You are on page 1of 9

1.

Chỉ số phát triển tổng hợp HDI

1.1.Khái niệm chỉ số phát triển con người HDI

Chỉ số phát triển con người (trong tiếng Anh là Human Development Index, viết tắt
là HDI) là chỉ số so sánh, định lượng bởi chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ số
thu nhập của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự
phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một nhà kinh tế người
Pakistan là Mahbubul Haq và nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm
1990.

1.2.Cách tính HDI

Trong các Báo cáo phát triển con người hằng năm của UNDP
những năm 1990-2010, Chỉ số tổng hợp HDI được tính theo phương pháp
bình quân cộng giản đơn ba Chỉ số thành phần, bao gồm: Chỉ số sức khỏe,
Chỉ số giáo dục và Chỉ số thu nhập với công thức tính như sau:

Isức khỏe + Igiáo dục + Ithu nhập


HDI = 3
Trong đó:
HDI : Chỉ số phát triển con người;
Isức khỏe : Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ
trung bình tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ
bình quân hay triển vọng sống trung bình khi sinh;
Igiáo dục : Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ
dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết và tỷ lệ nhập
học các cấp;
Ithu nhập : Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng sản
phẩm trong nước bình quân đầu người theo sức mua
tương đương.

HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng
1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng
0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Căn cứ giá trị
HDI, UNDP đã đưa ra Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc
gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên
địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ theo 4 nhóm:
- Nhóm 1, đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;
- Nhóm 2, đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;
- Nhóm 3, đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;
- Nhóm 4, đạt mức thấp với giá trị HDI < 0,550.

1.3.Tác dụng của chỉ số HDI

• Để so sánh một cách tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia trên toàn thế giới.

Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI cho vùng quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ, cơ quan HDRO hàng năm tiến hành xếp hạng trình độ phát triển kinh
tế - xã hội. Theo các báo cáo của HDRO trong những năm gần đây, chỉ số HDI mới
tính toán cho 177 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong số hơn 200 nước trên thế giới.
Việt Nam chúng ta có chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương
đương xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo nhưng chỉ số HDI ở mức trung bình (trên
100).

• Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Giả sử, từ công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số thành phần.
Tuổi thọ (I1); Tri thức (I2) và GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương
(I3) sẽ cho nhận xét cụ thể về các mặt sau:

Nếu 2 nước có cùng một chỉ số HDI như nhau, nhưng các chỉ số thành phần (I 1, I2 và
I3) khác nhau sẽ có những nhận xét như sau:

+ Nếu I11 > I12 có thể rút ra kết luận: môi trường sống, tình hình xã hội, chăm sóc sức
khoẻ của nước thứ nhất tốt hơn nước thứ hai.
+ Nếu I11> I12 và I21 = I22 kéo theo I31 < I32 thì chúng ta dễ dàng rút ra nhận xét: Tuy
nước thứ hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nước thứ nhất, nhưng vấn đề môi
trường, chăm sóc sức khoẻ và y tế kém hơn nước thứ nhất.

+ Nếu I11 > I12 kéo theo I31 = I32 và I21 < I22 thì chúng ta có thể rút ra nhận xét: Tuy hai
nước có mức độ phát triển như nhau, nhưng nước thứ nhất chú trọng nhiều đến các
vấn đề môi trường, xã hội, còn nước thứ hai chú trọng đến vấn đề giáo dục.

Với cách làm tương tự, có thể đi sâu phân tích nhiều hoàn cảnh khác nhau và đưa ra
những khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá...

Có thể khẳng định, nếu tính toán được chỉ số HDI sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều tư
liệu quý để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và đó là điều thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.

1.4.Ý nghĩa của chỉ số HDI

HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực,
một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh, một địa phương, ... thay thế cho tiêu chí
phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP

Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng để làm công cụ quản lý
và đề ra chính sách. Trên cơ sở tính toán HDI và các chỉ số thành phần, các nhà quản
lý và những người đề ra chính sách dễ dàng phát hiện những khía cạnh non yếu để từ
đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân và
mở rộng phạm vi lựa chọn cho người dân.

Ngoài ra, HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của
các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các hiệp hội, như của
Liên hợp quốc, ESCAP, ASEAN, vv...; đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến
lược phát triển ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia; được sử dụng
trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội; được sử dụng để so sánh quốc tế trình
độ phát triển giữa các khu vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các
vùng và các tỉnh, thành phố trong một quốc gia……

Như vậy, việc tính toán HDI ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết để theo
dõi quá trình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà
Đảng và Chính phủ đề ra, để so sánh quốc tế trình độ phát triển ở nước ta với các
nước khác, để hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là ở giai đoạn hiện nay của quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI


- Chỉ số sức khỏe

- Chỉ số học vấn

- Chỉ số thu nhập

- Bên cạnh các nhóm yếu tố ảnh hưởng như chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ
số thu nhập, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng chung đến HDI đó là: các yếu tố lịch
sử, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán của địa.

2. Đánh giá chỉ số HDI của Việt Nam từ năm 2011-2020

2.1. Đánh giá chung giá trị HDI qua các năm

Năm HDI của Viêt Nam Xếp hạng


2011 0.664 187
2012 0.670 186
2013 0.675 186
2014 0.678 187
2015 0.680 187
2016 0.682 118
2017 0.687 119
2018 0.693 118
2019 0.703 117
2020 0.706 115
Bảng 1. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2011-2020

Đồ thị 1: Chỉ số HDI của Việt Nam năm 1990-200


Dựa trên số liệu thống kê và phân tích chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam
được thể hiện trong Bảng 1 và Đồ thị 1. Trong năm 2020, chỉ số HDI đạt được là 0,706
và đứng vị trí thứ 115/189 trên thế giới đưa Việt Nam lên top các nước có chỉ số phát
triển con người cao. Chỉ số HDI của Việt Nam cải thiện đáng kể qua các năm, từ năm
1990 (năm gốc) đạt 0,483, giá trị trung bình của chỉ số HDI trong thập niên 1990 là
0,529, cho đến giai đoạn hội nhập phát triển mạnh mẽ từ 2011-2020 thể hiện giá trị trung
bình của HDI là 0,684. Tính chung những năm 2016 - 2020 tăng 0,024 với tốc độ
tăng 3,52%; bình quân mỗi năm tăng 0,87%.
Mặc dù có sự gia tăng, nhưng HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn mức bình quân chung
của các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2016 thấp hơn 0,026; 2017 thấp 0,023; 2018 thấp
0,021 và đến năm 2019 vẫn còn thấp hơn 0,003. Trong những năm 2016 - 2020, HDI
của Việt Nam chưa có sự cải thiện thứ hạng trong khu vực, luôn ở vị trí 7/11 quốc gia
Đông Nam Á; chỉ xếp trên Ti-mo Lét-xtê, Lào, Căm-pu-chia và Mi-an-ma; thấp thua
Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a.

Chỉ số HDI được tính bởi chỉ số sức khỏe (Health Index - HI), chỉ số học vấn (Education
Index - EI) và chỉ số thu nhập quốc gia (Income Index - II), tại năm 2020 thì giá trị của
các chỉ số trên lần lượt: 0,853, 0,63, 0,651.
Năm 2020, chỉ số HDI thay đổi theo năm là 1.4641, nghĩa là chỉ số HDI tại năm 2020 so
với năm 1990 bằng 1.4641, hay tăng 46,41%. Tương tự chỉ số HDI thay đổi theo năm tại
2011 là 1.377, so sánh với năm 2020 và 2011 thì chỉ số HDI tăng thêm 6,33%
(1,4641/1,377 = 1,0633) .

2.2. Đánh giá các tiêu chí cấu thành nên chỉ số HDI

2.2.1.Tiêu chí thu nhập( khả năng tài chính)

GNI là tổng thu nhập quốc dân (viết tắt theo tên tiếng Anh là Gross National Income)
là tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo ra
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Như vậy, GNI = GDP + Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài – Chi trả lợi tức nhân tố ra
nước ngoài. GNI là thước đo tổng hợp lớn nhất của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ
sở hữu và hưởng thụ nguồn cùa cải đã làm ra.

GNI bình quân đầu người được tinh bằng GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở
cùng thời điểm. Việc tinh GNI/người có ý nghĩa rất lớn. Thông qua chỉ tiêu này có thể
đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi
người dân ở từng nước.

GNI đầu người của Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 2011-2020

Năm GNI/người của Việt Nam


2011 4330
2012 4840
2013 5130
2014 5470
2015 5790
2016 6300
2017 6634
2018 7279
2019 7842
2020 8132

*Giai đoạn 2011-2015


Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đạt
khoảng 5,91%, mặc dù có thấp hơn so với mục tiêu 6,5% - 7%, tuy nhiên trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức thì đây là mức
tăng khá cao và được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế
giới và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 6,68% năm 2015, là mức
cao nhất trong vòng 8 năm qua. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 191,3 tỷ USD vào
năm. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong 5 năm qua cũng tăng cao.Những cân đối
lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát. Tốc độ tăng giá tiêu
dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015 mức thấp nhất
trong hơn một thập kỷ qua.
Bình quân cả giai đoạn, xuất khẩu tăng trưởng khoảng 18%/năm và trở thành động lực
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua. Thị trường xuất nhập khẩu được
mở rộng với kim ngạch ngày càng tăng lên đã củng cố thị trường truyền thống, khơi
thông nhiều thị trường tiềm năng. Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt, kể từ năm
2012, đã chuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều năm thâm hụt liên tục.
*Giai đoạn 2016-2020

Tham chiếu hệ số PPP 2017 của ICP tính cho 176 nền kinh tế thế giới năm 2017, trong
đó có Việt Nam, Tổng cục Thống kê đã tính được GNI bình quân đầu người bằng đô la
Mỹ của cả nước năm 2016 là 6211,1 USD; 2017 là 6634,0 USD; 2018 là 7279,2 USD;
2019 là 7842,0 USD và đạt 8132,0 USD trong năm 2020. Tính ra, GNI bình quân đầu
người theo USD - PPP năm 2020 của cả nước bằng 130,93% năm 2016, bình quân mỗi
năm trong những năm 2016 - 2020 tăng 6,97%; trong đó, năm 2017 tăng 6,81%; năm
2018 tăng 9,73%; năm 2019 tăng 7,73% và năm 2020 tăng 3,70%.
Từ GNI bình quân đầu người, đã tính được Chỉ số thu nhập của cả nước năm 2016 đạt
0,624; 2017 đạt 0,634; 2018 đạt 0,648; 2019 đạt 0,659 và năm 2020 đạt 0,664. So với
năm trước, Chỉ số thu nhập năm 2017 tăng 1,6%; 2018 tăng 2,2%; 2019 tăng 1,7%;
2020 tăng 0,76%. Tính chung 5 năm 2016 - 2020, Chỉ số thu nhập cả nước tăng 6,4%,
bình quân mỗi năm tăng gần 1,6%, gấp trên 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của khu
vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Chỉ số thu nhập năm 2017 của Việt Nam mới bằng
87,8% Chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực; năm 2018 bằng 89,3%; 2019 bằng
89,9%. Chỉ số thu nhập của Việt Nam những năm vừa qua chỉ cao hơn Mi-an-ma, Ti-
mo Lét-xtê và Căm-pu- chia; tương đương Lào và thấp hơn Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-
xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin.
2.2.2.Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe
Mức tuổi thọ : có cuộc sống trường thọ,mạnh khỏe là một tiêu chí để đánh giá về
sự phát triển của con người. Và chỉ số tuổi thọ đã được chọn làm thước đo cho tiêu
chí này. Chỉ số tuổi thọ được tinh như sau :

Chỉ số tuổi thọ trung bình T = Tuổi thọ trung bình-25


82-25
( Với quy ước : 85 là giá trị cực đại và 25 là giá trị cực tiểu của tuổi thọ )

Tuổi thọ bình quân trung bình của Việt Nam : (Theo
Tổng cục thống kê Việt Nam)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tuổi thọ
73.0 73.0 73.1 73.2 73.3 73.4 73.5 73,5 73,6 73,7
trung bình

Trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là trong những năm gần đây, đời sống vật chất
và tinh thần được cải thiện đáng kể; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có
tiến bộ nên tuổi thọ của người dân không ngừng tăng lên. Kết quả các cuộc Tổng điều
tra dân số và nhà ở từ năm 1989 đến nay cho thấy, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
năm 1989 là 65,2 năm đã tăng lên 72,8 năm trong năm 2009 và năm 2019 đạt 73,6 năm.
Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tăng 0,1
năm. Năm 2016 đạt 73,4 năm; 2017 và 2018 đạt 73,5 năm; 2019 đạt 73,6 năm và 2020
đạt 73,7 năm.Trong những năm 2016 - 2020, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của nữ
và nam ở Việt Nam đều tăng, nhưng tuổi thọ của nữ vẫn cao hơn nam 5,3 - 5,4 năm.
Năm 2016, tuổi thọ của nữ là 76,1 so với 70,8 của nam. Hai chỉ tiêu tương ứng của nữ
và nam năm 2017 là 76,6 và 70,9; 2018 là 76,2 và 70,9; 2019 là 76,3 và 71,0; 2020 là
76,4 và 71,0
Những thành tựu đạt được :
➢ Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói chung và phụ nữ nói
riêng đã được quan tâm hơn,tinh hình sức khỏe nhân dân có nhiều cải thiện hơn. Vì
vậy,trong thời gian vừa qua,Việt Nam có chỉ số tuổi thọ tương đối lạc quan. Tính ra
trong 6 năm, từ năm 2011 đến năm 2020, ta đã nâng tuổi thọ bình quân lên 0,8 tuổi.
➢ Việt Nam cũng có thứ hạng cao về tuổi thọ trên thế giới ( T=0.865,
tuổi thọ bình quân 76.25, xếp thứ 56 trong tổng số 138 nước, vùng lãnh thổ theo khảo
sát được WEF thực hiện và xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Singapore và
Brunây ).
➢ Để đạt được thành tựu như vậy,nước ta đã làm tốt công tác chăm sóc
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ chết mẹ giảm mạnh từ 69/100000 năm 2010 xuống còn
58/100000 năm 2015.Bên cạnh đó, Việt Nam còn đạt được những kết quả đáng khích lệ
trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi. Tỉ lệ chết
của trẻ em dưới 1 tuổi giảm đáng kể từ 15.8% năm 2010 xuống còn 14.94% năm 2014,
tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 23.8% năm 2010.
Những vấn đề còn tồn tại :
➢ Hệ thống y tế nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập.
➢Mạng lưới chăm sóc y tế ở nông thôn còn yếu kém,các bệnh nhân đổ dồn về các thành
phố lớn dẫn đến tinh trạng quá tải.
➢Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với những người dùng Bảo hiểm y
tế, họ phải mất nhiều ngày mới hoàn thành một quy trình khám chữa.
➢Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là một yếu tố gây nhức nhối trong
thời gian qua.
2.2.3.Tiêu chí giáo dục
Chỉ số giáo dục tính trên 2 chỉ tiêu đầu vào là số năm đi học bình quân và số năm đi học
kỳ vọng.
Số năm đi học bình quân của cả nước những năm 2011- 2020 tiếp tục xu hướng tăng
của các giai đoạn trước. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới kết quả đó là
số năm đi học bình quân của nữ tăng nhanh hơn số năm đi học bình quân của nam.
Tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nam và nữ từng bước được thu
hẹp. Số năm đi học bình quân của nữ tuy vẫn thấp hơn số năm đi học của nam, nhưng
đã tăng từ 8,0 năm trong năm 2016 lên 8,6 năm trong 2019. Trong khi đó, số năm đi học
bình quân của nam chỉ tăng từ 9,1 năm lên 9,4 năm. Tính chung, số năm đi học bình
quân của cả nước từ 8,5 năm trong năm 2016 tăng lên đạt 8,6 năm vào năm 2017; 2018
đạt 8,7 năm; 2019 đạt 9,0 năm và 2020 đạt 9,1 năm. Số năm đi học kỳ vọng cũng có xu
hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Năm 2016 và 2017 đều đạt 12,0 năm; 2018
là 12,1 năm; 2019 và 2020 cùng ở mức 12,2 năm. Như vậy, từ năm 2016 đến năm 2020,
số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học của cả nước chỉ tăng 0,2 năm;
bình quân mỗi năm tăng 0,05 năm.
Biểu đồ 2: Số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ
vọng của cả nước giai đoạn 2016 - 2020
14,00
12,0 12,0 12,1 12,2 12,2
12,00
10,00 8,6 8,7 9,0 9,1
8,5
8,00
6,00
4,00
2,00
,00
2016 2017 2018 2019 2020
Số năm đi học bình quân Số năm đi học kỳ vọng

Trong những năm 2016 - 2020, số năm đi học bình quân của Việt Nam đạt cao hơn mức
bình quân chung của khu vực Đông Nam Á. (Năm 2017 và 2018 cao hơn 1,0 năm; 2019
cao hơn 1,1 năm); đứng thứ 5 khu vực. Tuy nhiên, số năm đi học kỳ vọng thấp hơn bình
quân của khu vực (Năm 2017 thấp hơn 0,9 năm; 2018 thấp hơn 0,8 năm và 2020 thấp
hơn 0,9 năm). Do số năm đi học kỳ vọng tăng chậm và đạt thấp nên Chỉ số giáo dục
năm 2016 chỉ đạt 0,618; 2017 đạt 0,621; 2018 đạt 0,625; 2019 đạt 0,641 và 2020 đạt
0,640. Theo thứ hạng, Chỉ số giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đứng thứ
7/11 quốc gia Đông Nam Á. Kết quả này cho thấy, mặc dù Việt Nam là một trong các
quốc gia có tỷ lệ dân số biết chữ cao; nhưng khả năng tiếp cận giáo dục vẫn còn hạn
chế; đặc biệt là cơ hội đến trường của trẻ em trong độ tuổi đi học.

You might also like