You are on page 1of 37

CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT VÀ CHI

PHÍ
HÀM SẢN XUẤT
 Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và phân phối hàng
hóa cho người tiêu dùng.
 Sản xuất là quá trình chuyển hóa đầu vào thành đầu ra là
sản phẩm.
 Hàm sản xuất thể hiện số lượng sản phẩm tối đa có thể
được sản xuất ra từ tập hợp các đầu vào cho trước và
trình độ công nghệ sẵn có.
Q = F(X1, X2, X3,… Xn)
ĐẦU VÀO CỐ ĐỊNH VÀ BIẾN ĐỔI
 Đầuvào là nguồn lực hay yếu tố sản xuất được sử
dụng trong quá trình sản xuất.
 Đầu vào cố định: đầu vào có số lượng sử dụng không
thay đổi trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ,
bất kể mức sản lượng đầu ra.
 Đầu vào biến đổi: đầu vào có số lượng sử dụng thay
đổi trong quá trình sản xuất, phụ thuộc vào mức sản
lượng đầu ra.
NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 Ngắn hạn chỉ đến khoảng thời gian trong đó có ít nhất một
yếu tố đầu vào là cố định.
 Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng cả yếu tố đầu vào cố định
và biến đổi.
 Ví dụ: trong ngắn hạn, nhà xưởng của doanh nghiệp là cố định.
Doanh nghiệp có thể thay đổi mức sản lượng bằng cách sử dụng
nhiều hoặc ít hơn các nguồn lực khác.
 Dài hạn chỉ đến khoảng thời gian trong đó tất cả các yếu tố
đầu vào đều biến đổi.
 Trong dài hạn, không có đầu vào cố định. Tất cả các đầu vào đều
có thể thay đổi được.
 Ví dụ: trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi được nhà
xưởng của nó.
HÀM SẢN XUẤT NGẮN HẠN
 Hàm sản xuất ngắn hạn thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và các
yếu tố đầu vào, trong đó có đầu vào cố định và biến đổi.
Q = F(XF,XV)
 Tổng sản phẩm (Q): số lượng sản phẩm hay mức sản lượng của
hàng hóa được sản xuất ra.
 Sản phẩm biên của đầu vào biến đổi (MPXV): mức sản lượng tăng
thêm mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra khi thuê thêm một đơn vị
đầu vào biến đổi.
MPXV = ∆Q / ∆XV
 Sản phẩm bình quân của đầu vào biến đổi (APXV): mức sản lượng
trên một đơn vị đầu vào biến đổi.
APXV = Q / XV
HÀM SẢN XUẤT NGẮN HẠN
 Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng hai đầu vào là vốn K và
lao động L để sản xuất ra sản phẩm.
 Trong ngắn hạn vốn là đầu vào cố định KK
và lao động là đầu vào biến đổi.
 Hàm sản xuất ngắn hạn

Q  F ( K , L)
 Do vốn là cố định nên doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi mức
sản lượng bằng cách thay đổi số lượng lao động sử dụng.
VÍ DỤ: HÀM SẢN XUẤT NGẮN HẠN

Lao động Sản lượng Sản phẩm biên của Sản phẩm bình quân
(L) (Q) lao động (MPL) của lao động (APL)

0 0 - -
1 10 10 10
2 23 13 11,5
3 38 15 12,7
4 50 12 12,5
5 58 8 11,6
6 63 5 10,5
7 63 0 9
8 57 -6 7,2
QUI LUẬT SẢN PHẨM BIÊN GIẢM
DẦN
 Qui luật sản phẩm biên giảm dần cho thấy khi số lượng
đầu vào biến đổi được sử dụng tăng lên trong khi giữ
nguyên đầu vào cố định khác thì sẽ đến thời điểm mà sản
phẩm biên của đầu vào biến đổi sẽ giảm xuống.
 Khi L tăng thì MPL giảm xuống.
HÀM SẢN XUẤT DÀI HẠN
 Hàm sản xuất dài hạn thể hiện mối quan hệ giữa mức sản
lượng và các yếu tố đầu vào, trong đó tất cả các đầu vào
đều là biến đổi.
Q = F(XV)
 Ví dụ: Hàm sản xuất sử dụng hai đầu vào là vốn K và lao
động L
Q  F ( K , L)
 Trong dài hạn cả vốn và lao động đều là đầu vào biến đổi nên
doanh nghiệp có thể thay đổi mức sản lượng bằng cách thay
đổi số lượng sử dụng hai đầu vào này.
HÀM SẢN XUẤT DÀI HẠN
 Hiệu suất theo qui mô thể hiện hiệu ứng sản lượng của
việc gia tăng tất cả các yếu tố đầu vào.
 Hiệu suất tăng dần theo qui mô : khi tăng tất cả các đầu
vào theo cùng một tỷ lệ thì sản lượng tăng nhiều hơn tỷ lệ
đó.
 Hiệu suất giảm dần theo qui mô : khi tăng tất cả các đầu
vào theo cùng một tỷ lệ thì sản lượng tăng thấp hơn tỷ lệ
đó.
 Hiệu suất không đổi theo qui mô : khi tăng tất cả các đầu
vào theo cùng một tỷ lệ thì sản lượng tăng bằng tỷ lệ đó.
HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ
Cho hàm sản xuất Q = F(K,L)
 Nếu F(2K,2L) > 2Q: Hiệu suất tăng dần theo qui mô
 Nếu F(2K,2L) < 2Q: Hiệu suất giảm dần theo qui mô
 Nếu F(2K,2L) = 2Q: Hiệu suất không đổi theo qui mô
CHI PHÍ SẢN XUẤT
 Chiphí sản xuất: chi phí mà doanh nghiệp phải tiêu tốn
cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào.
 Chi phí hiện: khoản thanh toán mà doanh nghiệp phải
thực trả cho người cung ứng các yếu tố đầu vào. Đó là
khoản thanh toán bằng tiền cho việc sử dụng nguồn lực
được cung ứng từ bên ngoài.
 Chi phí ẩn: chi phí cơ hội cho việc sử dụng nguồn lực mà
doanh nghiệp sở hữu. Chi phí ẩn không đòi hỏi những
khoản thanh toán thực trả.
CHI PHÍ HIỆN VÀ CHI PHÍ ẨN
 Ví dụ: Một người mở cửa hàng kinh doanh quần áo với
các thông tin sau:
Tổng doanh thu $120,000
Chi phí mua hàng $40,000
Lương cho người bán hàng $18,000
Chi phí điện $3,000
Tiền thuê cửa hàng phải từ bỏ $5,000
Tiền lương cho người chủ
phải từ bỏ $27,000
Tính:
 Chi phí hiện

 Chi phí ẩn
LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN
KINH TẾ

 Chi phí kế toán = Chi phí hiện


 Chi phí kinh tế = Chi phí hiện + Chi phí ẩn

 Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Chi phí kế toán

 Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Chi phí kinh tế


CHI PHÍ SẢN XUẤT NGẮN HẠN
 Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng cả đầu vào cố
định và đầu vào biến đổi.
 Chi phí ngắn hạn bao gồm chi phí cố định và chi phí biến
đổi.
 Chi phí cố định TFC là chi phí mà doanh nghiệp phải tiêu
tốn cho việc sử dụng các đầu vào cố định.
 Chi phí biến đổi TVC là chi phí mà doanh nghiệp phải tiêu
tốn cho việc sử dụng các đầu vào biến đổi.
 TC = TFC + TVC
CHI PHÍ SẢN XUẤT NGẮN HẠN
 Tổng chi phí cố định (TFC): chi phí không thay đổi
theo mức sản lượng đầu ra.
TFC = constant
 Tổng chi phí biến đổi (TVC): chi phí thay đổi theo
mức sản lượng đầu ra.
TVC = TVC(Q)
 Tổng chi phí (TC): tổng của chi phí cố định và chi
phí biến đổi tại mỗi mức sản lượng.
TC(Q) = TFC + TVC(Q)
CHI PHÍ SẢN XUẤT NGẮN HẠN
 Chi phí cố định bình quân (AFC): chi phí cố định trên một đơn vị
sản lượng
AFC = TFC / Q
 Chi phí biến đổi bình quân (AVC): chi phí biến đổi trên một đơn
vị sản lượng
AVC = TVC / Q
 Tổng chi phí bình quân (ATC): tổng chi phí trên một đơn vị sản
lượng
ATC = TC / Q = AFC + AVC
 Chi phí biên (MC): phần tăng thêm trong chi phí mà doanh
nghiệp phải tiêu tốn khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
MC = ∆TC / ∆Q = ∆TVC / ∆Q
VÍ DỤ: CHI PHÍ SẢN XUẤT NGẮN HẠN

Q TFC TVC TC AFC AVC ATC MC


0 200 0 200 - - - -
1 200 100 300 200 100 300 100
2 200 180 380 100 90 190 80
3 200 240 440 66.7 80 146.7 60
4 200 280 480 50 70 120 40
5 200 320 520 40 64 104 40
6 200 380 580 33.3 63.4 96.7 60
7 200 460 660 28.6 65.7 94.3 80
8 200 560 760 25 70 95 100
9 200 680 880 22.2 75.6 97.8 120
10 200 820 1020 20 82 102 140
11 200 980 1180 18.2 89.1 107.3 160
12 200 1160 1360 16.7 96.7 113.4 180
13 200 1360 1560 15.4 104.6 120 200
14 200 1580 1780 14.3 112.9 127.2 220
Đường Tổng Chi Phí, Tổng Chi Phí Biến Đổi và Tổng Chi
Phí Cố Định

1800 TC
1600
TVC
1400
1200
1000
800
600
400
TFC
200

0 2 4 6 8 10 12 14
Q
Đường Tổng Chi Phí Bình Quân, Chi Phí Biến Đổi Bình
Quân, Chi Phí Cố Định Bình Quân và Chi Phí Biên

300

250
MC
200

150
ATC
AVC
100

50
AFC
0 2 4 6 8 10 12 14
Q
MỐI QUAN HỆ GIỮA MC VÀ ATC VÀ
AVC
 Đường MC cắt đường ATC tại ATC min.
 Khi MC nhỏ hơn ATC, nếu sản lượng tăng thì ATC sẽ giảm
xuống.
 Khi MC lớn hơn ATC, nếu sản lượng tăng thì ATC sẽ tăng
lên.
 Đường MC cắt đường AVC tại AVC min.
 Khi MC nhỏ hơn AVC, nếu sản lượng tăng thì AVC sẽ giảm
xuống.
 Khi MC lớn hơn AVC, nếu sản lượng tăng thì AVC sẽ tăng
lên.
DỊCH CHUYỂN CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ
 Khi chi phí cố định thay đổi
 Các đường AFC và ATC sẽ dịch chuyển
 Các đường AVC và MC không thay đổi

 Khi chi phí biến đổi thay đổi


 Cácđường AVC, ATC và MC sẽ dịch chuyển
 Đường AFC không thay đổi
CHI PHÍ SẢN XUẤT DÀI HẠN

 Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tất cả các
nguồn lực của nó: tất cả các đầu vào đều biến đổi.
 Trong dài hạn, không có chi phí cố định. Tất cả chi phí
đều là chi phí biến đổi.
 Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi

 LTC = TVC
ĐƯỜNG CHI PHÍ BÌNH QUÂN DÀI HẠN

 Đường chi phí bình quân dài hạn ATC thể hiện chi phí
bình quân thấp nhất tại mỗi mức sản lượng được sản
xuất ra.
 LATC = LAC
Đường Chi Phí Bình Quân Dài Hạn

ATC ngắn hạn


với nhà xưởng nhỏ ATC ngắn hạn ATC ngắn hạn
với nhà xưởng vừa với nhà xưởng lớn

Đường chi phí bình quân dài hạn là Đường ATC dài
đường bao của tất cả các đường tổng chi hạn
phí bình quân ngắn hạn.

0 Q
TÍNH KINH TẾ CỦA QUI MÔ

 Đường chi phí bình quân dài hạn thể hiện 3 khu vực về
tính kinh tế của qui mô:
 Lợi thế kinh tế nhờ qui mô: chi phí bình quân dài hạn giảm
xuống khi qui mô sản lượng tăng lên.
 Lợi thế kinh tế không đổi theo qui mô: chi phí bình quân
dài hạn không thay đổi khi qui mô sản lượng tăng lên.
 Bất lợi thế kinh tế vì qui mô: chi phí bình quân dài hạn
tăng lên khi qui mô sản lượng tăng lên.
Đường Chi Phí Bình Quân Dài Hạn

Đường ATC dài hạn

Lợi thế kinh tế Lợi thế kinh tế


nhờ qui mô không đổi theo
qui mô Bất lợi thế kinh
tế vì qui mô

0 Q
QUY MÔ HIỆU QUẢ
 Mức sản lượng mà tại đó tổng chi phí bình quân dài hạn
tối thiểu được gọi là mức qui mô hiệu quả của doanh
nghiệp.
LỰA CHỌN ĐẦU RA TỐI ƯU

 Doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản lượng để tối đa
hóa lợi nhuận?
 Hàm lợi nhuận

 (Q)  TR (Q)  TC (Q)


 max khi: ∆ / ∆Q = 0
TR TC
 0
Q Q

hay MR = MC
MÔ HÌNH ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG,
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ
 Đường đẳng lượng (đường đồng sản lượng) thể hiện các
tổ hợp khác nhau của hai đầu vào có thể được sử dụng để
sản xuất ra cùng một mức sản lượng.
ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG
K  Độ dốc của đường đẳng lượng đo lường tỷ lệ
thay thế giữa hai đầu vào được sử dụng để
duy trì cùng một mức sản lượng đầu ra.
 Giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường đẳng
lượng được gọi là tỷ lệ thay thế kỹ thuật
KA
A biên (MRTS)

∆K MRTS = ∆K / ∆L

KB B

∆L

Q0
LA LB
L
HÌNH DẠNG ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG
 Trường hợp tổng quát:
 Đường đẳng lượng là đường cong lồi về phía gốc tọa độ.
 Khi trượt dọc theo đường đẳng lượng xuống dưới, tỷ lệ
thay thế kỹ thuật biên MRTS sẽ giảm xuống.
 Trường hợp đặc biệt:
 Trường hợp hai đầu vào là thay thế hoàn hảo: đường đẳng
lượng là đường thẳng dốc xuống dưới.
 Trường hợp hai đầu vào là bổ trợ hoàn hảo: đường đẳng
lượng là đường có hình dạng chữ L.
ĐO LƯỜNG ĐỘ DỐC CỦA ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG
K
• Đi từ điểm A đến điểm C, số lượng vốn sử dụng
giảm ∆K và do vậy sản lượng giảm
∆Q = MPK × ∆K (1)
• Đi từ điểm C đến điểm B, số lượng lao động sử
dụng tăng ∆L và do vậy sản lượng tăng
∆Q = MPL × ∆L (2)
A
KA • Điểm A và B có cùng một mức sản lượng, do vậy
kết hợp (1) và (2)
∆K MPK × ∆K = MPL × ∆L
C B hay độ dốc của đường đẳng lượng
KB
MRTS = ∆K / ∆L = MPL / MPK

∆L
Q2
Q1
LB
L
LA
MÔ HÌNH ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG,
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ
 Đường đẳng phí (đường đồng chi phí) thể hiện các tổ
hợp khác nhau của hai đầu vào có thể được sử dụng với
cùng một mức tổng chi phí.
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ
K
C/r
 Đường đẳng phí
r×K + w×L = C
 Độ dốc của đường đẳng phí là tỷ trọng
giữa giá của 2 đầu vào.
 Độ dốc của đường đẳng phí = w/r
 K = C/r - (w/r)L

L
C/w
MÔ HÌNH ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG,
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ
 Sự lựa chọn tối ưu cho đầu vào được xác định tại điểm
tiếp xúc giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
MRTS = Tỷ trọng giá của hai đầu vào
 Điểm lựa chọn tối ưu cho thấy
 Tổng chi phí thấp nhất để sản xuất ra một mức sản lượng
cho trước.
 Hoặc: mức sản lượng cao nhất có thể sản xuất được từ một
mức tổng chi phí cho trước.
MÔ HÌNH ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG, ĐƯỜNG
ĐẲNG PHÍ
K  Sự lựa chọn đầu vào tối ưu xảy ra tại
C/r điểm O.
• Tại điểm lựa chọn tối ưu
MRTS = w / r
hay MPL / MPK = w / r
 Điều kiện tối ưu hóa sử dụng đầu vào

O MPL / w = MPK / r
KO O

LO C/w
L

You might also like