You are on page 1of 2

Câu 1: Ý nghĩ của công thức tính HDI mới?

HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của
một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

1. Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.

2. Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm đi học kỳ
vọng (EYSI).

3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (II).

Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: (cách tính này được UNDP
áp dụng từ năm 2010)

 Chỉ số tuổi thọ trung bình (LEI) được đo bằng tuổi thọ trung bình của một quốc
gia.
¿−20
LEI =
85−20

 Chỉ số học vấn (EI) là trung bình cộng của chỉ số đi học bình quân và chỉ số đi
học kỳ vọng.
MYSI + EYSI
EI =
2

Trong đó:

MYS
 Chỉ số năm đi học bình quân (MYSI) được tính là:  MYSI = 15

EYS
 Chỉ số năm đi học kỳ vọng (EYSI) được tính là: EYSI = 18  

Chỉ số thu nhập (II)

II =
ln ( GNI
ng )
−ln ⁡( 100)

ln ( 75.000 )−ln ⁡(100)

Từ 3 chỉ số trên, ta có công thức tính chỉ số HDI như sau:

HDI = √3 LEI . EI . II
LE: Tuổi thọ trung bình

 
MYS: Số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra trong giáo dục chính quy)

EYS: Số năm đi học kỳ vọng (số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi)

Ý nghĩa:

Chỉ số Phát triển con người (HDI) là một chỉ số tổng hợp tập trung vào ba khía cạnh cơ
bản của phát triển con người: có được một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo lường
bằng tuổi thọ kỳ vọng; khả năng tiếp nhận tri thức, đo lường bằng số năm đi học bình
quân và số năm đi học kỳ vọng; và khả năng đạt được mức sống thỏa đáng, đo lường
bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Chỉ số HDI có giá trị giới hạn cao
nhất là 1. Để đo lường mức độ phát triển con người một cách toàn diện hơn, Báo cáo Phát
triển con người cũng đưa ra bốn chỉ số tổng hợp khác. Chỉ số HDI điều chỉnh theo bất
bình đẳng giảm trừ HDI dựa trên mức độ bất bình đẳng. Chỉ số Phát triển giới so sánh giá
trị HDI giữa nam và nữ. Chỉ số. Bất bình đẳng giới nhấn mạnh việc trao quyền cho phụ
nữ. Và Chỉ số Nghèo đa chiều đo lường các khía cạnh phi thu nhập của nghèo đói.

HDI mới khắc phụ hạn chế so với HDI cũ: về sự thay đổi trong công thức tính, chỉ số
HDI từ năm 2010 không còn được đo bằng trung bình cộng của các chỉ số thành phần
giáo dục, thu nhập và y tế như trong cách tính cũ mà thay vào đó, giá trị HDI theo công
thức mới sẽ tính bằng trung bình nhân của ba chỉ số thành phần này. Cách tính mới này
được cho rằng phản ánh tốt hơn sự phát triển con người, theo đó, nếu không có sự phát
triển đồng đều trên ba lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế (tức là độ chênh lệch giữa các chỉ
số thành phần cao) thì sẽ làm giảm giá trị của chỉ số HDI. Chỉ số HDI vào thời điểm đó
còn có một số điểm bất cập, như các tác giả Báo cáo đã thẳng thắn thừa nhận, trong đó có
việc quá phụ thuộc vào các mức trung bình cả nước khiến cho không thể thể hiện được
những chênh lệch trong phân bổ, và chưa có “một cách đo lường định lượng về tự do con
người”.

You might also like