You are on page 1of 29

CHƯƠNG 2: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ

• Chương 2 sẽ trình bày cơ cấu kinh tế đô


thị cùng với các cách phân chia cơ cấu
kinh tế theo ngành, theo khu vực và theo
thành phần sở hữu. Giới thiệu các nhân tố
góp phần vào tăng trưởng kinh tế đô thị.
Nội dung tiếp theo sẽ trình bày một số
phương pháp dự báo tăng trưởng kinh tế
đô thị. Cuối cùng là phân tích các vấn đề
của tăng trưởng kinh tế đô thị.

1
Nội dung
• 2.1.Cơ cấu kinh tế đô thị
• 2.2. Mô hình tăng trưởng
• 2.3.Lợi ích và các vấn đề của tăng
trưởng đô thị

2
2.1.Cơ cấu kinh tế đô thị
• 2.1.1. Khái niệm:
• Cơ cấu kinh tế đô thị theo nghĩa triết học, được hiểu
như là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối
ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền
kinh tế đô thị. Những mối quan hệ cơ bản nhất hình
thành trong quá trình tái sản xuất-xã hội ở đô thị là
những mối quan hệ giữa các ngành, các khu vực và
các thành phần kinh tế.
• Ngành kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế : Ngành kinh
tế là tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp có cùng vị trí,
chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội .
3
• Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy
mô, sản lượng của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả
các hoạt động sản xuất dịch vụ do nền
kinh tế tạo ra. Tăng trưởng kinh tế đô thị là
quá trình tích tụ, tập trung về quy mô kinh
tế đô thị.

4
2.1.2. Những nhân tố làm tăng
trưởng kinh tế đô thị

• Đô thị hoá và tăng quy mô dân số đô thị


• Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô
thị
• Mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất
• Các chính sách kinh tế
• Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ
thuật mới
• Quy mô đô thị hợp lý
5
2.1.3. Ảnh hưởng của các chính sách
công cộng đến tăng trưởng kinh tế đô thị

• Các chính cách công cộng bao gồm:


chính sách giáo dục, y tế, phục vụ công
cộng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
doanh, chính sách thuế kinh doanh … Các
chính sách này đều có ảnh hưởng tới
cung, cầu lao động trong đô thị. Khi thay
đổi cung và cầu về lao động của đô thị tức
là số lượng lao động hay việc làm sẽ thay
đổi.
6
2.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị
2.2.1.Mô hình phân tích cơ sở kinh tế
• Đối với nền kinh tế đô thị ở trạng thái cân bằng
chúng ta có thể coi tổng thu nhập đô thị (GUY)
bằng tổng sản lượng đô thị (GUP) và tổng chi
tiêu đô thị (GUE).
GUP  GUY  GUE  Y
• Các thành phần trong tổng chi tiêu đô thị:
• Y=C+G+I+X-M

7
• Tiêu dùng (C) bao gồm những khoản chi
cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình
về hàng hóa và dịch vụ.
• MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, Yd
là thu nhập khả dụng.

C = C + MPC  Yd

8
• Đầu tư (I) phản ánh tổng đầu tư của khu vực
tư nhân. Bao gồm các khoản chi tiêu của
doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng,
bổ sung về hàng tồn kho của doanh nghiệp.
• Chi tiêu của chính quyền (G). Khoản chi tiêu
này bao gồm cả các hàng hóa và dịch vụ do
chính quyền mua cho tiêu dùng hiện tại (tiêu
dùng công) và các hàng hóa và dịch vụ cho
các mục đích phát triển đô thị trong tương
lai như đường giao thông đô thị (đầu tư
công).

9
• Xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ
(NX) là giá trị xuất khẩu (X) ra bên ngoài
đô thị (đến các địa phương khác trong
nước và xuất khẩu quốc tế) trừ đi giá trị
nhập khẩu (M) từ bên ngoài đô thị (từ các
địa phương khác trong nước và quốc tế).
• Nhập khẩu có thể được coi là tỷ lệ thuận
với thu nhập khả dụng Yd (MPM là xu
hướng nhập khẩu cận biên) theo công
thức:
M = d + MPM  Yd

10
• Chính quyền tiến hành thu thuế và thực
hiện các khoản chuyển giao thu nhập hay
trợ cấp nhằm thay đổi thu nhập của các
hộ gia đình. Chênh lệch giữa thuế và
chuyển giao thu nhập được gọi là thuế
ròng, hay viết tắt là thuế, chính là phần
chính quyền thực thu được từ khu vực tư
nhân. Giả thiết thuế tỷ lệ thuận với thu
nhập theo công thức:
T = tY

11
• Thu nhập khả dụng sẽ bằng tổng thu nhập
trừ đi thuế ròng:
Yd = Y − T = (1 − t )Y

• Hàm tổng chi tiêu đô thị có thể được viết lại


như sau:
Y = C + MPC (1 − t )Y + I + G + X − d − MPM  (1 − t )Y
• Tổng sản lượng đô thị (GUP) và tổng chi tiêu
đô thị (GUE) được dự báo theo công thức:
• C −d + I +G+ X C −d + I +G+ X
Y= =
1 − MPC(1 − t ) + MPM (1 − t ) 1 − MPC + t  MPC + MPM − t  MPM

12
• Số nhân đô thị là:
1
1 − MPC + t  MPC + MPM − t  MPM
• Khi tăng chi tiêu của chính quyền đô thị
hoặc tăng đầu tư hay tăng xuất khẩu một
đồng thì sẽ tăng thu nhập đô thị đúng
bằng số nhân. Ví dụ: MPC= 0,75, MPM=
0,25, t= 0,3 thì số nhân của nền kinh tế là
1,54 điều này được giải thích như sau:
nếu xuất khẩu tăng 1 đồng thì thu nhập đô
thị tăng 1,54 đồng

13
2.2.2.Mô hình tăng trưởng Tân cổ
điển
• Hàm sản xuất tân cổ điển đặc trưng Cobb- Douglas:
 
Trong đó:
Y = AK L
Y, K và L lần lượt là sản lượng, tư bản và lao động của
nền kinh tế; A là tham số phản ánh trình độ khoa học kỹ
thuật, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp nói
riêng và toàn xã hội nói chung (các yếu tố tổng hợp);
α là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn; β là hệ số co
giãn của sản lượng theo lao động.
Nhược điểm:Nhấn mạnh vào cung, cầu lao động co giãn,
tăng trưởng diễn ra khi cung lao động tăng ( do tăng
dân số tự nhiên hoặc tăng dân số cơ học)

14
• Nếu α + β = 1: Tính kinh kế nhờ qui mô
không đổi
• α + β <1: Tính kinh tế nhờ qui mô giảm dần
• α + β >1: Tính kinh tế nhờ qui mô tăng dần

15
2.2.3.Mô hình đầu vào- đầu ra
• Mô hình I-O ( mô hình cân đối liên ngành)
do Leontief khởi xướng và đã đoạt được
giải thưởng Nobel cho công trình này.
• Xác định tổng cầu đối với SP của mỗi
ngành sản xuất trong tổng thể nền kinh tế.
• Giả thiết: mỗi ngành sản xuất 1 mặt hàng,
các SP đầu vào của sản xuất trong phạm
vi 1 ngành được sử dụng theo 1 tỷ lệ cố
định.

16
• Tổng cầu đối với SP của mỗi ngành bao
gồm:
• Cầu trung gian: từ phía các nhà SX sử
dụng loại SP đó cho quá trình SX
• Cầu cuối: từ phía những người sử dụng
SP để tiêu dùng hoặc xuất khẩu ( HGĐ,
nhà nước, các tổ chức XK...)

17
• Xét 1 nền kinh tế đô thị có n ngành SX: ngành 1,
ngành 2…ngành n.
• Tổng cầu đối với SP hàng hóa mỗi ngành i(i=1,2…n)
được tính theo công thức:

xi = xi1 + xi 2 + ... + xin + bi


• Trong đó Xi là tổng cầu đối với HH của ngành i, Xij là
giá trị HH của ngành i mà ngành j cần cho việc SX (
cầu trung gian đối với SP của ngành i từ phía ngành
j), bi là cầu cuối( giá trị HH của ngành i cần cho tiêu
dùng và XK)

18
• Công thức trên có thể viết lại dưới dạng:
xi1 xi 2 xin
xi = x1 + x2 + .... + xn + bi
x1 x2 xn
xij
aij = (i, j = 1,2..., n)
xj

• aij là những hệ số chi phí trực tiếp sản


phẩm ngành i cho ngành j (i,j=1,2..n)

19
• Ta có hệ phương trình:
x1 = a11 x1 + a12 x2 + .... + a1n xn + b1

x2 = a21 x1 + a22 x2 + .... + a2n xn + b2


• …………………………….

xn = an1 x1 + an2 x2 + .... + ann xn + bn

20
(1 − a11 ) x1 − a12 x2 − .... − a1n xn = b1
− a21 x1 + (1 − a22 ) x2 − .... − a2n xn = b2

• ……………………………

− an1 x1 − an 2 x2 − .... + (1 − ann ) xn = bn

21
Do đó ta có một hệ gồm n phương trình và n
ẩn số
Trình bày các hệ số chi phí dưới dạng ma
trận A; X là véc tơ cột khối lượng sản
phẩm; B là véc tơ cột sản lượng cầu cuối
thì hệ phương trình có dạng:

( ) (
X = AX + B  E − A X = B  X = E − A B
* *
)
−1

• trong đó E * là ma trận đơn vị cấp n


(E* - A) được gọi là ma trận Leontief

22
2.2.4. Mô hình tính kinh tế do
kết khối
• Tính kinh tế do kết khối được sử dụng để
mô tả những lợi ích mà các doanh nghiệp
có được bằng cách đặt gần nhau (kết
khối). Bởi vì khi đặt càng nhiều doanh
nghiệp có quan hệ kinh doanh với nhau lại
gần nhau thành cụm kinh doanh thì chi phí
sản xuất của các doanh nghiệp này sẽ
giảm nhiều.

23
• Ngay cả khi các công ty cạnh tranh trong
cùng nhóm ngành đặt gần nhau vẫn có
thể tạo ra lợi thế vì các cụm kinh doanh sẽ
thu hút nhiều nhà cung cấp và khách hàng
hơn. Dẫn đến thành phố hình thành và
phát triển để khai thác tính kinh tế nhờ kết
khối .

24
• Tính phi kinh tế do kết khối đề cập đến tác
dụng ngược lại của kết khối, gây ra tắc
nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và
các ngoại ứng tiêu cực khác nguyên nhân
từ việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp
cũng như dân cư tại một khu vực đô thị,
tạo ra khó khăn trong việc tiếp cận các cơ
sở sản xuất cũng như tiếp cận các nguồn
lực.
25
2.3.Lợi ích và các vấn đề của tăng
trưởng đô thị
• Các vấn đề kinh tế-xã hội, môi trường
• Công bằng trong hưởng lợi ích từ tăng
trưởng: ai hưởng? Tỷ lệ hưởng lợi?
• Số lượng việc làm mới giành cho:
– Dân địa phương
– Dân di cư
• Thất nghiệp
• Thu nhập thực tế
• Mâu thuẫn xã hội
26
• Di dân
• Dịch vụ công cộng
• Giáo dục,
• Đất bị thu hồi,
• Nhà ở…

27
• Thành phố lớn hơn-> thuận lợi cho SX và
cung cấp dịch vụ đô thị ( lợi thế theo quy
mô) -> giảm giá dịch vụ
• Thành phố lớn hơn-> chi phí đi lại tăng ( ô
nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông…)
• Tỷ lệ tội phạm cao tại các thành phố lớn.
• Vì vậy, cần có các giải pháp cho các vấn
đề này.

28
TÓM TẮT
• Các chính cách công cộng bao gồm: chính sách
giáo dục, y tế, phục vụ công cộng, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, chính sách thuế
kinh doanh … Các chính sách này đều có ảnh
hưởng tới cung, cầu lao động trong đô thị.
• Tăng trưởng kinh tế đô thị ngoài các tác động
tích cực như góp phần tăng trưởng việc làm và
tăng của cải của dân cư thành phố thì còn có
nhiều vấn đề cần phải giải quyết đó là các vấn
đề có tính công bằng xã hội, thu nhập thực tế
của người dân, di dân tự phát….

29

You might also like