng lượng (kg)
Địa thanh
phương niên Trung bình Phương sai Trung bình Phương sai
A 25 161 12 52 9,2
B 30 160 11 50 10

Với mức ý nghĩa 5%, hãy:


1. So sánh phương sai về chiều cao, phương sai về trọng lượng của thanh niên giữa hai địa
phương.
2. So sánh chiều cao trung bình, trọng lượng trung bình của thanh niên giữa hai địa phương.

Bài 129: Một cuộc khảo sát mức sống của dân cư được thực hiện ở hai khu vực dân cư. Kết
quả tính toán dữ liệu về thu nhập (ngàn đồng/tháng) được tóm tắt như sau:

Khu vực A Khu vực B


n = 120 n = 130

Với mức ý nghĩa 0,05, từ số liệu trên có thể kết luận thu nhập trung bình hàng tháng của hộ
gia đình ở khu vực A cao hơn ở khu vực B ít nhất 200 ngàn đồng hay không?

Bài 130: Chủ nhân một cửa hàng bán các loại đồ điện gia dụng tự hỏi có sự khác biệt hay
không về doanh số bán của hai nhóm nhân viên bán hàng. Với một mẫu 40 ngày thuộc ca bán
hàng của nam, kết quả cho thấy doanh số bán trung bình mỗi ngày là 15,4 triệu đồng với độ
38

BAØI TAÄP
lệch tiêu chuẩn bằng 4,5 triệu đồng. Với một mẫu 50 ngày bán hàng của nhân viên nữ, kết quả
cho thấy doanh số bán trung bình một ngày là 12,5 triệu đồng với độ lệch tiêu chuẩn bằng 3,4
triệu đồng. Ở mức ý nghĩa 0,05, hãy:
1. Phát biểu giả thuyết.
2. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0.
3. Tính giá trị kiểm định.
4. Tính giá trị p và kết luận.

Bài 131: Một công ty bán các loại thức ăn nhanh có hai cửa hàng: Cửa Đông và Cửa Tây chợ
Bến Thành. Chọn ngẫu nhiên 10 ngày bán của Cửa Đông và 12 ngày bán của Cửa Tây. Kết
quả cho trong bảng sau:

Cửa Đông Cửa Tây


Trung bình (phần/ngày) 125,45 115,52
Độ lệch tiêu chuẩn 24,85 19,56

Với mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận số lượng bán trung bình một ngày của hai cửa hàng trên
là không khác nhau được không?

Bài 132: Cho giả thuyết sau:


H0: p1 = p2
H1: p1  p2
Với một mẫu gồm 250 quan sát, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,80. Một mẫu khác gồm
200 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,82. Với mức ý nghĩa
0,05, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0?

Bài 133: Cho giả thuyết sau:


H0: p1 p2
H1: p1 p2
Với một mẫu gồm 200 quan sát, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,60. Một mẫu khác gồm
180 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,65. Với mức ý nghĩa
0,025, hãy:
39

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0?

Bài 134: Cho giả thuyết dưới đây:


H0: p1 - p2  0,04
H1: p1 - p2  0,04
Với một mẫu gồm 250 quan sát, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,85. Một

mẫu khác gồm 300 quan sát chọn từ tổng thể thứ hai, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bằng 0,80.
Với mức ý nghĩa 0,025, hãy:
1. Xác định vùng bác bỏ H0.
2. Tính giá trị kiểm định.
3. Tính giá trị p
4. Kết luận về giả thuyết H0?

Bài 135: Một công ty sản xuất các loại bánh kẹo sản xuất thử một loại chocolate có vị bạc hà.
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường công ty thực hiện một khảo sát để tìm hiểu thị hiếu của
khách hàng. Một mẫu 150 người lớn được cho dùng thử sản phẩm, kết quả cho thấy 87 khách
hàng rất thích loại chocolate mới. Với một mẫu khác gồm 200 trẻ em, kết quả cho thấy 98 em
thích sản phẩm mới.
1. Ước lượng khoảng tin cậy 95% cho khác biệt về tỷ lệ ưa thích sản phẩm giữa 2 nhóm
khách hàng.
2. Số liệu trên có chứng tỏ rằng tỷ lệ thích sản phẩm mới của hai nhóm khách hàng trên là
không khác nhau hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 0,05.

Bài 136: Một sinh viên ngành quản trị kinh doanh thực hiện một nghiên cứu để đánh giá sự
ưa thích của khách hàng về các loại sữa đặc có đường. Với mẫu ngẫu nhiên 100 nam khách
hàng, kết quả cho thấy 47 khách hàng thích nhãn hiệu Lotusmilk; trong khi đó một mẫu 120
nữ khách hàng, có 65 người thích Lotusmilk.
Yêu cầu:
1. Ước lượng khoảng tin cậy 95% cho khác biệt về tỷ lệ khách hàng nam và nữ ưa thích sản
phẩm của Lotusmilk.
2. Ở mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng tỷ lệ khách hàng nữ ưa thích Lotusmilk cao hơn
tỷ lệ khách hàng nam ưa thích 5% được không?

Bài 137: Kết quả điều tra mẫu ngẫu nhiên 1500 hộ gia đình ở mỗi thành phố cho thấy số hộ
có điện thoại ở thành phố S và T lần lượt là 1250 và 1150. Hãy ước lượng khoảng tin cậy 99%
cho khác biệt về tỉ lệ hộ có điện thoại giữa hai thành phố. Ở mức ý nghĩa 1%, có thể nói rằng
tỉ lệ hộ có điện thoại ở thành phố S cao hơn thành phố T 5% được không?
40

BAØI TAÄP

PHAÂN TÍCH PHÖÔNG SAI

*Bài 138: Một phần của bảng ANOVA như sau:

Bậc tự Tổng bình Trung bình của Giá trị


Biến thiên do phương các bình phương các kiểm định
độ lệch độ lệch F
Giữa các nhóm 6 16,9
Trong nội
bộ nhóm
Tổng cộng 46 45,2

Yêu cầu:
1. Hãy hoàn tất bảng ANOVA.
2. Phát biểu giả thuyết.
3. Với mức ý nghĩa 0,05, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về trung bình giữa các
tổng thể hay không?
4. Giả sửX1= 3,7,X2 = 4,1, nhóm 1 có 7 quan sát, nhóm 2 có số quan sát ít nhất, và bằng
5. Với mức ý nghĩa 0,05, hãy so sánh trung bình của hai tổng thể 1 và 2.

Bài 139: Dựa vào thu nhập (triệu đồng/tháng), một nghiên cứu về chi tiêu dành cho giải trí
(ngàn đồng/tháng) của các hộ gia đình ở một quận được thực hiện. Kết quả bảng ANOVA từ
máy tính như sau:

Source of Variation df SS MS F F crit


Between Groups 5 198,4689 MSG 39.6 2,3156
9378
Within Groups 90 17721.4206 MSW
Total 95 17919,8895
1
Yêu cầu:
1. Hãy mô tả rõ hơn về nghiên cứu trên đây. Điền vào các chỗ còn thiếu (có dấu x) trong
bảng ANOVA.
2. Ở mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận rằng chi tiêu dành cho giải trí tính trung bình của hộ
gia đình ở các mức thu nhập khác nhau là bằng nhau được không?
Giá trị kiểm định F=0,20159 < F-crit (giá trị ngưỡng)=2,3156
41

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

Bài 140: Một nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở ngoại thành của một thành phố
được thực hiện. Khu vực ngoại thành được chia thành 7 địa bàn dân cư khác nhau, chọn ngẫu
nhiên các hộ trong từng địa bàn và ghi nhận thu nhập. Địa bàn dân cư thứ 3 có 13 hộ được
chọn, tất cả các địa bàn còn lại, mỗi địa bàn chọn 19 hộ. Kết quả ANOVA từ máy tính như
sau:

Tổng bình Bậc tự Trung bình của Giá trị


Nguồn biến thiên phương các độ do bình phương các kiểm
lệch độ lệch định F
(phương sai)
Giữa các nhóm 187,2649 6 F=3,46
Trong nội bộ nhóm 1082.4242 120 9.02
Tổng cộng 1269,6891 126

Yêu cầu:
1. Hãy hoàn tất bảng ANOVA.
2. Ở mức ý nghĩa 0,01, có thể cho rằng thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở các địa
bàn dân cư khác nhau là như nhau được không?
Giá trị kiểm định F=3,46 > Giá trị ngưỡng (critical value) F=2,96.
Bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa 1%.
 Mức ý nghĩa 5%. Giá trị ngưỡng F=2,17

Bài 141: Một phần kết quả cho bởi SPSS như sau:

Sources df Sum of Mean squares F


squares
Between group k-1=3 57258 19086 14.8
Within group 34 43836 1289.3
Total 37 101094

Yêu cầu:
1. Phát biểu giả thuyết.
2. Xác định vùng bác bỏ giả thuyết H0. ???????????????
3. Kết luận về trung bình giữa các tổng thể. Sử dụng mức ý nghĩa 0,01.

*
42

BAØI TAÄP

Bài 142: Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh tuổi thọ (giờ) của 4 nhãn hiệu pin: A, B,
và C và D. Kết quả ghi nhận được như sau:

Hiệu A Hiệu B Hiệu C Hiệu D


15 14 19 16
16 15 20 15
18 16 16 16
20 15 13 18
19 14 17
20
18 14.8 17 16.25 TB nhóm
16.6 TB
29.25 SSG
22 2.8 30 4.75 Ssi
59.55 SSW

Với phượng pháp ANOVA, ở mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận rằng tuổi thọ trung bình của 4
nhãn hiệu pin là không khác nhau được không? (giả định tuổi thọ pin có phân phối chuẩn,
phương sai bằng nhau). (F-crit=3.2389 > F =2.62)

Bài 143: Ba mẫu thiết kế bao bì của một loại sản phẩm được xem xét bằng cách thu thập
doanh số (triệu đồng/tuần) của mỗi loại bao bì trong một mẫu ngẫu nhiên các cửa hàng. Kết
quả được ghi nhận trong bảng sau. Với kiểm định ANOVA ở mức ý nghĩa 0,01, có thể kết
luận rằng doanh số của sản phẩm với các mẫu bao bì khác nhau là như nhau được không? (giả
định doanh số theo các mẫu bao bì có phân phối chuẩn, phương sai bằng nhau).
(F=0.88<F-crit=5.185)
43

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
Mẫu bao bì I(8) Mẫu bao bì II(5) Mẫu bao bì III(7)
18 24 19
16 25 24
29 21 24
26 31 28
29 22 15
14 29
12 32
23
20.875 24.6 24.4 TBNhom
23.04 TB
62.613 SSG
320.876 61.2 219.48 Ssi
601.556 SSW

Bài 144: Để so sánh hiệu năng của 3 loại thuốc diệt muỗi A, B, và C, người ta thực hiện một
thực nghiệm như sau: Có 21 thùng, mỗi thùng nhốt vài trăm con muỗi. Chia ngẫu nhiên các
thùng này thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7 thùng. Muỗi ở trong mỗi nhóm thùng được xịt với một
loại thuốc khác nhau A, B, hoặc C. Tỉ lệ (%) muỗi chết ghi nhận được như sau:

Thuốc diệt muỗi A Thuốc diệt muỗi B Thuốc diệt muỗi C


(7) (7) (7)
68 58 72
80 60 62
69 70 58
76 51 74
68 57 65
77 71 59
60 61 57
71.1 61.1 63.9 TBNhoms
65.4 TB
371.61 SSG
327.53 343.53 240.53 Ssi
911.59
Với kiểm định ANOVA ở mức ý nghĩa  = 0,05, có thể nói khả năng diệt muỗi (thể hiện
thông qua tỉ lệ muỗi chết trung bình) của 3 loại thuốc là như nhau được không? (giả định tỉ lệ
muỗi chết có phân phối chuẩn, phương sai bằng nhau).
(F=3.67>F-crit=3.5546)
44

BAØI TAÄP
Bài 145: Trưởng phòng kỹ thuật của một nhà máy sản xuất vỏ xe thực hiện một nghiên cứu
để đánh giá sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa 3 ca sản xuất: ca sáng, ca chiều, và ca
đêm. Chọn ngẫu nhiên một số sản phẩm để kiểm tra, kết quả ghi nhận như sau:
Thời gian Số sản Độ bền trung bình Tổng bình phương các
sản xuất phẩm (ngàn km) sai lệch
Sáng 10 25,95 6,255
Chiều 12 25,50 6,595
Đêm 15 23,75 7,555
Yêu cầu: Với mức ý nghĩa tùy theo quyết định của Anh (Chị), có thể kết luận rằng có sự khác
biệt về độ bền giữa các sản phẩm sản xuất ra ở ca sáng, ca chiều, và ca đêm hay không? Nếu
có, sự khác biệt đó như thế nào?

Bài 146: Anh Minh, trưởng phòng Marketing ở một công ty sản xuất nước ép trái cây đang
quan tâm đến cách thức tiếp thị nước táo ép – một sản phẩm mới của công ty. Các chiến dịch
quảng cáo có thể nhấn mạnh đến một trong bốn đặc điểm riêng có của sản phẩm: sự thuận tiện
khi sử dụng, chất lượng, giá cả, hoặc tính năng bổ dưỡng, phòng bệnh. Để có quyết định cuối
cùng, anh Minh thực hiện một nghiên cứu ở 4 thành phố lớn: ở mỗi thành phố, chiến dịch
quảng cáo sẽ tập trung vào một đặc điểm của sản phẩm, nhằm tạo ấn tượng mạnh đối với
khách hàng về đặc điểm đó. Số lượng sản phẩm tiêu thụ được (lon/tuần) trong 3 tháng của
chiến dịch quảng cáo được ghi nhận. Kết quả xử lý dữ liệu như sau:

SUMMARY
Groups Average Variance
Thành phố 1 (sự thuận tiện) 974.25 55223.84
Thành phố 2 (chất lượng) 1358.83 172886.7
Thành phố 3 (giá cả) 1437.66 271429.7
Thành phố 4 (tính bổ dưỡng) 1147 125698.4

Yêu cầu:
1. Hãy lập bảng ANOVA.
2. Ở mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận rằng có sự khác biệt về số lượng sản phẩm tiêu thụ
giữa các thành phố được không? Nếu có, sự khác biệt đó như thế nào?

Bài 147: Bốn trạm bảo hành và sửa chữa xe Honda ở một thành phố lớn tuyên bố rằng khách
hàng sẽ được phục vụ nhanh chóng ngay khi xe được đưa tới trạm. Giám đốc phụ trách dịch
vụ hậu mãi của hãng tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ của các trạm bảo hành, bằng cách
chọn ngẫu nhiên khách hàng đến trạm trong giờ cao điểm (9 đến 11 giờ sáng) và ghi nhận thời
gian chờ đợi của họ. Một phần kết quả tính toán cho trong bảng sau:
Trạm Số Thời gian chờ Phương sai
bảo hành khách hàng trung bình (phút)
45

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
A 3 5,133333 0,323333
B 4 8 1,433333
C 5 5,04 0,748
D 4 6,475 0,595833

Yêu cầu:
1. Lập bảng ANOVA.
2. Số liệu trên có chứng tỏ rằng thời gian chờ đợi trung bình của khách hàng ở các trạm bảo
hành của hãng là không khác nhau hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 0,05.

Bài 148: Một hãng sản xuất ô tô thực hiện một nghiên cứu để đo lường sự khác biệt về mức
nhiên liệu tiêu thụ trung bình giữa 3 loại xe: cỡ nhỏ (4 chỗ), trung bình (8 chỗ), và xe cỡ lớn
(12 chỗ). Chọn ngẫu nhiên 27 xe, kết quả tính toán cho trong bảng sau:

Loại xe Số xe Mức nhiên liệu tiêu thụ Phương sai


trung bình (lít/100 km)
Nhỏ 12 8,133333 2,343333
Trung bình 9 9,583253 2,453333
Lớn 6 10,04578 3,74853
Yêu cầu:
1. Lập bảng ANOVA.
2. Số liệu trên có chứng tỏ rằng mức nhiên liệu tiêu thụ trung bình của các loại xe là không
khác nhau hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 0,05.

Bài 149: Một phần bảng ANOVA về ảnh hưởng của loại phân bón đối với 3 giống lúa khác
nhau đến năng suất lúa được trình bày sau đây:
Bậc tự Tổng bình Trung bình của bình Giá trị
Biến thiên do phương các phương các sai lệch F
sai lệch (phương sai)
Giữa các nhóm 5 605
Giữa các khối 2 245
Sai số 150
Tổng
Yêu cầu: Hãy xác định:
1. Tổng số quan sát khi thực hiện cuộc nghiên cứu trên.
2. Hoàn tất bảng ANOVA.
3. Đặt giả thuyết H0 và giả thuyết H1.
4. Kiểm định các giả thuyết với mức ý nghĩa  = 5%.

Bài 150: Kết quả tính toán cho trong bảng ANOVA như sau:
Sources df Sum of squares Mean squares F
46

BAØI TAÄP
Between groups 4 501 1225.25 9.109
Between blocks 2 225 112.50 8.182
Error 8 110 13.75
Total 14 836
Yêu cầu: Hãy xác định
1. Tổng số quan sát khi thực hiện nghiên cứu trên.
2. Phát biểu giả thuyết.
3. Sử dụng mức ý nghĩa 0,01, hãy kết luận về trung bình của các tổng thể.

Bài 151: 4 chuyên gia tài chính được yêu cầu dự đoán về tốc độ tăng trưởng (%) trong năm
tới của 5 công ty trong ngành nhựa. Dự đoán được ghi nhận như sau:

Công ty Chuyên gia


A B C D
1 8 12 8,5 13
2 14 10 9 11
3 11 9 12 10
4 9 13 10 13
5 12 10 10 10

Hãy lập bảng ANOVA. Có thể tin rằng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình là như nhau
cho cả 5 công ty nhựa được không?

Bài 152: Một công ty vận chuyển thực hiện một nghiên cứu để xem xét về thời gian vận
chuyển (phút) giữa hai địa điểm. Số liệu thống kê về thời gian vận chuyển của 9 chuyến trong
một tuần được thực hiện trên các lộ trình và thời gian khác nhau trong ngày được thể hiện
trong bảng sau:

Thời gian Lộ trình


A B C
10-12 giờ sáng 50 65 50
1-3 giờ chiều 45 55 48
7-10 giờ tối 40 50 45

Yêu cầu: Ở mức ý nghĩa 5%, hãy kết luận xem:


1. Có sự khác biệt về thời gian vận chuyển trung bình giữa 3 lộ trình hay không? Nếu có,
công ty nên chọn lộ trình nào?
2. Có sự khác biệt về thời gian vận chuyển trung bình giữa các thời gian khác nhau trong
ngày hay không? Nếu có, công ty nên thực hiện vận chuyển vào thời gian nào?
47

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá

Bài 153: Một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét sự khác
biệt trong sự chú ý của trẻ em khi chúng xem các chương trình quảng cáo trên truyền hình về
các sản phẩm khác nhau. 5 em ở các độ tuổi khác nhau, từ 6 đến 10, được cho xem lần lượt
các chương trình quảng cáo về 3 sản phẩm khác nhau: một loại đồ chơi mới, bột dinh dưỡng,
và quần áo trẻ em. Thời gian chú ý của chúng (giây) được ghi nhận với kết quả xử lý như sau:

SUMMARY Count Average Variance


Độ tuổi 10 3 42 13
9 3 41.67 20.33
8 3 37.33 41.33
7 3 38.67 4.33
6 3 38.33 9.33

Đồ chơi 5 42 12.5
Bột dinh dưỡng 5 41.4 1.3
Quần áo 5 35.4 10.3
ANOVA
Source of Variation SS df MS F
Rows
Columns 2
Error 43.466
Total

Yêu cầu:

1. Hãy hoàn tất bảng ANOVA.


2. Ở mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận rằng có sự khác biệt về khả năng thu hút sự chú ý
của trẻ em của các chương trình quảng cáo các sản phẩm khác nhau hay không? Nếu có,
sự khác biệt đó như thế nào?

Doanh số bán của một công ty bán lẻ sau khi thực hiện chương trình khuyến mãi:
Doanh số Số ngày
(tr.đồng/ngày)
<500 12
48

BAØI TAÄP
500-550 18
550-600 15
600-650 16
650-700 34
700-750 25
750-800 20
>=800 10
Yêu cầu:
a) Ước lượng doanh số bán trung bình mỗi ngày với độ tin cậy 96%.
b) Ước lượng tỷ lệ những ngày có doanh số bán dưới 600 triệu đồng. Dùng độ tin cậy 90%.
c) Được biết doanh số bán trước khi có chương trình khuyến mãi là 700 triệu đồng/ngày.
Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận chương trình khuyến mãi đã làm thay đổi doanh số
bán.

Bài tập
Mức điện sinh hoạt tiêu thụ hàng tháng của một mẫu gồm 100 hộ gia đình sinh sống ở khu
vực thành thị được ghi nhận và trình bày trong bảng sau:
Lượng điện tiêu thụ (kwh ) Số hộ
Ít hơn 100 14
100 – 120 16
120 – 140 28
140 – 160 20
160 – 180 9
180 – 200 8
 200 5
Yêu cầu:
1/ Tìm khoảng tin cậy 98% của mức tiêu thụ điện TB của tất cả các hộ gia đình.
Gọi :

Khoảng tin 98% của μ=

Độ tin cậy 98%, Z=2,33.


2/ Ước lượng tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu thụ điện ít hơn 120 kwh. Sử dụng độ tin μcậy 88%
49

Thoáng keâ öùng duïng trong Quaûn trò, Kinh doanh vaø Nghieân cöùu kinh teá
Gọi: P: tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu thụ <120 Kwh.

Khoảng tin cậy của P=

Độ tin cậy 88%, Z=1,56.


3/ Có ý kiến cho rằng mức tiêu thụ điện TB của hộ gia đình là 125 kwh/tháng. Anh chị cho
nhận xét về ý kiến trên. Kết luận với mức ý nghĩa 4%.
Đặt GT:
Bước 1
H0: μ=125
H1: μ≠125.
Bước 2: α=4%.

Bước 3: giá trị Kđ Z=

Bước 4: Với mức ý nghĩa 4%, tìm giá trị ngưỡng: Z2%=2,06.
Giá trị kiểm định Z (3,846)> giá trị ngưỡng (2,06) : bác bỏ H0 ở mức 4%.
Kiểm định vớ mức ý nghĩa 1%..
Giá trị ngưỡng Z0,5%=2,58

Bài 2: Ba mẫu thiết kế bao bì của một loại sản phẩm được xem xét bằng cách thu thập doanh
số (triệu đồng/tuần) của mỗi loại bao bì trong một mẫu ngẫu nhiên các cửa hàng. Kết quả
được ghi nhận trong bảng sau. Với kiểm định ANOVA ở mức ý nghĩa 0,01, có thể kết luận
rằng doanh số của sản phẩm với các mẫu bao bì khác nhau là như nhau được không? (giả định
doanh số theo các mẫu bao bì có phân phối chuẩn, phương sai bằng nhau).

Mẫu bao bì I Mẫu bao bì II Mẫu bao bì III


18 24 19
16 25 24
29 21 24
26 31 28
29 22 15
14 29
12 32
23
T.B= 20,875 =24,6 =24,429 TB chung=

Lời giải:
Gọi:
μi : Doanh số TB của mẫu bao bì thứ i: i=1,2,3.
50

BAØI TAÄP
Bước 1: Đặt GT:
H0: μ1=μ2=μ3.
H1 : Không phải tất cả doanh số bán TB của 3 mẫu bao bì bằng nhau.
Bước 2: mức ý nghĩa 1%.
Bước 3. Tính giá trị KĐ
F=MSG/MSW.
MSG=SSG/(k-1) với k=3. SSG=63,168; MSG=31,584
MSW=SSW/(n-k); với n=20.
SSW=SS1+SS2+SS3=320,875+61,2+209,226=591,301
MSW=SSW/(n-k)=34,782.
Giá trị kiểm định F=MSG/MSW=0,908.

Bước 4: Giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ khi F> giá trị ngưỡng F


Tìm giá trị ngưỡng:
F2,17,1% =6,11.
Giá trị F (0,908)< giá trị ngưỡng F (6,11).
Không bác bỏ H0.
Kết luận: mẫu bao bì không ảnh hưởng đến doanh số bán.
Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ; khi đó dùng kiểm định Tukey để so sánh từng cặp trung
bình tổng thể.

Bài 3:
Tuổi thọ một loại bóng đèn của công ty H là biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn với
trung bình là 1200 giờ với độ lệch chuẩn là 100 giờ.
Sản phẩm của công ty có thời gian bảo hành là 1000 giờ.
a) Tính tỷ lệ SP cần bảo hành.
b) Công ty mong muốn tỷ lệ SP bảo hành bắng 1%. Hãy tính lại thời gian bảo hành của
sản phẩm.

You might also like