You are on page 1of 29

Chương 3: Sản xuất và chi phí

3.1 Lý thuyết sản xuất


3.1.1 Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
3.1.2 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi
3.1.3 Quy mô lô tối ưu
3.1.4 Hiệu quả theo quy mô
3.1.5 Độ co giãn của sản lượng
3.1.1 Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi

 Quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn thông
qua hàm sản xuất cho biết mức sản lượng Q hãng sản xuất được ứng với một tổ
hợp các đầu vào nhất định, thường có dạng Q = F(K, L), với K và L là hai đầu
vào vốn và lao động.
 Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một đầu vào cố định, thường là máy móc
(K = K0)
 Trong ngắn hạn hàm sản xuất phụ thuộc vào 1 yếu tố đầu vào là lao động Q =
F(L)
 Sản phẩm trung bình của một đầu vào là tổng sản phẩm chia cho lượng đầu vào
được sử dụng để sản xuất ra lượng đầu ra này. AP L = Q/L (hay AVPL )
 Sản phẩm biên của một đầu vào là phần tăng thêm tổng sản phẩm do tăng thêm
đơn vị đầu vào cuối cùng khi lượng các đầu vào khác được giữ nguyên không đổi.
 MPL = ΔQ/ΔL ; MPL = dQ/dL khi L rất nhỏ hay hàm F khả vi.
Đầu ra các linh kiện kim loại khi sử dụng lượng lao động khác nhau cho 5
máy công cụ (K =5), Công ty Máy Thomas
MPL tăng với tỉ lệ tăng dần, tăng với tỉ lệ giảm dần, cuối cùng giảm dần khi lao động
tăng
Sản phẩm biên và trung bình của lao động, công ty máy Thomas
Quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm biên của lao động

 Sản phẩm trung bình tăng dần khi MPL > APL ; tăng dần khi MPL < APL
 Sản phẩm trung bình đạt cực đại khi sản phẩm trung bình bằng với sản
phẩm biên. do
Quy luật hiệu suất biên giảm dần

 Nếu lượng một đầu vào tăng thêm những mức bằng nhau và số lượng các đầu
vào khác không đổi, thì khi vượt quá một điểm nào đó sản phẩm của các mức
tăng thêm đó giảm dần; có nghĩa là sản phẩm biên của đầu vào này giảm dần.
 Ban đầu khi sử dụng ít lao động MPL tăng dần, nhưng cuối cùng MPL giảm dần
khi lao động tăng lên (qui luật hiệu suất biên giảm dần)
 Chú ý:
1. Quy luật này là sự tổng quát hóa thực nghiệm.
2. Quy luật hiệu suất biên giảm dần không thể dự đoán được hiệu ứng của một đơn
vị đầu vào tăng thêm khi công nghệ được thay đổi.
3. Quy luật hiệu suất biên giảm dần không áp dụng cho trường hợp tất cả các đầu
vào đều tăng.
Mức sử dụng một đầu vào tối ưu
 Sản phẩm doanh thu biên (MRP) là lượng tiền mà một đơn vị tăng thêm của đầu
vào biến đổi cộng thêm vào tổng doanh thu của hãng:
TR
MRPY =
Y
 MRPY = MR.(MPY)
 Chi tiêu biên (ME) là lượng tiền chi thêm cho đơn vị tăng thêm của đầu vào biến
đổi cộng thêm vào tổng chi phí của hãng:
TC
MEy = Y
 MEY = MC.(MPY)
 Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên sử dụng khối lượng đầu vào Y, tại nơi sản phẩm
doanh thu biên bằng chi tiêu biên của Y: MRPY = MEY
hay MR = MC.
(Thay đầu vào Y bằng lao động L )
 Một trong những quy tắc quan trọng nhất trong kinh tế quản lý là hãng nên ngừng
mở rộng đầu ra của mình khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
Tập đoàn Rondo: Một ví dụ bằng số

 Hàm sản xuất: Q = 98L – 3L 2 suy ra MPL = dQ/dL = 98 – 6L


Giá máy tính P = 20$/1c hay MR = 20
Giá thuê lao động PL = 40 $/ngày hay MEL= 40
Hãng cần thuê bao nhiêu lao động?
 MRPL= 20*(98-6L)

 Nếu MRPL = MEL, thì lượng công nhân được thuê phải sao cho thỏa mãn
20(98 – 6L) = 40
 Giải phương trình này ta tìm được L = 16.
 Nếu Tập đoàn Rondo muốn tối đa hóa lợi nhuận, nó cần thuê 16 công nhân
mỗi ngày.
3.1.2 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi

 Khi ta tăng số đầu vào biến đổi từ một lên hai, hàm sản xuất là mối quan hệ giữa các kết
hợp khác nhau của những đầu vào và lượng cực đại của đầu ra có thể nhận được từ chúng.
 Nếu X1 là lượng đầu vào thứ nhất và X2 là lượng đầu vào thứ hai, thì hàm sản xuất là: Q =
f(X1,X2).

Lượng lao Số lượng máy công cụ (trăm linh kiện được sản xuất mỗi
động (đơn vị) năm) K
L 3 4 5 6

1 5 11 18 24
 2 sản phẩm trung
Các khái niệm 14bình, sản phẩm30biên theo từng50đầu vào vẫn tính
72 tương tự
như một đầu3 vào khi đầu vào22
kia không đổi. 60 80 99
4 30 81 115 125
5 35 84 140 144
Đường đẳng lượng

 Một đường đẳng lượng là một đường cong thể hiện tất cả các cách kết hợp
(hiệu quả) có thể của các đầu vào có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm
nhất định.
 Họ các đường đẳng lượng
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên

 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết tỷ lệ mà tại dó một đầu vào có thể được
thay thế cho một đầu vào khác nếu đầu ra giữ không đổi.
 MRTS = - dXdX
2
Q=Qo
1

 dX2/dX1 là độ dốc của đường đẳng lượng (là số âm)


 MRTS = MPL/MPK
CM: đầu ra được giữ nguyên ở mức không đổi, nên dQ = 0 mà
nên hay  (Q / X 1 )
dX2/dX1= Q / X 2 = - MPL/MPK
Tùy loại đầu vào mà có sự khác nhau lớn trong cách thức các đầu vào khác nhau
có thể thay thế cho nhau

 Một số quá trình sản xuất, lao động có thể thay thế được dễ dàng cho một đầu
vào khác; nhưng có thể có quá trình sản xuất khác lại không.
 Có quá trình sản xuất các đầu vào chỉ kết hợp theo một tỉ lệ cố định để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm (bổ sung hoàn hảo)
 Nếu sự thay thế hoàn hảo giữa các đầu vào là có thể, thì các đường đẳng lượng
sẽ là các đường thẳng cắt hai trục.
Các đường đẳng lượng trong trường hợp có tỷ lệ cố định các đầu vào
 Đường đẳng lượng có đoạn có độ dốc dương khi uốn cong trở lại: Phía trên OU
và phía dưới OV (cả vốn và lao động tăng lên để giữ nguyên mức đầu ra).
 Khi đó sản phẩm biên của một đầu vào phải âm. Phía trên OU, sản phẩm biên
của vốn là âm (đầu ra tăng nếu vốn ít hơn trong khi lượng lao động giữ nguyên.
Phía dưới OV, sản phẩm biên của lao động là âm (đầu ra tăng nếu lao động ít
hơn trong khi lượng vốn không đổi.
OU và OV gọi là những đường giới hạn khả năng thay thế.
Đường đẳng lượng thường có độ dốc âm, tuy nhiên có trường hợp có đoạn lại có độ dốc dương phía
trên OU (như EH sản phẩm biên của vốn âm) hoặc phía dưới OV (sản phẩm biên của lao động âm)
 Không có hãng tối đa hóa lợi nhuận nào hoạt động ở điểm phía bên ngoài các
đường giới hạn khả năng thay thế
Sự kết hợp các đầu vào tối ưu

 Xét đường đẳng phí: P LL + P K K = M


hay K = (M/PK) – (PL/PK).L
 – (PL/PK) là độ dốc của đường đẳng phí
Kết hợp các đầu vào nào làm tối đa hóa sản lượng khi mức chi tiêu cho trước
tại điểm độ dốc đưởng đẳng phí (- PL/PK ) trùng
độ dốc đường đẳng lượng (-MPL/MPK)
 Tối đa hóa sản lượng với chi phí cho trước: K* và L* thỏa mãn
MPL/MPK = PL/PK (1) và P LL + P K K = M (2)
Tối thiểu hóa chi phí với mức đầu ra cho trước
Công ty Beiswanger: Một ví dụ bằng số
Cực đại hóa sản lượng

 Đầu ra mỗi tháng (Q) có quan hệ với số kỹ sư (E) và số kỹ thuật viên (T) sau:
Q = 20E – E2 +12T – 0,5T2
 Lương PE = 4000$/tháng; PT = 2000$/tháng
 Nếu tổng số lương 28000$ thì cần thuê bao nhiêu kỹ sư và kỹ thuật viên?

 Để tối đa đầu ra, nó phải chọn một kết hợp số kỹ sư và kỹ thuật viên sao cho:
MPE/PE = MPT/PT
(20-2E)/4000 = (12 - T)/2000
10 – E = 12 – T hay T = E + 2
Mặt khác 4000.E + 2000.T = 28000 => 6000E +4000 = 28000. Do đó:
E = 4 và T = 6.
Công ty Miller: Một ví dụ bằng số khác
Cực tiểu hóa chi phí

 Giữa đầu ra (Q) và số công nhân (L) và số máy (K) trong mỗi giờ là: Q =
10(LK)0,5
 Lương PL = 8$/giờ; giá máy PK = 2$/giờ
 Nếu Q = 80 SP/giờ thì cần sử dụng bao nhiêu công nhân và máy móc?

 Sự kết hợp đầu vào tối ưu thỏa mãn MPL/PL = MPK/PK


5. L-0,5K0,5/8= 5.L0,5K-0,5/2
K = 4L
Do Q = 80 nên 80 = 10. (L.4L)0,5 => 8 = 2.L nên L = 4 và K = 16.
3.1.3 Quy mô lô tối ưu
 Vấn đề: Sản lượng Q sản xuất theo nhiều đợt; càng nhiều đợt (lô) chi phí
lắp đặt máy càng lớn ; Qui mô lô càng lớn thì chi phí lắp đặt càng nhỏ
nhưng chi phí lưu kho cao. Vậy qui mô lô (L) bao nhiêu là tối ưu?
Quy mô hàng tồn kho trong năm

 Lượng tồn kho trung bình bằng 50.000 linh kiện nếu quy mô lô là 100.000
và 25.000 linh kiện nếu quy mô lô là 50.000. (bằng L/2)
Mối quan hệ giữa quy mô lô và tổng chi phí hàng năm

 Chi phí lắp đặt giảm khi quy mô lô tăng. Chi phí lưu kho tăng khi quy mô lô tăng.
Quy mô lô tối ưu (cực tiểu hóa tổng chi phí) là điểm hai đường chi phí giao nhau.
VD: Q = 100.000 linh kiện mỗi năm; chi phí lắp đặt 20.000$; chi phí lưu
kho mỗi linh kiện một năm là 6,4$.

 Lượng tồn kho trung bình năm là L/2; chi phí lưu kho năm là 6,4*(L/2)
 Số lần lắp đặt trong năm Q/L; chi phí lắp đặt cả năm là 20.000*Q/L
 Cần cực tiểu hóa tổng chi phí C = 6,4*(L/2) + 20.000*(Q/L).

dC/dL = 3,2 – 20.000(Q/L2) = 0 => Qui mô lô tối ưu bằng:


L* = (20.000Q/3,2)0,5

 Tổng quát: S là chi phí mỗi lần lắp đặt, b là chi phí hàng năm lưu kho mỗi sản
phẩm thì qui mô lô tối ưu bằng:
L* = (2SQ/b)0,5
 Chú ý rằng quy mô lô tối ưu này xảy ra khi chi phí lưu kho bằng chi phí lắp đặt
(nhìn hình vẽ)
Toyota đã dạy thế giới bài học gì
Người Nhật đã dạy thế giới nhiều bài học về sản xuất. Vì họ đã thành công trong việc
hạ thấp chi phí lắp đặt, do đó làm giảm quy mô lô tối ưu.

 Việc giảm thời gian yêu cầu lắp đặt máy được lựa chọn trong các hãng ở Nhật
Hãng Máy móc Thời gian lắp Thời gian lắp
đặt ban đầu đặt mới
Làm bulong 8 giờ 1 phút
Mazda Máy cắt vòng 6,5 giờ 15 phút
sang số
Mazda Máy đúc khuôn 1,5 giờ 4 phút
Mitshubish Máy khoan 8 24 giờ 3 phút
 Giảm qui môi lô trong xưởngtrục
từ 20 xuống 6, chi phí cho một chiếc xe tải giảm 19%.
Xưởng
Tây Âu
Qui mô lô 20 6
Chi phí một chiếc xe tải
Nguyên liệu 75 65
Lao động trực tiếp 4 2
Chi phí thường lệ 21 14

Tổng chi phí 100 81


3.1.4 Hiệu quả theo quy mô

Giả sử hãng tăng số lượng của tất cả đầu vào theo cùng một tỷ lệ. Điều gì sẽ xảy ra với
sản lượng? L’ = mL; K’ = mK Q’ =?
Q = F(L, K)
1. Q’ = F(L’, K’) = F(mL, mK) = mQ hiệu quả không đổi theo qui mô

VD: Q = L0,5K0,5
2. Q’ = F(L’, K’) = F(mL, mK) > mQ hiệu quả tăng theo qui mô
VD: Q = L0,5K0,6
3. Q’ = F(L’, K’) = F(mL, mK) < mQ hiệu quả giảm theo qui mô
VD: Q = L0,5K0,4
 Sự chuyên môn hóa cao hơn cũng có thể dẫn tới việc tăng hiệu quả theo quy mô.

 Đội kỹ thuật lớn có xu hướng hiệu quả kém hơn đội nhỏ hãng lớn có xu hướng ít
hiệu quả hơn so với hãng nhỏ
3.1.5 Độ co giãn của sản lượng (theo đầu vào)

 Độ co giãn theo sản lượng tỷ lệ phần trăm thay đổi của sản lượng do sự tăng lên
một phần trăm của tất cả các đầu vào: E = Q’/Q nếu m = K’/K = L’/L.
 Lone Star có hàm sản xuất

 Cho 2 đầu vào tăng lên 1% hay m = 1,01 tăng lên thì đầu ra tăng 1,1% hay E =
1,011
 Hãng đang hoạt động có hiệu quả tăng theo qui mô.
Đo lường bằng hàm sản xuất

 Chọn dạng toán học của hàm sản xuất để ước lượng bằng phương pháp hồi qui.
 Dạng hàm bậc 3: Q = aLK + bL2K + cLK2 – dL3K – eLK3
ưu điểm dang hàm này biểu thị hiệu quả theo quy mô ban đầu tăng lên (khi L < b/3d) và sau
đó giảm khi L > b/3d.
Do sản phẩm biên của lao động là hàm bâc 2 theo L:
MPL = (aK + cK2 – eK3)+ 2bKL – 3dKL2
 Dạng hàm Cobb-Douglas rất phổ biến : Q = aL bKc
ưu điểm dang hàm này là:
- Năng suất biên của mỗi đầu vào phụ thuộc vào mức độ sử dụng tất cả các đầu vào:

MPL =

- b và c là các dộ co giãn của sản lượng theo lao động và vốn


- Có thể ước lượng dễ dàng hiệu quả theo quy mô.
Ngành điện thoại ở Canada: một nghiên cứu điển hình

 hàm sản xuất trong ngành điện thoại Canada: Q = AL0,70K0,41


 MPL = 0,7 => lao động tăng thêm 1% dẫn đến sản lượng ngành tăng khoảng
0,7%
 MPK= 0,41 => vốn tăng thêm 1% dẫn đến sản lượng ngành tăng khoảng
0,7%
 Q’ = 1,11Q khi tăng các đầu vào cùng tỉ lệ nên ngành này đang có hiệu quả
tăng theo quy mô.

You might also like