You are on page 1of 2

Câu 1: GDP có phải là chỉ số tốt để đo phúc lợi của người dân?

GDP bình quân đầu người sẽ tỉ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở
quốc gia đó. Cách tính thu nhập bình quân đầu người sẽ dựa trên giá trị GDP và dân
số. GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) là một chỉ số kinh tế
quan trọng nhưng không đo lường được mọi khía cạnh của phúc lợi của người dân.
Một số lí do:
Thứ nhất – Bất bình đẳng thu nhập: GDP không đề cập đến sự phân phối thu nhập
giữa các nhóm xã hội. Một quốc gia có thể có mức GDP cao nhưng vẫn gặp phải vấn
đề bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng. Thu nhập quốc dân trung bình tăng lên có thể
đi đôi với một sự tăng mạnh ở những nhóm này và giảm ở những nhóm khác. Những
năm qua, ở các nền kinh tế mới nổi, sự bất bình đẳng tăng lên và cách biệt do tình
trạng phân hóa giàu nghèo gây nên ngày một lớn.
Thứ hai, GDP không nói gì đến chất lượng của tài sản và dịch vụ, và cũng không nói
gì đến chất lượng của cuộc sống mà tài sản và dịch vụ mang lại. Những suy giảm về
môi trường không được tính đến. Đây chính là hạn chế lớn nhất mà Việt Nam đang
mắc phải, mặc dù nền kinh tế có mức tăng trưởng dương trong những năm qua, tuy
nhiên, tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường cũng gia tăng theo cấp số nhân.
Tăng trưởng cao nhưng không bền vững, môi trường sống của đô thị ngày càng bị ô
nhiễm, điển hình như vụ xả bẩn của Formosa làm nguy hại bờ biển miền Trung vào
đầu tháng 4/2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Sự suy giảm
môi trường có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và phúc lợi của cộng
đồng.

Thứ ba, GDP không phản ánh sự cải thiện về chất lượng cuộc sống như an ninh, giáo
dục, y tế, văn hóa và hạnh phúc. Các hoạt động như lao động chăm sóc gia đình, công
việc tình nguyện, hoặc giáo dục tự do không được tính vào GDP mặc dù chúng có thể
có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Để đo lường phúc lợi của người dân một cách toàn diện hơn, các nhà nghiên cứu và
chính phủ thường sử dụng một loạt các chỉ số kinh tế và xã hội khác nhau, bao gồm
chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển bền vững (SDI), chỉ số hạnh phúc
quốc gia (GNH), và nhiều chỉ số khác.

Câu 2: Giới thiệu 1 chỉ số khác có thể khắc phục hạn chế của GDP

GPI (Genuine Progress Indicator) chỉ số tiến bộ thực:

*Về cơ bản, GPI bằng với GDP, nhưng bao gồm thêm những hoạt động có lợi và có
hại cho xã hội, và được đo bằng công thức sau:

GPI = GDP + những yếu tố ảnh hưởng tích cực – những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực
*So sánh giữa GDP và GPI:

GDP: chỉ đo lường sản xuất kinh tế nhưng không tính đến các yếu tố như tác động ô
nhiễm môi trường, mất mát đa dạng sinh học và không công bằng trong phân phối thu
nhập

GPI: đo lường sự tiến bộ thực sự của một quốc gia không chỉ dựa trên sản xuất kinh tế
mà còn dựa vào sự phát triển bền vững, đo lường 1 c ách đáng tin cậy hơn vì có tính
thêm sự thay đổi trong gtri cơ bản của sản phẩm,cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn
về sự phát triển cuả 1 quốc gia, bao gồm các yếu tố xã hội và môi trường.

GPI gán giá trị rõ ràng cho chất lượng môi trường, sức khỏe dân số, an ninh sinh kế,
công bằng, thời gian rảnh và trình độ học vấn. GPI coi trọng công việc tình nguyện và
công việc gia đình không được trả lương cũng như công việc được trả lương. Coi bệnh
tật, tội phạm và ô nhiễm là chi phí chứ không phải lợi nhuận.. Vì vậy, chỉ số này phức
tạp và chính xác hơn nhiều cho người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách,
cho phép đánh giá đúng đắn hơn về tình trạng phúc lợi, tính bền vững của phát triển
kinh tế và chất lượng cuộc sống, từ đó dẫn đến những thay đổi hành vi phù hợp

Ưu điểm của việc sử dụng GPI

GDP không tính đến các tác động tiêu cực bên ngoài của tăng trưởng. Ví dụ, tăng
trưởng GDP có thể đến từ tăng trưởng ô nhiễm, tội phạm và tắc nghẽn giao thông,
khiến người dân có phúc lợi kinh tế thấp hơn và mức độ hạnh phúc thấp , mặc dù sản
lượng kinh tế được tạo ra là cao hơn. Nói cách khác, GDP chỉ đo lường sản lượng chứ
không thực sự ảnh hưởng đến mức sống của người dân và nguồn lực phân bổ trong xã
hội.

Trong đó,GPI tập trung thêm vào thước đo khác liên quan đến phát triển kinh tế bền
vững, và khuyến khích các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ theo khía cạnh rộng
hơn về phúc lợi kinh tế chứ không phải cách biện pháp ngắn hạn làm tăng GDP thô
nhưng gây tổn hại đến môi trường và xã hội

Nhược điểm của việc sử dụng GPI

Còn hạn chế về một số lĩnh vực như chính trị, công nghệ ,văn hóa.

You might also like