You are on page 1of 7

Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế

1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế


- Quy mô tăng trưởng kinh tế (mức tăng trưởng tuyệt đối):
ΔY = Yn – Y0
Trong đó:
ΔY : quy mô tăng trưởng của nền kinh tế năm thứ n so với năm gốc so sánh
Yn : quy mô nền kinh tế kỳ phân tích
Y0 : quy mô nền kinh tế kỳ gốc

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:


GDPn−GDP0
g= GDP 0
x 100(% )

∆ GDP
n
g = GDP x 100¿ )
0

Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng tính theo GDP của nền kinh tế năm thứ n so với năm gốc so
sánh

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người:


Y n−Y 0
gyn= Y0
x 100(%)

Trong đó
gny: tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
Yn: GDP (GNI) bình quân đầu người của năm nghiên cứu
Y0: GDP (GNI) bình quân đầu người của năm gốc so sánh
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người phản ánh đúng đắn
tình hình tăng trưởng kinh tế, bởi nó phản ánh sự biến đổi của năng suất lao
động, có tính đến quy mô và tốc độ tăng dân số
2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội
- Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế
- Gồm:
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, thành phần kinh tế
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu thương mại quốc tế
VD: chỉ tiêu tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu trên GDP; tỷ trọng tổng kim ngạch
nhập khẩu trên GDP; tỷ trọng thâm hụt (thặng dư) thương mại quốc tế,…
+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi cơ cấu dân cư
3. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển xã hội
a) Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sống:
+ Chỉ tiêu GNI/người và tốc độ tăng trưởng GNI/người: phản ánh khả năng và tốc
độ gia tăng của việc nâng cao mức sống trung bình của người dân
+ Khả năng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng tính theo calo bình quân đầu
người/ngày…
- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ dân trí và giáo dục:
+ Tỷ lệ người lớn biết chữ (15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực
+ Tỷ lệ nhập học của các cấp tiểu học, THCS và THPT
+ Số năm đi học trung bình của người dân (7 tuổi trở lên)
+ Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục so với tổng chi ngân sách nhà nước hay so với
GDP
- Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe:
+ Tuổi thọ bình quân kỳ vọng từ thời điểm mới sinh
+ Tỷ lệ chết yểu của trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi
+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng
+ Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản (số bà mẹ chết trong thờ gian mang
thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống)
+ Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch
+ Tỷ lệ ngân sách chi cho y tế so với tổng chi ngân sách nhà nước hay so với GDP
- Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm:
+ Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên
+ Tỷ lệ thất nghiệp thành thị
+ Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn
- Chỉ số phát triển con người (HDI – Human development index)
1
HDI = 3 (HDI1 + HDI2 + HDI3)

Trong đó:
HDI1: chỉ số thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương
HDI2: chỉ số học vấn
HDI3: chỉ số tuổi thọ bình quân
0 ≤ HDI ≤ 1

 HDI ≥0,8: nước phát triển con người cao


 0,51 ≤ HDI ≤ 0,79: nước phát triển con người trung bình
 HDI ≤ 0,50 : nước phát triển con người thấp
* HDI của Việt Nam (theo UNDP)
Năm HDI Xếp thứ
1985 0.583
1990 0.605
1995 0.649
2004 0.691
2005 0.704 109/177
2006 105/177
2010 0.590
2011 0.593
2012 127/187

=> Chỉ số phát triển con người của nước ta không ngừng tăng lên
b) Các chỉ tiêu phản ánh nghèo, đói và bất bình đẳng
- Các chỉ tiêu phản ánh nghèo đói
+ Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo (phân theo vùng và dân tộc) dựa trên tiêu chuẩn quốc gia
hay quốc tế, phản ánh quy mô hay diện rộng của tình trạng nghèo
+ Chỉ tiêu khoảng cách nghèo (phân theo vùng, giới tính và dân tộc) phản ánh độ
sâu của nghèo khổ
- Các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
+ Chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất
+ Hệ số Gini phản ánh tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cư
*Liên hệ Việt Nam:
Giá trị HDI của Việt Nam năm 2018 là 0,693, chỉ thấp hơn 0,007 điểm so với ngưỡng của Nhóm Phát
triển Con người Cao và đưa Việt Nam vào hạng mục phát triển con người trung bình cao thứ hai, ở vị trí
thứ 118 trên 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2018, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng từ
0,475 lên 0,693, tăng 45,9%. Bảng A đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam trong từng HDI. Từ năm 1990 đến
2018, tuổi thọ dự kiến khi sinh của Việt Nam tăng 4,8 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,3 năm và số
năm đi học dự kiến tăng 4,9 năm. GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng khoảng 354,5% từ năm
1990 đến 2018.

Đóng góp của từng chỉ số thành phần vào HDI của Việt Nam từ năm 1990

Xu hướng các chỉ số thành phần HDI của Việt Nam từ năm 1990-2018
HDI của Việt Nam năm 2018 là 0,693 cao hơn mức trung bình 0,634 của các quốc gia trong nhóm Phát
triển Con người Trung bình và dưới mức trung bình 0,750 của nhóm Phát triển Con người Cao và 0,741
cho các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương. Ở Đông Á và Thái Bình Dương, các quốc gia gần với Việt
Nam trong bảng xếp hạng HDI năm 2018 là Philippines, Indonesia, Trung Quốc và Thái Lan, với HDI lần
lượt xếp hạng 106, 111, 86 và 77. Thứ hạng HDI của Việt Nam năm 2018 cao hơn Ấn Độ (129), Lào (140),
Myanmar (145) và Campuchia (146),
bất bình đẳng về thu nhập (18,1%) và hệ số Gini của Việt Nam là thấp nhất trong số các quốc gia so sánh
năm 2018. Yếu tố chính tác động vào sự “mất mát” do bất bình đẳng vốn rất thấp của Việt Nam là bất
bình đẳng thu nhập. Bảng trên cho thấy mặc dù bất bình đẳng về tuổi thọ và giáo dục của Việt Nam cũng
thấp so với nhiều quốc gia và nhóm được chọn, vẫn có những cơ hội cải thiện để Việt Nam có thể bắt kịp
Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc về bình đẳng trong tuổi thọ, và bắt kịp Malaysia, Trung Quốc,
Philippines về bình đẳng giáo dục.

You might also like