You are on page 1of 4

LÍ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT

I. LÍ THUYẾT SẢN XUẤT


1. Hàm sản xuất
Tổng quát: Q = f(yếu tố đầu vào)
Q = f(K, L) (K – vốn tư bản, L – lao động là 2 đầu vào của sản xuất)
∆𝑄 ∆𝑄
MPL = = Q’(L) và MPK = = Q’(K)
∆𝐿 ∆𝐾

2. Ngắn hạn và dài hạn


- Ngắn hạn: ít nhất 1 yếu tố đầu vào không thay đổi
- Dài hạn: tất cả các yếu tố đều thay đổi
3. Sản xuất trong ngắn hạn
Thông thường: trong ngắn hạn (K không đổi) → Q= f(L)
a) Sản phẩm bình quân của lao động (APL) và sản phẩm cận biên của lao động (MPL)
𝑄
APL = (trung bình 1 lao động sản xuất được bao nhiêu sản phẩm)
𝐿
∆𝑄
MPL = = Q’(L) (sử dụng thêm 1 lao động thì sản xuất thêm được bao nhiêu sản phẩm).
∆𝐿

→ MPL là độ dốc đường tổng sản phẩm; Qmax  MPL = 0


b) Qui luật sản phẩm cận biên giảm dần
Việc tăng sử dụng liên tiếp 1 yếu tố đầu vào trong khi giữ nguyên yếu tố đầu vào kia đến 1 thời điểm
nào đó sẽ dẫn tới sản phẩm cận biên có xu hướng giảm đi.
Ngắn hạn: khi tăng sử dụng liên tiếp lao động (L) thì MPL của các lao động về sau có xu hướng giảm
dần (tổng sản phẩm tăng với tốc độ chậm dần).
c) Mối quan hệ MPL và APL:
MPL > APL: APL tăng
MPL < APL: APL giảm
MPL = APL: APL đạt cực đại

II. LÍ THUYẾT CHI PHÍ


1. Phân biệt: chi phí kinh tế với chi phí kế toán, chi phí chìm, chi phí ẩn
- CP kế toán = CP hiện (tường): các khoản thực sự phải bỏ tiền ra chi, được ghi chép trong sổ sách
(Ý nghĩa: dùng để hạch toán).
- CP chìm là những chi phí đã bỏ ra và không thể bù đắp lại được.
→ Note: CP chìm là 1 phần trong chi phí hiện (CP kế toán).
- CP ẩn: các khoản chi phí không được kế toán (không phải bỏ tiền ra nên không được kế toán ghi chép
lại). VD: chi phí cơ hội.
- CP kinh tế = CP kế toán (CP hiện – CP tường) + CP ẩn (Ý nghĩa: dùng để ra quyết định).
2. Các loại chi phí (FC, VC, TC), các loại chi phí bình quân, chi phí cận biên
- Chi phí cố định (FC): không thay đổi khi sản lượng (Q) thay đổi (FC là hằng số).
- Chi phí biến đổi (VC): thay đổi khi Q thay đổi.
- Tổng chi phí: TC = VC + FC.
Đồ thị: (FC = TC(0))

- Các loại chi phí bình quân: AFC, AVC, ATC. ATC = AFC + AVC
- Chi phí cận biên: MC = TC’ = VC’
3. Mối quan hệ giữa chi phí trung bình (A...C) và chi phí cận biên (MC)

4. Mối quan hệ giữa APL và AVC, MPL và MC


𝑉𝐶 𝑤. 𝐿 𝑤 𝑤
𝐴𝑉𝐶 = = = =
𝑄 𝑄 𝑄⁄𝐿 𝐴𝑃𝐿
∆𝑉𝐶 𝑤.∆𝐿 𝑤 𝑤
𝑀𝐶 = = = = → 𝑀𝐶 max 𝑡ℎì 𝑀𝑃𝐿 𝑚𝑖𝑛
∆𝑄 ∆𝑄 ∆𝑄⁄∆𝐿 𝑀𝑃𝐿

III. LÍ THUYẾT LỢI NHUẬN


1. Doanh thu bình quân (AR), doanh thu cận biên (MR)
𝑇𝑅
- Doanh thu bình quân: 𝐴𝑅 =
𝑄
∆𝑇𝑅
- Doanh thu cận biên: 𝑀𝑅 = = 𝑇𝑅′𝑄 → 𝑇𝑅𝑚𝑎𝑥 ↔ 𝑀𝑅 = 0
∆𝑄

+ Dạng 1: Cho P = P0 (cố định)  MR = P0


+ Dạng 2: Cho (D): P = aQ+ b  MR = 2aQ + b (Chú ý hàm cầu viết về dạng P = f(Q))
2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
𝜋𝑘ế 𝑡𝑜á𝑛 = 𝑇𝑅 − 𝑇𝐶𝑘ế 𝑡𝑜á𝑛 ; 𝜋𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế = 𝑇𝑅 − 𝑇𝐶𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế
3. Các bài toán tối ưu:
a) Tối đa hóa doanh thu: MR=0
b) Tối đa hóa lợi nhuận:
𝜋′ = 0  (TR – TC)’ = 0  MR – MC = 0  MR=MC
𝜋 ′ > 0 (MR > MC)  𝜋 là hàm số đồng biến  Muốn tăng 𝜋 thì phải tăng Q
𝜋 ′ < 0 (MR < MC)  𝜋 là hàm số nghịch biến  Muốn tăng 𝜋 thì phải giảm Q

PHỤ LỤC
Ví dụ 1: Tính MPL, MPK biết
a) Q = 2L + 5K
b) Q = 3L0,5.K0,7 (hàm Cobb-Douglas)
c) Q = L0,3.K0,4
Ví dụ 2: Mở cửa hàng bán bánh mì
CP kế toán (CP hiện – CP tường): tiền thuê nhà, chi phí điện, nước, thuê lao động,… (phải thực sự bỏ
tiền ra).
CP ẩn: lợi nhuận thu được khi mở quán bán trà sữa (thay vì bán bánh mì – chi phí cơ hội),… (không
phải bỏ tiền ra).
CP kinh tế: tổng 2 loại trên.
(CP chìm ví dụ: bỏ tiền ra mua máy móc nhưng mua nhầm loại máy không sử dụng được).
Ví dụ 3:
a) Cho TC = Q2 + 2Q + 200. Tìm VC, FC, MC, AVC, AFC, ATC.
b) Cho MC = 3Q2 + 20Q +2 và FC = 100. Tìm VC, TC, AVC, ATC.
Ví dụ 4: Tìm MR của hãng biết hãng gặp đường cầu:
a) P = -2Q + 10
b) Q = -5P + 40
c) Q = 100 – 2P
Ví dụ 5: Đúng/ sai:
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế toán 1 lượng bằng chi phí chìm.
BÀI TẬP
Bài 1. Một hãng có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn:
1
𝑇𝐶 = 𝑄3 − 2𝑄2 + 5𝑄 + 225 (trong đó TC: $, Q: kg)
3

a) Viết phương trình đường AFC, AVC, ATC, MC của hãng


b) Xác định mức tối thiểu của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên
c) Nếu tiền công trên thị trường là w = 200$/tuần, xác định giá trị lớn nhất của sản phẩm cận biên của
lao động.

Bài 2. Giả sử một hãng biết hàm cầu đối với sản phẩm của mình là: P = 100 – 0,01Q. Hàm tổng chi phí
TC = 50Q + 30000.
a) Viết phương trình biểu diễn các đường VC, AVC, FC, AFC, ATC, MC và MR.
b) Xác định sản lượng và giá để hãng tối đa hóa lợi nhuận.
c) Hãy chứng tỏ rằng đối với hãng, chiến lược tối đa hóa doanh thu khác với chiến lược tối đa hóa lợi
nhuận.
d) Nếu hãng phải chịu thuế t = 10$/sản phẩm thì quyết định cung của hãng sẽ như thế nào?

Chú ý: Đánh thuế lên người sản xuất  Đường cầu không thay đổi  MR không đổi
• TH1: Thuế cố định (T):
TCsau thuế = TCcũ + T  MCsau thuế = MCcũ
• TH2: Thuế theo đơn vị sản phẩm: t (đồng/sản phẩm)
TCsau thuế = TCcũ + t.Q  MCsau thuế = MCcũ + t > MCcũ
Mà MCcũ = MR → MCsau thuế > MR → 𝜋′ = 𝑀𝑅 − 𝑀𝐶𝑚ớ𝑖 (𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế) < 0
→ 𝜋 là hàm số nghịch biến
→ Hãng nên giảm sản lượng (để 𝜋 tăng)

You might also like