You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

CHƯƠNG 4

LÝ THUYẾT
HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Doanh nghiêp và 3 vấn đề kinh tế cơ bản
(1) Doanh nghiệp
Khái niệm: Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng hoá hay
dịch vụ theo nhu cầu thị trường nhằm thu được lợi nhuận tối đa và đạt
được hiệu quả kinh tế – xã hội lớn nhất.
Phân loại doanh nghiệp:
+ Theo cấp quản lý: Doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa
phương
+ Theo quy mô doanh nghiêp: Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp
quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ
+ Theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất: Doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+…
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 2
(2) Ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
(1) Sản xuất cái gì ? → 3 điều kiện:
+ Sản xuất cái thị trường cần
+ Khả năng của doanh nghiệp
+ Pháp luật không cấm
(2) Sản xuất như thế nào ? → Sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất
+ Công nghệ sản xuất
+ Địa điểm tiến hành
+…
3) Sản xuất cho ai ? → Sản xuất cho nhu cầu thị trường có khả năng thanh
toán.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 3
4.2 Lý thuyết về sản xuất

1) Hàm sản xuất


Để đơn giản hoá quá trình nghiên cứu, sử dụng 3 giả thiết sau:
+ Doanh nghiệp sản xuất 1 loại hàng hoá hay dịch vụ
+ Quá trình sản xuất giản đơn: Quá trình sản xuất sản phẩm độc lập,
không phụ thuộc vào các quá trình khác.
+ Quá trình sản xuất 1 bước: Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra là
sản phẩm cuối cùng, không có sản phẩm trung gian.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 4


• Mô tả quá trình sản xuất:

Đầu vào Phối hợp đầu vào Đầu ra


(Các yếu tố sản xuất) (Công nghệ sản xuất) (SP hàng hoá/dịch vụ)

X1 , X2 , ..., Xn f Q
→ Hàm sản xuất tổng quát: Q = f (X1 , X2 , ..., Xn) (1)

Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá
trình sản xuất với một trình độ công nghệ xác định của doanh nghiệp.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 5
→ Hàm sản xuất tổng quát: Q = f (X1 , X2 , ..., Xn)
+ Nếu X1 , X2 , ..., Xn đo bằng đơn vị hiện vật → Hàm SX hiện vật
+ Nếu X1 , X2 , ..., Xn đo bằng đơn vị tiền tệ → Hàm SX bằng tiền
Để đơn giản cho việc phân tích sử dụng hàm sản xuất rút gọn gồm 2 nhân
tố: XI ; XII
→ Hàm sản xuất đơn giản hoá: Q = f (XI , XII) (2)
+ Nếu yếu tố sản xuất XI cố định ( ), yếu tố sản xuất XII biến đổi ( )
→ Hàm sản xuất ngắn hạn: Q = f ( , )
+ Nếu XI, XII đều biến đổi:
→ Hàm sản xuất dài hạn: Q = f (XI , XII)
→ Hàm sản xuất Cobb – Douglas: Q = AK0,75 x L0,25 Q = f (K, L)
Hàm sản xuất Cobb – Douglas Q = K0,75 x L0,25 phù hợp với số liệu thống kê kinh
tế của Mỹ trong thời kỳ 1899 → 1922

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 6


2) Năng suất bình quân (AP) và năng suất cận biện (MP) của một yếu tố sản
xuất đầu vào
Năng suất bình quân (AP): Mức sản lượng sản xuất đầu ra tính bình
quân cho 1 đơn vị yếu tố sản xuất đầu vào sử dụng trong quá trình sản
xuất với giả định cố định các yếu tố đầu vào khác.
• Ví dụ1: Có hàm sản xuất Cobb – Douglas: Q = f (K, L). Xác định năng
suất bình quân của vốn và của lao động.
𝑄
+ Năng suất bình quân của vốn: 𝐴𝑃𝐾 =
𝐾

𝑄
+ Năng suất bình quân của lao động: 𝐴𝑃𝐿 =
𝐿

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 7


Năng suất cận biên (MP): Mức gia tăng sản lượng sản xuất đầu ra khi sử
dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất đầu vào trong quá trình sản xuất với
giả định các yếu tố đầu vào khác cố định.
• Ví dụ 2: Có hàm sản xuất Cobb – Douglas: Q = f (K, L). Xác định năng suất
cận biên của vốn và của lao động.
+ Năng suất cận biên của vốn:

+ Năng suất cận biên của lao động:


- Quy luật năng suất cận biên giảm dần:
Năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm
xuống tại 1 điểm nào khi ngày càng nhiều yếu tố sản xuất đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất đã có.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 8


3) Đường đồng lượng trong trường hợp hàm sản xuất dài hạn

Xét hàm sản xuất Q = f (XI , XII) trong đó các yếu tố sản xuất XI , XII có
thể thay thế hoặc bổ sung cho nhau
→ Có nhiều phương án khác nhau trong việc phối hợp các yếu tố đầu
vào để sản xuất ra 1 sản lượng không đổi cho trước
→ Biểu diễn các phương án này trên hệ trục toạ độ XIOXII (mỗi phương
án được biểu diễn bằng 1 điểm).
→ Tập hợp các điểm biểu diễn các phương án phối hợp đầu vào khác
nhau vẽ nên đường đồng lượng.
• Đường đồng lượng là tập hợp các điểm biểu diễn các phương án phối
hợp 2 yếu tố sản xuất đầu vào để tạo ra một mức sản lượng sản xuất
cho trước.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 9
Mô tả đường đồng lượng
XI

XII

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 10


2 trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng:
+ 2 yếu tố đầu vào thay thế hoàn hảo: Đường đồng lượng có dạng
đường thẳng (Hình a)
+ 2 yếu tố đầu vào bổ sung hoàn hảo: Đường đồng lượng có dạng
chữ L song song với 2 trục toạ độ (Hình b)
XI
XI

(a) XII (b) XII


4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 11
4.3 Lý thuyết về chi phí

1) Một số khái niệm chi phí


(1) Chi phí hiện vật: Chi phí các yếu tố sản xuất đầu vào tính bằng đơn vị
hiện vật
Ví dụ: Chi phí lao động để sản xuất ra 100 sản phẩm là 10 ngày công
(2) Chi phí bằng tiền: Chi phí các yếu tố sản xuất đầu vào tính bằng các
đơn vị tiền tệ
Ví dụ: Chi phí để sản xuất ra 100 sản phẩm là 200 ngđ.
(3) Chi phí kinh tế (TCK) là chi phí liên quan tới quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định, bao gồm chi phí minh
nhiên và chi phí tiềm ẩn.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 12


+ Chi phí minh nhiên (TCT) (chi phí tính toán) là các chi phí dễ nhận thấy,
thường được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp như trả
công lao động, trả tiền mua nguyên vật liệu...

+ Chi phí tiềm ẩn (TCTA) (chi phí ngầm) là các chi phí khó nhận thấy và
thường không được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp
như chi phí cơ hội.
TCK = TCT + TCTA

Quy ước: Khi nói đến chi phí của doanh nghiệp mà không lưu ý gì thêm thì
quy ước hiểu là nói tới chi phí kinh tế, ký hiệu chung là TC.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 13


(4) Chi phí ngắn hạn: Chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trong thời kỳ ngắn (<1 năm) mà trong thời kỳ ấy các yếu
tố chi phí có thể chia ra 2 loại:
+ Các yếu tố chi phí cố định (không phụ thuộc vào sản lượng sản
xuất như khấu hao TSCĐ).
+ Các yếu tố chi phí biến đổi (phụ thuộc vào sản lượng sản xuất của
doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả lương khoán sản
phẩm, ...).
(5) Chi phí dài hạn: Chi phí liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong thời kỳ dài nhiều năm mà trong thời kỳ ấy tất cả các
yếu tố chi phí đều biến đổi phụ thuộc vào sản lượng sản xuất của doanh
nghiệp.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 14
2) Các chỉ tiêu chi phí ngắn hạn và mối quan hệ

1. Chi phí cố định (FC)


FC không phụ thuộc vào Q → FC là hằng số > 0
2. Chi phí biến đổi (VC)
VC phụ thuộc vào Q → VC = f(Q)
Tổng quát : VC = aQ3 + bQ2 + cQ (a, b, c là các hằng số)
Q = 0 → VC = 0; Q tăng → VC tăng
3. Tổng chi phí (TC)
TC = VC + FC → TC = TC(Q)
Q = 0 → TC = FC

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 15


4. Chi phí cận biên (MC)

Nếu TC = TC(Q) liên tục và khả vi đối với Q thì:


→ MC = MC(Q)
Đồ thị MC : Đường cong chữ U có điểm cực tiểu

5. Tổng chi phí bình quân (ATC)


→ ATC = ATC(Q)
Đồ thị ATC :
- Đường cong chữ U có điểm cực tiểu
- ATC cắt MC tại ATCmin

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 16


6. Chi phí biến đổi bình quân (AVC)

→ AVC = f(Q)

Đồ thị AVC :
- Đường cong chữ U có điểm cực tiểu
- AVC cắt MC tại AVCmin

7. Chi phí cố định bình quân (AFC)

→ AFC = f(Q)

Đồ thị AFC : Đường hypecbol tiệm cận với 2 trục toạ độ.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 17


TC

VC
B

FC

QA QB Qmax Q

ATC
MC

ATCmin
AVC

AVCmin

MCmin AFC

4/3/2020 QA Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ QB Qmax Q 18


4.4 Doanh thu và lợi nhuận

(1) Doanh thu của doanh nghiệp:


1. Tổng doanh thu (TR)
Tổng doanh thu là số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá/dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ.

Với giả thiết nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu: Doanh nghiệp sản
xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hóa/dịch vụ:
TR = P.Q  TR = TR(Q)
P : Giá bán hàng hoá/ dịch vụ; P có thể là hằng số hoặc P = P(Q)
Q : Khối lượng sản phẩm hàng hoá/dịch vụ tiêu thụ

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 19


2. Doanh thu cận biên (MR)
Doanh thu cận biên là mức gia tăng tổng doanh thu khi tiêu thụ thêm 1
đơn vị sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.

+ ∆Q = 1→ MR = ∆TR
+ Nếu hàm TR = TR(Q) liên tục và khả vi đối với Q thì:

+ Nếu P = hằng số (Giá bán cố định) thì MR = P

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 20


Ví dụ 1: Một doanh nghiệp bán sản phẩm với giá 10 USD/đvsp
→ Hàm tổng doanh thu : TR = P.Q = 10Q
→ Doanh thu cận biên : MR = TR’Q = 10
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp có đường giá P = 150 – 2Q
→ Hàm tổng doanh thu : TR = P.Q = (150 – 2Q).Q = 150Q – 2Q2
→ Doanh thu cận biên : MR = TR’Q = 150 – 4Q

3. Doanh thu bình quân (AR)


Doanh thu bình quân là doanh thu tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
hàng hoá hay dịch vụ tiêu thụ.
AR = TR/Q  Nếu P = hằng số thì AR = P

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 21


Lợi nhuận
1. Tổng lợi nhuận (TG)
TG = TR – TC  TG = TG(Q)
TR > TC → TG > 0 → lãi
TR = TC → TG = 0 → hoà vốn
TR < TC → TG < 0 → lỗ
- Tổng lợi nhuận kinh tế (TGK): TGK = TR - TCK
- Tổng lợi nhuận tính toán (TGT): TGT = TR – TCT
TCK > TCT → TGK < TGT
Quy ước: Khi nói đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp mà không giải
thích gì thêm tức là nói đến TGK → để đơn giản ký hiệu là TG.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 22


2. Lợi nhuận cận biên (MG)
Lợi nhuận cận biên là mức gia tăng tổng lợi nhuận khi tiêu thụ thêm 1
đơn vị sản phẩm hàng hoá/dịch vụ.

Nếu TG = TG(Q) liên tục và khả vi đối với Q thì:

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 23


3. Lợi nhuận bình quân (AG)
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
tiêu thụ của doanh nghiệp.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 24


4.4. Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận tổng quát

Mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận tối đa
tức là doanh nghiệp phải quyết định sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản
phẩm để TG = max.
TG = TR – TC → Q = ? → TG = max
Để TGmax → TG’Q = 0
→ TR’Q - TC ’Q = 0 → MR – MC = 0 → MR = MC → QTƯ (QTƯ: Mức
sản lượng tối đa hoá lợi nhuận)
Chú ý: Điều kiện MR = MC chỉ là điều kiện cần để TG = max
 Nếu tính TGmax = TR(QTƯ) - TC(QTƯ) cho kết quả dương thì đó là mức lãi
tối đa, nếu cho kết quả âm thì đó là mức lỗ tối thiểu của doanh nghiệp.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 25


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG www: nuce.edu.vn

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


(Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp)
(1) Bài tập trắc nghiệm
Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1) Chi phí cận biên được hiểu là:
a. Mức gia tăng tổng chi phí khi sử dụng b. Mức gia tăng chi phí biến đổi khi sử
thêm 1 đơn vị lao động vào sản xuất. dụng thêm 1 đơn vị lao động vào sản xuất.
c. Mức gia tăng tổng chi phí khi mua d. Mức gia tăng tổng chi phí khi sản xuất
thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất đầu vào. thêm 1 đơn vị sản phẩm.
e.2)Các
Mộtphương
ngườián trên
tiêu đềucó
dùng sai.ngân sách tiêu dùng 2 loại hàng hóa là M. Đư:
2) Chi phí kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định được xác định bằng:
a. Tổng chi phí các yếu tố sản xuất đầu b. Tổng chi phí doanh nghiệp phải chi ra
vào sử dụng trong kỳ. cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
c. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý d. Tổng chi phí minh nhiên và chi phí tiềm
doanh nghiệp trong kỳ. ẩn trong kỳ.
e. Các phương án trên đều sai.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 27
3) Doanh thu cận biên được hiểu là:
a. Mức gia tăng tổng doanh thu khi tăng b. Mức gia tăng tổng doanh thu khi
giá bán 1 đơn vị. tiêu thụ thêm 1 đơn vị sản phẩm.
c. Mức gia tăng tổng doanh thu do bán d. Mức gia tăng tổng doanh thu do
thêm một số lượng sản phẩm nhất định. chất lượng sản phẩm sản xuất tăng.
e. Các phương án trên đều sai.
4) Một doanh nghiệp bán hàng hóa với giá P = 100 – Q, trong kỳ doanh nghiệp
tiêu thụ được 30 đơn vị hàng hóa thì tổng doanh thu thu được là :
a. 2000. b. 2100.
c. 2200. d. Các phương án trên đều sai.

5) Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 160, hàm chi phí cận biên
(MC) của doanh nghiệp là:
a. MC = Q + 1 b. MC = 2Q + 1
a. MC = 2Q + 2 d. Các phương án trên đều sai
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 28
6) Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ được hiểu là:
a. Tổng số tiền doanh nghiệp thu được do b. Tổng số tiền doanh nghiệp thu được
thanh lý tài sản trong kỳ. do khách hàng trả trước trong kỳ.
c. Tổng số tiền doanh nghiệp thu được do d. Hiệu số của tổng doanh thu và tổng
bán hàng hóa và dịch vụ trong kỳ. chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
e. Các phương án trên đều sai.
7) Đường chi phí cận biên (MC) cắt đường chi phí nào dưới đây tại điểm cực tiểu:
a. Đường chi phí cố định bình quân (AFC) b. Đường tổng chi phí bình quân (ATC)
c. Đường chi phí biến đổi bình quân (AVC) d. Đường ATC và đường AVC
e. Các phương án trên đều sai.
8) Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận tổng quát là:
a. MR > MC b. MR = MC
c. MR < MC d. Các phương án trên đều sai.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 29
(2) Bài tập tự luận
1) Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí TC = Q3 + 2Q2 - 4Q + 100. Xác
định các hàm chi phí sau: Chi phí cố định (FC), Chi phí biến đổi (VC), Chi phí
cận biên (MC), Chi phí cố định bình quân (AFC), Chi phí biến đổi bình quân
(AVC), Tổng chi phí bình quân (ATC)
2) Một doanh nghiệp bán hàng hóa với mức giá P = 1000 – Q (USD), tổng
chi phí bình quân của doanh nghiệp không đổi và bằng 300USD. Yêu cầu:
1. Xác định chi phí cố định của doanh nghiệp?
2. Xác định mức sản lượng, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận?

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 30


3) Một doanh nghiệp bán hàng hóa với mức giá P = 183 – 2Q với Q là số
lượng hàng hóa bán (đơn vị sản phẩm). Doanh nghiệp có hàm tổng chi phí:
TC = 400 + 3Q + Q2. Yêu cầu:
1. Xác định các hàm chi phí ngắn hạn: FC, VC, MC, AFC, AVC và ATC
2. Xác định hàm tổng doanh thu (TR) và hàm doanh thu cận biên (MR)
3. Xác định mức giá bán và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (QTƯ)
4. Xác định tổng lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có thể đạt được và cho biết
đó là mức lãi tối đa hay mức lỗ tối thiểu của doanh nghiệp.
4) Một doanh nghiệp có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = Q +1. Xác
định hàm chi phí biến đổi (VC) và hàm chi phí cận biên (MC) của doanh
nghiệp.

4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 31


(3) Bài tập trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn”
Trả lời “đúng” / “sai” / “không chắc chắn” đối với mỗi câu sau và giải thích ngắn
gọn:
1) Hàm sản xuất của một doanh nghiệp là hàm sản xuất Cobb – Douglas.
Nếu tăng thêm 4 đơn vị lao động vào quá trình sản xuất khi yếu tố vốn
không thay đổi thì sản lượng sản xuất tăng thêm 60 đơn vị sản phẩm.
Trường hợp này có thể nói năng suất cận biên của lao động là 60 đơn vị
sản phẩm.
2) Nếu yếu tố vốn của doanh nghiệp cố định thì càng sử dụng nhiều lao
động trong quá trình sản xuất năng suất cận biên của lao động càng tăng.
3) Nếu đường tổng chi phí (TC) là đường cong bậc 3 thì tất cả các đường
chi phí ngắn hạn bình quân (AFC, AVC, ATC) đều là đường cong dạng chữ U
có điểm cực tiểu.
4) Trong trường hợp tổng quát, đường chi phí cận biên luôn nằm bên
dưới đường tổng chi phí bình quân.
4/3/2020 Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ 32

You might also like